Việt Nam đưa thành phần điều hành Vinashin trước đây ra toà
Hà Nội – Thành phần điều hành cao cấp của công ty đóng tàu Vinashin do nhà nước làm chủ, là con nợ cho hằng tỉ đô-la làm mang tiếng xấu về phương diện tài chính cho Việt Nam, sẽ phải ra toà vào tuần tới, một viên chức toà án cho hay hôm nay.
Phiên toà kéo dài bốn ngày sẽ bắt đầu vào thứ Ba tuần tới ở thành phố cảng Hải Phòng, viên thư ký nói với hãng thông tấn AFP, mặc dù cô ta không xác định số người bị cáo hay không cung cấp thêm tin tức về thủ tục tố tụng.
Công ty mang tai tiếng xấu Vinashin, được biết đến với tên chính thức như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), gần như bị phá sản năm rồi với tổng số nợ hơn 4 tỉ đô-la.
Chuyện nợ nần này làm giới đầu tư sợ là việc tai tiếng này chỉ là tượng trưng cho vô số vấn đề nghiêm trọng hơn của doanh nghiệp nhà nước, vốn là phần then chốt của nền kinh tế Việt Nam.
Theo điều tra của cảnh sát, nguyên chủ tịch của tập đoàn, ông Phạm Thanh Bình, và tám vị điều hành bị truy tố hôm tháng Mười Một vì tội cố tình làm trái quy định nhà nước về quản trị kinh tế, gây nên những hậu qủa nghiêm trọng.
Tội này - nếu bị kết án – có thể bị 20 năm tù ở.
Theo gương bác Hồ, thuyền trưởng Nguyễn Tấn Dũng quyết vươn ra biển lớn... Nguồn hình: onthenet |
Tất
cả tám người này đã bị giam giữ kể từ lúc bị bắt vào tháng Tám năm
2010. Bộ Công An Việt Nam đã nộp đơn xin trát quốc tế để tống bắt hai
người điều hành cao cấp khác của Vinashin (DCVOnline: đang ở ngoại
quốc).
Sự thất bại và mang tiếng của Vinashin làm chồng chất áp lực lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bổ nhiệm ông Bình và được xem như thân cận với người điều hành giờ bị thất sủng này.
Ở lúc căng thẳng nhất của vụ tai tiếng này năm 2010, một đại biểu quốc hội đã lên tiếng kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm - hiếm khi xảy ra - đối với ông thủ tướng.
Điều tra của cảnh sát tập chú vào chuyện thất thoát hơn 43 triệu đô-la, hầu hết sự thất thoát này được báo cáo là từ những dự án phát triển tàu thủy cao tốc và một nhà máy phát điện chưa bao giờ đi vào hoạt động.
Tháng Mười Hai năm 2010, tập đoàn Vinashin đã không trả nợ đúng kỳ hạn được số tiền nợ 60 triệu đô-la trong tổng số 600 triệu đô-la tiền vay do ngân hàng Credit Suisse thu xếp cho vay năm 2007.
Hiện không thêm tin tức gì về chuyện tiền nợ đó nay được giải quyết như thế nào.
Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố là không có vị lãnh đạo chính trị nào sẽ bị trừng phạt vì những vấn đề của Vinashin và tập đoàn này đang được tái cấu trúc lại.
© DCVOnline – Tin AFP
Sự thất bại và mang tiếng của Vinashin làm chồng chất áp lực lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bổ nhiệm ông Bình và được xem như thân cận với người điều hành giờ bị thất sủng này.
Ở lúc căng thẳng nhất của vụ tai tiếng này năm 2010, một đại biểu quốc hội đã lên tiếng kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm - hiếm khi xảy ra - đối với ông thủ tướng.
Điều tra của cảnh sát tập chú vào chuyện thất thoát hơn 43 triệu đô-la, hầu hết sự thất thoát này được báo cáo là từ những dự án phát triển tàu thủy cao tốc và một nhà máy phát điện chưa bao giờ đi vào hoạt động.
Tháng Mười Hai năm 2010, tập đoàn Vinashin đã không trả nợ đúng kỳ hạn được số tiền nợ 60 triệu đô-la trong tổng số 600 triệu đô-la tiền vay do ngân hàng Credit Suisse thu xếp cho vay năm 2007.
Hiện không thêm tin tức gì về chuyện tiền nợ đó nay được giải quyết như thế nào.
Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố là không có vị lãnh đạo chính trị nào sẽ bị trừng phạt vì những vấn đề của Vinashin và tập đoàn này đang được tái cấu trúc lại.
© DCVOnline – Tin AFP
Nguồn:
(1) Vietnam to try executives in shipmaker scandal. AFP, 23 March 2012
[ Trở lại ]
(1) Vietnam to try executives in shipmaker scandal. AFP, 23 March 2012
[ Trở lại ]
http://184.73.254.72/modules.php?name=News&file=article&sid=9046
+++++
Việt Nam : Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin vào ngày 27/3
Vinashin đã trở thành biểu tượng của tập đoàn kinh tế Nhà nước làm tổn hại công quỹ.
DR
Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin của cơ quan tư pháp Việt Nam
hôm nay 23/03/2012 cho biết phiên tòa sơ thẩm các quan chức Tập đoàn
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sẽ được mở ra tại Hải Phòng
vào ngày 27/3. Các bị cáo được đưa ra xét xử với tội danh “cố ý làm trái
các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong bốn ngày. Báo chí trong nước
có đăng tải thông báo phiên tòa sắp diễn ra nhưng không nói đến chi tiết
có bao nhiêu bị cáo sẽ phải ra trước tòa lần này.
Vinashin, là một tập đoàn công nghiệp nhà nước, làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất dẫn đến tình trạng gần như phá sản. Vụ việc bị bung ra từ đầu năm 2010. Đến cuối năm 2011, tư pháp Việt Nam đã truy tố ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cùng 8 quan chức của tập đoàn về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Cụ thể như báo chí chính thức trong nước đưa tin, hành vi sai phạm của các bị cáo là « lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng».
Tuy nhiên cuộc điều tra mới chỉ liên quan đến thất thoát khoản tiền 43 triệu đô la. Một hồ sơ khác liên quan đến việc biển thủ công quỹ đang được tiến hành điều tra.
Ông Phạm Thanh Bình, bị cáo chính và được giới quan sát nhận định là người thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã bị bắt hồi tháng Tám năm 2010. Hàng loạtcác quan chức trong tập đoàn sau đó đã bị bắt. Trong vụ này, cơ quan điều tra Việt Nam đề nghị truy tố 11 bị can, trong đó có hai bị can đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế.
Tổng số nợ của tập đoàn Vinashin được đánh giá chính thức là hơn bốn tỷ đô la Mỹ và tập đoàn hầu như không có khả năng thanh toán. Vụ bê bối ở tập đoàn Vinashin đã không chỉ dừng lại ở phạm vi kinh tế mà còn gây ảnh hưởng chính trị trong lãnh đạo cấp cao của đảng. Tuy nhiên không có một lãnh đạo ở cấp chính phủ hay đảng bị kỷ luật vì trách nhiệm trong vụ đổ bể của tập đoàn nhà nước này.
Từ cuối năm ngoái, chính phủ đã chỉ đạo tái cấu trúc lại tập đoàn. Tuy nhiên từ đó đến nay rất ít thông tin nói về việc trả các khoản nợ đáo hạn cho các chủ nợ nước ngoài. Vụ bê bối tại Vinashin gây nhiều lo ngại trong giới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giới quan sát nước ngoài nhận định vụ Vinhasin đã bộc lộ rõ những yếu kém trong cách quản lý kinh tế ở một nước vừa thoát ra khỏi bao cấp và kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Vinashin, là một tập đoàn công nghiệp nhà nước, làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất dẫn đến tình trạng gần như phá sản. Vụ việc bị bung ra từ đầu năm 2010. Đến cuối năm 2011, tư pháp Việt Nam đã truy tố ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cùng 8 quan chức của tập đoàn về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Cụ thể như báo chí chính thức trong nước đưa tin, hành vi sai phạm của các bị cáo là « lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng».
Tuy nhiên cuộc điều tra mới chỉ liên quan đến thất thoát khoản tiền 43 triệu đô la. Một hồ sơ khác liên quan đến việc biển thủ công quỹ đang được tiến hành điều tra.
Ông Phạm Thanh Bình, bị cáo chính và được giới quan sát nhận định là người thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã bị bắt hồi tháng Tám năm 2010. Hàng loạtcác quan chức trong tập đoàn sau đó đã bị bắt. Trong vụ này, cơ quan điều tra Việt Nam đề nghị truy tố 11 bị can, trong đó có hai bị can đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế.
Tổng số nợ của tập đoàn Vinashin được đánh giá chính thức là hơn bốn tỷ đô la Mỹ và tập đoàn hầu như không có khả năng thanh toán. Vụ bê bối ở tập đoàn Vinashin đã không chỉ dừng lại ở phạm vi kinh tế mà còn gây ảnh hưởng chính trị trong lãnh đạo cấp cao của đảng. Tuy nhiên không có một lãnh đạo ở cấp chính phủ hay đảng bị kỷ luật vì trách nhiệm trong vụ đổ bể của tập đoàn nhà nước này.
Từ cuối năm ngoái, chính phủ đã chỉ đạo tái cấu trúc lại tập đoàn. Tuy nhiên từ đó đến nay rất ít thông tin nói về việc trả các khoản nợ đáo hạn cho các chủ nợ nước ngoài. Vụ bê bối tại Vinashin gây nhiều lo ngại trong giới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giới quan sát nước ngoài nhận định vụ Vinhasin đã bộc lộ rõ những yếu kém trong cách quản lý kinh tế ở một nước vừa thoát ra khỏi bao cấp và kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120323-viet-nam-dua-ra-xet-xu-so-tham-vu-an-vinashin-vao-ngay-273
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét