Người dân Tứ Kì hết bàng hoàng, đau xót rồi đến phẫn nộ trước hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo đức của truyền thống người Việt từ xưa đến nay.
Được biết, năm 2011, một dự án xây dựng được UBND quận Hoàng Mai phê duyệt nằm vào cánh đồng trên. Khu vực bị san lấp thuộc dự án xây dựng Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục III – Bộ Công an.
http://www.youtube.com/watch?v=leQ-7G6LEjk
Lội bùn, bới đất tìm mộ bị vùi lấp
Hàng trăm người dân Tứ
Kì, đầu xanh có, đầu bạc có… đau xót ra đồng lội bùn, bới đất đi tìm mộ tổ tiên.
Người dân Tứ Kì hết bàng hoàng, đau xót rồi đến phẫn nộ trước hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo đức của truyền thống người Việt từ xưa đến nay.
Lọ mọ lội xuống bùn với hi vọng tìm thấy phần mộ của tổ tiên đã bị vùi lấp, cụ Nguyễn Trọng Tài, 72 tuổi, người dân ở tổ 15, làng Tứ Kì xót xa: “Mới hôm qua tôi còn ra thắp nén hương cho các cụ, nhưng sáng nay ra chỉ còn là khu đất trống bị cày xới nham nhở. Cạnh đó mấy ngôi mộ bị cày xới vội vàng còn nằm chỏng chơ trên nền đất. Tôi sống gần hết đời người ở cái làng này, chưa bao giờ gặp chuyện như thế này”.
Ông Đỗ Văn Hưng (61 tuổi) vô cùng bức xúc khi biết chuyện cả 8 ngôi mộ của gia đình mình đã bị vùi lấp chỉ sau một đêm: “Những kẻ táng tận lương tâm mới dám động chạm vào mồ mả của người ta. Mấy đời nay, dòng họ tôi sống ở làng này, mồ mả cha ông đều được chôn cất ở đây, giờ đã nằm nơi chín suối cũng không được yên”.
Hàng trăm người dân làng Tứ Kì, đầu xanh có, đầu bạc có… lội bùn, bới đất đi tìm phần mộ tổ tiên trên nền đất vẫn còn hằn rõ vết xe ủi.
Nhìn những ngôi mộ bị vùi lấp dưới cát, ông Nguyễn Xuân Trường, 73 tuổi, xót xa: “Mồ mả với người dân Việt Nam quan trọng lắm cháu ơi. Người ta sống về mồ mả chứ sống vì bát cơm đâu”.
Nhưng người dân bức xúc cũng chẳng biết kêu ai. Từ xưa đến nay, người dân Tứ Kì vốn thuần hậu, chất phác, không muốn xung đột căng thẳng xảy ra.
“Giờ đây, nguyện vọng của đông đảo người dân Tứ Kì chỉ mong muốn đơn vị thi công dừng ngay hoạt động san lấp lại, dẹp đất cát đi để tìm lại mồ mả của cha ông, di chuyển đến phần đất mới thì con cháu mới yên lòng mà sống được” - cụ Nguyễn Trọng Tài nói.
Như Vietnamnet đã đưa tin, vụ lấp mộ động trời trên xảy ra vào rạng sáng ngày 13/3, tại khu Tứ Kì, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Khi phát hiện ra vụ việc thì nhiều ngôi mộ đã vùi lấp dưới lớp đất dày, người dân Tứ Kì vô cùng phẫn nộ, bức xúc và đau xót.
Hay tin có PV đến, đông đảo người dân kéo đến “tố” Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế CT Việt Nam mà họ nghi là thủ phạm của vụ việc động trời trên.
Ghi nhận thông tin từ người dân, cánh đồng làng Tứ Kì là nơi tập kết hàng trăm ngôi mộ khô của tổ tiên dòng họ ở đây, có nhiều ngôi mộ chôn cách đây hàng trăm năm nhưng có những ngôi mộ mới chôn cách đây hàng chục năm.
Được biết, năm 2011, một dự án xây dựng được UBND quận Hoàng Mai phê duyệt nằm vào cánh đồng trên.
Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế CT Việt Nam là đơn vị trúng thầu dự án xây dựng này.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, cả hai phía vẫn chưa thống nhất về việc thỏa thuận di dời các phần mộ sang khu đất mới. Trong lúc người dân đang chờ để “mồ yên mả đẹp” thì bỗng chốc, chỉ sau một đêm hàng trăm ngôi mộ của nhiều dòng họ trong làng đã bị cày xới, vùi lấp không thương tiếc.
Khu vực bị san lấp thuộc dự án xây dựng Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục III – Bộ Công an.
Anh Tuấn
Người dân Tứ Kì hết bàng hoàng, đau xót rồi đến phẫn nộ trước hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo đức của truyền thống người Việt từ xưa đến nay.
Lọ mọ lội xuống bùn với hi vọng tìm thấy phần mộ của tổ tiên đã bị vùi lấp, cụ Nguyễn Trọng Tài, 72 tuổi, người dân ở tổ 15, làng Tứ Kì xót xa: “Mới hôm qua tôi còn ra thắp nén hương cho các cụ, nhưng sáng nay ra chỉ còn là khu đất trống bị cày xới nham nhở. Cạnh đó mấy ngôi mộ bị cày xới vội vàng còn nằm chỏng chơ trên nền đất. Tôi sống gần hết đời người ở cái làng này, chưa bao giờ gặp chuyện như thế này”.
Đông đảo người dân Tứ Kì bức xúc khi nhiều ngôi mộ của dòng họ bị san lấp- ảnh Anh Tuấn |
Ông Đỗ Văn Hưng (61 tuổi) vô cùng bức xúc khi biết chuyện cả 8 ngôi mộ của gia đình mình đã bị vùi lấp chỉ sau một đêm: “Những kẻ táng tận lương tâm mới dám động chạm vào mồ mả của người ta. Mấy đời nay, dòng họ tôi sống ở làng này, mồ mả cha ông đều được chôn cất ở đây, giờ đã nằm nơi chín suối cũng không được yên”.
Hàng trăm người dân làng Tứ Kì, đầu xanh có, đầu bạc có… lội bùn, bới đất đi tìm phần mộ tổ tiên trên nền đất vẫn còn hằn rõ vết xe ủi.
Nhìn những ngôi mộ bị vùi lấp dưới cát, ông Nguyễn Xuân Trường, 73 tuổi, xót xa: “Mồ mả với người dân Việt Nam quan trọng lắm cháu ơi. Người ta sống về mồ mả chứ sống vì bát cơm đâu”.
Nhưng người dân bức xúc cũng chẳng biết kêu ai. Từ xưa đến nay, người dân Tứ Kì vốn thuần hậu, chất phác, không muốn xung đột căng thẳng xảy ra.
“Giờ đây, nguyện vọng của đông đảo người dân Tứ Kì chỉ mong muốn đơn vị thi công dừng ngay hoạt động san lấp lại, dẹp đất cát đi để tìm lại mồ mả của cha ông, di chuyển đến phần đất mới thì con cháu mới yên lòng mà sống được” - cụ Nguyễn Trọng Tài nói.
Nhiều ngôi mộ đã bị san lấp chỉ sau một đêm |
Như Vietnamnet đã đưa tin, vụ lấp mộ động trời trên xảy ra vào rạng sáng ngày 13/3, tại khu Tứ Kì, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Khi phát hiện ra vụ việc thì nhiều ngôi mộ đã vùi lấp dưới lớp đất dày, người dân Tứ Kì vô cùng phẫn nộ, bức xúc và đau xót.
Hay tin có PV đến, đông đảo người dân kéo đến “tố” Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế CT Việt Nam mà họ nghi là thủ phạm của vụ việc động trời trên.
Ghi nhận thông tin từ người dân, cánh đồng làng Tứ Kì là nơi tập kết hàng trăm ngôi mộ khô của tổ tiên dòng họ ở đây, có nhiều ngôi mộ chôn cách đây hàng trăm năm nhưng có những ngôi mộ mới chôn cách đây hàng chục năm.
Được biết, năm 2011, một dự án xây dựng được UBND quận Hoàng Mai phê duyệt nằm vào cánh đồng trên.
Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế CT Việt Nam là đơn vị trúng thầu dự án xây dựng này.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, cả hai phía vẫn chưa thống nhất về việc thỏa thuận di dời các phần mộ sang khu đất mới. Trong lúc người dân đang chờ để “mồ yên mả đẹp” thì bỗng chốc, chỉ sau một đêm hàng trăm ngôi mộ của nhiều dòng họ trong làng đã bị cày xới, vùi lấp không thương tiếc.
Khu vực bị san lấp thuộc dự án xây dựng Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục III – Bộ Công an.
Anh Tuấn
http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/64279/loi-bun--boi-dat-tim-mo-bi-vui-lap.html
+++++++++++++++++
NHỮNG BÀI LIÊN QUAN:
Vụ hàng trăm mộ 'bốc hơi': Dân phẫn nộ
Trong khi người dân
làng Tứ Kỳ đang nóng lòng đào bới khu vực mồ mả bị vùi lấp để mong tìm lại phần
mộ của tổ tiên thì chính quyền phường Hoang Liệt lại khẳng định: số mộ bị lấp
chỉ 1 vài cái, chứ không có chuyện lên đến hàng trăm như phản ánh của người dân.
Chiều ngày 14/3, rất nhiều cơ quan báo chí đã tìm mọi cách liên hệ với Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam - đơn vị được cho là đã san lấp nhiều ngôi mộ của người dân làng Tứ Kỳ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, phía công ty đã từ chối tiếp xúc với báo chí.
Phía chính quyền địa phương, ông Phùng Trung Hải - chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt cho rằng, số mộ bị đơn vị thi công san lấp chỉ là một vài ngôi, chứ không phải là hàng trăm ngôi mộ như phản ánh của người dân và báo chí.
Chiều ngày 14/3, rất nhiều cơ quan báo chí đã tìm mọi cách liên hệ với Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam - đơn vị được cho là đã san lấp nhiều ngôi mộ của người dân làng Tứ Kỳ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, phía công ty đã từ chối tiếp xúc với báo chí.
Phía chính quyền địa phương, ông Phùng Trung Hải - chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt cho rằng, số mộ bị đơn vị thi công san lấp chỉ là một vài ngôi, chứ không phải là hàng trăm ngôi mộ như phản ánh của người dân và báo chí.
Ông Hải, chủ tịch phường Hoàng Liệt |
"Ngôi mộ bị san lấp thuộc về dòng họ Phùng. Ngay trong ngày 13/3, chủ đầu tư đã
làm việc với hộ dân có ngôi mộ này và tiến hành di dời. Hai ngôi mộ gần kề bị
ảnh hưởng cũng đã được di dời về nghĩa trang của phường"- ông Hải cho hay.
Theo ông Hải, sáng 13/3, phường Hoàng Liệt mới nhận được phản ánh của người dân về việc mồ mả tổ tiên của họ bị vùi lấp. Sau khi nhận được thông tin, phía phường đã trực tiếp xuống hiện trường, lập biên bản và tạm đình chỉ thi công để làm rõ sự việc. Sau đó, phường đã báo cáo sự việc này lên các cơ quan chức năng để xin ý kiến xử lý.
Được biết, khu đất bị đơn vị san lấp vào đêm 12/3 nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ thuộc Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục III, Bộ Công an.
Dự án này được thực hiện theo Quyết định số 642/QĐ – UBND ngày 2/2/2010 của UBND thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của phường Hoàng Liêt, tại khu vực triển khai dự án này, có khoảng 300 ngôi mộ được chôn cất, 88 hộ thuộc diện đền bù để giải phóng mặt bằng.
Đơn vị thi công có dấu hiệu sai phạm?
Được biết, tại thời điểm xảy ra sự việc hàng trăm ngôi mộ bị vùi lấp như phản ánh của người dân, phía đơn vị thi công - Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam vẫn chưa được bàn giao mặt bằng. Lý do là trong 88 hộ thuộc diện được bồi thường, có 3 hộ vẫn không nhận tiền bồi thường.
Theo lãnh đạo phường Hoàng Liệt, chỉ khi người dân thoả thuận và nhận tiền đền bù xong, Sở Tài nguyên - Môi trường cùng với cơ quan liên quan sẽ có văn bản bàn giao mặt bằng, khi đó đơn vị thi công mới được phép thi công trên mặt bằng đó.
Thời điểm xảy ra sự việc, mặt bằng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị thi công. Thế nhưng, phía công ty đã tự y tiến hành san lấp.
Người dân phẫn nộ
Rất nhiều hộ dân ở làng Tứ Kỳ đã phẫn nộ trước việc khu mộ của dòng họ, tổ tiên bị san lấp. Họ cho rằng, có đến hơn 100 ngô mộ bị đơn vị thi công vùi lấp.
Ông Nguyễn Văn Ngọc (người làng Tứ Kỳ) bức xúc cho biết, gia đình ông có đến 10 ngôi mộ đã bị san lấp. Sau khi nghe tin mồ mả tổ tiên bị vùi lấp, gia đình ông đã chạy ra khu vực phần mộ.
Theo ông Hải, sáng 13/3, phường Hoàng Liệt mới nhận được phản ánh của người dân về việc mồ mả tổ tiên của họ bị vùi lấp. Sau khi nhận được thông tin, phía phường đã trực tiếp xuống hiện trường, lập biên bản và tạm đình chỉ thi công để làm rõ sự việc. Sau đó, phường đã báo cáo sự việc này lên các cơ quan chức năng để xin ý kiến xử lý.
Được biết, khu đất bị đơn vị san lấp vào đêm 12/3 nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ thuộc Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục III, Bộ Công an.
Dự án này được thực hiện theo Quyết định số 642/QĐ – UBND ngày 2/2/2010 của UBND thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của phường Hoàng Liêt, tại khu vực triển khai dự án này, có khoảng 300 ngôi mộ được chôn cất, 88 hộ thuộc diện đền bù để giải phóng mặt bằng.
Đơn vị thi công có dấu hiệu sai phạm?
Được biết, tại thời điểm xảy ra sự việc hàng trăm ngôi mộ bị vùi lấp như phản ánh của người dân, phía đơn vị thi công - Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam vẫn chưa được bàn giao mặt bằng. Lý do là trong 88 hộ thuộc diện được bồi thường, có 3 hộ vẫn không nhận tiền bồi thường.
Theo lãnh đạo phường Hoàng Liệt, chỉ khi người dân thoả thuận và nhận tiền đền bù xong, Sở Tài nguyên - Môi trường cùng với cơ quan liên quan sẽ có văn bản bàn giao mặt bằng, khi đó đơn vị thi công mới được phép thi công trên mặt bằng đó.
Thời điểm xảy ra sự việc, mặt bằng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị thi công. Thế nhưng, phía công ty đã tự y tiến hành san lấp.
Người dân phẫn nộ
Rất nhiều hộ dân ở làng Tứ Kỳ đã phẫn nộ trước việc khu mộ của dòng họ, tổ tiên bị san lấp. Họ cho rằng, có đến hơn 100 ngô mộ bị đơn vị thi công vùi lấp.
Ông Nguyễn Văn Ngọc (người làng Tứ Kỳ) bức xúc cho biết, gia đình ông có đến 10 ngôi mộ đã bị san lấp. Sau khi nghe tin mồ mả tổ tiên bị vùi lấp, gia đình ông đã chạy ra khu vực phần mộ.
Khu vực bị đơn vị thi công vùi lấp |
Ông không thể tin nổi vào mắt mình nữa. Toàn bộ khu mộ của dòng họ đã bị vùi lấp
dưới lớp đất cát khổng lồ.
Ông Nguyễn Phúc Hưng (tổ 14) cũng có có 7 ngôi mộ nằm rải rác trên cánh đồng này. Hiện có 4 ngôi bị vùi lấp không thể tìm thấy.
Ông buồn bã: "Ông, bà tổ tiên đến chết vẫn không được yên thân. Trước còn bờ ruộng, còn xác định được vị trí phần mộ. Bây giờ toàn là đất với cát, làm sao mà xác định được vị trí, làm sao mà đưa được phần mộ ông bà tổ tiên về nơi an nghỉ được”.
Người dân nơi đây thì khẳng định có tới gần 100 ngôi mộ bị lấp. Phía lãnh đạo phường thì cho rằng chỉ có 1 ngôi mộ chứ không phải là con số hàng trăm như người dân và báo chí phản ánh.
Thế nhưng, trong biên bản họp ngày 14/3/2012 của UBND phường Hoàng Liệt với đơn vị thi công lại có đoạn ghi: “Ông Nguyễn Phúc Hưng, tổ 14, tại dự án, gia đình ông có 7 ngôi mộ, đã tìm được 3 ngôi, có 4 ngôi đang thất lạc, chưa tìm thấy”.
Như vậy, rõ ràng điều này đã mâu thuẫn với thông tin: chỉ có 1 ngôi mộ bị lấp như lời ông chủ tịch phường Hoàng Liệt.
Việc đơn vị thi công tự ý tiến hàng san lấp mặt bằng khi chưa có đầy đủ các văn bản, giấy tờ, chưa được bàn giao mặt bằng; việc hàng trăm ngôi mộ của người dân nơi đây bỗng dưng “biến mất” khiến người dân nơi đây vô cùng hoang mang và phẫn nộ.
Và nếu, con số hàng trăm ngôi mộ bị vùi lấp như lời phản ánh của người dân là chính xác thì đây sẽ là một vụ việc rất nghiêm trọng, vi phạm đến đạo đức và pháp luật.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.
Hoàng Sang – Vân Anh
Ông Nguyễn Phúc Hưng (tổ 14) cũng có có 7 ngôi mộ nằm rải rác trên cánh đồng này. Hiện có 4 ngôi bị vùi lấp không thể tìm thấy.
Ông buồn bã: "Ông, bà tổ tiên đến chết vẫn không được yên thân. Trước còn bờ ruộng, còn xác định được vị trí phần mộ. Bây giờ toàn là đất với cát, làm sao mà xác định được vị trí, làm sao mà đưa được phần mộ ông bà tổ tiên về nơi an nghỉ được”.
Người dân nơi đây thì khẳng định có tới gần 100 ngôi mộ bị lấp. Phía lãnh đạo phường thì cho rằng chỉ có 1 ngôi mộ chứ không phải là con số hàng trăm như người dân và báo chí phản ánh.
Thế nhưng, trong biên bản họp ngày 14/3/2012 của UBND phường Hoàng Liệt với đơn vị thi công lại có đoạn ghi: “Ông Nguyễn Phúc Hưng, tổ 14, tại dự án, gia đình ông có 7 ngôi mộ, đã tìm được 3 ngôi, có 4 ngôi đang thất lạc, chưa tìm thấy”.
Như vậy, rõ ràng điều này đã mâu thuẫn với thông tin: chỉ có 1 ngôi mộ bị lấp như lời ông chủ tịch phường Hoàng Liệt.
Việc đơn vị thi công tự ý tiến hàng san lấp mặt bằng khi chưa có đầy đủ các văn bản, giấy tờ, chưa được bàn giao mặt bằng; việc hàng trăm ngôi mộ của người dân nơi đây bỗng dưng “biến mất” khiến người dân nơi đây vô cùng hoang mang và phẫn nộ.
Và nếu, con số hàng trăm ngôi mộ bị vùi lấp như lời phản ánh của người dân là chính xác thì đây sẽ là một vụ việc rất nghiêm trọng, vi phạm đến đạo đức và pháp luật.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.
Hoàng Sang – Vân Anh
Vietnamnet
+++++++++++++++++
Hà Nội: Hàng trăm ngôi mộ 'bốc hơi' trong 1 đêm
Hàng trăm ngôi mộ ở nghĩa trang của làng dân làng Tứ Kỳ, phường Hoàng
Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã bỗng dưng... bốc hơi chỉ sau một đêm.
Sáng 13/3, người dân làng Tứ Kỳ không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện hàng trăm ngôi mộ tại nghĩa trang của thôn đã bị vùi lấp trong những đống đất, cát còn mới nguyên.
Theo người dân địa phương, thủ phạm của hành động này là Công ty cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam. Được biết, năm 2011, một dự án xây dựng được UBND quận Hoàng Mai phê duyệt nằm vào cánh đồng trên. Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế CT Việt Nam là đơn vị trúng thầu dự án xây dựng này.
Trong lúc chờ thỏa thuận về phương án di dời các ngôi mộ trong nghĩa trang thì chỉ sau một đêm, doanh nghiệp này đã cho ô tô đổ cát và máy ủi san phẳng hàng trăm ngôi mộ của nhiều dòng họ.
Người dân cho biết, tại khu vực nghĩa trang này có rất nhiều ngôi mộ, trong đó có những ngôi mộ đã được hàng trăm năm tuổi. Việc làm này đã gây sự bức xúc, căm phẫn rất lớn từ người dân ở phường Hoàng Liệt.
Trước đó, vào rạng sáng 22/8/2010 tại nghĩa trang Đồng Trưa, thôn Ỷ La, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội cũng đã xảy ra vụ hàng nghìn tấn bùn đất vùi lấp mấy chục ngôi mộ gây bức xúc cho người dân. 35 ngôi mộ chưa cải táng tại nghĩa trang đã bị vùi lấp.
Ngay sau đó, thủ phạm của hành vi táng tận lương tâm trên là các đối tượng Nguyễn Văn Đương (SN 1962) trú ở xã Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội; Dương Văn Sơn (SN 1971) và Phạm Hồng Kỳ (SN 1979) cùng ở phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội đã phải cúi đầu trước vành móng ngựa.
Ngày 5/11/2010, những người dân thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông cũng đã tá hỏa khi phát hiện hàng loạt ngôi mộ của người thân đã bị đào trộm, tan hoang. Các ngôi mộ này được chôn cất đã nhiều năm nay, nằm ở khu vực mỏ đá thuộc địa phận phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa.
Trước đó, hơn hai chục ngôi mộ đã bị 3, 4 đối tượng dùng xe máy ủi, máy xúc đào bới và bốc trộm phần hài cốt đựng trong những chiếc tiểu sành chở đi…. Sau việc làm “tày trời” này, các phần mộ chỉ còn lại là một bãi đất nham nhở, trống không.
Việc làm gây nhiều bức xúc này là do Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất thương mại dịch vụ Quốc Thanh (trụ sở tại phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa) tiến hành. Theo người dân, nơi này đã bị cấm không cho chôn cất và cũng chưa có biện pháp di dời nên thời gian qua, một số doanh nghiệp đã tự ý đến đào ủi để lấy đất gây bức xúc cho người dân.
Lê Minh (Tổng hợp)
Sáng 13/3, người dân làng Tứ Kỳ không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện hàng trăm ngôi mộ tại nghĩa trang của thôn đã bị vùi lấp trong những đống đất, cát còn mới nguyên.
Theo người dân địa phương, thủ phạm của hành động này là Công ty cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam. Được biết, năm 2011, một dự án xây dựng được UBND quận Hoàng Mai phê duyệt nằm vào cánh đồng trên. Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế CT Việt Nam là đơn vị trúng thầu dự án xây dựng này.
Người dân lọ mọ đi tìm mộ ở làng Tứ Kỳ (Ảnh: Petrotimes.vn) |
Trong lúc chờ thỏa thuận về phương án di dời các ngôi mộ trong nghĩa trang thì chỉ sau một đêm, doanh nghiệp này đã cho ô tô đổ cát và máy ủi san phẳng hàng trăm ngôi mộ của nhiều dòng họ.
Người dân cho biết, tại khu vực nghĩa trang này có rất nhiều ngôi mộ, trong đó có những ngôi mộ đã được hàng trăm năm tuổi. Việc làm này đã gây sự bức xúc, căm phẫn rất lớn từ người dân ở phường Hoàng Liệt.
Trước đó, vào rạng sáng 22/8/2010 tại nghĩa trang Đồng Trưa, thôn Ỷ La, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội cũng đã xảy ra vụ hàng nghìn tấn bùn đất vùi lấp mấy chục ngôi mộ gây bức xúc cho người dân. 35 ngôi mộ chưa cải táng tại nghĩa trang đã bị vùi lấp.
Ngay sau đó, thủ phạm của hành vi táng tận lương tâm trên là các đối tượng Nguyễn Văn Đương (SN 1962) trú ở xã Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội; Dương Văn Sơn (SN 1971) và Phạm Hồng Kỳ (SN 1979) cùng ở phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội đã phải cúi đầu trước vành móng ngựa.
Các ngôi mộ bị đào trộm ở thị xã Gia Nghĩa (Ảnh: Đại đoàn kết) |
Ngày 5/11/2010, những người dân thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông cũng đã tá hỏa khi phát hiện hàng loạt ngôi mộ của người thân đã bị đào trộm, tan hoang. Các ngôi mộ này được chôn cất đã nhiều năm nay, nằm ở khu vực mỏ đá thuộc địa phận phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa.
Trước đó, hơn hai chục ngôi mộ đã bị 3, 4 đối tượng dùng xe máy ủi, máy xúc đào bới và bốc trộm phần hài cốt đựng trong những chiếc tiểu sành chở đi…. Sau việc làm “tày trời” này, các phần mộ chỉ còn lại là một bãi đất nham nhở, trống không.
Việc làm gây nhiều bức xúc này là do Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất thương mại dịch vụ Quốc Thanh (trụ sở tại phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa) tiến hành. Theo người dân, nơi này đã bị cấm không cho chôn cất và cũng chưa có biện pháp di dời nên thời gian qua, một số doanh nghiệp đã tự ý đến đào ủi để lấy đất gây bức xúc cho người dân.
Lê Minh (Tổng hợp)
Vietnamnet
Những kẻ ra lệnh và những người trực tiếp lái máy ủi san lấp làm hư hại tới mổ mả của người khác sẽ bị các vong linh người quá cố vật chết và sẽ ảnh hưởng tới con cháu đời sau của họ .
Trả lờiXóa