Cập nhật: 02:25 GMT - thứ tư, 11 tháng 4, 2012
Trung Quốc yêu cầu Nga
không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông,
không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân vào ngày 10/4 tuyên bố nước này mong doanh nghiệp nước ngoài "tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của nước đương sự giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, tránh dính líu vào tranh chấp Nam Hải dưới bất cứ hình thức nào".
Ông Lưu cho biết phản ứng về việc Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí ở Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP (British Petroleum) từng phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.
'Tránh lôi cuốn nước ngoài'
Thông cáo của Gazprom hôm 5/4 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
Hai lô này là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là "nằm bên trong hải giới truyền thống" của Trung Quốc.
Ông Lưu Vi Dân nhắc lại Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển chung quanh ở Nam Hải".
"Trung Quốc mong các nước đương sự liên quan cùng hành động với Trung Quốc, tránh lôi cuốn nước ngoài khu vực vào tranh chấp," ông nói.
"Trung Quốc mong các nước đương sự liên quan cùng hành động với Trung Quốc, tránh lôi cuốn nước ngoài khu vực vào tranh chấp."
Lưu Vi Dân, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc
Trong khi đó, ông Đặng Trung Hoa, Vụ trưởng Vụ Biên giới - Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được Nhân dân Nhật báo dẫn lời Trung Quốc luôn phản đối việc khai thác dầu khí "không phép" trên lãnh hải Trung Quốc.
Phát biểu trong dịp giao lưu trực tuyến trên mạng của Nhân dân Nhật báo, ông Đặng Trung Hoa nhắc lại Bắc Kinh luôn "muốn bỏ qua khác biệt để cùng khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp".
Ông nói tiếp: "Một số nước bên ngoài phóng đại tự do đi lại và an ninh trên Nam Hải. Họ dùng nó làm cớ để can thiệp vào cuộc tranh chấp, và chúng tôi cương quyết phản đối."
Còn ông Chu Hạo, nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nói thẳng rằng sự kiện Gazprom cho thấy Việt Nam muốn đưa Nga vào để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
"Việt Nam luôn xem đó là chính sách của mình, còn Kremlin muốn lặp lại ảnh hưởng của Nga ở Đông Á, nên dễ hiểu là hai nước lại ký thỏa thuận. Mỗi bên nhận lấy cái mình cần," ông Chu tuyên bố.
Chính phủ và học giả Trung Quốc cũng có những bình luận tương tự hồi đầu tháng khi nói về dự án giữa ONGC-Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam.
Trung Quốc nói khoảng 40% của hai lô mà Ấn Độ đang thăm dò nằm trong vùng biển tranh chấp.
Ngoại trưởng Ấn Độ sau đó phản ứng bằng tuyên bố Biển Đông là tài sản chung của thế giới và không nước nào được đòi thống trị.
Ông S.M. Krishna khi được giới phóng viên hỏi về phản đối của Trung Quốc trước dự án khai thác dầu với Việt Nam tại Biển Đông đã nói: "Ấn Độ duy trì quan điểm rằng Biển Đông là tài sản chung của thế giới".
Giới quan sát cũng lưu ý một bài báo trên tờ Đại Đoàn Kết, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hôm 7/4 ca ngợi thoả thuận hợp tác với Gazprom.
Bấm Bài báo này nói: "Ngày càng nhiều công ty dầu khí của hàng chục quốc gia trên thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ngày càng có thêm nhiều tin vui về những thành quả của sự hợp tác này cho thấy cộng đồng quốc tế, mà đặc biệt là các doanh nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới, tự tin vào chủ quyền và chính nghĩa của Việt Nam trên các khu vực khai thác ở Biển Đông."
bbc
XEM THÊM:
Biển Ðông là tài sản chung của thế giới và phải tự do cho thương mại để phú cường, Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Ðộ SM Krishna tuyên bố như vậy sau khi Trung Quốc lại lên tiếng cảnh cáo Ấn không được chen vào dò tìm khai thác dầu khí ở Biển Ðông.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/04/ngoai-truong-o-bien-ong-la-tai-san.html
+++++
Soái hạm Philippines 'đụng' tàu Trung Quốc ở Biển Đông
Chiến hạm lớn nhất của Philippines hôm qua có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
Soái hạm Gregorio del Pilar của hải quân Philippines. Ảnh: Gov.ph |
Sự việc bắt nguồn từ nỗ lực của soái hạm Philippines trong việc bắt giữ các ngư dân Trung Quốc, AFP đưa tin.
8 tàu cá Trung Quốc đã thả neo trong vùng biển mà
Manila khẳng định thuộc chủ quyền của Philippines ở bãi cạn Scarborough,
cách bờ tây đảo lớn Luzon khoảng 124 hải lý. Bộ Ngoại giao Philippines
cho biết soái hạm Gregorio Del Pilar được điều đến sau khi máy bay tuần
tra phát hiện 8 tàu cá kể trên tại khu vực này.
Hôm qua, các thủy thủ Philippines lên tàu cá Trung Quốc để kiểm tra, theo AP. Họ phát hiện một lượng lớn san hô, trai lớn và cả cá mập còn sống trên tàu cá.
Sau đó, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã xuất hiện,
thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho hay. Các tàu hải giám này di
chuyển vào vị trí giữa soái hạm Gregorio del Pilar và các tàu cá Trung
Quốc, nhằm ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân. "Tính đến sáng nay, tình
hình vẫn chưa có gì thay đổi", thông báo có đoạn.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua
liên lạc với đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Mã Khắc Thanh, để nhấn
mạnh rằng khu vực xảy ra "va chạm" nằm trong lãnh thổ của quốc đảo Đông
Nam Á. Ông Del Rosario sáng nay triệu ông Mã tới trụ sở Bộ Ngoại giao
Philippines để cùng tìm ra một giải pháp ngoại giao.
Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines, Trương Hoa, hôm nay tuyên bố không có bình luận gì về vụ "va chạm".
Vụ việc kể trên là sự kiện mới nhất trong chuỗi các
căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xoay quanh tranh chấp chủ
quyền tại một số khu vực trên Biển Đông.
Ngoài hai nước trên, một số bên cũng có tuyên bố chủ
quyền chồng lấn tại quần đảo Trường Sa ở
Biển Đông là Việt Nam, Malaysia
và Brunei. Việt Nam và Philippines năm ngoái cùng cáo buộc các tàu
Trung Quốc có những hành động gây phức tạp tình hình.
Phan Lê
http://xuongduong.blogspot.com/2012/04/soai-ham-philippines-ung-tau-trung-quoc.html
Co le phai giai quyet tat ca nhung bat dong giua Trung Quoc va Asean bang mot cuoc chien . Asean hay chuan bi san sang cho dieu nay vi chinh nghia thuoc ve ho .
Trả lờiXóa