Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Thực chất vụ bán 49% cổ phần Nhà máy Lọc dầu Dung Quất . Sai lầm lớn tiếp theo sai lầm đã mắc chỉ trong một công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất . Lý do và ý đồ thực chất.

Thực chất vụ bán 49% cổ phần Nhà máy Lọc dầu Dung Quất


13/3/2013


Việc hiện nay PetroVietnam (PVN) đang phải cố gắng bán 49% cổ phần NMLD Dung Quất là vì những lý do và ý đồ thực chất sau:


1. Trong năm 2011 vừa qua, năm thứ 2 đi vào khai thác của một công trình mới 100% trị giá quyết toán đến khoảng trên 3,5 tỷ USD, NMLD DQ đã lỗ trắng trên 3000 tỷ VNĐ nữa (khoảng 150 triệu USD). Đây là con số “bí mật” không được báo chí công bố ra ngoài nhưng trong ngành thì... ai ai cũng biết.


Sự thực là, nếu cứ để thế khai thác tiếp thì NMLD DQ sẽ còn lỗ tiếp lớn hơn trong năm nay 2012 và các năm tới, và chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa kỹ thuật và thảm họa kinh tế cho PVN và cả quốc gia. Vì thế, phải sửa chữa NMLD DQ là điều bắt buộc đối với PVN. Việc đâu tư xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam coi như chưa hoàn tất (mặc dù đã là niềm tự hào của ngành dầu khí Việt Nam!) sau khi PVN đã tiêu 3,5 tỷ trong trên 10 năm qua.


2. Nhưng sao lại phải sửa chữa một “niềm tự hào” – một nhà máy mới hoàn toàn? Nghe vô lý quá? Đỉnh cao trí tuệ gì mà làm ăn kém dzậy? Vì thế, đỉnh cao trí tuệ quyết định "lý do thực chất" là vì PVN muốn mở rộng nhà máy, nâng công suất lên thành 9 triệu tấn/năm.

3. Nhưng Chính phủ Việt Nam hay PVN lấy đâu ra tiền để sửa chữa NMLD DQ nữa, khi anh cả đỏ PVN đã và đang bị sa lầy tài chính khắp nơi: trên các “sân nhà” như trên "sân" Điện lực (với Tcty PV “no” Power ), "sân" của Xăng dầu (với TCty PV "ôi"...), trên 'sân" xây dựng và bất động sản (với các TCty PVC và TCty PV Lands...), và trên các "sân khách": Đầu tư khai thác với Algeria, Venezuela... mỗi nơi đều mất vài tỷ USD trong mấy năm qua?

Chỉ có cách "lấy mỡ nó rán nó", vốn luôn là tuyệt chiêu của lãnh đạo mọi lúc mọi nơi, trong chiến tranh và trong kinh tế đều vậy.


Vậy là chỉ còn cách lấy Dung Quất "rán" Dung Quất mà thôi.

4. Nhưng NMLD DQ vốn dĩ ai cũng biết là "của ôi" rồi, trị giá 3,5 tỷ USD mà chỉ làm ra “lỗ tạm” nhưng lỗ khá sâu – mỗi năm vài trăm triệu đô – thì bán hay "rán" nó ra sao cho “thơm” đây?
Thế mà PVN vẫn sẽ "rán" nó được đấy! Và đây lại là tuyệt chiêu nữa của lãnh đạo: Luôn luôn lấy sai lầm mới để sửa chữa sai lầm cũ, lấy lừa dối mới để che đậy sự lừa dối cũ, lấy đối tác mới “rán” ông chủ Nhân dân – đã cũ...


Vấn đề là PVN phải thực hiện sai lầm mới này một cách thật hoành tráng để nhân dân tin tưởng đó là thành công mới của lãnh đạo. Mà dân ta thì nói gì tin nấy (ấy là “người ta” nghĩ thế), dân ta đến nay vốn luôn luôn tin vào Đảng và Chính phủ mà, nên đó là chuyện nhỏ với Đảng và Chính phủ, và với cả PVN.
5. Trên tinh thần “cách mạng” đó, thực chất tài chính của vụ việc PVN “bán” 49% cổ phần NMLD DQ là như sau:

Giá trị sổ sách của NMLD DQ hiện là khoảng trên 3,5 tỷ USD, nếu bán 49% là 1,715 tỷ USD thì không nhà đầu tư nào thèm mua. Bởi vì, bỏ ra 1,715 tỷ USD để mỗi năm gánh lỗ thêm chừng 75 triệu USD nữa cho PVN thì nghe có vẻ không logic lắm với bất kỳ ai. Và đừng nói các nhà tài phiệt dầu khí dốt nhé, hay họ sẽ lại bị lừa nhé... (Họ trả “học phí ngu” cho PVN… đủ rồi).


Ai cũng có thể biết NMLD DQ chỉ có giá trị (net value, net equity, net worth) chỉ đáng giá tối đa 1,5 tỷ USD tính theo công suất hay sản lượng thực của nó: 6 triệu tấn sản phẩm đầu ra với giá thành gia công chế biến dầu thô trung bình (cao) 50 USD/T (con số này ở khu vực là 46-48 USD),

và cho doanh số 300 triệu USD, tức tổng tài sản của NMLD DQ có trị giá thị trường tối đa là 5 lần 300 triệu tức 1,5 tỷ USD, nếu Việt Nam muốn bán nó ra thị trường quốc tế, ví dụ NY Stock Exchange...


Nhưng NMLD DQ đã được PVN "đầu tư" đến 3,5 tỷ USD (ai không biết 2 tỷ USD "từ đâu dôi ra" kia họ đã "đầu tư" ra sao – nhìn tài sản và cuộc sống của quan chức chính phủ và PVN thì biết liền!),

tức là đã có 2 tỷ USD là "đầu tư ảo" trong đó – tham nhũng, thất thoát, không hiệu quả. Mua 49% cổ phần DQ là mua khoảng 1 tỷ USD "đầu tư ảo" đó nữa, nên nhà đầu tư mới vào NMLD DQ cũng sẽ được PVN cho phép "mua ảo" hay "đầu tư ảo" chung.

Có nghĩa là, thay vì bỏ ra 1,715 tỷ USD mua 49% cổ phần, nhà đầu tư mới chỉ cần bỏ khoảng 700 triệu USD thật để sửa chữa nhà máy (chuyển từ chủ yếu xài dầu ngọt Bạch Hổ sang dầu chua Venezuela hay Trung Đông)

và để lắp dây chuyền công nghệ xử lý dầu chua mới nâng công suất lên thành 9 triệu tấn/năm, thêm 3 triệu tấn/năm, còn 1 tỷ USD nữa là "ảo", tức không phải bỏ tiền ra, mà vẫn được "ghi nợ" tổng số trên 1,7 tỷ USD... Các nhà đầu tư mới nổi từ Nga và Châu Á “đại lục” rất khoái kiểu ăn “1 vốn bốn lời” này…

Làm sao họ làm thế được về kỹ thuật đầu tư?

Đơn giản, vì nhà đầu tư sẽ được trực tiếp tiến hành việc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng Nhà máy theo yêu cầu trên của PVN (như “điều kiện” của việc bán cổ phần này), nên thực chất họ sẽ mang thẳng thiết bị rẻ tiền vào để làm việc đó và tự xuất hóa đơn tùy thích cho PVN, sao cho họ bao trọn 49% cổ phần NMLD DQ là 1,715 tỷ USD...


6. Sau màn biểu diễn quốc tế sắp tới mang tên "PVN bán 49% cổ phần NMLD DQ" trên của PVN, NMLD DQ sẽ có giá trị sổ sách (booking value) là... 5,215 tỷ USD (3,5 tỷ + 1,715 tỷ USD), với công suất 9 triệu tấn/năm.

Giá trị thực của nó lúc đó theo sản lượng (tức theo khả năng tạo doanh thu, lợi nhuận ròng trước thuế) là: 9 triệu tấn/năm x 50 USD/tấn x 05 = 2,25 tỷ USD. Tức phần "đầu tư ảo" sẽ tăng từ 2 tỷ USD hiện nay thành: 5, 215 - 2,25 = 2,965 tỷ USD, gần 3 tỷ USD.

Điều đó có nghĩa là PVN và “nhà đầu tư mới” của PVN sẽ nghiễm nhiên được chiếm thêm 965 triệu USD “đầu tư ảo” nữa qua phi vụ này, mỗi bên khoảng 1 nửa (51/49%) số đó.


7. Kết luận buồn:


Thay vì dũng cảm nhận sai lầm của công trình NMLD DQ đã đầu tư và huy động vốn đầu tư 700 triệu USD thêm cho NMLD DQ để sửa chữa sai lầm cũ đó và mở rộng Nhà máy, nâng tổng mức đầu tư lên 3,5 tỷ + 0,7 tỷ = 4,2 tỷ USD (trong đó vẫn chỉ có 2 tỷ "ảo")

thì Việt Nam cũng sẽ có NM LD DQ công suất 9 triệu tấn/năm, người ta lại chọn con đường tiếp tục lừa dối nhân dân, tiếp tục phá hoại dất nước, tiếp tục tham nhũng lớn công khai đồng tiền và tài sản của nhân dân!


Họ sẽ mượn tay "nhà đầu tư nước ngoài mua 49% cổ phần NM" để có thể đầu tư thêm 700 triệu USD nhưng cũng để có thể cùng tham nhũng thêm 1 tỷ USD nữa, nâng "giá trị ảo" của NMLD DQ lên thành trên 5,215 tỷ USD thay vì 4,2 tỷ USD...


Đây sẽ là
SAI LẦM LỚN TIẾP THEO CHE ĐẬY SAI LẦM LỚN ĐÃ MẮC chỉ trong một công trình NMLD DQ!

P. C. T.


Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Phan Châu Thành

_________



Bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất 

12/3/2013


Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn đang đàm phán với 3 đối tác tại Nhật, Venezuela và Hàn Quốc để bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) nhằm đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy. 


Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn cho biết công ty đang đàm phán với 3 đối tác là JX Nippon (Nhật Bản), Petróleos de Venezuela SA (Venezuela) và SK (Hàn Quốc) để bán 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Việc bán cổ phần nhằm phục vụ cho tái đầu tư nâng công suất, mở rộng nhà máy từ 6,5 triệu tấn hiện nay lên 10 triệu tấn. 

Theo ông Giang, 3 công ty nói trên là những doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực về tài chính và dồi dào kinh nghiệm về lĩnh vực lọc hóa dầu. "Có thể cả 3 công ty cùng góp vốn nhưng cũng có khi một hoặc 2 đối tác mua 49% cổ phần nhà máy", ông Giang cho biết. 

Phân xưởng Cracking xúc tác- nơi được ví là
Phân xưởng Cracking xúc tác nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.

Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn cũng đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn định giá toàn bộ tài sản của nhà máy. 

"Đối tác nào mua cổ phần của nhà máy thì cũng sẽ tham gia nâng công suất, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất trong thời gian tới. Khi công suất lên đến 10 triệu tấn một năm, nhà máy có khả năng đáp ứng khoảng 40 đến 45% nhu cầu thị trường trong nước", ông Giang cho biết thêm. Dự kiến đến cuối tháng này, kế hoạch khả thi mở rộng nhà máy sẽ hoàn tất.

Trí Tín - vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét