“Chuyện trám vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh
2 như hiện nay chỉ như nhà nứt thì trám chơi cho vui thôi, chứ không có
ý nghĩa trong vấn đề chống thấm đảm bảo độ an toàn cho công trình...”.
Thủy điện Sông Tranh 2 không thiết kế cửa xả đáy mà chỉ có xả tràn tự nhiên
Đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Thế
Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật
Thủy lợi Khoa xây dựng thủy lợi - thủy điện ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
khi trao đổi với PV Báo về sự cố thủy điện Sông Tranh 2.
Theo ông, việc nước thấm qua thân đập lâu ngày sẽ gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến
chất lượng công trình?
Đập bê tông đầm lăn này giống như một trái dưa hấu vỏ rất cứng, vỏ đập bê tông thượng lưu tối thiểu mác bê tông phải 250, nhưng đập Sông Tranh mác bê tông đến 300, còn trong ruột mác thấp khoảng 150-170.
GT.TS Nguyễn Thế Hùng
Vấn đề nước thấm trong thân đập người ta rất kiêng kỵ.
Người ta đặt van với mục đích nước thấm đều qua mặt đập thượng lưu rồi
thu nước vào hành lang với những ống nước thẳng đứng, thu nước một
cách trật tự để chảy đi. Vì một lý do nào đó như đập nứt chẳng hạn hoặc
thi công kém chất lượng, nước đập không vào hành lang mà thấm vào thân
đập như hiện nay thì ảnh hưởng đến tuổi thọ thân đập rất nhiều, làm
cường độ bê tông giảm và sức chịu đựng của bê tông cũng giảm đi, chưa
nói trong nước có một loại hóa chất nào đó làm cho bê tông mau hư hỏng
cho nên tuyệt đối người ta không cho thấm nước vào trong thân. Do đó
người ta đặt hệ thống hành lang gần mép đập thượng lưu để thu hết nước
thấm đó vào để đảm bảo độ bền vững lâu dài của đập.
Ông Trưởng BQL nói rằng chưa có tiêu chuẩn trong việc nước rò rỉ qua thân đập là bao nhiêu? Vậy theo ông nước thấm qua thân đập thủy điện Sông Tranh 2 với mức 75l/s là cao hay thấp?
Chúng ta nên biết rằng hiện nay người ta đo nước thấm qua thân đập
Sông Tranh là 75l/s với mực nước xuống mức rất thấp. Với mực nước dâng
cao bình thường thì chúng ta nghĩ nó sẽ thấm đến chừng nào? Thứ hai là
vấn đề thấm, đây là thấm đều chứ không phải thấm tập trung, thấm qua
khe nứt hay khe nhiệt bị hư.
Giống như mồ hôi ở da chúng ta khi ra da là thấm đều chứ không phải thấm tập trung một chỗ, do đó khi mực nước hồ xuống thấp mà thấm 75l/s thì tôi không tưởng tượng khi mực nước hồ dâng cao thì lượng thấm biết chừng nào, mà thấm ở đây là thấm tập trung ở các khe nứt chứ không phải thấm đều cả bề mặt đập thương lưu, cho nên rất nguy hiểm chứ không phải như người quản lý nói.
Theo ông thủy điện Sông Tranh không thiết kế xả đáy để xả lũ hay xả sự cố thì đúng hay sai?
Đó là một khiếm khuyết lớn trong thiết kế. Thông thường khi thiết kế người ta nghĩ đến chuyện an toàn của công trình. Ví dụ như cần tháo hết nước để xử lý thì người ta phải có cống xả đáy chứ? Lẽ ra trong thiết kế phải làm một cống xả đáy. Giờ hồ có sự cố chúng ta cần xử lý triệt để chống thấm trước khi mùa lũ đến thì làm thế nào mà lấy nước cho được phần dưới của hồ?
Có công trình đập nào lớn trên thế giới mà không thiết kế cửa xả đáy như Sông Tranh 2 ở Việt Nam không, thưa ông?
Những hồ nhỏ thì không quan trọng lắm, nhưng tất cả công trình lớn bắt buộc người ta phải làm. Sông Tranh 2 là công trình cấp một, một công trình quan trọng, ở Việt Nam thì tôi không biết hết nhưng chắc chắn trên thế giới không chỗ nào người ta làm kiểu lạ kỳ với những công trình cấp một quan trọng như thế lại không có cống xả đáy để xử lý khi đập sinh ra sự cố.
Mặt cắt ngang đập dâng - đập tràn
Việc các ông nhân dùng ximăng trám các vết hở ở khe nhiệt theo ông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chống rò rỉ nước ở thân đập?
Chuyện trám như thế giống như nhà nứt thì trám chống thấm chơi cho vui thôi. Đập cao và quan trọng như thế mà một trong những phương pháp truyền thống là người ta hạ mực nước hồ xuống, những chỗ nào siêu âm được người ta khoan tìm vết nứt rồi dùng vữa bê tông bơm cho chảy lan truyền kín, sau đó gia cố thêm thượng lưu. Còn làm như thế giống như mấy bác thợ nhà nông làm cho vui chứ không có ý nghĩa trong vấn đề chống thấm đảm bảo độ an toàn cho công trình.
Các công nhân đang sửa chữa trong đường hầm thu nước
Tình hình sự cố ở thủy điện Sông Tranh 2 đã rõ, là một người am hiểu trong lĩnh vực xây dựng, ông quan ngại điều gì nhất đối với công trình này?
Đập này cao gần cả trăm mét, thứ nhất là phải đảm bảo hồ sơ thiết kế. Ví dụ như hành lang thu nước, mới nhìn qua tôi thấy cấu tạo không hợp lý. Hành lang thu nước càng xuống thấp thì áp lực nước càng lớn, chiều dày bê tông mác cao chống thấm phải lớn theo, vấn đề xử lý các khe nhiệt phải rất kỹ như các tấm đồng omega phải đặt cách mặt thương lưu bao nhiêu mét, phải có cao su siêu bền… đồng thời phải tính đầy đủ tải trọng động do động đất lên thân đập. Chúng ta phải làm bài bản như thế.
Để khắc phục triệt để việc thấm nước, theo ông chúng ta phải làm gì?
Đối với một công trình quan trọng như thế này theo tôi cần phải có một hội đồng với nhiều chuyên gia về địa chất nền móng, chuyên gia về động đất, chuyên gia về thủy lực, chuyên gia kết cấu, chuyên gia xử lý thấm… Họ xem xét với những thiết bị đo đạc, sau đó họ chẩn đoán đề ra phương pháp xử lý sự cố thì mới bài bản và đảm bảo tính an toàn cho công trình, chứ còn làm theo kiểu như thế này thì tôi rất lo lắng.
++++++++++
Công bố clip ’bí mật’ trong hầm thủy điện sông Tranh
Cập nhật lúc 21-04-2012 20:18:25 (GMT+1)Để nước không tuôn chảy tràn lan trong thân đập, BQLDATĐ 3 đã khắc phục bằng cách đặt các ống nhựa to để thu nước vào rồi cho |
Liên tục
trong thời gian qua, các đoàn kiểm tra đã vào đường hầm của công trình
đập thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát, tuy nhiên những cuộc khảo sát
này, Ban quản lý dự án thủy điện 3 (Chủ đầu tư công trình thủy điện Sông
Tranh 2) không cho các cơ quan báo chí theo vào.
Clip cận cảnh nước tuôn chảy như suối trong thân đập được thu gom vào trong các ống nhựa rồi cho chảy xuống hàng lang đường hầm.
Vậy đằng sau 'bí mật' trong đường hầm đó
là gì mà BQLDATĐ 3 phải giấu? Để trả lời cho câu hỏi trên, PV chúng tôi
đã bằng mọi cách tiếp cận vào bên trong đường hầm để đem đến cho độc
giả những gì đang xảy ra trong con hầm 'bí mật'.
Các ống nhựa được đặt dày đặc trong đường hầm để thu hút nước.
Các thiết bị và vật liệu vôi vữa được dùng để “bịt” dòng chảy.
Cận cảnh nước theo các ống nhựa chảy xối xả xuống hành lang trong hầm.
Nguồn: Phunutoday
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét