Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Không quân Ấn Độ "rụng" như sung vì hàng nhái Trung Quốc


Không quân Ấn Độ "rụng" như sung vì hàng Trung Quốc


(Quốc phòng)- Đại sứ Nga tại Ấn Độ mới đây thẳng thừng tuyên bố một trong những nguyên nhân chính khiến các chiến đấu cơ của Ấn Độ “rụng” hàng loạt là do xài phải hàng nhái. Trong khi đó, phân tích của các chuyên gia cho thấy nhiều hàng “nhái” là do Trung Quốc sản xuất.

Theo công bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, trong 3 năm qua không quân nước này đã mất tổng cộng 33 chiến đấu cơ và trực thăng các loại và khiến 31 phi công tử nạn.


Loại chiến đấu cơ “rụng” nhiều nhất là MiG-21 với 16 chiếc gặp nạn. Ngoài ra, Không quân Ấn Độ còn mất 1 chiếc Sepecat Jaguar, 2 chiếc Mirage 2000, 3 chiếc Su-30MKI và hàng chục trực thăng.


Xác một chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ bị rơi

Đại sứ Nga tại Ấn Độ Alexandr Kadakin cho rằng các máy bay mà Ấn Độ mua của 
Liên Xô trước đây cũng như của Nga hiện giờ thường xuyên gặp nạn là vì Ấn Độ đã mua các thiết bị thay thế không phải do Nga sản xuất.


Đại sứ Alexandr Kadakin nói: “Điều đó là hoàn toàn sai bởi vì các thiết bị thay thế không phải do Nga sản xuất đều là hàng giả. Những chiếc MiG hay các loại máy bay khác của Ấn Độ cần có các thiết bị thay thế nguyên bản.

Trong khi đó, Ấn Độ lại đi mua chúng từ các nhà cung cấp không có giấy phép sản xuất, rồi sau đó ngạc nhiên tại sao các máy bay của mình lại rơi”.

Đại sứ Nga tại Ấn Độ Alexandr Kadakin


Hồi tháng 2/2011, Giám đốc Cơ quan hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Nga, ông Mikhail Dmitryev thừa nhận nhu cầu về thiết bị thay thế của các khách hàng từng mua vũ khí của Nga là rất lớn. Tuy nhiên, trước đây dưới thời Liên Xô, việc sửa chữa, thay thế hoặc hiện đại hóa không được chú trọng.


Không quân Ấn Độ từng nhiều lần than phiền vì không có phụ tùng thay thế cho các máy bay Il-78MKI. Do không có thiết bị thay thế, Ấn Độ đã không thể tiếp tục vận hành khai thác loại máy bay này và phải mở thầu mua máy bay mới. Hãng Airbus của châu Âu sau đó đã thắng thầu với mẫu A330MRTT.

Tuy nhiên, sau đó Bộ Tài chính Ấn Độ đã phải hủy kết quả đấu thầu vì giá cả quá cao. Tuy nhiên, tới đầu năm nay (2012), Ấn Độ lại quyết định mua máy bay của Airbus với lý do tuy giá có đắt song các máy bay A330MRTT có độ tin cậy cao và chi phí vận hành rẻ.


Ấn Độ đang tìm nhà cung cấp máy bay để thay thế loại Il-78 MKI (ảnh)

Trở lại với câu chuyện rơi máy bay và loại MiG-21 của Ấn Độ, phân tích của các chuyên gia quân sự cho thấy nhiều khả năng Ấn Độ đã mua phải hàng “nhái” từ Trung Quốc về để thay thế. Theo đó, Liên Xô đã ngừng sản xuất MiG-21 từ năm 1986.

Hiện chỉ có Trung Quốc là sản xuất mẫu chiến đấu cơ tương tự (bản coppy Thành Đô J-7). Và hiện cũng chỉ có duy nhất Trung Quốc sản xuất các trang thiết bị và phụ tùng thay thế cho loại máy bay này. Ấn Độ có thể đã mua thiết bị thay thế từ Trung Quốc, hoặc qua một nước thứ ba nào đó.

Chính vì vậy, Ấn Độ đã “dính” phải hàng giả và những chiếc MiG-21 bị rơi thường xuyên cũng là điều dễ hiểu.

Chiến đấu cơ MiG-21 của Không quân Ấn Độ

Tuy sao chép các mẫu máy bay và thiết bị thay thế của Liên Xô cũng như của Nga, song Trung Quốc chưa thể làm chủ toàn bộ công nghệ. Vì thế, hàng “tàu” đòi hỏi phải được sửa chữa liên tục và có thời hạn phục vụ ngắn.

Trong khi đó, các chiến đấu cơ mà Ấn Độ mua của Liên Xô hiện vẫn còn dùng nên các thiết bị mua của Trung Quốc không thể “tương thích”.

Chiến đấu cơ J-7 của Trung Quốc được giới chuyên gia nhận định là bản sao của MiG-21

Các mẫu máy bay phổ biến mà Trung Quốc đang sao chép của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay là J-7 (MiG-21), J-11 (Su-27), H-6 (Tu-16), Y-5 (An-2), Y-7 (An-24) và Y-8 (An-12).



Baomoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét