Đời sống khốn khổ của phụ nữ Việt Nam tại Malaysia bị phát hiện
Báo Đất Việt Online ngày hôm nay trích dẫn nguồn tin từ nhật báo Star của Malaysia cho biết có ít nhất 42 phụ nữ người Việt xuất khẩu lao động sang Malaysia đang sống cuộc sống khốn khổ như nô lệ tại Malaysia.
Những phụ nữ này sống chen chúc trong một căn hộ đôi có hai tầng tại
đường Jalan Tull thuộc thành phố George Town tỉnh Penang của Malaysia
suốt trong nhiều tháng qua.
Cảnh sát địa phương được người dân Malaysia báo cáo việc họ sống quá đông gây ồn ào trong khu nhà ở này và khi cảnh sát tới nơi đã chứng kiến cảnh sống chật chội khó tin cũng như nhiều việc đáng lo ngại khác.
Những phụ nữ Việt Nam này sang Malaysia để làm việc theo hợp đồng của những công ty xuất khẩu lao động Việt Nam nhưng tại Malaysia do kinh tế tuột dốc, việc làm không còn mà những lao động này không thể trở về Việt Nam vì nợ nần quá nhìều trước khi ra đi nên phải sống vật vờ tại Malaysia để kiếm việc.
Theo tờ báo Star thì còn nhiều nam nhân công người Việt có hoàn cảnh tương tự đang sống tại khu vực lân cận. Chị Hai, một phụ nữ cho tờ báo biết công nhân bị quỵt lương mà không ai đứng ra can thiệp cho họ. Chị đã nhiều lần gọi cho tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia nhưng không được giải quyết.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=D0jad8hgPAY
Cảnh sát địa phương được người dân Malaysia báo cáo việc họ sống quá đông gây ồn ào trong khu nhà ở này và khi cảnh sát tới nơi đã chứng kiến cảnh sống chật chội khó tin cũng như nhiều việc đáng lo ngại khác.
Những phụ nữ Việt Nam này sang Malaysia để làm việc theo hợp đồng của những công ty xuất khẩu lao động Việt Nam nhưng tại Malaysia do kinh tế tuột dốc, việc làm không còn mà những lao động này không thể trở về Việt Nam vì nợ nần quá nhìều trước khi ra đi nên phải sống vật vờ tại Malaysia để kiếm việc.
Theo tờ báo Star thì còn nhiều nam nhân công người Việt có hoàn cảnh tương tự đang sống tại khu vực lân cận. Chị Hai, một phụ nữ cho tờ báo biết công nhân bị quỵt lương mà không ai đứng ra can thiệp cho họ. Chị đã nhiều lần gọi cho tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia nhưng không được giải quyết.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=D0jad8hgPAY
18.03.2012
Rfa
+++++++++++++
42 phụ nữ Việt khốn khổ tại Malaysia
Cập nhật lúc :3:19 PM, 18/03/2012
Cảnh
sát Malaysia vừa phát hiện 42 phụ nữ Việt Nam (độ tuổi từ 30 đến 50)
đang lẩn trốn và sống tập trung trong một căn hộ chật chội tại thành phố
George Town của nước này vì hết hạn thị thực.
42
phụ nữ Việt Nam phải sống chen chúc trong một căn hộ ‘sinh đôi’ hai
tầng tại đường Jalan Tull, thành phố George Town, tỉnh Penang, Malaysia
trong suốt nhiều tháng qua.
Tầng trệt của căn hộ có 4 phòng (phòng khách, một phòng nhỏ, phòng bếp và phòng vệ sinh). Tầng lầu có 4 phòng nhỏ và thêm một nhà vệ sinh. Ít nhất là 5 người chung nhau một phòng nhỏ. 17 người còn lại chia nhau ngủ trong phòng khách.
Tầng trệt của căn hộ có 4 phòng (phòng khách, một phòng nhỏ, phòng bếp và phòng vệ sinh). Tầng lầu có 4 phòng nhỏ và thêm một nhà vệ sinh. Ít nhất là 5 người chung nhau một phòng nhỏ. 17 người còn lại chia nhau ngủ trong phòng khách.
42 phụ nữ đã khóc rất nhiều khi thuật
lại chặng đường ‘sa cơ lỡ vận’ của mình với ông Koay Teng Hai, ủy viên
hội đồng lập pháp đảo Pulau Tikus, trực thuộc thành phố George Town
|
Những người phụ này bị phát hiện khi hàng xóm nhận thấy có quá nhiều
tiếng ồn trong một căn nhà nhỏ như vậy, nhất là vào ban đêm. Ngay lập
tức, họ đã thông báo với cơ quan chức năng của địa phương.
Người phụ nữ tên Hai - một trong số 42 thành viên cho biết hầu hết họ đang thất nghiệp và không có tiền gửi về cho gia đình.
“Một số người trong số chúng tôi đã ở Malaysia được một năm rưỡi rồi nhưng nay hết hạn thị thực. Một số khác từng đi làm công nhân vệ sinh trong bệnh viện với mức thù lao 50RM/ngày nhưng sau đó mức lương này bị giảm xuống chỉ còn 25 RM/ngày (tương đương 120.000 đồng)”, cô Hai chia sẻ.
“Tuy bị hạ giá rẻ mạt như thế nhưng đến cuối cùng, chúng tôi vẫn bị quỵt lương. Bởi vậy mà nhiều người phải nghỉ để tìm việc khác. Chỉ một số ít còn gắng gượng với công việc này. Thậm chí, chủ lao động vẫn còn giữ chặt hộ chiếu của các chúng tôi”.
Khi phóng viên tờ The Star (Malaysia) tới thăm ngôi nhà, họ được đón tiếp bởi 3 phụ nữ xanh xao, ốm yếu. Chiếc tủ lạnh ở một góc bếp chỉ vẻn vẹn có một chút cá, rau và vài quả trứng.
Hai nói cứ 3 ngày một lần, chủ lao động sẽ gửi 20kg gạo tới. Cô cho biết thêm, các cô thường bỏ muối vào gạo lúc nấu để cơm đằm hơn, hạn chế tối đa việc dùng thức ăn.
Dàn dụa nước mắt, Hai chia sẻ nguyện vọng duy nhất của các cô bây giờ là được trở về quê hương: “Hằng ngày chúng tôi vẫn gọi điện tới Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và chờ đợi phản hồi”.
Những phụ nữ này cũng tiết lộ, còn có 26 nam giới là lao động Việt Nam và Nepan đồng cảnh ngộ, hiện sống tập trung trong một căn hộ khác. Họ đã khóc rất nhiều khi thuật lại chặng đường ‘sa cơ lỡ vận’ của mình với ông Koay Teng Hai, ủy viên hội đồng lập pháp đảo Pulau Tikus, trực thuộc thành phố George Town. Ông Koay nói sẽ liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam sớm nhất có thể. “Vẫn còn nhiều trường hợp tương tự ở tỉnh Penang như huyện Paya Terubong. Tôi cũng sẽ liên lạc với Sở Di Trú và cảnh sát”, ông cho biết thêm.
Người phụ nữ tên Hai - một trong số 42 thành viên cho biết hầu hết họ đang thất nghiệp và không có tiền gửi về cho gia đình.
“Một số người trong số chúng tôi đã ở Malaysia được một năm rưỡi rồi nhưng nay hết hạn thị thực. Một số khác từng đi làm công nhân vệ sinh trong bệnh viện với mức thù lao 50RM/ngày nhưng sau đó mức lương này bị giảm xuống chỉ còn 25 RM/ngày (tương đương 120.000 đồng)”, cô Hai chia sẻ.
“Tuy bị hạ giá rẻ mạt như thế nhưng đến cuối cùng, chúng tôi vẫn bị quỵt lương. Bởi vậy mà nhiều người phải nghỉ để tìm việc khác. Chỉ một số ít còn gắng gượng với công việc này. Thậm chí, chủ lao động vẫn còn giữ chặt hộ chiếu của các chúng tôi”.
Khi phóng viên tờ The Star (Malaysia) tới thăm ngôi nhà, họ được đón tiếp bởi 3 phụ nữ xanh xao, ốm yếu. Chiếc tủ lạnh ở một góc bếp chỉ vẻn vẹn có một chút cá, rau và vài quả trứng.
Hai nói cứ 3 ngày một lần, chủ lao động sẽ gửi 20kg gạo tới. Cô cho biết thêm, các cô thường bỏ muối vào gạo lúc nấu để cơm đằm hơn, hạn chế tối đa việc dùng thức ăn.
Dàn dụa nước mắt, Hai chia sẻ nguyện vọng duy nhất của các cô bây giờ là được trở về quê hương: “Hằng ngày chúng tôi vẫn gọi điện tới Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và chờ đợi phản hồi”.
Những phụ nữ này cũng tiết lộ, còn có 26 nam giới là lao động Việt Nam và Nepan đồng cảnh ngộ, hiện sống tập trung trong một căn hộ khác. Họ đã khóc rất nhiều khi thuật lại chặng đường ‘sa cơ lỡ vận’ của mình với ông Koay Teng Hai, ủy viên hội đồng lập pháp đảo Pulau Tikus, trực thuộc thành phố George Town. Ông Koay nói sẽ liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam sớm nhất có thể. “Vẫn còn nhiều trường hợp tương tự ở tỉnh Penang như huyện Paya Terubong. Tôi cũng sẽ liên lạc với Sở Di Trú và cảnh sát”, ông cho biết thêm.
Baodatviet
Ý kiến của Bạn
Bấm vào đây để nêu ý kiến của bạn.