Không làm việc một mình với công an
Nhân đọc “Chuyện bà Lê Hiền Đức được ‘mời’” và thư hồi âm của bà trên
Facebook của chính bà, thấy kinh nghiệm của bà rất hay nên muốn chia sẻ
với mọi người để học hỏi. Phải cảnh giác, không làm việc với công an một
mình, để tránh tình trạng bị công an hành hung đến chết rồi gia đình
mới nhận được thông báo “do tự sát” hoặc “do va đập gây chấn thương”,…
Bà Lê Hiền Đức, người tích cực chống tham nhũng hàng chục năm nay mới bị ‘máy lạ’ gọi điện dọa dẫm hôm Chủ nhật với lời lẽ như “đánh bỏ mẹ” và “vặt hết tóc”. ( http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/03/ba-le-hien-uc-bi-may-la-e-doa.html )
Mới đây bà lại được công an
mời lên để “giải quyết theo các ý kiến của bà”. Gọi là mời, nhưng bên
dưới lại ghi thêm câu “yêu cầu không vắng mặt”.
Và bà Hiền Đức đã từ chối với lời giải thích như sau:
Theo Facebook Lê Hiền Đức.
Luongtamconggiao
+++++
Bài liên quan :
Cụ Lê Hiền Đức , Dân, và Công an
Hôm trước đọc
tin trên mạng, tôi đã biết chuyện công an quận Đống Đa có giấy mời cụ Lê Hiền
Đức lên trụ sở công an quận để làm việc. Nội dung chỉ ghi vắn tắt là “giải
quyết theo ý kiến của bà”. Dưới phần chữ in cuối cùng còn thêm dòng chữ viết
tay: yêu cầu không vắng mặt.
Cụ Đức từng phục
vụ trong ngành an ninh nên có lẽ hiểu chuyện hơn người khác. Cụ bảo bây giờ cụ đang
quan sát những hành vi tham nhũng của công an để báo cáo lãnh đạo, nên đã có
những hành vi trả thù, khủng bố cụ. Bởi vậy cụ tuyên bố là sẽ không đi đâu một
mình, không thể tiếp xúc với công an trong tình trạng riêng lẻ, tránh tình
trạng công an hành hung người dân đến chết rồi lu loa lên là tự sát, hoặc do va
đập chấn thương vô tình. Rồi cụ cũng ghi rõ nếu công an đến nhà cụ làm việc thì
phải có hẹn, xuất trình thẻ ngành đàng hoàng.
Đọc những
thông tin này, tôi thấy nhiều người sẽ rút ra được kinh nghiệm quý báu cho
mình. Tránh những trường hợp chết bí ẩn trong trụ sở công an, không có ai làm
chứng như rất nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra.
Trước khi đi,
trong khi cho bố ăn sáng, tôi kể chuyện cụ Đức cho bố nghe, kể cả chuyện mặc dù
cụ Đức có rất nhiều tình nguyện viên làm thư ký cho cụ, nhưng hôm nay là tôi và
chị Hương ở bên Viện Khoa học Xã hội cùng làm “thư ký” cho cụ trong buổi làm
việc với công an. Bây giờ cái gì tôi cũng phải kể cho bố nghe, để bố biết mà “phản
biện” với mấy người cứ hay bóng gió này nọ về tôi.
rõ là những người dân quê lam lũ. Phần lớn họ là phụ nữ có tuổi,
trong đó có cả bà cụ tám mươi tuổi, nhăn nheo móm mém. Hỏi mới biết họ là những
người nông dân ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm bị mất đất bởi dự án Ciputra Nam
Thăng Long từ năm 2005.
Cụ Đức mời họ
vào nhà, nghe họ trình bày rồi nhận đơn từ của họ. Thoạt đầu thấy cái bao tải
dứa họ khệ nệ vác vào, tôi lại tưởng sản vật quê nhà bà con đem lên biếu cụ.
Đến lúc cụ hỏi về điều gì đó thì họ lôi cái bao dứa ra, hóa ra trong đó là một
cái ba lô đựng toàn đơn từ khiếu nại. Tôi những muốn rớt nước mắt, cả một bao
tải dứa trĩu nặng bao nỗi thống khổ của những người đàn bà lam lũ kia. Không
biết họ đã đi tới những đâu, đã khóc hết bao nhiêu nước mắt, và mấy ai đã chìa
tay ra cho những con người này.
Dù hôm nay cụ
Đức không có lịch làm việc với họ, nhưng cụ vẫn mời họ vào nhà, lắng nghe họ
trình bầy rồi nhận đơn của họ. Nghe vài lời không rõ được mọi chuyện, nhưng tôi
tin những người đàn bà kia. Họ không dại gì bịa ra những câu chuyện tày đình,
để rồi suốt 7 năm nay kiên trì và nhẫn nại gõ tất cả mọi cánh cửa, với hy vọng tìm
được công lý cho họ.
Tôi rất ấn
tượng với người đàn bà tên Hoàng Thị Tưởng, thay mặt bà con trình bày với cụ
Đức. Nước da chị đen sạm, giọng nói từ tốn, nhẹ nhàng, rất lễ phép, chị kể về
chuyện bao nhiêu năm nay chị cùng bà con gõ cửa đến những đâu để khiếu nại, rồi
chỉ vì khiếu nại như thế mà công an bắt chị, kết án 7 tháng tù giam, tống vào
Hỏa Lò. Nghe đến Hỏa Lò là ruột gan tôi lại nhộn nhạo. Cái tên địa danh đó giờ
đây không còn đáng sợ với tôi nữa, nhưng cái chính tôi đã nhìn nó với một con
mắt khác trước rất nhiều, về thực chất giữa những con người có án hay chưa có
án lại cần phải được soi qua cái lăng kính cuộc đời, mới có thể biết được đâu
là cái tốt, đâu là cái xấu.
Chị Tưởng kể
khi không lấy được đất của dân, nhà thầu đã đổ bê tông dày 20 phân lên ruộng.
Rốt cuộc ngần ấy năm nay ruộng đất để hoang, không cấy hái gì được nữa. Cụ Đức
nghe vậy cũng gật đầu bảo đã từng thấy ruộng đất bị bỏ hoang nhiều lắm. Tôi
nghĩ đó mới chính là tội ác. Lãng phí cũng là một tội ác.
Thời gian
không có nhiều, trong khi chị Tưởng lôi đơn từ, ảnh chụp ra cho cụ Đức xem, mọi
người kể những ai đã bị giam vào Hỏa Lò chỉ vì đi khiếu nại. Chị Đỗ Thị Ngữ ở
xóm Đình, thôn Nhật Tảo còn kể bị giam 4 tháng, con cháu ở nhà bỏ ra 50 triệu
để chạy chọt thì chị mới được ra. Lời chị kể đúng sai đến đâu tôi chưa biết,
nhìn khắp lượt những con người ngồi quanh đây, tôi không thể hình dung ra chặng
đường mà những người đàn bà này đã đi trong suốt những năm qua, thương không
biết nói sao cho vừa. Chỉ biết động viên họ hãy cố gắng đi đến đích, ruộng đất
là máu thịt của người nông dân, không thể để cho ai cướp đoạt được.
Nếu không vì
mấy người đàn ông mặc cảnh phục xuất hiện thì bà con chắc còn ngồi lâu. Mọi
người lần lượt chào chúng tôi, không quên lời cảm ơn đã tiếp đón bà con và xin
chúng tôi hãy giúp đỡ họ. Bà cụ móm mém tám mươi tuổi ôm lấy cụ Đức nói gì tôi
không nghe rõ, chỉ thấy là nước mắt giàn giụa. Tiễn bà con ra cửa, cụ Đức còn lớn
tiếng dặn dò rồi bảo với tay công an khu vực:
- Cấm không được ai gây khó dễ cho bà con
đấy. Bà con có bị quấy nhiễu gì thì báo ngay cho tôi biết.
Giờ mới đến
màn chính của ngày hôm nay. Sau khi cụ giới thiệu tôi và chị Hương là thư ký
cho cụ một cách đàng hoàng, để cho họ khỏi thắc mắc, cụ bắt đầu yêu cầu hai
công an viên mặc cảnh phục phải xưng tên và xuất trình thẻ ngành. Chỉ có thế mà
um tý tỏi lên. Hai công an viên kia nhất định không chịu đáp ứng yêu cầu của
cụ. Cụ cáu lắm, bảo:
- Lạ nhỉ, tôi tên là thế này, ở địa chỉ này,
các anh đều biết, vậy mà tôi lại không được biết tên các anh là sao. Thẻ ngành của
các anh đâu?
- Ôi giời, cụ biết cháu rõ quá rồi còn gì,
cháu mặc quân phục thế này chưa đủ hay sao mà cụ còn phải đòi thẻ ngành?
Đúng là lạ
thế đấy, nhưng cụ nói đại để là quân phục thì cụ cũng có thể mượn được, rồi nhỡ
đâu hôm qua thì cậu còn ở công an quận, nhưng hôm nay thì cậu lại chuyển đơn vị
khác rồi thì sao, vậy nên cần thẻ ngành là vì thế đấy. Hai tay công an gần như
mất kiên nhẫn vì cụ cứ truy mấy cái vụ thể thức làm việc ban đầu ấy. Một tay công
an tên là Sơn bỏ ra ngoài, tỏ vẻ rất bực bội, bảo thôi không làm việc nữa. Cụ
Đức cũng bực mình, bảo: Láo! Ra thì cũng phải chào hỏi chứ, nhà cụ có phải là
chỗ thích vào thì vào, thích ra là ra đâu. Nhưng tay công an tên là Hưng thì tỏ
vẻ nhẫn nại hơn, nếu bỏ về thì không hoàn thành nhiệm vụ à? Anh ta không câu nệ
gì nữa, hỏi thẳng luôn, rằng có phải vừa qua cụ có phản ảnh lên lãnh đạo công
an thành phố về việc cảnh sát 113 quận Đống Đa đi xe chuyên ngành, đến gặp các hộ
kinh doanh để xin tiền trong dịp tết vừa qua không? Đấy! Là hôm nay chúng cháu đến
chỉ để hỏi cụ về việc đó thôi.
Trời đất, có
thế mà cũng phải mời cụ lên quận, rồi không mời được thì lại xuống tận nhà cụ
chỉ để hỏi có mỗi cái câu thế thôi à?
Theo thông
tấn xã vỉa hè thì sáng nay sẽ có rất nhiều dân oan sẽ có mặt ở Hà Nội để gửi
đơn kêu cứu. Mà cụ Lê Hiền Đức lại vốn được coi là vị cứu tinh của dân oan cả
nước, nên chắc hẳn họ bày ra cái vụ này cốt chỉ để giữ chân cụ trong sáng nay mà
thôi. Là tôi đoán vậy, nhưng hẵng nghe cụ hoạnh vụ giấy mời này cái đã. Cụ
giương mục kỉnh soi cái giấy mời:
- Thứ nhất từ ngữ ghi trong cái giấy mời này
là rất thiếu lễ độ. Ghi là yêu cầu không được vắng mặt! Các anh có phải là lãnh
đạo của tôi đâu mà ghi là yêu cầu, các anh mời thế đấy à? Mời thì phải mời cho
nó đàng hoàng, phải hỏi xem liệu tôi có thể đến được hay không chứ lại ghi là
yêu cầu à.
- Thứ hai, giấy mời ghi cụt lủn là giải quyết
ý kiến của bà. Tôi đã gặp các anh bao giờ đâu mà bảo là có ý kiến gì? Mà tôi có
nhiều ý kiến lắm, nhưng tôi có ý kiến với lãnh đạo công an thành phố chứ không
phải với các anh.
Tay công an tên Hưng đành phải công nhận là cái câu yêu
cầu ấy là xấc xược, do không nhớ ra là cụ đã nhiều tuổi??? Và lúc đầu thì thay
mặt anh em cháu xin lỗi, sau thì nhớ ra bảo chính là cháu viết nên cháu xin lỗi
cụ. Cụ Đức đồng ý bỏ qua, nhưng thâm tâm tôi thì không bỏ qua. Anh ta nói thế
hóa ra vì cụ Đức nhiều tuổi nên anh ta xin lỗi, thế còn với người khác thì anh
ta không xin lỗi và có quyền yêu cầu à?
Sau thì cụ
bắt đầu nói về cái vụ cụ phản ánh việc công an quận Đống Đa xin tiền dân để ăn
tết. Cụ bảo cụ nói với ông Nhanh là, anh không cho lính tiền ăn tết hay sao mà
để chúng nó ngửa tay đi xin tiền dân thế? Chúng nó đang bôi gio trát trấu vào
mặt chính quyền đấy anh có biết không hả?
Anh công an
Hưng cũng tỏ ra bức xúc lắm, bảo bắt được mấy thằng ăn bẩn ấy thì anh ta đập
chết. Cụ Đức cười bảo, chúng nó bảo cụ ơi, con chỉ được một tý thôi, con còn
phải nộp lên trên cơ. Cái nhà anh Hưng kia giãy lên:
- Đấy, thế là cụ biết đấy chứ, cái chính cụ
chả bảo cho chúng con biết thôi.
- Tôi bảo thì để các anh hết việc à. Theo
nguyên tắc chống tham nhũng, trước hết là phải đảm bảo giữ kín danh tính người
tố cáo để bảo đảm an toàn cho họ. Còn việc tìm ra ai là người xin tiền, xin vào
lúc nào, xin ai thì đó là nhiệm vụ của công an chứ không phải của tôi. Các anh
phải bằng nghiệp vụ chuyên môn để tìm ra sự thật về phản ảnh của người dân, chứ
sao lại đi hỏi ngược lại thế?
Nói tóm lại
việc công an làm việc với cụ Đức hôm nay chỉ có thế. Anh công an tên
Hưng ghi
xong biên bản, đọc xong rồi lại đưa cụ Đức đọc lại, ký vào là xong. Lúc
đầu căng
thẳng thế, giờ thì cười tươi như hoa, bắt tay chúng tôi rồi chào cụ ra
về. Tay công an tên Sơn bỏ đi đâu mất hút giờ cũng quay lại
cười xởi lởi. Khi chia tay, 2 anh công an ra sức nói rằng chống tham
nhũng là việc của
chúng cháu. 2 anh còn hùng hồn nói: nếu bắt được đứa nào ăn bẩn thì
cháu đập chết. Chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ, thì 2 anh khẳng định: đánh
thẳng tay. Bằng chứng là năm vừa rồi đuổi khỏi ngành mấy đứa. 2 anh vẫn
tức là vì cụ báo vụ việc những cụ lại chẳng chỉ rõ là ai để chúng cháu
trị cho một trận. Cụ bảo: nếu là tôi thì tôi đã tìm ra cái thắng ấy từ
lâu rồi. Có mỗi việc ấy mà từ Tết đến giờ các anh ko tìm ra là quá kém.
Họ về rồi, tôi với chị Hương cứ cười rũ ra, phục bà cô hơn tám
mươi tuổi sát đất.
Dù sao tôi
cũng có thêm được một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Tôi cứ tủm tỉm cười
suốt khi mấy tay công an bị cụ Đức đá xoáy. Lẽ ra biết tính cụ rồi thì ban đầu
cứ đúng thể thức phép tắc mà làm, có phải đơn giản và nhẹ nhàng mà lại được
việc không. Đằng này lại dốt thế, để cụ chỉnh từ đầu đến cuối trước mặt hai phụ
nữ lạ mặt như tôi và chị Hương, để rồi thấy chúng tôi cứ ngồi cười suốt như
thế. Chị Hương thì bảo, chẳng phải họ dốt đâu mà đó là bản chất của họ, quen
cái cách làm việc trịnh thượng, coi dân như cỏ rác rồi, chẳng may lần này gặp
cụ Đức thì chịu thôi.
Tôi ra
về với niềm vui thoáng chốc nhưng lòng lại chợt chùng xuống khi nghĩ về
những người phụ nữ xã Đông Ngạc lúc sáng. Những người phụ nữ lam lũ cả
đời cùng thửa ruộng, bán chân cho đất bán mặt cho trời mà chưa hết nỗi
lo mất đất mất ruộng. Sao họ khổ thế, những mong cày sâu cuốc bẫm làm ra
hạt lúa cho mình cho đời mà cũng không xong. Bỏ ruộng bỏ nhà đi kêu cứu
mà nào có bàn tay nhà nước nào chìa ra cho họ hay chỉ có những kẻ ăn
cơm dân nhong nhóng chờ cơ hội để hốt họ lên xe bus. Mà ai trong số phụ
nữ lao khổ đó có được Trời phú cho một cái đầu thông tuệ như cụ Đức đâu
cơ chứ.
Phương Bích
http://chimkiwi.blogspot.com/2012/03/toi-i-lam-thu-ky-tinh-nguyen-cho-cu-le.html
Nhận xét:
- Cảm ơn nữ thư ký của Nữ tướng chống tham nhũng đã có một bài tường thuật quá thật và quá hài !Trả lời
- Cụ Lê Hiền Đức là người đã có cống hiến, có số má trong nghành CA, nên lớp hậu bối trong nghành họ phải ngại (có trường hợp còn sợ) là đúng thôi. Kiểu như tướng Trần Độ bên quân đội ngày trước cũng thế, cũng gây khó xử và chấn động trong giới quan tâm chính trị. Nhưng những người trong quân đội không khỏi không nể phục vì thời trai trẻ của Ông.Trả lời
Cho nên vấn đề không phải nói đúng, nói hay mà cái ban đầu (và cũng là điều kiện cần) là quá khứ và cả thực tế thực tiễn đã làm được cái gì cho địa phương, cơ quan, quần chúng. Mà những người làm điều tốt thì dễ được quần chúng tin hơn cho dù họ chưa chắc đã có trình độ, học vị cao, chức vụ lớn, đôi khi quan điểm của họ có không như mình thì mình cũng nể.
Chứ phải người lạ huắc và là thanh niên thử xem? CA không nhẹ nhàng chút nào đâu. Em suy từ chính chuyện của em, cũng do cha mẹ mình là người tốt hướng mình làm điều tốt (ít nhất là chưa hại ai) ở địa phương, cơ quan. Chứ nếu không chắc cũng toi ! - Hiền GiangMar 22, 2012 06:41 AMNgồi trực bên nhà Xuân Diện chờ Xuân Diện lên bài của Phương Bích, đọc xong quay về đây còm (hổng còm bên nhà hắn). He he...Ai bảo hắn chơi quả thông báo trước để người ta phấp phỏng đợi chờ.Trả lời
Mình cũng nhất trí như suy đoán của Phương Bích "chắc hẳn họ bày ra cái vụ này cốt chỉ để giữ chân cụ trong sáng nay" thôi.
Cảm ơn Phương Bích về bài tường thuật. - Bắt sống Nữ sĩ Hiền Giang nói xấu và bài xích NXD-Blog nhá!Trả lời
- Tố NhưMar 22, 2012 08:10 AMTrăm năm trong cõi người taTrả lời
Chữ"tài",chữ"mệnh"khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng... - Văn LậpMar 22, 2012 08:37 AMTham nhũng thì có khắp nơi như ma trên mặt đất. Sao để đơn độc một người già cả chống chỏi với cả một lực lượng tham nhũng có trăm ngàn nanh vuốt. Tôi lo cho cụ lắm. Tầng tầng lớp lớp ban bệ, thanh tra, kiểm soát,chống tham nhũng chỉ một hội một phường. Cụ Hiền Đức thì gầy gò, họ thì càng đi chống tham nhũng càng mập ra, lại tậu đơpcj nhà dược xe nữa.Trả lời
Cám ơn Phương Bích nhé,bài đáng đọc lắm em viết quá sinh động. - Đọc thấy cái tựa bài này + tên tác giả (PB) là tôi biết ngay là bài hay rồi!Trả lời
- Tôi ở hải ngoại nên hơi thắc mắc cách làm việc này. Đành rằng chống tham nhũng là quyền lợi và cả bổn phận của toàn dân . Và có lẽ trách nhiện là của ông Thủ Tướng, hay Quốc Hội chứ sao lại là một cụ bà đã về hưu hơn 80 ? Thế thì các viên chức chính phủ chết hết rồi hay sao mà dân chúng lại phải tới chỗ cụ nghỉ ngơi dưỡng già như thế này thì lạ thật... không hiểu nổi !!!Trả lời
- Tập KiềuTrả lời
Tặng Bác Lê Hiền Đức và Cô Phương Bích
Mà trong lẽ phải có ngưòi có ta (3114)
Câu 1131 : Một đoàn đổ đến trước sau
1170 : Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào
384 : Tuyết sương nhuốm bạc mái đầu
1102 : Ta đây nào phải ai đâu mà rằng
2430 : Giữa đường thấy sự bất bằng
2374 : Khôn ngoan rất mực, nói năng phải lời
574 : Tai nghe ruột rối bời bời
1250 : Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân
1738 : Dẫu rằng trăm miệng khôn phân
1188 : Dơ tuồng, nghỉ mới tìm đường rút lui
2283 : Cùng nhau trông mặt cả cười
2186 : Sai nha còn dám xem ai là thường
Tai còn đồng vọng những lời sắt đinh (1074)
Cử Hai - buncuoiwaMar 22, 2012 06:30 PMCác nghị gật(ĐBQH) tầm Nguyễn tấn Dũng mà tiếp dân như cụ HĐ thì sao nhỉ?Bỏ mịa,lại mơ nữa rùi!Trả lời
- Nặc danhMar 22, 2012 07:32 PMPhản đối việc công an không mang giấy tờ đến làm việc với dân kiểu này.Trả lời
Kính chúc cụ ngày càng MINH MẪN vui khỏe hơn nhiều.