Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Việt Nam giờ đây đã thành quốc gia hà khắc nhất Đông Nam Á.


Con hổ hung dữ (*) 


Nhìn bề ngoài Việt Nam có vẻ giống một câu chuyện thành công, nhưng với sự tan băng gần đây của Myanmar, giờ đây Việt Nam đã thành quốc gia hà khắc nhất Đông Nam Á.


Ngày 17-4-2012


Tác giả:  Dustin Roasa
Người dịch: Đan Thanh






Gần bốn thập niên sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, kẻ thù cũ của nước Mỹ hiện được cả thế giới xem là một tấm gương về sự thành công (nguyên văn: success story, câu chuyện thành công – ND). Việt Nam có một nền kinh tế bùng nổ, giai cấp trung lưu lớn mạnh dần, du lịch và các ngành công nghiệp đang khởi sắc. Nhưng trong khi cải cách chính trị làm đổi thay Myanmar, thì Việt Nam đang có nguy cơ biến thành một cái khác: đất nước hà khắc nhất Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên một tòa án ở TP.HCM truy tố ba blogger Việt Nam tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” – vụ mới nhất trong một loạt những vụ bắt bớ nhằm làm cho phong trào chống đối đang dâng lên phải ngậm miệng.





 Trong khi Myanmar tự do hóa thì Việt Nam tiếp tục đàn áp người bất đồng chính kiến. Kể từ ngày 13-1, khi các junta (nhà cầm quyền quân phiệt) ở Miến Điện phóng thích hàng trăm tù chính trị trong một đợt ân xá lớn, thì an ninh Việt Nam bắt giữ ít nhất 15 người bất đồng chính kiến và kết án tù 11 người khác. Trong khi bà Aung San Suu Kyi tươi tắn giành thắng lợi bầu cử và sẵn sàng cho cương vị của mình trong quốc hội, thì những nhân vật chống đối nổi bật nhất của Việt Nam đang tàn lụi trong nhà tù, trong chế độ quản thúc tại gia, hoặc trong trại cải tạo (vâng, những trại cải tạo đó giờ vẫn được sử dụng). Và trong khi Myanmar cấp thị thực cho các phóng viên nước ngoài cũng như nới lỏng vòng tay xiết cổ báo chí quốc nội, thì Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ báo chí trong nước và nước ngoài, chặn Facebook và các website “nhạy cảm” khác, khiến Phóng viên Không Biên giới phải xếp họ ở vị trí thấp nhất trong các quốc gia Đông Nam Á trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí 2011-2012 của tổ chức này. Đem so sánh, Việt Nam chỉ hơn Trung Quốc có hai bậc, xếp thứ 172 trên tổng số 179 nước.




 “Việt Nam bắt đầu nhận ra rằng bằng việc tiếp tục đàn áp nhân quyền, họ đang mời dư luận tiến hành những so sánh không dễ chịu gì giữa họ với Miến Điện, về mức độ lạm quyền ở ASEAN [Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á]” – ông Phil Robertson, Phó Giám đốc của Human Right Watch khu vực châu Á, cho biết.




 Đàn áp chính trị không phải chuyện mới mẻ gì ở Việt Nam. Kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị đất nước bằng quả đấm thép. Nhưng nhiều năm bị cô lập trong Chiến tranh Lạnh, thiếu vắng một lực lượng đối kháng có tổ chức trong nước – chưa nói tới mặc cảm tội lỗi vì chiến tranh của phương Tây và thiện cảm ý thức hệ vẫn còn lay lắt mà một số nước cánh tả dành cho Hà Nội – đã khiến rất ít người quan tâm chú ý tới thực trạng nhân quyền tồi tệ của đất nước này. Khi chính phủ mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, giới đầu tư nước ngoài và kiều hối bắt đầu đổ vào, và kể từ đó, thế giới chủ yếu đã chỉ chú ý tới sự thần kỳ kinh tế của Việt Nam. Đất nước tiếp tục tiến lên, từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vào giữa thập niên 1980 với thu nhập đầu người dưới 100 USD, trở thành một con Hổ châu Á tăng trưởng nhanh chóng, thu nhập đầu người đạt 1.130 USD vào cuối năm 2010. Đối với cộng đồng quốc tế – những người chứng kiến sự mở đầu cuộc cải cách kinh tế của chính phủ – thì đất nước dường như đang tiến bước vững chắc trên con đường tự do hóa hậu Chiến tranh Lạnh, con đường mà nhiều nước trong khối Xô Viết cũ đã chọn lựa. Đa số trong hàng triệu người nước ngoài đến hoặc sinh sống ở Việt Nam đã bị làm phiền bởi sự hạn chế về quyền ngôn luận và quyền tụ tập – vốn không phải là một thực tế trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Nhưng điều đó không làm ảnh hưởng gì tới hình ảnh của chính phủ.




 Mặc dù mang cái mẽ bề ngoài là tự do hóa, nhưng ban lãnh đạo nòng cốt hiện nay của Đảng Cộng sản bảo thủ về chính trị hệt như bất cứ ban lãnh đạo nào khác từ thời thống nhất tới giờ. Đứng đầu là một nhóm quan chức trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang, cái khối này đàn áp không thương xót Khối 8406, một phong trào dân chủ quốc nội kiểu như Hiến chương 77 của Tiệp Khắc ngày trước. Được thành lập vào năm 2006, nhóm 8406 thu hút hàng nghìn người ủng hộ công khai – và chắc chắn là còn đông nữa những người ủng hộ bí mật – trước khi chính quyền tiêu diệt họ bằng cách tống hàng chục người vào tù. Thêm vào đó, chính quyền còn nhằm cả vào các nhà lãnh đạo tôn giáo, gồm cả tăng ni Phật giáo lẫn linh mục Thiên Chúa giáo, vì giới này cổ súy cho tinh thần khoan dung tôn giáo. Trong vài năm gần đây, chính quyền cũng gây phiền nhiễu và bỏ tù nhiều người Việt Nam yêu nước, kêu gọi đất nước đứng dậy trước Trung Quốc. Mặc dù vậy, bất chấp nguy hiểm, các nhà hoạt động Việt Nam vẫn tiếp tục phát biểu về đa nguyên chính trị, về tham nhũng, và tự do ngôn luận – và kết cục là họ lại phải đi tù hoặc đi tị nạn chính trị.




 Quá trình tan băng ở Myanmar có lẽ là món quà tuyệt vời nhất cho họ. Sự đổi thay ở Myanmar chống lại cái tư duy thiển cận về Việt Nam của cộng đồng quốc tế, và đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu. Quan trọng nhất là, theo một số nhà quan sát lâu năm về Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam rất sợ điều này xảy ra. “Giới lãnh đạo Việt Nam đang theo dõi sát sao những diễn biến hiện nay ở Myanmar, và họ sợ” – ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về chính sách đối ngoại Việt Nam ở Đại học George Mason, cho biết. “Trong quá khứ, Việt Nam từng sử dụng vai trò của họ ở ASEAN để thúc đẩyMyanmar phải thay đổi. Nhưng bây giờ, Myanmar lại đi nhanh hơn Việt Nam”. Lãnh đạo Hà Nội có vẻ đã tính nhầm: Trước kia, những lo ngại về tình hình nhân quyền ở Myanmar là một gánh nặng ngăn trở tính chính danh của ASEAN trên trường quốc tế, thế nên Việt Nam và các nước khác đã khôn ngoan yêu cầu các junta Miến Điện cải cách. Dù vậy, cái mà họ không hề đòi hỏi, là một cú chuyển đổi 180 độ để đem đến một cuộc cải cách sâu sắc. Và khi Myanmar ngày càng không còn giống một nhà nước của công an, cảnh sát nữa, thì Hà Nội sợ sẽ bị thế giới chú ý sát sao theo cách họ không mong muốn. “Nếu Myanmar đạt tiến bộ về vấn đề nhân quyền và được tưởng thưởng, thì Việt Nam cũng sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn đó” – ông Carl Thayer, một chuyên gia Việt Nam học ở Học viện Quốc phòng Australia, cho biết. Giới lãnh đạo Việt Nam còn sợ mất vai trò nhà trung gian quan trọng ở ASEAN, tức là làm trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc. “Việt Nam sợ là Myanmar sẽ trở thành nước được ASEAN yêu mến” – ông Thayer nói.




 Những nỗi sợ này đem đến cho những người lo ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam một thứ vốn dĩ bị thiếu trong vài năm gần đây: động lực. Cách đây đã lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được hưởng món lợi thường vẫn dành cho các chế độ toàn trị biệt lập như là phần thưởng để kích thích họ thay đổi: trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quan hệ ngoại giao được cải thiện, và những hợp đồng làm ăn nhiều ưu đãi – tất cả những món lợi đó, Việt Nam được hưởng mà chẳng phải nhượng bộ gì đáng kể về chuyện nhân quyền như các nước khác thường vẫn bị đòi hỏi.
 Song, khi Việt Nam lo ngại về khả năng bị tụt lại trong khu vực Đông Nam Á, các chính phủ Mỹ và châu Âu – vốn hay tuyên bố là họ quan tâm đến cải cách chính trị ở Việt Nam – nên tận dụng và gây áp lực nhất quán, mạnh mẽ lên Việt Nam, cái áp lực mà họ đã không có trong quá khứ.




 Cùng với việc lãnh đạo Việt Nam ngày càng lo lắng hơn về các dự định của Trung Quốc trong khu vực, nhất là về những yêu sách chủ quyền tranh chấp các hòn đảo giàu tài nguyên trên Biển Đông, Việt Nam đã bắt đầu thảo luận với chính quyền Obama về khả năng hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội rất tự nhiên để thúc ép Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, và tới giờ thì các quan chức Mỹ đã nói được điều đúng đắn. “Có một số hệ thống vũ khí Việt Nam muốn mua hoặc muốn được chúng tôi chuyển giao, và chúng tôi có thể chuyển giao những hệ thống này cho họ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra trừ phi họ cải thiện thành tích về nhân quyền” – Thượng nghị sĩ Joe Lieberman cho biết sau chuyến thăm Hà Nội cùng Thượng nghị sĩ John McCain hồi tháng 1. Ban lãnh đạo Việt Nam đang chịu áp lực từ chính nhân dân của mình, đòi họ phải đứng dậy trước kẻ thù lịch sử là Trung Quốc, và sự hậu thuẫn về quân sự từ phía Mỹ sẽ giúp hải quân Việt Nam trở thành một đối thủ đáng gờm hơn nhiều trên Biển Đông.




 Nhưng nếu Myanmar có cho thấy điều gì, thì đó là sự chú ý trên phạm vi quốc tế của các nhà hoạt động, nhà báo, và các nhóm nhân quyền, là yếu tố quan trọng nhất để khiến các chính phủ phương Tây phải xem xét đến những lời hứa hẹn về nhân quyền. Myanmar hẳn đã không nhận được phần thưởng sớm nếu như họ không có cải cách đi kèm; phản ứng của cộng đồng quốc tế quả là đã quá mạnh. Thêm vào đó, bà Aung San Suu Kyi đã nói vô số lần – cũng như vô số các nhà bất đồng khác trên thế giới đã nói – về sức mạnh đạo đức mà sự nghiệp cách mạng của họ có được, nhờ được sự ủng hộ từ công luận quốc tế.




 Vấn đề lớn đối với phong trào dân chủ Việt Nam, là nó đã không thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế như các trường hợp Myanmar, Tây Tạng, hay Trung Quốc – mặc dù các thành viên của phong trào này cũng cổ súy những lập trường tương tự và cũng đã có những hy sinh cá nhân tương tự. “Chúng tôi không có nhà lãnh đạo nào được giải Nobel như Đạt Lai Lạt Ma hay Aung San Suu Kyi. Đó là những tiếng nói có ảnh hưởng quốc tế” – Nguyễn Quân, bác sĩ người Mỹ gốc Việt, nói. Em trai ông Quân là ông Nguyễn Đan Quế, là một nhà hoạt động nổi tiếng, từng bị tù hơn 30 năm và hiện vẫn bị quản thúc tại gia. Ở nước ngoài, Nguyễn Quân đại diện cho phong trào, gặp gỡ chính phủ các nước, một nhiệm vụ thường là mệt mỏi và kéo dài. “Chúng tôi phải rất chật vật để có thể khiến mọi người chú ý. Người ta vẫn không muốn nói tới Việt Nam, vì bóng ma chiến tranh. Nhưng chúng tôi càng nói, chúng tôi càng tố cáo được những hành động lạm quyền của chính phủ Việt Nam” – ông Quân cho biết. Năm nay, có hai nghị sĩ Mỹ đã đề cử ông Nguyễn Đan Quế nhận giải Nobel Hòa bình.




 Myanmarcũng cho thấy dự đoán một chính quyền sẽ thay đổi bao giờ và như thế nào là trò ngốc. Nhưng nếu lịch sử hiện đại có thể là một chỉ dấu, thì nhân dân Việt Nam đã cho thấy rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng dậy đương đầu với áp bức. Chính quyền hiện tại đã được nhắc nhở về điều này, sau những sự kiện chưa từng có tiền lệ hồi tháng 1 vừa qua: Ở ngoại ô Hải Phòng, thành phố cảng phía bắc, một nông dân nuôi cá đã lãnh đạo một vụ nổi dậy có vũ trang nhằm vào chính quyền địa phương, do quan chức ở đây âm mưu tịch thu đất của ông sau khi hết hạn thuê đất (Việt Nam không cho phép sở hữu tư nhân về đất đai). Ông trở thành anh hùng dân tộc, và trong một loạt biến cố đảo chiều ngoạn mục, chính quyền trung ương cũng như báo chí quốc doanh, ban đầu lên án người nông dân nọ, sau đó chuyển sang bảo vệ ông. Năm tới, trên toàn quốc, những hợp đồng cho thuê đất tương tự cũng sẽ hết hạn, có nguy cơ ảnh hưởng tới hàng nghìn hộ dân nghèo. “Đây là một quả bom nổ chậm” – ông Thayer nói.




 Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vốn rất thành thạo trong việc định hướng những quả bom hẹn giờ ấy – và trong việc nhào nặn nên lối kể chuyện về một nước Việt Nam đương đại như một trường hợp thành công về kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi mà bước ngoặt của Myanmar đã mang lại, và cùng với đó là sự đàn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với những ai chỉ trích họ, cuối cùng đã đến lúc vấn đề nhân quyền phải giữ vị trí trung tâm trong những trao đổi giữa phương Tây với Việt Nam. Phong trào dân chủ của đất nước này – dàn trải nhưng đã trở nên táo bạo hơn sau bao năm bị khủng bố – cho thấy họ đang sẵn sàng đem chuyện của mình kể ra thế giới. Nguyễn Quân – vẫn giữ liên lạc thường xuyên với người em trai của mình là nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế – nhớ lại một cuộc trò chuyện gần đây giữa hai anh em. “Quế nói với tôi rằng mọi chuyện bây giờ khác rồi. Người ta không còn sợ hãi như cách đây 10 năm nữa. Ngày càng có nhiều thanh niên tham gia hơn” – ông kể. “Họ càng bắt bớ nhiều người, thì phong trào càng lớn mạnh hơn”.




Nguồn: Foreign Policy




Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012




(*) Việt Nam cũng có những lúc được coi là một “con hổ châu Á”, ở đây có lẽ tác giả nhái cách gọi đó với hàm ý giễu cợt.





Posted by basamnews on 18/04/2012
Foreign Policy



38 phản hồi to “902. Con hổ hung dữ”




  1. Hai TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM và LƯƠNG TRI TẠ Phong Tần và Điếu cày Nguyễn Văn Hải
    là hai NHÀ DÂN CHỦ thật sự ! Tấm lòng kiên cường và Ý chí bất khuất như Ánh Mặt trời làm
    tan rã ý thức hệ CS phi nhân vô nhân

    Khiến sự hiểu muộn và ngu lâu NGU TRUNG từ chỗ tuyệt đối tin tưởng, rồi đến hoang mang dao động rồi mất lòng tin vào guồng máy chuyên chính hại DÂN bán NƯỚC

    Búa TẠ Chị giáng đòn tan rã – Điếu cày Anh đập chúng tan thôi !
    =============================

    Thân tặng Chị TẠ Phong Tần và Anh Điếu cày Nguyễn Văn Hải là Điểm tựa của Niềm tin cho Đồng bào dấn thân và nhập cuộc đấu tranh Dân chủ bất bạo động nhưng không nhân nhượng với lũ Độc tài hại Dân bán Nước ….


    Chị Anh bất khuất không nhận tội !
    Tội yêu Tổ Quốc hả lũ bồi ?
    Hại Dân bán Nước vô liêm sỉ !
    Nặc mùi Lê Chiêu Thống tanh hôi
    Hòang Văn Hoan bốc lên xú khí
    Chị Anh bước vào Sử Việt rồi !
    Búa TẠ Chị giáng đòn tan rã
    Búa tấn Anh đập chúng tan thôi !
    Phân rã Ý hệ vô nhân ấy
    Hết tuyệt đối tin… hoang mang rồi !…
    TRIỆU LƯƠNG DÂN
  2. Lù Tống đã nói

    thanh bảo kiếm và cái lá chắn…
    không biết 2 cái thứ này, có phải làm bằng tiến tham nhũng, rút ruột công quỹ, cướp đất của dân oan, hút máu mủ của người đi XKLĐ, ăn chặn tiền cứu trợ nạn nhân thiên tai, ăn xi măng sắt thép của các công trình XD …
    Lú mà không lú, nói lú mà không phải lú…biện chứng và tư duy phát buồn …mửa !

  3. Tiếng nói Nhân dân đã nói

    Bài viết phản ánh rất chính xác tình hình Việt Nam hiện tại: Nhìn bề ngoài Việt Nam có vẻ giống một câu chuyện thành công, nhưng với sự tan băng gần đây của Myanmar, giờ đây Việt Nam đã thành quốc gia hà khắc nhất Đông Nam Á.
    Một thời được mệnh danh là “con hổ kinh tế”, nay là “con hổ hung dữ” về nhân quyền.
    Nhà cầm quyền xem người dân như con cá cảnh, được “tự do” làm ăn kinh tế hơn trước, nhưng phải sống trong một môi trường “giả tạo” XHCN với đầy đủ “vật làm cảnh”(bầu cử, quốc hội, tổ chức chính trị xã hội bị quản lý, ..)

  4. Dân Việt đã nói

    Đúng là người nước ngoài viết có khác, chỉ cái tựa đề là đã thấy sai rồi.
    Tại sao lại gọi là ” CON HỔ HUNG DỮ” ?

    • sangmat đã nói

      Chưa chắc sai! ở Mẽo, một số người nuôi hổ, sư tử như vật nuôi thông thường, vd Mike Tyson nuôi hổ, diễn viên điện ảnh Tazan nuôi cả hổ, sư tử, thậm chí còn ngủ chung với chúng.Mèo ở Mẽo, có một số con còn không biết bắt chuộc nữa là.Chỉ nghe lõm và nói lại có gì không đúng Bác ném nhẹ tay cảm ơn!
  5. montaukmosquito đã nói

    Vị thế Việt nam trên thế giới bây giờ rơi đúng vào thế Gadhafi ngày xưa
  6. Cảm ơn anh Ba và người dịch. Ông này là người nước ngoài mà nói đúng thế! Không biết bao giờ nước ta mới hết bắt bớ, tù đầy những người bất đồng chính kiến, bao giờ mới hết nạn cướp đất, vô cớ bắt dân, đánh dân như mới đây linh mục N V B, chị nông dân tên là chị Mây (tôi không nhớ họ gì) …
    • Trọng Lú đã nói

      Cảnh sát hóa xã hội dân sự, xây dựng chế độ dộc tài dựa trên dùi cui và nhà tù, nhà nước này đang tự phơi bầy ung nhọt bên trong mà chẳng lời lẽ hoa mỹ lúc nào cũng xoen xoét (như chủ trang Viet-Studies đã ví von) là một dạng “kiết lỵ đàng miệng” thì cũng chẳng lấp liếm nổi đâu.
  7. T. T. đã nói

    Không biết mấy cái người trên ảnh, kể cả những người có cùng chức năng khác, mà xem được sẽ tự thấy thế nào nhỉ? Có xấu hổ và nhục nhã không? Ai xui ai khiến mà nỡ đối xử với bà con đồng bào mình bằng gậy, bằng cái bản mặt đằng đằng sát khí vậy?
    • côn đồ cát ĐẢNG đấy,đừng dây vào.chúng nó còn có mã tấu(nói nhỏ nhé:cả đồ nóng nữa đấy).trông hung hăng nhỉ?.đội này mà đánh một trận là lấy lại HOÀNG SA được liền à.
  8. ha noi đã nói

    Cang hoc, cang song gan dan ta cang thay khong chi ha khac ma la tan bao cua nhung ke lanh dao it van hoa.
  9. Phong vien đã nói

    Công an ta là công an nhân dân, được nhân dân đóng thuế nuôi dưỡng, vì dân, do dân, làm việc tốt, tại sao lại sợ chụp ảnh, sợ quay phim nhỉ ? Hay là đang làm điều mờ ám nên sợ quay phim, chụp ảnh ?
  10. Cựu đảng viên đã nói

    “Một quốc gia hà khắc nhất Đông Nam Á” . Quả đúng là như vậy! Tự do dân chủ bị kiềm chế, phong tỏa. Ở địa phương nào mà người dân nhen nhóm lên cái nguyện vọng và cái quyền đó đều bị thẳng tay đàn áp. Và có lẽ cũng không có nước nào ở Đông Nam Á, thậm chí cả trên thế giới lại lắm bọn đầu trâu mặt ngựa, bọn xã hội đen, mặt mũi lúc nào cũng bặm trợn, đằng đằng sát khí muốn ăn sống nuốt tươi dân lành và dân oan như ở VN. Đó là cái “ưu việt” của CNXH mà ông Tổng Trọng vừa huênh hoang ở xứ người.
  11. Cục Đất đã nói

    Bài này hay. Thành thật mà nói, chúng ta cần cám ơn Myanmar. Nhờ họ mới lòi mặt chuột của thực trạng Việt Nam trước mắt thế giới. Quỹ SIDA tẩy chay rồi.
  12. HoaCaiNo đã nói

    Cách mạng Hoa nhài, Mùa xuân Ả rập, nay là Myanma làm cho CS Việt Nam vô cùng lo sợ.
    Chắc chắn họ đã phải nghĩ đến ngày tận số của họ.

    Thế cho nên,
    Bên trong họ sợ nhất lúc này là biểu tình.
    (Đúng thôi, chỉ cần một cuộc biểu tình dù rất nhỏ,
    lập tức sẽ có Mùa xuân Ả rập ngay).
    Bất kỳ một dấu hiệu nào có thể dẫn đến biểu tình là họ diệt tận gốc ngay.

    Bên ngoài, lúc sắp chết đuối lúc này họ phải bám chặt vào cái cọc cộng sản Tàu.
    Chừng nào còn CS Tàu thì còn CS VN.

    Nếu khôn ngoan, hãy đi với Mỹ. Nhưng để làm được điều này, thật vô cùng khó khăn đối với họ.
    • binhloanvien đã nói

      Không biết lần sau đến lượt ASEAN có còn cho Việt nam làm chủ tịch luân phiên?
    • Chân lý đã nói

      không cần đi với Mỹ, chỉ cần bỏ cộng sản sẽ có hàng chục nước châu âu , đông âu … ủng hộ và hậu thuẫn vốn liếng và đủ thứ tôi đảm bảo , đọc bài Thụy Điển đã đóng cửa đại sứ quán ở Hà Nội là đủ rõ hay bài gần đây Brazil tẩy chay tổng Trọng thẳng thừng .
  13. nguyễn trung thành đã nói

    THEO TÔI,NƯỚC TA NÊN THEO MIAN MA CHUYỂ ĐỔI.MỌI QUYỀN LỢI DO CHẾ ĐỘ CS VẪN GIỮ NGUYÊN,KHÔNG AI BỊ QUY HÌNH SỰ.TỪ ĐÂY MỌI NGƯỜI BÌNH ĐẲNG,CHỈ TẬP TRUNG XÂY DỰNG HIẾN PHÁP MỚI,BẦU CỬ TỰ DO,NHỮNG NGƯỜI CS HAY KHÔNG CS ĐỀU BÌNH QUYỀN DO DÂN BẦU,THỰC HIỆN TAM QUYỀN PHÂN LẬP,THEO CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ.KHÔNG CÒN CẢNH TRẢ THÙ HÈN HẠ NỮA .NHƯ THẾ THÌ NƯỚC TA SẼ TIẾN NHANH.CÒN NHƯ HIỆN NAY THÌ NGÀY CÀNG CHIA RẼ VÀ CÓ NGUY CƠ BÙNG PHÁT SỰ CHÔNG ĐỐI MẠNH MẼ.
    • Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA
      Đó là qui định của Dân Làm Báo và một số diễn đàn khác. Nhưng ở đây thì ABS cho thả cửa , ai muốn nàm gì thì nàm. Riêng tôi, rất khó chịu và không đọc những phản hồi này.

    • Chân lý đã nói

      mỗ 1 kẻ làm ăn bình thường và hàng triệu dân phó phó thường dân hiền lành đều muốn vậy đó mr. Thành à, chẳng muốn cắng đắng giết chóc đấu tố giai cấp hay tranh đoạt gì với đảng cộng sản chỉ mong họ cho đa đảng, nhiều thành phần từ dân bầu ra để nắm quyền công bằng , cũng như công ty cổ phần có hội đồng quản trị thì phải tốt hơn là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kiểu độc đảng toàn trị hiện nay. Nhưng tiếc 14 cái đầu đó tụi nó không nghe đâu ! chỉ vì đơn giản quyền lợi tụi nó đầy rẫy rồi làm sao chia sẻ được . 1 lũ ác ôn mà .
      • Le Huu Sinh đã nói

        Chúng tôi đồng thuận rằng sẽ không có sự trả thù các cá nhân về các vai trò của họ trong quá khứ !
        Toàn thể dân tộc Việt Nam hãy cùng nghĩ đến số phận hẩm hiu của nước nhà mà thương yêu nhau !

        TM Nhóm NDP,
        Bác sĩ Lê Hữu Sinh
        Saigon-TPHCM

        • tiến sĩ giấy đã nói

          Tôi đoán là người Việt Nam sẽ không trả thù nếu tình hình diễn biến như Miến Điện, nhưng sẽ tàn khốc như Lybia hoặc chí ít thì cũng nhân đạo cỡ “giải phóng miền nam” nghĩa là cho phe thua đi mút mùa lệ thủy.
  14. Đình đã nói

    Chỉ là 1caí nhìn,1 nhận định trung thực,dè dặt của 1 người lịch sự nước ngoài
  15. nguyen boston đã nói

    ha ha ha ,
    anh BASAM ơi .tôi thấy được chầu nhậu ở bải biển VŨNG TÀU.tôi muốn ngày đó đến ,tâm hồn tôi thật thanh thản không âu lo ,tôi sẻ đứng bên biển VŨNG TÀU đốt nén nhang cầu xin nhửng linh hồn đang trên biển cả về với quê hương ,tôi mãn nguyện uống với bạn bè cạn ly rượu và an tâm cho đất nước đã có những ngày vui,chúng ta sẻ có sách để đọc ,có nhạc để nghe …

  16. TRỰC NGÔN đã nói

    Thêm một dẫn chứng để cay đắng thừa nhận rằng, chưa bao giờ mà hình ảnh con Rồng cháu Tiên lại thảm hại và nhục nhã đến thế trong tầm nhìn quốc tế. Bao nhiêu hào quang quá khứ đã trôi tuột xuống, long tróc phấn son và lộ ra bộ mặt thật.
    Thà làm người Campuchia, Myanmar… mà thấy cái passport vẫn có giá trị hơn, không khí tự do, làm ăn buôn bán dễ thở hơn.
    Bốn con hổ châu á ( Asian tiger) l giờ đã thành 4 con rồng nhỏ. Còn con cáo tinh thì sau bao năm phấn đấu lên thiên đàng, đã trở thành con rắn độc đang cắn vào đuôi của mình.
    Nhiều người ác miệng còn khẳng định nó bây giờ là một trong bốn CON ..KẸT của thế giới. Chứ thành được rồng rắn gì mà bọn báo chí lề Đ cứ thổi phồng lên để thủ dâm tinh thần và tự sướng!

  17. Hai lúa đã nói

    Myamar không có gì đặc sắc hơn chúng ta, về dân số, về kinh tế, về lòng tự hào dân tộc, về kinh nhgiệm chiến đấu chống ngoại xâm. Chúng ta sẽ làm được, nhất định thế.
    Đêm qua lúa tui năm mơ,….giấc mơ thật là buồn cười….có lẽ là ước mơ chăng? Một bọn đầu trâu mặt ngựa bị dân truy đuổi trốn vào mấy đống rơm sau nhà, tui tới hỏi “bọn mày là bọn nào? tụi nó đáp: tụi em là người của chính phủ quốc hội, làm ơn cho em núp vào đây, mai mốt giành lại ghế tụi em không quên ơn” rồi cả đám lủi vô đống rơm. Tự nhiên lửa ở đâu mà ….nổi lên 4 phương trời. Thức rồi cứ tiếc hoài….

  18. Phu Cu đã nói

    cam on AnhBasam vaf Người dịch: Đan Thanh!
  19. binhloanvien đã nói

    Quay trở lại cấm vận Việt Nam chăng?
    Tôi ủng hộ.

  20. NCH đã nói

    Anh Ba để ý: Lúc có một phản hồi..thì trên trang của anh Ba hiện lên:”Có mộ phản hồi to…”,chữ “một” thiếu mất mẫu tự “t”
  21. Myanma làm được vậy bởi nó đã nát bét hoàn toàn, còn con hổ này thì đang trong thời kỳ phân hủy. Đợi phân hủy hoàn toàn thì cũng giống Myanma thôi.
  22. Anh 2 đã nói

    Việt Nam thích kỷ lục, nay thì quá nhiều kỷ lục bét bảng về chỉ số phát triển con người và xã hội đã được đảng quang vinh thời đại hồ chí minh xác lập!
    Tôi ủng hộ quốc tế đưa các nhà lãnh đạo VN từ cấp Tỉnh đến cấp TW cùng gia quyến của họ vào diện cấp nhập cảnh vào các nước tự do, đa đảng, tư bản; còn dân thường thì cho thoải mái.

  23. Nói gì thì nói, con hổ này cũng chỉ là hổ giấy mà thôi. Chẳng qua nó đang trong thời kỳ bị rách nát do dính mưa nên mới gằn lên vậy thôi mà.
  24. Haohao đã nói

    THÁNH GIÓNG CHƯA KỊP LỚN
    Bài học Miến Điện không chỉ có CS Việt Nam lo sợ mà cả Tàu phù cũng phải điều chỉnh. http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/04/hop-tac-quoc-phong-la-tru-cot-quan-he-viet-trung/

    Tàu phù không muốn tay sai sụm khi chưa cắn xé nhai nuốt xong. Sẽ có “ÂN” và giặc ÂN sau vụ Miến Điện cải cách để giúp bọn tay sai.
    Thánh Gióng chưa kịp lớn đâu.
  25. tiến sĩ giấy đã nói

    Tem trước, đọc sau….
    BS: Hì hì! Riêng bài nầy bác “tem” là phải trả nhuận … tem đó nha.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét