Làm báo ở Việt Nam thật 'nguy hiểm'
Cập nhật: 14:17 GMT - thứ sáu, 7 tháng 9, 2012Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Nhân chuyện phóng viên Hoàng Khương bị tuyên án bốn năm tù, nhà phê bình, nhà báo Phạm Xuân Nguyên nói với BBC Việt Ngữ về những nguy hiểm khi làm phóng viên ở Việt Nam.
Theo ông, “các phóng viên, nhà báo làm về mảng đó [tham nhũng] luôn luôn là mảng nguy hiểm.”
“Vì càng dấn sâu vào sự tham nhũng đó, vì quyền lợi của họ, họ sẽ không từ một thủ đoạn nào.
“Mà nhà báo muốn tác nghiệp một các khách quan, tiếp cận được sự việc, phanh phui ra để pháp luật xử lý, để xã hội biết được, thì đôi khi họ cũng phải đổi bằng tính mạng.”
Ông cũng lấy ví dụ về trường hợp hai nahf báo của VOV bị đánh khi đang thi hành nhiệm vụ dù đã trình thẻ nhà báo.
Bình luận về vụ phóng viên Hoàng Khương, ông nói: “Ở đây có hối lộ hay không hay là tác nghiệp”, và ông cũng cho bày tỏ ý kiến nghiêng về phía phóng viên Hoàng Khương “không làm gì khuất tất” mà chỉ làm việc theo yêu cầu của ban biên tập báo Tuổi Trẻ.
Ông Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh, "ở Việt Nam, khi mà pháp luật chưa được tôn trọng tối đa, chưa được thực thi triệt để, thì các nhà báo luôn luôn phải đối chọi với thách thức".
Mời quý vị nghe cuộc phỏng vấn với ông Phạm Xuân Nguyên trong phần âm thanh đi kèm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/09/120907_xuan_nguyen_interview.shtml
_____________
Dư luận sau bản án của phóng viên Hoàng Khương?
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-09-07
Nhà báo Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ vừa bị tuyên phạt mức án 4 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm vì hành vi đưa hối lộ.
Courtesy tienphong
Phóng viên báo Tuổi Trẻ Hoàng Khương tại phiên xử ở TPHCM hôm 07-09-2012.
Nhiều người cho đây là một bản án không thuyết phục vì cho rằng hành động đưa hối lộ chỉ nhằm phục vụ cho các bài viết được giao.
Bản án “không cần thiết”
Bốn năm tù giam là mức án dành cho ông Nguyễn Văn Khương hay nhà báo Hoàng Khương – cây bút có tiếng mảng nội chính của tờ Tuổi Trẻ. Nhà báo này bị bắt từ tháng 1 năm nay vì bị tố có hành vi đưa hối lộ khi cầm tiền của người khác đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức nhằm lấy tư liệu viết hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
Kết thúc phiên tòa 2 ngày tại tòa án nhân dân TP.HCM, báo Tuổi Trẻ dẫn lời gia đình ông Hoàng Khương nói rằng đây là một bản án “quá nặng”. Đây không chỉ là ý kiến của người nhà ông Hoàng Khương mà còn của những đồng nghiệp trong ngành báo. Nhà báo tự do Văn Lang gọi đây là một bản án “không cần thiết”:
Nếu qui về pháp lý thuần túy thì người ta có thể cho rằng đó là dấu hiệu tội phạm. Nhưng để khuyến khích những nhà báo thì có lẽ nên tha bổng.
LS Trần Quốc Thuận
“Thật ra bốn năm là hơi nặng vì ông Hoàng Khương làm việc cho báo Nhà nước và việc làm này của ông thì cũng nằm trong chức trách của ông chứ không có gì gọi là quá giới hạn hay là vấn đề cá nhân. Trước tòa ông cũng nói việc này phục vụ công việc, nếu có sai lầm thì chỉ sai trong nghiệp vụ.”
Nói lời cuối cùng trong phiên tòa sơ thẩm hôm 7 tháng 9, ông Hoàng Khương khẳng định hành vi cầm tiền (của ông Trần Minh Hòa) đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức với “động cơ trong sáng là phát hiện tiêu cực và đấu tranh chống tiêu cực, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước”. Những lời khẳng định này của ông Hoàng Khương hoàn toàn trùng khớp với những gì mà ông khẳng định trong bản trường trình về quy trình tác nghiệp bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép” trước đó.
Nhiều nhà báo cho rằng hành động cầm tiền (của người khác) đưa hối lộ của ông Khương chỉ là một “tai nạn nghề nghiệp” vì thực tế ông Khương đang trong quá trình tác nghiệp, tham gia thực tế để lấy tài liệu cho bài viết và không có động cơ thực hiện hành vi hối lộ. Nhà báo Trương Minh Đức cho rằng quyết định của Tòa án Nhân dân TP.HCM là “không thuyết phục” và gây bức xúc cho báo chí trong nước:
“Nhiều nhà báo trong nước rất bàng hoàng. Có thể đây là một đòn giáng trả cho những nhà báo chống tham nhũng trong nước bị chùn bước.
Tôi nghĩ đây là một cái bẫy mà công an điều tra bên CA TPHCM đã cài bắt ông Hoàng Khương nhằm trả đũa những bài viết chống tham nhũng của ông nhiều năm qua trong lĩnh vực mãi lộ.”
Hành động cần khuyến khích
Phóng viên báo Tuổi Trẻ Hoàng Khương ra khỏi tòa sau phiên xử tại TPHCM hôm 07-09-2012. Courtesy tienphong.
Nhà báo Hoàng Khương là một phóng viên lâu năm trong mảng nội chính – một mảng được xem là nguy hiểm và phức tạp. Các nhà báo trong nước chia sẻ trên Facebook của mình mô tả ông Hoàng Khương là một phóng viên yêu nghề và hăng say công việc. Ông được biết đến với rất nhiều bài viết chống tiêu cực như “CSGT giải cứu xe đua trái phép”; “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”; “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ… cò”; “Nhức nhối nạn mãi lộ, ghê hơn cướp cạn”…
Từ khi Bộ chính Trị của ĐCS Việt Nam quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì quá trình chống tham nhũng càng được đẩy mạnh. Luật sư Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội) cho rằng bản án dành cho ông Hoàng Khương không phù hợp với phương châm chống tham nhũng đang được nói đến như hiện nay và hành động của nhà báo Hoàng Khương cần được khuyến khích:
“Những hành động đó đáng lẽ phải được khuyến khích bởi bất cứ ai cũng có thể làm một động tác giả để thử xem bức tường chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước vững chắc như thế nào. Nhà báo Khương cũng là người đến gõ thử bức tường đó. Nhưng mà gõ thì nó sập ngay. Ông Khương bị đem ra xét xử là một điều đáng tiếc.”
LS Trần Quốc Thuận cho biết, ông đã theo dõi vụ án về nhà báo Hoàng Khương và gọi hành động của ông Hoàng Khương chỉ là một “động tác giả” nhằm thực hiện bài viết nên có thể xem xét:
“Nếu qui về pháp lý thuần túy thì người ta có thể cho rằng đó là dấu hiệu tội phạm. Nhưng để khuyến khích những nhà báo thì có lẽ nên tha bổng.”
Theo Khoản 4, Điều 8 của Bộ luật hình sự: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Điều này đã không được xem xét đến trong phiên tòa.
Khi phóng viên Hoàng Khương bị bắt, rất nhiều nhà báo lên tiếng phản đối trên Facebook cá nhân của mình. Trước phiên tòa, một lần nữa các trang mạng xã hội lại nóng lên. Nhà báo Hương Trà (blogger Cô Gái Đồ Long) chia sẻ trên Facebook rằng “Cần một bản án hợp lý và nhẹ nhất; thậm chí có thể trả tự do ngay tại tòa”. Còn nhà báo Huy Đức cũng viết trên Facebook rằng “Hành động của nhà báo Hoàng Khương có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng không thể coi là tội phạm vì không những không nguy hiểm cho xã hội mà còn làm giảm nguy hiệm cho xã hội. Toà xử anh 4 năm tù không phải là nặng hay nhẹ mà là không theo Luật”.
Theo LS Trần Đình Triển, (Văn phòng luật sư Vì Dân), tất cả quá trình tác nghiệp loạt bài về giao thông đã được ban biên tập báo Tuổi Trẻ phê duyệt và cho đăng tải nên theo luật báo chí, trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan tòa soạn này. Và một trong những vấn đề gây thắc mắc và bất mãn cho dư luận là việc Tòa án không triệu tập ban biên tập báo Tuổi Trẻ, cơ quan chủ quản của nhà báo Hoàng khương dưới tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan theo luật Tố tụng HS và DS. Theo vị LS này, đây là một sự “vi phạm nghiêm trọng”:
“Theo quy định của bộ luật HS và Tố tụng Dân sự, một trong những phiên tòa cấp sơ thẩm bị vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng vì cấp phúc thẩm phải xem xét sự vi phạm đó vì tôi cho rằng việc tòa án cấp sơ thẩm không mời báo Tuổi Trẻ với tu cách bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một sự vi phạm nghiêm trọng về luật tố tụng hình sự và dân sự. Cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm để trả hồ sơ xét xử trở lại ban đầu và triệu tập báo Tuổi trẻ tham gia với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan.”
Xin được nhắc lại, về vụ án liên quan đến việc đưa và nhận hối lộ cho cảnh sát giao thông để giải cứu xe đua của ông Trần Minh Hòa, tất cả cáo bị cáo đều nhận mức án từ 1 đến 5 năm tù giam.
Video: RSF kêu gọi VN trả tự do cho phóng viên Hoàng Khương
Theo dòng thời sự:
RSF lên án việc bắt phóng viên Hoàng KhươngPhóng viên báo Tuổi Trẻ Hoàng Khương bị bắt giam
Phóng viên bị bắt vì bênh vực công nhân
Tình hình tự do báo chí trên thế giới
IPA lên án việc Việt Nam bắt giữ nhà thơ Bùi Chát
IPA trao giải Tự do Xuất bản 2011 cho ông Bùi Chát
Vì sao tự do báo chí trên thế giới bị suy giảm?
Tình hình tự do báo chí trên thế giới theo phúc trình của RSF
Cần một luật báo chí đầy đủ và cụ thể hơn
RFA
___________
Phiên tòa xét xử nhà báo Hoàng Khương:
Nhà báo Hoàng Khương sẽ kháng cáo
TUỔI TRẺ - Chiều 7-9, TAND TP.HCM đã tuyên bản án cho rằng nhà báo Hoàng Khương (tên thật là Nguyễn Văn Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ) đã phạm tội “đưa hối lộ” và phạt Hoàng Khương 4 năm tù giam.
Người thân, đồng nghiệp và bạn bè chia sẻ với Hoàng Khương khi anh lên xe rời khỏi tòa - Ảnh: Thuận Thắng |
Luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho Hoàng Khương, cho biết khi nhận bản án trên, Hoàng Khương rất thất vọng và sẽ kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản chất vụ án cũng như những tình tiết chưa được làm rõ tại phiên tòa sơ thẩm. Luật sư Hoài nói ông sẽ tiếp tục bào chữa miễn phí cho Hoàng Khương tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới.
Hoàng Khương có công trong vụ “giải cứu” xe đầu kéo
Nói lời sau cùng tại tòa, nhà báo Hoàng Khương đã “xin lỗi ban biên tập và đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ” vì những sai sót trong tác nghiệp của anh đã gây ảnh hưởng đến uy tín tờ báo. Ban biên tập cũng nhận thấy mình có trách nhiệm trong sự việc này. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã nhiều lần khẳng định đây là hoạt động tác nghiệp báo chí của Hoàng Khương. Đội ngũ báo Tuổi Trẻ vẫn luôn bên cạnh Hoàng Khương, chung vui với những bài báo đầy nhiệt huyết của anh và chia sẻ với những rủi ro nghề nghiệp của anh. Thay mặt anh, chúng tôi sẽ tiếp tục chăm sóc, giúp đỡ gia đình anh, đặc biệt là mẹ già của anh đang bệnh nặng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ, động viên vợ con anh để bảo đảm có cuộc sống ổn định, con cái yên tâm đến trường. BAN BIÊN TẬP BÁO TUỔI TRẺ |
Theo bản án được công bố, hội đồng xét xử (HĐXX) xác định Hoàng Khương là người đã có công giúp cơ quan điều tra phát hiện, xử lý vụ tiêu cực (nhận hối lộ 3 triệu đồng) của CSGT Huỳnh Minh Đức để trả xe đầu kéo (nhờ bài điều tra “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” mà Hoàng Khương viết).
Tuy nhiên, quan điểm bào chữa của Hoàng Khương và luật sư cho rằng Hoàng Khương tiếp cận, cùng Tôn Thất Hòa đưa hồ sơ và 15 triệu đồng cho Đức (trong bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”) chỉ là tác nghiệp để lấy chứng cứ cho bài viết đã không được HĐXX chấp nhận.
Theo tòa, Hoàng Khương đã dùng tiền của chủ xe vi phạm, tham gia trực tiếp đưa tiền cho Đức mà không báo cáo việc này với ban biên tập là sai. Sau khi nhận tiền, bị cáo Đức đã trả xe vi phạm cho Hoàng Khương (sau đó Khương gọi người ra lấy xe, giao cho Nguyễn Đức Đông Anh để đưa cho chủ xe Trần Minh Hòa) là việc đưa, nhận hối lộ đã hoàn thành.
HĐXX cho rằng Hoàng Khương có công chống tiêu cực trong quá trình công tác, điều này xã hội không phủ nhận nhưng trong vụ án này, theo HĐXX, Hoàng Khương giữ vai trò chính, trực tiếp đưa hối lộ. Bản án cũng kết luận rằng Hoàng Khương đã lợi dụng cương vị nhà báo để thực hiện mục đích cá nhân, tìm mọi cách để lấy xe cho Hòa nên đã phạm vào tội “đưa hối lộ”.
Tòa chỉ cho rằng Hoàng Khương có các tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, chưa phạm tội lần nào, có nhiều đóng góp trong quá trình công tác nên đã giảm một phần hình phạt cho Hoàng Khương.
Trước đó tại phần tranh luận, bà Phạm Thị Thu Hà, kiểm sát viên giữ quyền công tố, vẫn xác định rằng Hoàng Khương đã có mục đích cá nhân (vì mối quan hệ gia đình với Nguyễn Đức Đông Anh) nên đưa tiền cho Đức để lấy xe cho Trần Minh Hòa, bạn của Đông Anh.
Để chứng minh Hoàng Khương không tác nghiệp trong vụ việc này, kiểm sát viên Thu Hà cho rằng nếu tác nghiệp thì Hoàng Khương phải lấy tiền của cơ quan mình để đưa cho Đức, chứ không phải lấy tiền của chủ xe vi phạm. Luật sư Hoài tranh luận lại: Hoàng Khương chỉ muốn có chứng cứ về việc CSGT không cần biên bản kiểm điểm ở tổ dân phố vẫn trả xe đua cho chủ xe qua việc nhận tiền của chủ xe. Chỉ với việc nhờ người đem tiền, hồ sơ đến mà Hoàng Khương đã bị coi là sai phạm rồi thì việc sử dụng tiền của tổ chức để đưa cho Đức là quá nguy hiểm.
Theo bà Hà, ngày 25-6-2011, khi chứng kiến Đức nhận tiền của Trần Anh Tuấn để trả xe đầu kéo, Hoàng Khương đã giả làm “tài xế Hùng” để nhờ Đức “giải cứu” xe cho Trần Minh Hòa rồi đưa tiền cho Đức. Ngày 3-7-2011, Hoàng Khương cho đăng bài 1 về vụ này nhưng vì sao không cho đăng tiếp vụ xe đua? Theo bà Hà, sau khi Huỳnh Minh Đức nhận tiền, trả xe mà không trả giấy tờ lại đòi thêm 3 triệu đồng nữa nên Hoàng Khương mới quyết định cho đăng báo (thể hiện ngày 9-7 Hoàng Khương mới nộp bài và ngày 10-7-2011 bài mới đăng).
Tranh luận lại vấn đề này, luật sư Phan Trung Hoài dẫn nhiều chứng cứ về quy trình xử lý tin bài của tòa soạn báo Tuổi Trẻ: Hoàng Khương đã nộp bài 2 cùng với bài 1 nhưng bài 2 bị tòa soạn trả lại để bổ sung. Theo yêu cầu của tòa soạn, Hoàng Khương phải trao đổi với lãnh đạo của Đội CSGT Công an quận Bình Thạnh để cho bài viết đa chiều, khách quan hơn. Sau khi hẹn gặp, trao đổi được với người có trách nhiệm thì đến ngày 9-7 Hoàng Khương mới bổ sung, hoàn chỉnh bài viết và được đăng ngày 10-7.
Luật sư: có sự khác biệt
Khi bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài cho rằng ranh giới trong tác nghiệp và vi phạm của nhà báo rất mong manh. Để có được những bài điều tra công phu (được đăng nhiều trên báo Tuổi Trẻ), nhà báo Hoàng Khương đã phải dấn thân để thâm nhập điều tra, nhập vai, trang bị nhiều máy móc, thiết bị kỹ thuật để thu thập tư liệu, chứng cứ cho bài viết.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, báo chí là một trong những nghề nguy hiểm nên rất cần việc chuẩn hóa các tiêu chí, xác định đâu là ranh giới an toàn cho hoạt động tác nghiệp báo chí. Hiện nay Hội Nhà báo VN, các hội nhà báo địa phương chưa xây dựng được các tiêu chuẩn về quy trình tác nghiệp báo chí, nên nảy sinh vấn đề về ranh giới hợp pháp trong việc “dấn thân” của nhà báo thông qua việc đóng giả vai nhằm thâm nhập, tiếp xúc với các đối tượng tiêu cực cần phanh phui.
Theo luật sư Hoài, vụ tiêu cực đêm 31-7-2011 của nhóm cán bộ tổ tuần tra của Trạm CSGT quốc lộ 1A Công an tỉnh Thanh Hóa được phát hiện (Viện KSND tối cao đã có cáo trạng truy tố) cũng nhờ Hoàng Khương đã nhập vai tài xế để điều tra (loạt bài “Nhức nhối nạn mãi lộ”. Trong vụ án này, nhà báo Hoàng Khương được xác định là nhân chứng và chủ xe, tài xế đã giúp sức nhà báo để điều tra, dù cũng có hành vi đưa hối lộ nhưng không bị truy tố vì đã tích cực hợp tác, chủ động tố cáo tiêu cực.
Trong khi đó, vụ tiêu cực của CSGT Huỳnh Minh Đức được phát hiện cũng nhờ hai bài viết của Hoàng Khương nhưng nhà báo lại bị truy tố, và điều đáng nói hơn nữa là bản kết luận điều tra và cáo trạng của viện kiểm sát truy tố các bị cáo không hề nhắc đến công sức điều tra, phát hiện tội phạm trong các bài báo của Hoàng Khương. Luật sư Hoài dẫn chứng hàng loạt văn bản của Công an Bình Thạnh cho thấy việc xử lý sai phạm của Huỳnh Minh Đức chính là xuất phát từ hai bài báo của Hoàng Khương. Điều này cho thấy có sự khác biệt trong xử lý giữa cơ quan tố tụng trung ương và địa phương.
Về vấn đề này, kiểm sát viên Thu Hà tranh luận: cáo trạng không nhắc đến việc xử lý thông tin vi phạm của các bị cáo xuất phát từ hai bài báo là vì “cáo trạng chỉ truy tố hành vi phạm tội của bị cáo”. Tuy nhiên, theo luật sư Hoài, cáo trạng đã “cắt khúc” toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin trên báo Tuổi Trẻ của Công an quận Bình Thạnh mà sau đó cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, dẫn đến việc đánh giá sai lệch bản chất vụ án và làm cho việc hiểu về hành vi của nhà báo Hoàng Khương không đúng với diễn biến và các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra.
Cũng theo bài bào chữa của luật sư Phan Trung Hoài, cáo trạng và kết luận của đại diện Viện KSND TP.HCM tại phiên tòa không hề đề cập về chủ trương của báo Tuổi Trẻ, quá trình tác nghiệp báo chí và không làm rõ được mục đích, động cơ của nhà báo Hoàng Khương liên quan hai bài báo. Luật sư cũng khẳng định hành vi tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương diễn ra sau khi Huỳnh Minh Đức đã có nhận 3 triệu đồng để giải quyết vụ tai nạn xe đầu kéo không đúng quy trình, không phải do sự “gài bẫy” hay quyết thực hiện đến cùng hành vi đưa hối lộ do Đức không trả giấy tờ xe.
Luật sư Hoài cũng phân tích nhiều chứng cứ để chứng minh rằng việc truy tố nhà báo Hoàng Khương về hành vi “đưa hối lộ” do liên quan đến quá trình tác nghiệp là chưa đủ căn cứ pháp lý, không phù hợp với đường lối xử lý đối với tin báo tố giác tội phạm, đi ngược lại chính sách hình sự đối với người có công phát hiện, tố giác tội phạm tiêu cực, tham nhũng.
Với việc nhà báo Hoàng Khương đã thừa nhận có sai sót trong nghiệp vụ khi thực hiện bài điều tra, đối chiếu các điều khoản của Bộ luật hình sự, Luật phòng chống tham nhũng, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX tuyên miễn trách nhiệm hình sự, trả tự do cho Hoàng Khương tại phiên tòa.
CHI MAI
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/09/nha-bao-hoang-khuong-se-khang-cao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét