Ngụy biện vì ông Đinh La Thăng
Dành thời gian đọc, sau đó phân tích các lỗi ngụy biện ở một bài viết như bài “Kính thưa ‘quý cô cái gì cũng muốn’” của tác giả Hoàng Thắng trên Petro Times (http://www.baomoi.com/ Home/ AmNhac/ www.petrotimes.vn / Kinh-thua-quy-co-cai- gi-cung-muon/8162668.epi)
là một việc có lẽ chỉ nên làm trong lúc rảnh quá. Tuy nhiên, xét thấy
sự ngụy biện đang lan tràn trong tất cả các cuộc tranh luận trên mạng,
trên không gian báo chí, không loại trừ cả không gian học thuật, nên tôi
nghĩ việc chỉ ra các lỗi ngụy biện sơ đẳng trong bài viết này cũng là
điều cần thiết. Bên cạnh các lỗi ngụy biện là một số sai sót về kỹ thuật
viết báo, tôi cũng sẽ cố gắng chỉ ra một phần.
Xin lưu ý: Đây là bài viết phân tích về ngụy biện và báo chí, không nhận xét và không phán xét tác giả Hoàng Thắng.
* * *
1.
Trích: “Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, ca sỹ Mỹ Linh cho rằng:
Thuế chồng lên thuế, phí chồng lên phí, chất lượng công trình giao
thông chưa tương xứng với những khoản tiền mà dân phải đóng… và cuối
cùng là kết luận một câu xanh rờn “Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng
tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”
Chỉ chờ có thế, các trang mạng đua nhau đăng lại bài phỏng vấn ca sỹ
này với tiêu đề “Bắt dân đóng phí, anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!” Đã
không ít người tung hô cho bài phỏng vấn này của Mỹ Linh, đơn giản vì đó
là lời nói của một người nổi tiếng. Tuy nhiên, để nói về hàm lượng kiến
thức hay tư duy trong câu nói thì cũng chưa được nhiều cho lắm”.
Về khía cạnh nghiệp vụ báo chí, để đảm bảo tính khách quan, nhà báo
không được sử dụng tính từ, phó từ, nhất là các tính từ và phó từ mang
tính phán xét, nặng hơn nữa là có hàm ý miệt thị. Các động từ, nếu không
đảm bảo trung tính, cũng không được dùng. Trong đoạn viết trên đây, tác
giả Hoàng Thắng, ngược lại, đã sử dụng ít nhất ba từ không khách quan:
“xanh rờn”, “đua nhau”, “tung hô”.
Suy luận “đơn giản vì đó là lời nói của một người nổi tiếng” là
quá đơn giản. Người ta “tung hô” (nếu có) ý kiến của ca sĩ Mỹ Linh có
thể còn vì nhiều nguyên nhân khác, như: cô ấy đẹp, cô ấy là dân thường
(giống người ta) chứ không phải lãnh đạo, cô ấy là phụ nữ, cô ấy đã nói
đúng điều người ta thích, v.v.
2.
Trích: “Mặc dù phát biểu văng mạng rằng “thuế chồng thuế, phí chồng
phí” nhưng xin cam đoan là nữ ca sỹ sẽ chẳng thể nào chỉ ra nổi “phí
chồng phí” ở đâu. Bởi đơn giản: Việc phân định có hay không chuyện “phí
chồng phí” đang được các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh
tế tranh luận quyết liệt và chưa có hồi kết. Những phát ngôn của “người
đẹp hát” cũng chỉ có thể là… nghe người ta nói thế thì biết thế thôi.
Còn kết luận phê phán kiến thức của Bộ trưởng Bộ GTVT “Bắt dân đóng
phí chứng tỏ anh Đinh La Thăng kém cỏi” thì có lẽ là nên miễn bàn vì đơn
giản: Tiến sỹ Đinh La Thăng cũng sẽ không bao giờ tranh cãi với ca sỹ
Mỹ Linh về âm nhạc”.
Tác giả sử dụng các từ và lối diễn đạt sau đây: “văng mạng”, “phát ngôn
của ‘người đẹp hát’”, “nghe người ta nói thế thì biết thế thôi”, “miễn
bàn”… Về khía cạnh báo chí, lỗi lặp lại như ở trên: chủ quan, cảm tính,
hàm ý miệt thị cá nhân. Có dấu hiệu của ngụy biện “tấn công cá nhân” với
cách gọi Mỹ Linh là “người đẹp hát” trong ngoặc kép.
Với cách diễn đạt “miễn bàn về…”, tác giả phạm lỗi ngụy biện “Appeal to
Ridicule”, tạm dịch là “Lố bịch hóa”, nghĩa là (chưa gì đã) chế nhạo ý
kiến của người nói thay vì chỉ ra lỗi của người đó. Ví dụ (trích tài
liệu của TS. Michael C. Labossiere, dự án Nizkor, 1995):
- Chắc chắn là đối thủ xứng đáng của tôi tuyên bố là chúng ta nên giảm bớt học phí rồi, nhưng điều này thật nực cười.
- Ủng hộ ERA à? Tất nhiên rồi, khi nào phụ nữ trả tiền đồ uống đã! Haha!
3.
Trích: “Cô ca sỹ còn đưa ra bằng chứng khá ngô nghê là “Ai bảo bắt
cái ô tô oằn mình chịu đủ thứ thuế, thứ phí… là sẽ giúp giảm thiểu được
tai nạn giao thông, khi mà đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn
nhất! Chỉ mới cách đây hơn hai tuần thôi, vào đúng ngày 8/3, chị bạn tôi
vừa mất một câu con trai 10 tuổi cũng vì hai bố con chở nhau đi xe máy,
bị người ta quệt phải. Còn trước đó đi ôtô thì không sao, nhưng ô tô đã
phải bán vì bố mẹ cháu không chịu nổi cơn tăng giá, phí.”
Lấy ví dụ thế thì chả hóa ra chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn
còn những người đi xe máy đều nguy hiểm cả. Chẳng lẽ an toàn giao thông
chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng?”.
Tương tự trên, tác giả dùng từ “ngô nghê” là vi phạm nguyên tắc báo chí, vì vừa chủ quan, vừa cảm tính, vừa miệt thị cá nhân.
Ở đây, nếu muốn phản bác Mỹ Linh, tác giả hoàn toàn có thể chỉ ra lỗi
ngụy biện trong ý kiến của ca sĩ Mỹ Linh. Tuy nhiên, thay vì thế, tác
giả đã đánh phủ đầu bằng miệt thị, chế nhạo, và vẫn không có cơ sở khoa
học nào. Ý kiến của tác giả, do không được chứng minh, cho nên cũng
không có lý hơn Mỹ Linh là bao nhiêu.
“Lấy ví dụ thế thì chả hóa ra chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn còn những người đi xe máy đều nguy hiểm cả”.
Thật ra thì, căn cứ vào lời được trích dẫn trên báo, thì ca sĩ Mỹ Linh
không nói rằng CHỈ có đi ô-tô thì mới an toàn. Tác giả phạm hoặc là lỗi
quy chụp, hoặc là lỗi trích dẫn. Một khi đã phạm lỗi quy chụp hoặc lỗi
trích dẫn rồi thì các lập luận tiếp sau đó của người phạm lỗi không còn ý
nghĩa nữa.
Tuy nhiên, ở đây cứ giả sử rằng chúng ta chấp nhận lỗi này của tác giả,
giả sử rằng Mỹ Linh có ý cho rằng đi ô-tô an toàn hơn đi xe máy, thì Mỹ
Linh vẫn đúng thay vì tác giả. Theo thống kê, tính trên 1 mile (dặm,
tương đương 1,6 km), đi xe máy có nguy cơ gặp tai nạn cao hơn từ 30 đến
40 lần so với đi ô-tô. Còn khi tai nạn xảy ra, người đi xe máy có xác
suất bị thương cao gấp 3 lần người đi ô-tô, và xác suất tử vong cao gấp
15 lần. Đây là các thống kê của US National Traffic Safety Board.
“Chả hóa ra chỉ có đi ô-tô như Mỹ Linh mới an toàn”. Đưa cụm từ
“như Mỹ Linh” vào, tác giả đã phạm lỗi ngụy biện “Appeal to Spite”, tạm
dịch là “gây thù chuốc oán”. Đây là ngụy biện theo đó, thay vì đưa bằng
chứng cho thấy một người nào đó (Mỹ Linh) nói như vậy là sai, thì lại
tìm cách làm cho người đó bị số đông ghét bỏ.
Tương tự, “Chẳng lẽ an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng?”, cũng là lỗi ngụy biện “gây thù chuốc oán”.
4.
Trích: “Hàm lượng “chất xám” trong phát biểu của ca sỹ Mỹ Linh có lẽ
cũng chỉ nên bàn đến thế. Cái cần bàn của chúng ta ở đây là thái độ xây
dựng, cách phát ngôn của những “con người công chúng” với công việc
chung, với lợi ích chung của cả xã hội.
Trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục để cùng chung
lưng đấu cật tìm ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giải bài toán ách tắc
giao thông thì “người của công chúng” lại đăng đàn và phát ngôn một cách
vô trách nhiệm như thế”.
“Hàm lượng “chất xám” trong phát biểu của ca sỹ Mỹ Linh có lẽ cũng chỉ nên bàn đến thế”: chủ quan, cảm tính, miệt thị, xúc phạm cá nhân.
“Trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục để cùng
chung lưng đấu cật tìm ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giải bài toán ách
tắc giao thông thì “người của công chúng” lại đăng đàn và phát ngôn một
cách vô trách nhiệm như thế”. Tác giả phạm các lỗi ngụy biện sau đây:
- gây thù chuốc oán (Appeal to Ridicule), đã phân tích ở trên
- có dấu hiệu của ngụy biện “viện đến tình cảm của số đông” (Appeal to
Emotion): “trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục…”. Sở
dĩ mới là “có dấu hiệu”, vì ngụy biện này của tác giả, ngay cả khi được
sử dụng, vẫn không có hiệu quả. Trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã
hội đang sôi sục để cùng chung lưng đấu cật tìm ra biện pháp… thì Mỹ
Linh cũng vậy, cô ấy cũng đang góp một tiếng nói trong cái hệ thống
chính trị và cái xã hội đó, cho dù nó có vô trách nhiệm (như tác giả đã
miệt thị một cách ngụy biện, thiếu căn cứ) hay không.
- đe dọa (Appeal to Fear): Đây là kiểu ngụy biện trong đó thay vì lập
luận, đưa ra bằng chứng cho thấy Mỹ Linh sai thì lại có hàm ý đe dọa:
Tất cả mọi người đều đang như thế này mà cô lại như thế kia à?
- “sức ép về bằng chứng” (Burden of Proof): Ví dụ của ngụy biện này như sau:
“Theo tôi, chắc chắn là có ma. Vì sao à? Thì anh thử chứng minh xem?
Đấy, anh không chứng minh được là không có ma. Như vậy tức là có ma”.
Ở đây, tác giả cũng đẩy sức ép về bằng chứng sang cho ca sĩ Mỹ Linh: Cô
có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giải bài toán ách tắc giao thông không
mà cô dám lên tiếng?
5.
Trích: “Ngay sau khi cô ca sỹ này đăng đàn vài ngày, tại cuộc họp của
Thành ủy Hà Nội bàn về vấn đề chống ùn tắc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm
Quang Nghị tâm sự “Gia đình tôi đã hạn chế đi xe cá nhân để giảm ùn
tắc”. Sự gương mẫu của Bí thư Phạm Quang Nghị hẳn sẽ là một tấm gương lớn cho nhiều người noi theo.
Ông cho rằng: “Nhiều cá nhân khi bị đụng chạm quyền lợi thì phản ứng
gay gắt. Bỏ ra cả tỉ đồng mua xe thì không công khai rằng tiền từ đâu
ra, trong khi đóng vài triệu xây dựng đường thì phản ứng”.
Lỗi nghiệp vụ báo chí: “Sự gương mẫu của Bí thư Phạm Quang Nghị hẳn sẽ là một tấm gương lớn cho nhiều người noi theo” là một cách viết suy diễn, chủ quan, cảm tính (chưa nói đến sự thiếu công bằng, và dụng ý xu nịnh).
Ngụy biện “Appeal to Authority”, tạm dịch là “viện dẫn thẩm quyền”: Đây
là cách viện dẫn ý kiến của một người thực ra không phải là nhân vật
chính đáng để có thể được trích dẫn. Phía trên bài, tác giả có ý cho
rằng Mỹ Linh, với tư cách ca sĩ, không xứng đáng để nói về chính sách
thu thuế và phí của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. (Trong khi thực ra Mỹ
Linh hoàn toàn có thể phát biểu với tư cách một người dân có sở hữu
ô-tô, và sử dụng ô-tô để tham gia giao thông). Vậy ở đây, ông Phạm Quang
Nghị – với các chuyên ngành ông từng học là lịch sử và triết học trường
Nguyễn Ái Quốc – có phải là nhân vật xứng đáng hơn Mỹ Linh để được tác
giả viện dẫn, muốn số đông phải noi theo?
6.
Trích: “Nữ ca sỹ Mỹ Linh: Nhà rộng 1,3 hecta, hai vợ chồng mỗi người
một chiếc xe hơi. Đấy là chưa kể xe của Mỹ Linh là xe Mitsubishi Grandis
có 7 chỗ ngồi. Như vậy là một mình nữ ca sỹ mỗi khi ra đường đã chiếm
diện tích bằng 4 người đi xe máy. Hẳn nữ ca sỹ cũng muốn đóng phí cho
“đỡ ngại” với mọi người!
Tôi cũng xin cược rằng: Ca sỹ Mỹ Linh với son phấn, váy vóc xúng
xính, quần áo thời trang chắc hẳn sẽ hiếm khi dám rời xế hộp vủa mình để
leo lên xe bus, chung tay góp phần giảm ách tắc giao thông như Bộ
trưởng Thăng. Đơn giản thôi, xế hộp có, lên xe bus làm gì, vừa đông
người vừa… hỏng váy!”.
Ngụy biện “gây thù chuốc oán” được sử dụng triệt để. Bên cạnh đó là ngụy
biện “tấn công cá nhân” (Personal Attack), một loại lỗi ngụy biện kinh
khủng bởi vì nó rất… vô học.
7.
“Chuyện Mỹ Linh đăng đàn khen chê cũng nhắc chúng ta nhớ lại một cái
bệnh rất xấu mà truyền thông đang mắc phải: Khi nhà nước cần lấy ý kiến
về một vấn đề gì đó thì không ít người nhảy vào chê bai một cách thiếu
khách quan, không mang tính xây dựng:
Lấy ý kiến về công trình xây dựng thì hỏi ý kiến… nhà thơ.
Lấy ý kiến về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì hỏi… nhà văn hóa.
Lấy ý kiến về chính sách giao thông, các kỹ sư còn chưa kịp nói gì thì ca sỹ, nghệ sỹ đã… lên tiếng ầm ầm”.
Nếu bàn ra ngoài văn bản thì có thể đồng ý với tác giả phần nào, tuy
nhiên, xét trên văn bản, đây là những đoạn viết chủ quan, cảm tính, miệt
thị, không bằng chứng.
8.
Trích: “Ai cũng thừa nhận rằng: bất cứ một cuộc đại phẫu nào cũng
phải chịu đau, trong cuộc sống muốn có được thứ này thì phải hi sinh thứ
khác, muốn đạt được cái đại cục thì phải hi sinh cái tiểu tiết. Còn nếu
muốn cái gì cũng được, chắc phải lên… thiên đàng – thông minh và xinh
đẹp như Mỹ Linh, chắc sẽ hiểu điều đó!
Người dân yêu mến Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông là con người hành
động. Không lẽ giờ Bộ trưởng phải “nằm im thở khẽ”, đừng đụng chạm đến
quyền lợi của ai thì mới làm cho nữ ca sỹ hài lòng!”.
Xin nhắc lại một đoạn ở trên: Ở đây có lỗi nghiệp vụ báo chí: “Người dân yêu mến Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông là con người hành động” là một cách viết suy diễn, chủ quan, cảm tính (chưa nói đến sự thiếu công bằng, và dụng ý xu nịnh).
Ngụy biện “gây thù chuốc oán” được sử dụng triệt để. Bên cạnh đó là ngụy
biện “tấn công cá nhân” (Personal Attack), một loại lỗi ngụy biện kinh
khủng bởi vì nó rất… vô học.
Đoan Trang
Đoan Trang viết hay lắm! Nhưng hiện nay dân tình đang phản đối anh Thăng về vụ thu phí này ghê gớm. Vì thế mình cũng ủng hộ anh Thăng, để anh nặn túi, bóp cổ nhân dân, xé vé đồng hạng cho nhiều người dân thức tỉnh. Càng phát sinh mâu thuẫn thì càng nhiều người nhìn ra bản chất đểu giả của chế độ. Nhưng mà mình không có nịnh Thăng như thằng Hoàng Thắng đâu nhá!
Nói như ông Phạm Quang Nghị, để chống ùn tắc gia đình ông hạn chế đi ô tô riêng, cũng đú bởi vì nhà ông nhiều xe bây giờ gom lại 3,4 người đi chung nhưng cái thằng phó thường dân nhà tôi nếu hạn chế thì đi bằng cái gì???
Nếu khôg "thuế chồng thuế , phí chôngf phí"..thì giá ôtô đội lên 3 lần giá gốc mà người mua VN phải trả...là trả cho ...ai?(Trả cho bọn Cướp ngày? Trả cho Hải tặc??)
Đây phải chỉ người dân nào có bằng Tiến sĩ kinh tế mới bàn chuyện kinh tế với Tiến sĩ Thăng,thế thì ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ là một y tá học ở trong rừng Sác, chẳng thể bàn chuyên Quốc giá đại sự với ông Thăng hay sao?
Rồi ông Trọng TS xây dửng Đảng...làm sao bàn chuyện xây dưng..qui hoạch Hà Nội...Ông Nguyễn Bá Thanh,KS nông nghiệp..khôg bàn chuyện phát triển thành phố Đà Nẵng hay sao???
Hoàng Thắng cố.... bưng bô cho ông Thăng cho đến khi ông vào ngồi nhà đá nhé!
Bù trất
cũng ăn cũng học chẳng ngu đần
cớ chi léo lưỡi gian dối tiện
bia miệng ngàn năm lũ nịnh thần!!!
Còn việc có bài báo phản bác, là vì từ xưa tới nay bọn cs chỉ muốn được khen thôi, những ai mà nói ngược lại với chúng là bị đàn áp ngay.
Thử hỏi như vậy thì làm sao tiến bộ, vậy mà khi mở miệng thì luôn nói cái tính ưu việt của chủ nghĩa chó má cs.
Một xã hội đầy dảy hạng người Vi Tiểu Bảo
Tôi là người phó thường dân miền Nam, chẳng có bằng cấp gì ngòai THPT nhưng đọc bài này tôi thấy ĐT có vẻ như là "đệ tử" của ĐLT thì phải.
Mơ ngủ hay sao mà com lung tung vậy " nguyen ham pho"
Có biết đọc để hiểu Tiếng Việt không? nếu biết thì đọc lại cho kỹ còn nếu không hiểu
tiếng Việt thì đi ngủ nha
Hoàng Thắng cũng là tấm gương cho các nhà báo khác học tập để hãnh tiến trên con đường sự nghiệp. Da mặt có dày một tí nhưng dùng mỹ phẩm thì cũng chẳng ai nhận ra nữa mà sợ, he he...
++Từ ông già "nằm phơi củ cải trong Ba Đình" đến...Sang, Trọng, Hùng, Dũng thì...có thằng nào không phải là phường "vô học" không ?
Có khó khăn Bộ GT VT đè nghị tăng thu được tại sao bộ Giáo dục đào tạo không xin tăng thu
Kinh tế trầy trụa, quân đội hèn nhát, lãnh đạo lưu manh, công an côn đồ, dân tộc bị đần độn hóa . Lú có điểm nào sai và nói quá lời không nhi?.
Tội nghiệp cho những tên bồi bút, xu nịnh, ngu xuẩn và làm trò hề cho thiên hạ chê cười.
Cám ơn Đoan Trang rất nhiều.
Trong một thế giới thông tin như thế này cần những người có đầu óc tỉnh táo và phân tích sâu sắc để thấy được "tấn trò đời" của những tên"ngụy quân tử". hehe
Em có xem trên wed daidothanh thấy bán nhiều xe nhập khẩu nên cũng đến văn phòng công ty gặp ông Thạnh,ở đây kh có show xe mà chỉ cho xem xe trên màn hình, kêu đặt cọc tiền rùi kí hợp đồng chờ nhận xe.Về nhà tìm hiểu trên mạng thì thấy mấy tin này,nên chắc kh dám mua ở đây, bác nào kinh nghiệm cho e biết với,hoặc bác nào có ý định mua xe ở đạii đô thành thì tham khảo cẩn thận
trích từ doanhnhanphapluat
Trong quý II/2011, AFCA đã nhận được đơn thư khiếu nại của nhiều người tiêu dùng (NTD) về việc Công ty XNK Ôtô Đại Đô Thành quảng cáo hoành tráng trên trang web về đủ loại xe, sau đó “dụ” khách hàng đặt cọc rồi sẽ dẫn đi xem xe. Cứ thế khách hàng chờ dài cổ nhưng xe thì chẳng thấy mà còn nhận được lời mời đi thưa kiện.