++++++
Một đám tang khác mọi đám tang
Nhận được tin mẹ em Palus Lê Sơn mất tại Thanh Hóa, chúng
tôi lên đường về quê em để tiễn biệt người mẹ đã dày công nuôi con một
mình.
Xe chúng tôi xuất phát từ Hà Nội khi mới 4h sáng, đến Trinh Hà thuộc xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa sau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Đến nơi, cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là sự lạnh lẽo đến rợn người. Sự lạnh lẽo không ở nơi chiếc quan tài màu đỏ đang đặt chơ vơ giữa sân với hình cây Thánh Giá bằng vôi vẽ vội vàng, mà sự lạnh lẽo được thể hiện trong từng cử chỉ, cái nhìn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Mẹ Paulus Lê Sơn, bà Maria Đỗ Thị Tần sinh trưởng trong một gia đình công giáo, bà lấy chồng khi còn khá sớm và sinh được một người con trai là paulus Lê Sơn thì người chồng vội vã bỏ mẹ con bà để đi theo một người phụ nữ khác. Đau đớn, vất vả giữa trăm ngàn gian khó do cuộc sống nơi đây đã đành, bà con đau đớn hơn khi trở thành một người bị ruồng bỏ. Bà cắn răng chịu đựng để nuôi con hầu mong từng ngày con khôn lớn được học hành bằng bạn bằng người.
Rồi con bà đã được nuôi nấng học hành và biết nhận thức được điều trái, phải và điều hay lẽ thiệt ở đời nên dấn thân cho sự thật và công lý, cho những thân phận bị giết ngay từ khi mới hình thành. Nhưng, trong một xã hội ly loạn, thì chuyện đó khác nào tự gây họa cho mình. Nếu như anh cũng chỉ là người sống theo kiểu mũ ni che tai, chỉ cần biết kiếm tiền, nuôi mẹ và ăn chơi, thì chắc không đến nỗi nào.
Nhưng anh đã làm khác những người khác chiếm số đông trong xã hội. Thế rồi anh bị bắt một cách rất bất ngờ và bí mật từ đó đến nay đã 9 tháng không xét xử, không án.
Những ngày tháng bà ốm đau, cô đơn một mình, mọi việc đều nhờ sự giúp đỡ của người em trai và người bố già đã gần trọn đời chịu sương nắng cực nhọc. Những người bạn của Sơn từ khắp nơi đã quan tâm, chia sẻ với bà những lúc ốm đau và vật vã với căn bệnh nan y. Họ đã đưa bà từ Thanh Hóa ra Hà Nội chữa trị, đến viếng thăm, quyên góp giúp đỡ từng đồng tiền thuốc. Những khi đó, tâm sự với tôi bà chỉ mong được gặp mặt con lần nữa trước khi từ giã cõi đời. Bà cho tôi biết rằng trong những ngày ốm đau nằm liệt giường, công an Tỉnh Thanh Hóa có cho người đến nói với bà hãy nhắn với con là nhận tội để được tha mà về với bà. Nhưng dù nỗi cô đơn xâm chiếm tâm hồn, nỗi lo lắng cho sinh mệnh con trai yêu quý bà vẫn khẳng khái rằng: Tôi tin con tôi không có tội, mà không có tội thì nó nhận tội là tội gì? Nên bà đã từ chối sự “quan tâm” theo cách đó.
Không chỉ có những người bạn công giáo, mà cả những người đã cùng đồng hành với Sơn trong những cuộc biểu tình yêu nước hè 2011 cũng đã mở đợt quyên góp, đến thăm và hiệp thông chia sẻ với gia đình Sơn. Nay trong đám tang, những người bạn đó cũng không ngại đường sá xa xôi vất vả cử người về dự.
Thế mới hiểu sự đồng cảm của con người vì chính nghĩa, vì nhiệt huyết đã bất chấp mọi rào cản và khó khăn.
Cũng đến với bà giây phút chia tay này, có cả những người nhà là thân nhân của những thanh niên Công giáo tận Thành phố Vinh, Nghệ An ra tiễn biệt.
Giờ bà ra đi cô đơn,lạnh lẽo cả về khung cảnh, hoàn cảnh và lạnh lẽo hơn là khi trút hơi thở cuối cùng không khỏi bùi ngùi đau đớn khi đứa con duy nhất của mình vẫn biệt vô âm tín kể từ ngày bị bắt đi một cách rất bí hiểm và vô luật pháp.
Chúng tôi đến Giáo xứ Trinh Hà không phải lần này là lần đầu tiên, đã nhiều lần chúng tôi đến đây nhưng lần này chúng tôi đến để chứng kiến thêm một thực tế nhức nhối khác. Sự băng hoại về nếp sống trong từng mỗi con người và nề nếp truyền thống.
Một đám người mấy bà già đang đọc vài kinh cho người xấu số. Điều không bình thường ở một xứ đạo lâu đời, là chỉ có mấy bà già là người còn biết đọc kinh, còn thanh niên, đàn ông là cực hiếm.
Khi chúng tôi đến, Thánh lễ an táng được linh mục từ xa đến dâng tại mảnh sân nhà bà đã xong. Mọi người đang chuẩn bị đưa bà về với đất. Con ngõ nhỏ chỉ có chiếc xe chở quan tài đứng chơ vơ, vài ba người đứng quanh đó chỉ có họ hàng. Xung quanh hàng xóm, các con ngõ mọi người vẫn đi lại và sinh hoạt như không có chuyện gì xảy ra.
Chợt nhớ những đám tang ở quê tôi, những người cô đơn, đau khổ là những người được quan tâm và tiễn đưa đông nhất trong các đám tang. Ở đó, khung cảnh xóm làng và bà con, rất cẩn thận trong từng lời nói, thái độ đối với gia tang và người đã khuất. Một khi có người chết, cả làng tập trung đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất chật cứng cả sân vườn, những hàng xóm, người làng trên kẻ dưới đến điếu phúng và chia sẻ với người còn sống, cảnh tiễn đưa đầy nghiêm trang, xúc động và nghiêm cẩn.
Nhưng, ở đây thì không. Cái không khí tang tóc đó may chỉ có ở vài người em của bà đang gào khóc gọi tên Sơn và trên đôi mắt ngấn lệ của người cha già của bà đang đau đớn chứng kiến cái cảnh lá vàng ở lại trên cây chứng kiến lá xanh rụng xuống. Gặp chúng tôi, ông ngoại Sơn xúc động: “Cảm ơn các anh đã thương giúp khi mẹ nó ốm đau, về tận đây tiễn đưa mẹ cháu khi đã quá cố. Tôi tưởng rằng cháu nó sẽ được về để nhìn mặt mẹ lần cuối khi nghĩa tử là nghĩa tận. Nhưng có ai ngờ lại có sự vô nhân đạo đến thế! Tôi sống chừng này tuổi đầu qua bao chế độ nhưng chưa bao giờ gặp cảnh này!” Nói rồi ông khóc.
Chúng tôi bùi ngùi mà không thể nào giải thích cho ông hiểu được là bây giờ có khái niệm về nhân đạo nữa hay không, đành im lặng mặc cho cảm xúc trào dâng.
Một cán bộ mặc áo hoa hoét xanh xanh đỏ đỏ lên đọc điếu văn trước linh cữu bà Tần. Điều văn nhắc đi nhắc lại cảm ơn đảng, chính quyền đã tạo điều kiện để bà Tần chữa bệnh… Không hiểu bà Tần nằm trong quan tài có nghe điều đó không? Nếu nghe được, bà sẽ nghĩ gì?
Đám tang đưa bà đi ra nghĩa địa, chỉ có khoảng vài ba chục người đưa đám là điều làm chúng tôi và những người bạn của Sơn thảng thốt.
Đi đầu đám tang là Thánh Giá và hai ngọn nến, rồi tiếp đến là một chiếc xe đẩy chở linh ảnh của bà và chiếc loa cứ kêu ệch ệch như lợn nái, tiếp sau đó là chiếc xe chở quan tài do mấy người đẩy tay, đoạn đường cứ mấp mô và chiếc xe nẩy tâng tâng cho đến khi ra tận huyệt. Xung quanh quan tài của bà, mấy vòng hoa của Viện truyền thông Chúa Cứu thế, Các trang mạng Thanh niên Công giáo, bạn bè Lê Sơn ở hải ngoại, các gia đình của các Thanh niên Công giáo…
Nhìn khung cảnh bố trí xe chở linh ảnh mà quê tôi những người không công giáo thường dùng, thưở nhỏ chúng tôi được họ giải thích đó gọi là nhà hồn, tôi mới thấy được sâu xa hơn những gì đã xảy ra trên xứ đạo này.
Như có lần chúng tôi đã đề cập đến, Xứ đạo Trinh Hà là một xứ đạo lâu đời, nhưng cũng nơi đây là nơi mà nhà cầm quyền Cộng sản thực hiện thành công nhất cái gọi là “cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa”.
Tư tưởng và văn hóa đâu chưa thấy, nhưng cuộc cách mạng thì đã rõ ràng, sự xuống cấp đến sững sờ những người bạn đi cùng tôi khi chứng kiến đám tang một con người trong làng xóm và xứ họ đã chứng minh điều đó. Một giáo xứ cách Thành phố Thanh Hóa chỉ mấy chục cây số ngay bên đường quốc lộ số 1, nhưng hơn 40 năm không hề được có một chủ chăn cho đến tận năm 2006. Mặc dù nơi đây là quê hương của Thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh.
Cũng vì vậy mà bố của Paulus Lê Sơn đã bỏ mẹ con để theo người đàn bà khác là chuyện không có gì lạ ở đây, vẫn cứ nghiễm nhiên sống vênh vang giữa làng xóm mang tiếng là công giáo mà không hề có chút nghĩ suy. Nếu như ở một xứ đạo khác, thì hẳn nhiên hiện tượng này không bỏ nhà cửa mà đi cũng khó sống.
Trong đám tang, chúng tôi thấy một người đàn ông bịt mặt kín bằng khẩu trang, đội chiếc mũ vải rộng vành, đeo cặp kính trắng với độ viễn 2.25 nhằm che kín bộ mặt và cầm một tàu lá chuối che đầu rủ xuống ngụy trang tất cả. Thỉnh thoảng, ông rút trong túi áo ngực mảnh giấy và cây bút, ghi lại những biển số xe hoặc những gì đó diễn ra trong đám tang. Đến nghĩa trang, ông đứng từ xa rồi rút ra ngoài và khi chúng tôi về ông đi về theo ra đứng nhìn.
Lúc đầu, một số người tưởng là cán bộ an ninh nào đó theo dõi ai đó. Nhưng bà con cho biết đó là bố của Lê Sơn và việc tưởng ông là an ninh cũng không có gì khó hiểu vì chuyện đó là chuyện thường ở đây.
Hỏi chuyện những người xung quanh, chúng tôi được biết ở nơi này sau khi những người cộng sản cướp chính quyền thì thế hệ tiếp theo đã dần dần bỏ đạo bằng hết, nhất là đàn ông. Hiện nay, các gia đình chỉ còn phụ nữ là còn đi theo đạo, còn đàn ông và con cái đã đi “theo đảng đến cùng”. Câu ca “Đạo Trinh Hà đàn ông ăn thịt, đàn bà ăn xôi” là thế. Ở đây mỗi gia đình đều có thể tồn tại tôn giáo kiểu Liên hợp quốc.
Có lẽ vì vậy mà mới có một đám tang như đám tang của bà Maria Đỗ Thị Tần hôm nay. Khi con người đã có khả năng bỏ tất cả niềm tin, những lời thề ước và truyền thống bao đời cha ông gây dựng nên để đi theo một tà thuyết, thì điều gì cũng có thể xảy ra được.
Trên thế giới chắc không có đám tang nào vui. Nhưng đám tang của bà Maria Đỗ Thị Tần là đám tang buồn đúng tất cả mọi nghĩa.
Điều buồn nhất ở đó là thiếu tình người, là sự vô cảm ở nhiều khía cạnh của cuộc sống xã hội đã thể hiện rõ ràng sự băng hoại đến tận cùng ở một giáo xứ Công giáo dưới thời cộng sản – đó là một thành công trong sự nghiệp “giải phóng tư tưởng và văn hóa” mấy chục năm qua.
Hà Nội, ngày 23/4/2012
Đọc thêm: Thư gửi người em trong nhà tù
Xe chúng tôi xuất phát từ Hà Nội khi mới 4h sáng, đến Trinh Hà thuộc xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa sau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Đến nơi, cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là sự lạnh lẽo đến rợn người. Sự lạnh lẽo không ở nơi chiếc quan tài màu đỏ đang đặt chơ vơ giữa sân với hình cây Thánh Giá bằng vôi vẽ vội vàng, mà sự lạnh lẽo được thể hiện trong từng cử chỉ, cái nhìn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Mẹ Paulus Lê Sơn, bà Maria Đỗ Thị Tần sinh trưởng trong một gia đình công giáo, bà lấy chồng khi còn khá sớm và sinh được một người con trai là paulus Lê Sơn thì người chồng vội vã bỏ mẹ con bà để đi theo một người phụ nữ khác. Đau đớn, vất vả giữa trăm ngàn gian khó do cuộc sống nơi đây đã đành, bà con đau đớn hơn khi trở thành một người bị ruồng bỏ. Bà cắn răng chịu đựng để nuôi con hầu mong từng ngày con khôn lớn được học hành bằng bạn bằng người.
Rồi con bà đã được nuôi nấng học hành và biết nhận thức được điều trái, phải và điều hay lẽ thiệt ở đời nên dấn thân cho sự thật và công lý, cho những thân phận bị giết ngay từ khi mới hình thành. Nhưng, trong một xã hội ly loạn, thì chuyện đó khác nào tự gây họa cho mình. Nếu như anh cũng chỉ là người sống theo kiểu mũ ni che tai, chỉ cần biết kiếm tiền, nuôi mẹ và ăn chơi, thì chắc không đến nỗi nào.
Nhưng anh đã làm khác những người khác chiếm số đông trong xã hội. Thế rồi anh bị bắt một cách rất bất ngờ và bí mật từ đó đến nay đã 9 tháng không xét xử, không án.
Những ngày tháng bà ốm đau, cô đơn một mình, mọi việc đều nhờ sự giúp đỡ của người em trai và người bố già đã gần trọn đời chịu sương nắng cực nhọc. Những người bạn của Sơn từ khắp nơi đã quan tâm, chia sẻ với bà những lúc ốm đau và vật vã với căn bệnh nan y. Họ đã đưa bà từ Thanh Hóa ra Hà Nội chữa trị, đến viếng thăm, quyên góp giúp đỡ từng đồng tiền thuốc. Những khi đó, tâm sự với tôi bà chỉ mong được gặp mặt con lần nữa trước khi từ giã cõi đời. Bà cho tôi biết rằng trong những ngày ốm đau nằm liệt giường, công an Tỉnh Thanh Hóa có cho người đến nói với bà hãy nhắn với con là nhận tội để được tha mà về với bà. Nhưng dù nỗi cô đơn xâm chiếm tâm hồn, nỗi lo lắng cho sinh mệnh con trai yêu quý bà vẫn khẳng khái rằng: Tôi tin con tôi không có tội, mà không có tội thì nó nhận tội là tội gì? Nên bà đã từ chối sự “quan tâm” theo cách đó.
Không chỉ có những người bạn công giáo, mà cả những người đã cùng đồng hành với Sơn trong những cuộc biểu tình yêu nước hè 2011 cũng đã mở đợt quyên góp, đến thăm và hiệp thông chia sẻ với gia đình Sơn. Nay trong đám tang, những người bạn đó cũng không ngại đường sá xa xôi vất vả cử người về dự.
Thế mới hiểu sự đồng cảm của con người vì chính nghĩa, vì nhiệt huyết đã bất chấp mọi rào cản và khó khăn.
Cũng đến với bà giây phút chia tay này, có cả những người nhà là thân nhân của những thanh niên Công giáo tận Thành phố Vinh, Nghệ An ra tiễn biệt.
Giờ bà ra đi cô đơn,lạnh lẽo cả về khung cảnh, hoàn cảnh và lạnh lẽo hơn là khi trút hơi thở cuối cùng không khỏi bùi ngùi đau đớn khi đứa con duy nhất của mình vẫn biệt vô âm tín kể từ ngày bị bắt đi một cách rất bí hiểm và vô luật pháp.
Chúng tôi đến Giáo xứ Trinh Hà không phải lần này là lần đầu tiên, đã nhiều lần chúng tôi đến đây nhưng lần này chúng tôi đến để chứng kiến thêm một thực tế nhức nhối khác. Sự băng hoại về nếp sống trong từng mỗi con người và nề nếp truyền thống.
Một đám người mấy bà già đang đọc vài kinh cho người xấu số. Điều không bình thường ở một xứ đạo lâu đời, là chỉ có mấy bà già là người còn biết đọc kinh, còn thanh niên, đàn ông là cực hiếm.
Khi chúng tôi đến, Thánh lễ an táng được linh mục từ xa đến dâng tại mảnh sân nhà bà đã xong. Mọi người đang chuẩn bị đưa bà về với đất. Con ngõ nhỏ chỉ có chiếc xe chở quan tài đứng chơ vơ, vài ba người đứng quanh đó chỉ có họ hàng. Xung quanh hàng xóm, các con ngõ mọi người vẫn đi lại và sinh hoạt như không có chuyện gì xảy ra.
Chợt nhớ những đám tang ở quê tôi, những người cô đơn, đau khổ là những người được quan tâm và tiễn đưa đông nhất trong các đám tang. Ở đó, khung cảnh xóm làng và bà con, rất cẩn thận trong từng lời nói, thái độ đối với gia tang và người đã khuất. Một khi có người chết, cả làng tập trung đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất chật cứng cả sân vườn, những hàng xóm, người làng trên kẻ dưới đến điếu phúng và chia sẻ với người còn sống, cảnh tiễn đưa đầy nghiêm trang, xúc động và nghiêm cẩn.
Nhưng, ở đây thì không. Cái không khí tang tóc đó may chỉ có ở vài người em của bà đang gào khóc gọi tên Sơn và trên đôi mắt ngấn lệ của người cha già của bà đang đau đớn chứng kiến cái cảnh lá vàng ở lại trên cây chứng kiến lá xanh rụng xuống. Gặp chúng tôi, ông ngoại Sơn xúc động: “Cảm ơn các anh đã thương giúp khi mẹ nó ốm đau, về tận đây tiễn đưa mẹ cháu khi đã quá cố. Tôi tưởng rằng cháu nó sẽ được về để nhìn mặt mẹ lần cuối khi nghĩa tử là nghĩa tận. Nhưng có ai ngờ lại có sự vô nhân đạo đến thế! Tôi sống chừng này tuổi đầu qua bao chế độ nhưng chưa bao giờ gặp cảnh này!” Nói rồi ông khóc.
Chúng tôi bùi ngùi mà không thể nào giải thích cho ông hiểu được là bây giờ có khái niệm về nhân đạo nữa hay không, đành im lặng mặc cho cảm xúc trào dâng.
Một cán bộ mặc áo hoa hoét xanh xanh đỏ đỏ lên đọc điếu văn trước linh cữu bà Tần. Điều văn nhắc đi nhắc lại cảm ơn đảng, chính quyền đã tạo điều kiện để bà Tần chữa bệnh… Không hiểu bà Tần nằm trong quan tài có nghe điều đó không? Nếu nghe được, bà sẽ nghĩ gì?
Đám tang đưa bà đi ra nghĩa địa, chỉ có khoảng vài ba chục người đưa đám là điều làm chúng tôi và những người bạn của Sơn thảng thốt.
Đi đầu đám tang là Thánh Giá và hai ngọn nến, rồi tiếp đến là một chiếc xe đẩy chở linh ảnh của bà và chiếc loa cứ kêu ệch ệch như lợn nái, tiếp sau đó là chiếc xe chở quan tài do mấy người đẩy tay, đoạn đường cứ mấp mô và chiếc xe nẩy tâng tâng cho đến khi ra tận huyệt. Xung quanh quan tài của bà, mấy vòng hoa của Viện truyền thông Chúa Cứu thế, Các trang mạng Thanh niên Công giáo, bạn bè Lê Sơn ở hải ngoại, các gia đình của các Thanh niên Công giáo…
Nhìn khung cảnh bố trí xe chở linh ảnh mà quê tôi những người không công giáo thường dùng, thưở nhỏ chúng tôi được họ giải thích đó gọi là nhà hồn, tôi mới thấy được sâu xa hơn những gì đã xảy ra trên xứ đạo này.
Như có lần chúng tôi đã đề cập đến, Xứ đạo Trinh Hà là một xứ đạo lâu đời, nhưng cũng nơi đây là nơi mà nhà cầm quyền Cộng sản thực hiện thành công nhất cái gọi là “cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa”.
Tư tưởng và văn hóa đâu chưa thấy, nhưng cuộc cách mạng thì đã rõ ràng, sự xuống cấp đến sững sờ những người bạn đi cùng tôi khi chứng kiến đám tang một con người trong làng xóm và xứ họ đã chứng minh điều đó. Một giáo xứ cách Thành phố Thanh Hóa chỉ mấy chục cây số ngay bên đường quốc lộ số 1, nhưng hơn 40 năm không hề được có một chủ chăn cho đến tận năm 2006. Mặc dù nơi đây là quê hương của Thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh.
Cũng vì vậy mà bố của Paulus Lê Sơn đã bỏ mẹ con để theo người đàn bà khác là chuyện không có gì lạ ở đây, vẫn cứ nghiễm nhiên sống vênh vang giữa làng xóm mang tiếng là công giáo mà không hề có chút nghĩ suy. Nếu như ở một xứ đạo khác, thì hẳn nhiên hiện tượng này không bỏ nhà cửa mà đi cũng khó sống.
Trong đám tang, chúng tôi thấy một người đàn ông bịt mặt kín bằng khẩu trang, đội chiếc mũ vải rộng vành, đeo cặp kính trắng với độ viễn 2.25 nhằm che kín bộ mặt và cầm một tàu lá chuối che đầu rủ xuống ngụy trang tất cả. Thỉnh thoảng, ông rút trong túi áo ngực mảnh giấy và cây bút, ghi lại những biển số xe hoặc những gì đó diễn ra trong đám tang. Đến nghĩa trang, ông đứng từ xa rồi rút ra ngoài và khi chúng tôi về ông đi về theo ra đứng nhìn.
Lúc đầu, một số người tưởng là cán bộ an ninh nào đó theo dõi ai đó. Nhưng bà con cho biết đó là bố của Lê Sơn và việc tưởng ông là an ninh cũng không có gì khó hiểu vì chuyện đó là chuyện thường ở đây.
Hỏi chuyện những người xung quanh, chúng tôi được biết ở nơi này sau khi những người cộng sản cướp chính quyền thì thế hệ tiếp theo đã dần dần bỏ đạo bằng hết, nhất là đàn ông. Hiện nay, các gia đình chỉ còn phụ nữ là còn đi theo đạo, còn đàn ông và con cái đã đi “theo đảng đến cùng”. Câu ca “Đạo Trinh Hà đàn ông ăn thịt, đàn bà ăn xôi” là thế. Ở đây mỗi gia đình đều có thể tồn tại tôn giáo kiểu Liên hợp quốc.
Có lẽ vì vậy mà mới có một đám tang như đám tang của bà Maria Đỗ Thị Tần hôm nay. Khi con người đã có khả năng bỏ tất cả niềm tin, những lời thề ước và truyền thống bao đời cha ông gây dựng nên để đi theo một tà thuyết, thì điều gì cũng có thể xảy ra được.
Trên thế giới chắc không có đám tang nào vui. Nhưng đám tang của bà Maria Đỗ Thị Tần là đám tang buồn đúng tất cả mọi nghĩa.
Điều buồn nhất ở đó là thiếu tình người, là sự vô cảm ở nhiều khía cạnh của cuộc sống xã hội đã thể hiện rõ ràng sự băng hoại đến tận cùng ở một giáo xứ Công giáo dưới thời cộng sản – đó là một thành công trong sự nghiệp “giải phóng tư tưởng và văn hóa” mấy chục năm qua.
Hà Nội, ngày 23/4/2012
- J.B Nguyễn Hữu Vinh
Đọc thêm: Thư gửi người em trong nhà tù
http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com/2012/04/24/tang_mels/
XEM THÊM
- Tin buồn: Bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ Paulus Lê Sơn từ trần.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/04/me-paulus-le-son-qua-oi.html
- Thật nhẫn tâm
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/04/thuong-cho-hoan-canh-cua-le-son-nhung.html
- Hình ảnh Thánh lễ an táng Mẹ của blogger Paulus Lê Sơn.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/04/hinh-anh-thanh-le-tang-me-cua-blogger.html
người viết bài này hoàn toàn không hiểu được ở đó là như thế nào . tôi xin tra lời các câu hỏi đặt ra . ở cái làng quê đó ai chết cũng chỉ có vài ba chục người thôi đi dưa tiễn thôi bạn ạ . taonf là các ông bà già đưa tiễn . vì thanh niên đa số là đi công tác xa nhà . người thì vào nam người thì đi học đại học . còn sinh hoạt ở đó xây ra bình thường là vì lang trinh hà có một cái chợ người làng khác đi chợ qua , họ biết gì về nhà mà chẳng sinh hoat bình thường . còn câu"'đạo đạo làng hà đàn ông ăn thịt đàn bà ăn xôi " của bạn còn thiếu đấy phải đọc như thế này mới hết này '' đạo đạo làng hà , dàn ông ăn thịt đàn bà ăn xôi , khi nào tôi lấy được vợ tôi thôi đi thờ '' thế mới đúng tôi xin cắt nghãi câu này như sau . câu này có từ rất lâu rồi có lẽ từ thế kỹ thứ 19. chuyện là từ xưa kia làng trinh hà có một ngôi đền thờ vọng triệu việt vương . đến nay vẫn còn. hồi nhà nguyễn đền làng trinh hà được quan trên tỉnh về tế lễ dân hay gọi là đền quốc tế . đàn ông con trai là đi theo tế lẽ ở đền . còn nhà thờ là có sau . sau khi người pháp mang đạo thiên chúa đến và xây nhà thờ ở thế kỹ thứ 19 gì đó . từ xưa chỉ có phụ nữ đi nhà thờ còn đàn ông là đi xuống đền .một điều mâu thuẫn xẫy ra trai lớn lấy vợ gái lớn gã chồng . nên khi làm lẽ cưới lại phải làm lễ ở nhà thờ . để chiều lòng chị em đàn ông phải vào nhà thờ học giáo lý mấy tháng gì đó thì mới được cưới nên họ vào học nhà thừ học đạo .khi lấy dduwwocj vợ rồi thì thôi nên có câu '' đạo đạo làng hà đàn ông ăn thịt đàn bà ăn xôi , khi lấy được vợ tôi thôi đi thờ . chứn không có chuyện tuyên truyền thành công gì hết . ở xứ đạo đó chính quyền vẫn cấp đất cho nhà thờ làm cái nhà mới to tướng ở giữa ao đó . cái ao đó là của xã quản lý năm 2006 nhà thờ xin đất để làm nhà dạy tiêng anh gì đó( theo lời linh mục Trịnh Ngọc Tứ nói). nhưng thực tế chả dạy gì cả nhà đó chỉ để cho mấy sơ ở . cái oa mà người làng trinh hà gọi là ao làng giờ đã bị nhà thờ xin đất xây nhà rồi . cái áo mà cả làng đi làm đồng về giữa tay chân giờ thành đất của nhà thờ
Trả lờiXóa