Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Văn bản đề nghị này là một trong một lọat các văn bản, kiến nghị được các nhân sĩ trí thức ký tên trong suốt gần một năm qua liên quan đến việc chính quyền Hà Nội đã ngăn cản họ biểu tình, hay bôi nhọ danh dự của những người yêu nước.


Nhân sĩ trí thức Hà Nội đề nghị đối thoại với chính quyền

Sáng ngày 5 tháng 4 vừa qua, một nhóm 25 nhân sĩ trí thức yêu nước đã gửi một văn bản đề nghị đối thoại với đại biểu quốc hội, Bí thư thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị về việc thực thi các quyền cơ bản của công dân tại địa bàn Hà Nội.

Nguồn Nguyenxuandien
Toàn bộ văn bản được đăng trên Blog nguyenxuandien


25 nhân sĩ trí thức yêu nước vừa ký tên vào một bản đề nghị đối thoại với Bí thư thành ủy Hà nội, Phạm Quang Nghị vào ngày 3 tháng 4 vừa qua, yêu cầu chính quyền Hà nội gặp gỡ và trao đổi với người dân về việc thực hiện những quyền tự do cơ bản tại địa bàn Hà Nội.


Đối xử với dân


Bản kiến nghị lần này quy tụ những tên tuổi lão thành cách mạng, những người đã phục vụ chính quyền nhiều năm như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, bà Lê Hiền Đức, giáo sư Chu Hảo, những trí thức yêu nước như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Bà Lê Hiền Đức, người đã tham gia ký tên vào bản đề nghị này cho biết:

Bà Lê Hiền Đức: tôi có ký tên vào thư đề nghị đối thoại với đại biểu quốc hội, đồng thời là bí thư thành ủy Hà Nội, Phạm Quang Nghị. Đây là một việc làm rất bình thường bởi như Bác Hồ đã nói là cán bộ là đầy tớ của nhân dân, và vì thế dân yêu cầu thì đầy tớ phải đáp ứng. Nếu được gặp, chúng tôi sẽ chất vấn ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị về chính quyền Hà Nội đã đối xử rất tệ với công dân yêu nước.

...cán bộ là đầy tớ của nhân dân, và vì thế dân yêu cầu thì đầy tớ phải đáp ứng. Nếu được gặp, chúng tôi sẽ chất vấn ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị về chính quyền Hà Nội đã đối xử rất tệ với công dân yêu nước.
Bà Lê Hiền Đức


Vợ con của 21 ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ ngoài Hoàng Sa mỏi mắt trông chồng, cha. Ảnh: Văn Mịnh. Laodong.com
Vợ con của 21 ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ ngoài Hoàng Sa mỏi mắt trông chồng, cha. Ảnh: Văn Mịnh. Laodong.com


Văn bản đề nghị đã đề cập trực tiếp đến trường hợp chị Bùi Minh Hằng, người đã bị chính quyền bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc vào giữa năm ngoái. Cũng theo văn bản này, chính quyền Hà Nội đã không có trả lời theo quy định của pháp luật đối với đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, của chị Bùi Hằng đề ngày 18 tháng 12 năm 2011. Những người làm đơn cho rằng những gì đang diễn ra tại Hà Nội là rất hệ trọng vì nó có liên quan đến những quyền căn bản của người dân đã được quy định trong hiến pháp Việt Nam.

Các nhân sĩ trí thức đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội bố trí cuộc gặp với đại diện nhân sĩ trí thức vào trung tuần tháng 4 này.

Nếu đề nghị của các nhân sĩ trí thức được chính quyền Hà Nội nhìn nhận nghiêm túc, thì có nghĩa đây là lần thứ hai chính quyền Hà Nội phải đối thoại với 25 nhân sĩ trí thức yêu nước.

Vào ngày 27 tháng 8 năm ngoái đại diện của 25 nhân sĩ trí thức đã gặp các lãnh đạo thành phố Hà Nội, sau khi nhóm nhân sĩ trí thức này đưa ra một bản kiến nghị vào ngày 18 tháng 8 phản đối thông báo trái pháp luật của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấm người dân Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc.


Ý nguyện...


Trong văn bản đề nghị mới đây, các nhân sĩ trí thức đánh giá cao tinh thần cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai phía. Văn bản đề nghị viết mặc dù cuộc gặp chưa thỏa mãn được yêu cầu của hai bên, nhưng đã diễn ra trên tinh thần xây dựng và thẳng thắn, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân.

Tuy nhiên, thời gian gần đây những gì đang diễn ra ở Hà nội đã đi ngược lại tinh thần của cuộc đối thoại đầu

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi năm 2009.Source lysonforum.
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi năm 2009.Source lysonforum.


tiên vào ngày 27 tháng 8 năm ngoái. Bà Lê Hiền Đức cho biết, những người yêu nước như bà vẫn tiếp tục bị chính quyền triệu tập một cách vô lý, bị quấy nhiễu bằng điện thoại, ngăn cản tham gia các họat động xã hội bình thường, trong khi tình hình tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc đang làm nhiều người tiếp tục bất bình, lo âu. Bà nói:

Trung Quốc đang quấy nhiễu trên biển Đông rất nhiều, bắt bớ ngư dân vô lý, thì lòng dân còn trào dâng mạnh hơn nữa. Bao ngư dân đang bị nguy hiểm, phải bán nhà bán của chuộc người, thì người dân yêu nước không thể ngồi im được.
Bà Lê Hiền Đức


Bà Lê Hiền Đức: Trung Quốc đang quấy nhiễu trên biển Đông rất nhiều, bắt bớ ngư dân vô lý, thì lòng dân còn trào dâng mạnh hơn nữa. Bao ngư dân đang bị nguy hiểm, phải bán nhà bán của chuộc người, thì người dân yêu nước không thể ngồi im được. Lòng dân còn trào dâng mạnh hơn nữa nếu không chấm dứt ngay những hành động như vừa qua, nếu như chính quyền không chấm dứt ngay những hành động đó thì chính quyền và dân càng ngày càng xa cách nhau.

Là một người yêu nước đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, bà Lê Hiền Đức tin rằng những ý kiến của bà và những người yêu nước khác sẽ được lãnh đạo Hà Nội lắng nghe và xem xét nghiêm túc.

Bà Lê Hiền Đức: tôi hy vọng ông bí thư sẽ lãnh đạo chính quyền Hà Nội phải lắng nghe ý kiến của nhân dân chúng tôi, nhất là những người như chúng tôi đã hy sinh cả một cuộc đời, cả tuổi thanh xuân tôi hy sinh cho dân, cho đất nước. Chúng tôi thấy cần lắm những người lãnh đạo như ông bí thư phải lắng nghe ý kiến của người dân yêu nước như chúng tôi.
Bà Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức


Văn bản đề nghị này là một trong một lọat các văn bản, kiến nghị được các nhân sĩ trí thức ký tên trong suốt gần một năm qua liên quan đến việc chính quyền Hà Nội đã ngăn cản họ biểu tình, hay bôi nhọ danh dự của những người yêu nước.

Tôi hy vọng ông bí thư sẽ lãnh đạo chính quyền Hà Nội phải lắng nghe ý kiến của nhân dân chúng tôi, nhất là những người như chúng tôi đã hy sinh cả một cuộc đời, cả tuổi thanh xuân tôi hy sinh cho dân, cho đất nước.
Bà Lê Hiền Đức

Những nhân sĩ tri thức của Hà Nội đã nhiều lần tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở biển Đông trong các tháng 6, 7 và 8 năm 2011. Các cuộc biểu tình đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Chính quyền Hà Nội đã phải ra một thông báo vào ngày 18 tháng 8 năm 2011, ngăn cấm các cuộc biểu tình ôn hòa này với lý do các cuộc biểu tình đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh của thủ đô. Chính quyền Hà Nội cũng cho rằng đã có một số thế lực thù địch đứng đằng sau những vụ biểu tình này.

Để trấn áp các cuộc biểu tình, chính quyền Hà Nội đã bắt giữ một số những người thường xuyên tham gia biểu tình. Không những thế, đài truyền hình Hà Nội còn phát sóng phóng sự, trong đó gọi những người biểu tình là phản động. Những sự việc này đã gây bất bình trong giới nhân sĩ trí thức Hà Nội thời gian qua.

Theo dòng thời sự:




2012-04-06

Rfa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét