Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Việt Nam không thân với Mỹ vì sợ Trung Quốc có cớ đánh - TQ ngày càng trắng trợn vi phạm chủ quyền VN.



Yêu cầu TQ chấm dứt xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa

15/03/2012 17:35:07

 
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cụ thể là:

Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý.

Ngày 2/3, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 7/3, tại kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và chính quyền tỉnh Hải Nam đang hợp tác để mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 12/3, trên “Diễn đàn cường quốc” của mạng Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cố dưới đáy “Nam Hải” (Biển Đông) và trạm công tác “Tây Sa” (Hoàng Sa)

Chính quyền tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 28/3 v.v…

Trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, ngày 15/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Những hoạt động nêu trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; vi phạm luật pháp quốc tế; trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc".

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông", ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh.
PV
Nguồn: Bee.net.




VNExpress cho biết thêm: 


Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc đã đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin. Trong chuyến thăm chính thức mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tới Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc cùng khẳng định mọi bất đồng trên biển sẽ được hai bên giải quyết bằng biện pháp hòa bình. (Nguồn: VNE)

Xem ra, đường dây nóng này bị chuột gặm mất rồi! Đề nghị chính phủ cho nối lại để thông tin được thông suốt.

Tàu Trung Quốc áp sát giàn khoan và kho nổi chứa xuất dầu thô của Việt Nam 

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Một nguồn tin đáng tin cậy cho Bauxite Việt Nam biết lúc 3 giờ chiều ngày 9 tháng 3 vừa qua, hai tàu hải giám Trung Quốc áp sát kho nổi chứa xuất dầu thô FPSO Lewek Emas của Việt Nam đang neo đậu tại vị trí giàn khoan mỏ Chim Sáo, ở lô 12W, thềm lục địa Việt Nam.

Một tàu tiến gần đến mức có thể thấy rõ số đăng ký 75 và dòng chữ Chinese Marine Surveillance (Tàu Hải giám Trung Quốc) ở mạn tàu (xem ảnh bên dưới). Tàu Trung Quốc không trả lời dù phía Việt Nam cố gắng bắt liên lạc trên các kênh VHF 16, 14, 12, 72. Phải đến khi Việt Nam đưa tàu Sapa (tên một chiếc tàu kéo dịch vụ dầu khí) tiến về hướng tàu hải giám Trung Quốc, thì chúng mới bỏ đi, lúc 3g40.

Điều đáng chú ý là cho đến nay toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.

clip_image004

Nguồn: BVN
______________________________


Trong diễn biến khác, trước hành động leo thang vi phạm chủ quyền Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh, lo ngại các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc sẽ nổ ra, trong vài ngày gần đây, một số người ở Hà Nội đã từng tham gia biểu tình liên tục được nhà chức trách hỏi thăm và hẹn gặp gỡ cafe. Đây là Giấy mời ông Phan Trọng Khang họp vào lúc 16h hôm nay:





5 nhận xét:

  1. Hèn, nó giết ngư dân, áp sát tàu, tổ chức du lịch...trong khi đó lại xuất ngày kêu nó là a bạn tốt, nào là tuyên truyền văn hóa tàu, nào là dạy tiếng tàu...không hiểu nổi cái tối thiểu của lòng tự trọng đâu nữa.
    Trả lờiXóa
  2. Tàu không còn lạ - Sự hèn hạ thì vẫn quen
    Trả lờiXóa
  3. Bọn tàu lại bắt đầu giở trò nữa đó...
    Cây muốn lặng gió chẳng dừng...

    TH
    Trả lờiXóa
  4. Ở trên là mời ông,đến cuối lại giở mặt gọi ngay đồng chí ?
    Trả lờiXóa
  5. Tôi thật không hiểu nổi động thái của Đảng và Nhà nước. Đối với giặc thì năm khi mười họa người phát ngôn bộ ngoại giao mới phản đối lấy lệ để tỏ rằng có phản đối,còn nhân dân biểu tình phản đối bọn giặc cướp nước thì tìm mọi cách đàn áp.Chính phủ thì luôn miệng nói Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam,song khi người dân nói Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam thì đạp vào mặt, thì bắt nhốt vào trại phục hồi nhân phâm để cải tạo !!!!!!
    Trả lời



http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/03/trung-quoc-ngay-cang-trang-tron-vi-pham.html 




+++++++++++++++++++++







 Việt Nam không thân với Mỹ vì sợ TQ có cớ đánh



image




HANOI/WASHINGTON (VB) -- Cuộc chiến để giành chủ quyền các đảo ở Biển Đông ngày càng gian nan đối với Việt Nam, trong khi các học giả từ VN giải thích về thái độ VN dè dặt trong lập trường đứng giữa các siêu cường.



Một thông tin từ trang mạng Hoàng Sa (hoangsa.org) của giới trẻ Sài Gòn đã khám phá rằng, quyển bản đồ thế giới Atlas đang bán nhà sách Fahasa tại Sài Gòn, “trong đó in Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc. Nhưng lại không chú thích gì ở Trường Sa trong khi VN đang hầu hết quản lý các đảo ở Trường Sa.”

image
Trường Sa

Có phải TQ đã mua chuộc các học giả ở công ty Atlas, hay vì công ty này muốn bán bản đồ ở TQ nên phải chìu Bắc Kinh thay vì Hà Nội? Nhưng tại sao lại bán sách này ở VN? Chính thức, chưa có câu trả lời.


image

Căng thẳng không chỉ là quân sự, mà còn là giao thương: bản tin Reuters hôm Thứ Hai 5-3-3012 cho biết Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu đồng thuận hôm Thứ Hai để cho chính phủ quyền đánh thuế các mặt hàng bao cấp từ TQ và VN. Dự kiến Hạ Viện Mỹ sẽ chấp thuận dự luật naỳ vào Thứ Ba, rồi sẽ gửi lên TT Obama ký thành luật.


Hiện thời các thuế hải quan đang bảo vệ 80,000 việc làm của dân Mỹ, thuộc các ngành thép, giấy nhôm, giấy, hóa chất và sản phẩm khác từ TQ và các túi nhựa mua sắm từ VN. Tuy nhiên, TQ có thể sẽ trả đũa thương mại Hoa Kỳ.


Báo Philippine Daily Inquirer hôm 6-3-3012 ghi lời Ngoại Trưởng Phi Albert del Rosario kêu gọi TQ phải có trách nhiệm hơn để giữ gìn hòa bình, thịnh vượng và ổn định khu vực. Ông nói, Phi sẽ nhận từ Mỹ năm nay ít nhất 144.66 triệu đô viện trợ quốc phòng, tăng 21.4 triệu so với viện trợ năm ngoái.


Trong khi đó, giảng viên Lê Hồng Hiệp từ Đại Học Quốc Gia VN, chuyên ngành quan hệ đối ngoại, viết bài trên báo The Diplomat hôm 5-3-2012, nhan đề “Vietnam Eyes Middle Powers,” giải thích tại sao VN không dám quá thân với Mỹ.

image

Ông viết rằng, VN nhấn mạnh kết thân với các nước trung gian như Úc nhằm ngăn ngừa sức tăng quân sự TQ có thể làm hại. Vì trong quá khứ, khi TQ tấn công VN năm 1979, lấy cớ dạy VN một bài học vì VN can thiệp quân sự vào Cam Bốt, nhưng các hồ sơ sau này tiết lộ cho thấy lý do quan trọng nhất là VN liên minh quốc phòng với Liên Xô.


Nhưng GS Lê Hồng Hiệp nói khi VN kết thân quân sự với Úc cũng là đặt một nền tảng kết thân quân sự với Mỹ, vì Úc là đồng minh lâu đời của Mỹ.


Trong khi đó, RFI loan tin rằng hôm Thứ Hai 5/03/2012, phát biểu trong phiên họp đầu tiên kỳ họp thường niên của Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố cần phải tăng cường khả năng của quân đội giành chiến thắng trong các cuộc «chiến tranh cục bộ» trong thời đại công nghệ thông tin.


image
1979



Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói : «Chúng ta sẽ tăng cường khả năng của lực lượng vũ trang để hoàn thành các nhiệm vụ quân sự trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ, thông qua việc sử dụng các công nghệ thông tin».


Theo hãng tin AFP, thủ tướng Trung Quốc đã phát biểu như trên vào lúc Bắc Kinh ngày càng có thái độ quyết đoán, khẳng định chủ quyền của mình trong các vùng biển đang có tranh chấp với những nước láng giềng.


RFI nhắc rằng, hôm Chủ Nhật phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh thông báo là ngân sách quốc phòng trong năm 2012 sẽ tăng 11,2%, lên tới 80,6 tỷ euro, tương đương 106.7 tỷ đôla Mỹ.


Bản tin khác của RFI ghi theo Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao của Nhật Bản và Philippines hôm 3/3/2012 cho biết lần đầu tiên lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia các cuộc tập trận chung Mỹ Philippine dự kiến bắt đầu vào đầu tháng Tưtới đây.


Ngoài ra quân đội Úc và Hàn Quốc lần đầu tiên cũng được mời tham gia cuộc tập trận có tên gọi «Balikatan» theo tiếng Philippines có nghĩa là «kề vai sát cánh».


Các cuộc tập trận chung với sự tham gia của nhiều quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như vậy được coi như động thái đáp lại các hoạt động phô trương sức mạnh gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.


RFI ghi thêm, một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) như Việt Nam và Singapore cũng sẽ tham gia cuộc tập trận nói trên.


Đặc biệt, “Cuộc tập trận dự kiến kéo dài một tuần. Địa điểm thao diễn chính sẽ là khu vực đảo Palawan của Philippines và các vùng lân cận trong Biển Đông.”



Vietbao



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét