Theo thống kê của Phóng Viên Không Biên Giới, đã có 200 cư dân mạng đã bị bắt năm 2011, tăng 30% so với năm 2010, trong đó có 5 người đã thiệt mạng. Hiện có hơn 120 công dân mạng đang bị giam cầm vì muốn tự do phát biểu chính kiến trên internet.Việt nam có 22 blogger và các nhà hoạt động mạng bị bắt. Phóng viên Không Biên giới nhận định rằng, lo sợ ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp và kiểm soát internet nhằm ngăn cản mọi nguy cơ gây bất ổn định chế độ.
++++++
Giải thưởng Cư Dân Mạng năm 2012
Phóng Viên Không Biên Giới (RSF - Reporters Sans
Frontières/Reporters Without Borders) có trụ sở tại Paris đã gọi ngày 12
tháng 3 mỗi năm là ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet và mỗi năm
vào ngày này, Phóng Viên Không Biên Giới kết hợp với Google trao giải
thưởng « Cư Dân Mạng » (Net- Citoyen) cho những cá nhân hoặc nhóm đã có
can đảm chấp nhận mọi hiểm nguy để phổ biến thông tin về những gì đang
xảy ra trong quốc gia của họ. Ngày 12 tháng 3 vừa qua, Giải thưởng Cư
dân Mạng đã được tổ chức tại quận 10, Paris. Thông tin viên Tường An
tham dự và gửi về bài tường trình sau đây :
Nhân Ngày Thế Giới chống Internet , ngày 12 tháng 3, nhóm Phóng Viên Không Biên Giới ( Repotier Sans Frontier –RSF) trụ sở tại Paris kết hợp với Google đã tổ chức lễ trao giải thưởng « Cư Dân Mạng » (Net-Citoyen/Net-Citizen) tại quận 10 Paris.
Năm nay có 6 người /nhóm được đề cử cho Giải « Cư Dân Mạng » :
Giải thưởng « Cư Dân Mạng »
Nhân Ngày Thế Giới chống Internet , ngày 12 tháng 3, nhóm Phóng Viên Không Biên Giới ( Repotier Sans Frontier –RSF) trụ sở tại Paris kết hợp với Google đã tổ chức lễ trao giải thưởng « Cư Dân Mạng » (Net-Citoyen/Net-Citizen) tại quận 10 Paris.
Năm nay có 6 người /nhóm được đề cử cho Giải « Cư Dân Mạng » :
1-Leonardo Sakamoto (Brazil) : Phóng viên và cũng là Tiến sĩ khoa học chính trị. Với chức vụ Giáo sư ngành báo chí, ông đã xử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để đấu tranh cho cuộc chiến dành độc lập của Đông Timor, các sự xung đột về môi trường và xã hội. Đặc biệt ông quan tâm đến các sắc dân thiểu số ở Ấn Độ cũng như bảo vệ các cộng đồng bản địa ở Brésil. Leonardo cũng là điều phối viên của Tổ chức Phi Chính phủ « Nhóm phóng viên Brésil » và là Đại diện của Ủy ban Xóa Nô Lệ Lao Động (CONATRAE)
2-Làng Ô Khảm (Trung Quốc) : Làng Ô Khảm là một làng gồm 13.000 dân thuộc thành phố Quảng Đông của Trung Quốc. Tháng 12 năm 2011 tại đây đã xảy ra những vụ nổi dậy của dân làng để chống lai sự tịch thu đất đai của chính phủ. Người phát ngôn của dân làng, ông Xue Jinbo đã chết trong tù ngày 11 tháng 12 năm 2011. Chính quyền ngăn cấm phổ biến tất cả những thông tin về sự kiện của làng này trên internet. Các từ khóa liên quan chữ « Ô khảm » đều bị chặn lại. Trên các trang microblog như Sina, Tencent Weibo, chính quyền kiểm duyệt tất cả những hình ảnh, video về các cuộc biểu tình của dân làng Ô Khảm.
nhóm Phóng Viên Không Biên Giới ( Repotier Sans Frontier –RSF) trụ sở tại Paris kết hợp với Google đã tổ chức lễ trao giải thưởng « Cư Dân Mạng » (Net-Citoyen/Net-Citizen) tại quận 10 Paris.Năm nay có 6 người /nhóm được đề cử cho Giải « Cư Dân Mạng »
3-Maikel Nabil Sanad (Ai Cập): Blogger, Tù nhân lương tâm của cuộc Cách mạng Ai Cập. Maikel Nabil Sanad đã trở thành một biểu tượng thời Hậu Mubarak. Ông đã dùng trang blog của mình để tố cáo những sự đàn áp của quân đội vào mùa xuân năm 2011. Ông bị bắt vào ngày 28/3/2011 và bị kết án 3 năm tù vì tội « xúc phạm quân đội » Được giảm án 2 năm, ngay khi được trả tự do vào ngày 24/1/2012, ông tiếp tục thách thức và chỉ trích lực lượng quân đội trước ngày kỷ niệm 1 năm cuộc Cách mạng Ai Cập.
4-Grigory Melkonyants và nhóm Golos (Nga) : Tổ chức phi chính phủ (‘Voice’) đã có sáng kiến xử dụng một loại thẻ có khả năng xác định vị trí và báo cáo gian lận trong quá trình bầu cử và đưa lên mạng thông tin Gazeta.ru. Cuối tháng 11 thẻ này bị thu hồi. Ngày 30/11/2011, Roman Badanine , phó biên tập viên của trang Gazeta.ru đã từ chức bằng cách ký tên vào kiến nghị để phản đối sự việc này.
5-Ủy Ban Phối Hợp Địa Phương của Syria – LCCSyria- ( Syrie) : Ủy Ban Phối Hợp Địa Phương của Syria, viết tắt là LCCSyria ( Local Coordination Comittee of Syria) phối hợp các phương tiện truyền thông để thu thập và phổ biến nhanh chóng những hình ảnh và tin tức về các cuộc nổi dậy của dân Syria cũng như sự đàn áp trên các vùng lãnh thổ Syria. Họ là những công dân bình thường và các nhà hoạt động Nhân quyền, cùng
với những nhà báo công dân khác họ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến và lưu hành các thông tin đã được cập nhật nhanh chóng. Trong khi các blogger khác bị bắt bới nhà cầm quyền thì các thông tin vẫn tiếp tục được phổ biến trên trang mạng của LCCSyrria.
6-Paulus Lê văn Sơn (VietNam) : 26 tuổi, hoạt động trong các lĩnh vực Dân chủ, Tôn giáo, Nhân quyền. Ông cũng đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và chống lại sự đàn áp của công an. Một ngày sau khi tham gia biểu tình trước tòa án xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ, ông và 22 cư dân mạng khác lần lượt bị bắt (3/8/2011). Paulus Lê văn Sơn cũng tham gia nhóm Báo Không Lề và báo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Hiện ông bị giam tại trại B14, Hà Nội về tội « có những hành động nhằm lật đổ chính quyền » theo điều 79 của bộ luật hình sự.
Tôi cũng không quên những người đã làm việc ngày đêm giúp chúng tôi việc chuyển tiếng Á Rập sang anh ngữ để chuyển tải thông tin ra ngoài Syria. Tôi muốn nhân cơ hội này chúc cho tất cả những nhà hoạt động nhiều may mắn để chiến đấu cho tới khi có được sự Tự DoNhóm LCCSyria
Vào lúc 6 giờ tối ngày 14/3/2012, trước mặt rất đông đảo các các cơ quan truyền thông, cộng đồng mạng, giải thưởng đã được nhóm Phóng Viên Không Biên Giới trao cho nhóm LCCSyria (Ủy Ban Phối Hợp Địa Phương của Syria hay còn gọi là Trung tâm truyền thông của Ủy Ban Phối Hợp Địa Phương của Syria). Cô Jasmine, 27 tuổi, một người hoạt động cho Syria đang cư ngụ tại Canada đã đại diện cho nhóm LCCSyria để lên lãnh giải thưởng này. Bày tỏ sự vui mừng khi nhận giải thưởng, cô phát biểu :
« Chúng tôi rất hân hạnh được có mặt tại đây hôm nay giữa các bạn và trên một đất nước đã có hai phóng viên chết tại Syria để cho thế giới biết đến những gì đang xảy ra ở đất nước chúng tôi và những người đã chết ấy chứng tỏ với thế giới rằng chế độ Syria là những kẻ giết người. Từ xa đến đây để nhận giải thưởng này, tôi mong được sự có mặt của một luật sư …( ?) đã giúp thành lập của nhóm LCCSyria, người đã cố gắng để nói lên sự thật đang diễn ra ở Syria : Một người Mẹ mất con, mất cha, mất chồng. Tôi cũng không quên những người đã làm việc ngày đêm giúp chúng tôi việc chuyển tiếng Á Rập sang anh ngữ để chuyển tải thông tin ra ngoài Syria. Tôi muốn nhân cơ hội này chúc cho tất cả những nhà hoạt động nhiều may mắn để chiến đấu cho tới khi có được sự Tự Do »
Cô Jasmine chia sẻ : việc nhận được giải thưởng này, cho thấy rằng nhóm LCCSyria đã được coi là một tổ chức truyền thông thật sự. Nhóm xuất hiện vào những ngày đầu của cuộc nổi dậy của người dân Syria. Họ gồm nhiều nhóm phụ trách các công việc khác nhau : nhóm cung cấp thông tin, nhóm kiểm tra sự khả tín của các thông tin đó từ nhiều nguồn khác nhau. Nhóm dịch sang tiếng Anh và đưa lên trang web, blog. Cô cũng cho biết Jasmine cũng không phải là tên thật, cô phải dùng bí danh để giữ an toàn cho gia đình cô còn đang ở Syria.
Chấp nhận nguy hiểm để phổ biến thông tin
Trong dịp này, ông Dominique Gerbaud – chủ tịch của Phóng Viên Không Biên Giới - nói « Nếu những cư dân mạng bị đàn áp, điều đó chứng tỏ những cư dân mạng không thể thiếu trong quá trình thu thập thông tin » Cách đây 10 năm, chỉ có 4 quốc gia kiểm duyệt internet, hiện nay con số đó đã lên tới 40. Trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm 12 nước thù địch nhất với « Tự do internet » Ông nói :
Cách đây 10 năm, chỉ có 4 quốc gia kiểm duyệt internet, hiện nay con số đó đã lên tới 40. Trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm 12 nước thù địch nhất với « Tự do internet »
« Chúng tôi rất vui mừng vì càng ngày, cư dân mạng càng có chổ đứng trong thế giới truyền thông.Họ ý thức được rằng họ là những người đóng vai trò quan trọng trong những biến chuyển chính trị. Họ đã phải đương đầu với những kỷ thuật tiến bộ của kiểm duyệt internet. Năm 2011 là một năm đen tối bởi vì các quốc gia kẻ thù của internet đã tuyên bố chiến tranh với các cư dân mạng.
Chúng tôi rất vui mừng được – qua giải thưởng này – nhìn nhận vai trò quan trọng của các cư dân mạng trong việc phổ biến những thông tin cần thiết về người dân trong nước họ. Cám ơn những cư dân mạng đã chấp nhận nguy hiểm để phổ biến thông tin và chúng tôi vui mừng khi có thể tưởng thưởng cho một số người trong họ. Bởi vì đa số những cư dân mạng thường không được biết đến và ẩn danh.
Không những họ thông tin cho chúng tôi mà còn bảo vệ những gì quý giá nhất của Phóng Viên Không Biên Giới : đó là sự tự do thông tin. Phóng viên không biên giới rất hân hạnh khi thấy ích lợi của giải thưởng này đã đem lại cho các cư dân mạng sự hiện diện. Hiện diện bởi vì họ không được bảo vệ bởi các nghiệp đoàn
như các phóng viên thông thường. Họ chấp nhận nguy hiểm và đôi khi phải trả một giá rất đắt. Phóng Viên Không Biên Giới không thể nào bỏ qua hình thức phóng viên mới này được bởi vì họ, những thông tin viên, những bloggers, chắn chắn sẽ là tương lai của ngành báo chí »
« Internet cho phép mỗi con người dũng cảm đều có thể nói lên tiếng nói của mình, dù là ở Syria hay ở bất cứ nơi nào trên thế giới » Ông Jean-Marc Tassetto, giám đốc điều hành của Google France phát biểu :
Phóng viên không biên giới rất hân hạnh khi thấy ích lợi của giải thưởng này đã đem lại cho các cư dân mạng sự hiện diện. Hiện diện bởi vì họ không được bảo vệ bởi các nghiệp đoàn như các phóng viên thông thường. Họ chấp nhận nguy hiểm và đôi khi phải trả một giá rất đắt.
ông Dominique Gerbaud
« Thật là hân hạnh khi chúng tôi được cộng tác với các bạn trong một đề án bên cạnh những người đầy dũng cảm. Một lần nữa , tôi xin cám ơn sự hợp tác của các bạn.Tôi muốn trở lại đề án mà các bạn là những người khởi xướng và kiên trì. Đến nay, đây là lần thứ ba của giải thưởng « Cư Dân Mạng » Dĩ nhiên nhờ sự dấn thân và sự can đảm hàng ngày của các bạn mà chúng ta có được ngày Quốc Tế chống kiểm duyệt này.Số quốc gia chống kiểm duyệt đã được khám phá từ 4 quốc gia năm 2002 tăng lên 40 quốc gia cho đến ngày hôm nay .Chúng tôi mời quý vị vào thăm trang mạng của chúng tôi để xem báo cáo rõ ràng về cách đo lường về mức độ và xu hướng kiểm duyệt.
Dịch vụ Google đang bị ngăn chặn trên 25 quốc gia trong số 150 quốc gia mà Google hiện diện. Con số đó ngày càng tăng .Các chính phủ đã dùng tường lửa ngăn chặn và và dùng các hình phạt nghiêm khắc dành cho những người đối lập và chống lại sự tự do phát biểu ý kiến.
Chúng tôi đã chứng kiến và đã là nạn nhân của những tấn công tin học vô cùng tinh vi ở Trung Quốc.Chúng tôi phản đối sự kiểm duyệt đó bằng cách rút ra khỏi quốc gia này mọi dịch vụ thương mại của chúng tôi.
Sự kết hợp và phân công giữa Google và Phóng viên không biên giới đã đưa đến những thành quả hữu hiệu.Vì thế, chúng tôi vô cùng hãnh diện được đứng bên cạnh các bạn để trao giải thưởng Cư Dân Mạng năm 2012.
Sự kết hợp và phân công giữa Google và Phóng viên không biên giới đã đưa đến những thành quả hữu hiệu.Vì thế, chúng tôi vô cùng hãnh diện được đứng bên cạnh các bạn để trao giải thưởng Cư Dân Mạng năm 2012.Ông Jean-Marc Tassetto
Xin cám ơn các bạn. »
Theo thống kê của Phóng Viên Không Biên Giới, đã có 200 cư dân mạng đã bị bắt năm 2011, tăng 30% so với năm 2010, trong đó có 5 người đã thiệt mạng. Hiện có hơn 120 công dân mạng đang bị giam cầm vì muốn tự do phát biểu chính kiến trên internet.Việt nam có 22 blogger và các nhà hoạt động mạng bị bắt. Phóng viên Không Biên giới nhận định rằng, lo sợ ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp và kiểm soát internet nhằm ngăn cản mọi nguy cơ gây bất ổn định chế độ.
Cũng xin nhắc lại, Năm 2008, Phóng Viên Không Biên Giới cùng với sự hỗ trợ của Google đã thành lập giải thưởng « Cư Dân mạng » (Net-Citoyen) để công nhận và tưởng thưởng cho lòng dũng cảm của các Cư Dân Mạng. Năm ngoái, giải thưởng này đã được trao cho Nawaat, một nhóm bloggers độc lập của Tunesia.
Với 2500 euros, giá trị hiện kim của giải thưởng này tùy không nhiều, nhưng chắc chắn nó sẽ là sự nâng đỡ tinh thần rất nhiều cho những cư dân mạng, những bloggers dũng cảm đang chiến đầu âm thầm để vượt qua bức tường kiên cố của các chế độ kiểm duyệt internet.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/net-citizen-prize-03162012082556.html
Ý kiến của Bạn
Bấm vào đây để nêu ý kiến của bạn.Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2012-03-16