Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc. Ảnh: lấy từ BBC |
.
WEBSITE KHOA LỊCH SỬ ĐƯA TIN:
Buổi thuyết trình:
“Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”
Website Khoa Lịch sử xin trân
trọng thông báo: Trung tâm Liên Văn hóa – Lịch sử sẽ tổ chức một buổi
thuyết trình với nội dung: “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và
Hoàng Sa”
Người thuyết trình: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
(Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Thời gian: 8h30 ngày 17/03/2012.
Địa điểm: Tầng 8 nhà E, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
336 Nguyễn Trãi, Q, Thanh Xuân, HN
Trân trọng kính mời các thầy cô giáo và các bạn sinh viên và những người quan tâm đến tham dự.
Nguồn: Website Khoa Lịch sử.
Thông tin từ trang Anh Ba Sàm:
NÓNG MÁU! 9h30′ – Theo TS Nguyễn Xuân Diện cho biết, buổi thuyết trình về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”
do GS-TS Nguyễn Quang Ngọc thực hiện lúc này đang diễn ra tại Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tuy nhiên, nội dung thuyết trình đã “bị khống chế hoàn toàn“,
không có một chi tiết nào đề cập tới tranh chấp biển đảo với Trung
Quốc. Phần đầu chương trình là về chủ quyền biển đảo thời Pháp thuộc,
trình bày một số tấm bản đồ cổ và các thuật ngữ.
Đó là nội dung cho tới 9h15′. Có lẽ để tránh gây … sốc cho những
con tim vẫn mãi tin yêu và cung cúc với “thiên đường XHCN” Trung Hoa,
nên nội dung tranh chấp với Trung Quốc sẽ để ở phần sau thì sao? Hề hề!
12h30′ – TS Nguyễn Xuân Diện cho biết buổi thuyết trình đã kết
thúc, hầu như chỉ có sinh viên tham gia trong hơn 100 người dự, không có
một chữ “Trung Quốc” nào được nhắc đến. Vậy thì Ba Sàm xin gửi một câu
hỏi tới ông Nguyễn Quang Ngọc, cũng như những ai rơi vào tình cảnh tương
tự: nếu thực sự phải chịu áp lực nào đó để không đề cập chút
nào tới tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc trên Biển Đông, thì ông có tự
vấn mình rằng có nên tổ chức một cuộc thuyết trình như vậy hay không? Bởi nếu đúng như nội dung sáng nay [được phản ánh] thì ông đang dối trá với sinh viên của mình rồi.
16h10′ – Một độc giả phản hồi: “Theo thông tin mới nhận được, thì ông Ngọc có nhắc đến Trung Quốc. Một người tham gia đã quay lại video đầy đủ nên trắng đen sẽ rõ ngay thôi!!!”
Và phản hồi của blogger Gốc Sậy-TS Nguyễn Hồng Kiên: “Thưa bác Ba và mọi người, nhà cháu có đến nghe. Rất nhiều thông tin BỔ ÍCH.
Sau phần thuyết trình, còn có cả trao đổi. Xin được nhắc lại lời kết mà
nhà cháu tâm đắc: “Chúng ta nên giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh!”
. Nhà cháu sẽ xin có bài về buổi nói chuyện này.”.
|
.
Ghi chú của NXD: Thông tin trên, do một người đến dự thuyết trình cho NXD biết.
BBC hỏi chuyện GS. Nguyễn Quang Ngọc ngay sau khi kết thúc buổi thuyết trình:
Phải nói rõ nội dung câu chuyện’
Audio phỏng vấn mời bấm tại đây.
.
Giáo sư thuyết trình về chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa bác bỏ thông tin trên mạng rằng ông chịu áp lực.
Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa
học phát triển, GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, vừa hoàn tất bài thuyết
trình tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội
sáng thứ Bảy, 17/3.
Sau đó, trên mạng internet xuất hiện
một số ý kiến cáo buộc rằng nội dung thuyết trình đã bị
khống chế và không có một chi tiết nào đề cập đến tới tranh
chấp biển đảo với Trung Quốc.
‘Không bị áp lực’
Trả lời phỏng vấn BBC chiều 17/3,
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc bác bỏ thông tin trên mạng rằng ông “không
nhắc hai chữ Trung Quốc” trong bài phát biểu.
“Người ta xuyên tạc. Tôi không có áp
lực nào cả. Ở đây tôi minh chứng về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở
Trường Sa và Hoàng Sa,” ông Ngọc nói.
“Bài thuyết trình của tôi là một câu chuyện lịch sử về chủ quyền của Hoàng Sa ở Việt Nam.”
“Mặc nhiên là tôi có nói tới Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng chính để tôi nói trong hôm nay.”
Giáo sư khẳng định ông “chỉ nói về sự thực lịch sử liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa”.
“Điểm tôi nhấn mạnh chính là giai đoạn chưa có tranh chấp, tranh biện,” GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nói thêm.
“Điểm tôi nhấn mạnh chính là giai đoạn chưa có tranh chấp, tranh biện. Trước năm 1909, tôi không tìm thấy một tư liệu nào nói đến cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên những quần đảo này.”GS. TS Nguyễn Quang Ngọc
“Trước năm 1909, tôi không tìm thấy
một tư liệu nào nói đến cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc
trên những quần đảo này.”
“Trung Quốc chỉ có một ứng xử duy nhất đó là tránh tất cả vùng quần đảo nguy hiểm này.”
Thông tin lan truyền trên mạng ở Việt Nam hiện nay ngày càng nhanh hơn, nhưng dường như cũng đặt ra vấn đề về độ tin cậy.
Tiến sĩ Ngọc nhận định: “Chúng ta phải nói rõ với nhau rằng nội dung câu chuyện là gì.”
“Ở đây, tôi nói đến vấn
đề chủ quyền của Việt Nam ở trên các quần đảo giữa Biển Đông
trong giai đoạn Việt Nam chưa có tranh chấp, tranh biện.”
“Ai đến dự mà lại nói như vậy, có thể họ không hiểu hoặc họ không nghiêm túc,” ông Ngọc phê phán.
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
Một người tham dự thuyết trình thưa lại với ông Ngọc:
.
Đôi điều thưa lại với ông Nguyễn Quang Ngọc
Chúng tôi đến với buổi thuyết trình
của ông sáng ngày 17 tháng 3 năm 2012 với tâm thế của những người Việt
Nam chân chính. Chủ đề chính của buổi thuyết trình là: “Vấn đề chủ quyền
của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Trong một bối cảnh mà tất cả
chúng ta đều nhận thấy một sự thờ ơ đến tàn nhẫn khi những người Anh
hùng ở Gạc Ma năm 1988 bị lãng quên và bằng mọi cách bị buộc phải lãng
quên. Chắc hẳn ông Ngọc và một số người khác thừa hiểu hai chữ “Chủ
quyền” trong buổi hội thảo này có ý nghĩa như thế nào. Đơn giản là chúng
tôi chờ đợi mọi thứ được nói ra, một ai đó dám nói ra bằng con mắt khoa
học và trái tim nhân văn cũng rất chân chính.
Nhưng tôi đã ngán ngẩm và rùng mình
khi nhìn thấy trong mục lục nội dung của ông không hề có phần nào ngụ ý
hoặc cụ thể nói về việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi cho
ông có ý đặt trọng tâm vào vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam thời
kỳ thuộc Pháp. Có lẽ ông có một ngụ ý khác mà tôi không đoán biết được.
Nhưng tôi cho rằng không thể cho là đầy đủ và nghiêm túc khi nhắc đến
chủ quyền của các quần đảo này mà không nhắc, thậm chí phải là Trọng
tâm, đến những tranh chấp đó. Việc các triều đại phong kiến thiết lập
chủ quyền một cách tự nhiên hoặc việc ông ca ngợi là độc đáo trong phần
lớn nội dung, tôi nghĩ chẳng cần đến một buổi thuyết trình quy mô như
vậy mới nói lên được.
Thứ nhất, lịch sử tồn tại của vấn đề
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là một lịch sử hết sức rõ ràng và không
cần thêm bớt. Trong tâm khảm người Việt, Trường Sa và Hoàng Sa là máu,
là thịt, là phên giậu, là tiền đồn của Tổ quốc. Sự bổ cứ nào đó chỉ là
tô điểm cho sự thật chứ không nhất thiết là từ đó mới nói ra sự thật.
Thứ hai, xét cho cùng, chỉ có vấn đề
tranh chấp chủ quyền hai quần đảo này mới là những gì chính xác nhất
chúng ta cần nói đến, và chúng tôi mong ông nói đến bằng một bản lĩnh
khoa học vượt lên mọi sức ép vô hình hoặc hữu hình. Vì sao? Bởi vì trên
thực tế, cái sự tranh chấp đó nó nói lên quá nhiều điều. Nó nói đến bản
chất mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong toàn bộ giai đoạn thế
kỷ XX nói riêng đến nay. Nó nói đến sự trái ngược trong quan niệm và
thái độ giữa người cầm quyền và nhân dân gần đây mọi người đều biết.
Thứ ba, thưa ông, ông có biện minh
rằng bài thuyết trình của ông không nói đến vấn đề tranh chấp, không nói
đến máu đổ, người chết, đến mất lãnh thổ, mất chủ quyền. Hẳn nhiên ông
không sai khi biện minh rằng ông có nói đến hai từ “Trung Quốc”. Nhưng
nói ra một từ khác hẳn nói ra một vấn đề. Mà cái chúng tôi, nhân dân,
chờ đợi không phải là việc ông có nói đến hai chữ “Trung Quốc”. Chúng
tôi cần nói đến vấn đề Trung Quốc trong mối quan hệ với Việt Nam. Đến
vấn đề là người “đàn anh” cái thứ được ca ngợi trong mối quan hệ với
chúng ta là “môi hở răng lạnh” đó đã lăm le cướp đoạt, giết hại, đã “cắn
nát môi” như thế nào. Dĩ nhiên, nếu ông bàng quan với mấy chuyện cắt
cáp, đánh đuổi ngư dân, bắt người đòi tiền chuộc… thì đành một nhẽ. Đằng
này…Cái chúng tôi cần là một sự thức tỉnh, chứ không tiếp tục là một sự
im lặng hèn hạ và đáng sợ kia nữa!
Ông có nói rằng, buổi thuyết trình
mang một ý nghĩa khoa học thuần túy. Nếu nó là khoa học với ý nghĩa chân
chính như vậy, tại sao lại phải né tránh, phải đặt lệch trọng tâm để
một cuộc động đất bị coi là đánh vỡ một chiếc cốc?
Xin gửi đến ông đôi lời như vậy để ông
và ai đó hiểu rằng, chúng tôi không mù quáng khi nói lên lời của mình,
những lời không bị kiểm duyệt và không thể bị kiểm duyệt.
H.V.Đ
.
Nguyễn Xuân Diện:
Như vậy, sau khi đọc và nghe
bài PV của ông Nguyễn Quang Ngọc trên BBC, thì những điều mà NXD được
thông tin về buổi thuyết trình hôm nay là chính xác. Một số người tham
dự cho biết, ông Ngọc nhắc đến Trung Quốc trong phần thảo luận, trao
đổi, (không phải là ở phần thuyết trình, vì ông chỉ quan tâm đến giai đoạn chưa có tranh chấp mà thôi) khi có người đề nghị ông nói.
Riêng chuyện ông Ngọc có bị áp lực nào không, thì phải đợi các thông tin tiếp theo.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét