VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’
Cập nhật: 14:34 GMT - thứ tư, 19 tháng 9, 2012Ông Roesler đã nhận bằng tiến sỹ danh dự ở Hà Nội
Đến thăm Hà Nội và phát biểu trước các sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Roesler đã kêu gọi nước chủ nhà cải cách dân chủ đầy đủ, trao tự do cho nhân dân cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Là một lãnh tụ trẻ tuổi của đảng Tự do Dân chủ (FDP) trong chính phủ liên minh ở Đức, ông Roesler, người sinh ra năm 1973 tại Nam Việt Nam, đã nói về tự do hôm 18/9/2012 khi nhận bằng tiến sỹ danh dự viên Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội.
Các bài liên quan
- Đổi ảnh Phó Thủ tướng Đức bên cờ vàng
- Lãnh đạo Đức gốc Việt hỏng máy bay ở Ý
- Philipp Roesler làm bộ trưởng kinh tế Đức
Chủ đề liên quan
Ông hối thúc chính quyền Việt Nam không chỉ tư nhân hóa và mở cửa thị trường, mà cần trao cho người dân thêm quyền tự do:
“Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội,”
Nhắc đến cơ hội cho bản thân là một người sinh tại Việt Nam nhưng trưởng thành tại Đức, ông coi đó là ví dụ về sức mạnh của tự do:
“Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào.”
Là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ, ông Roesler cũng nhấn mạnh với diễn giả trong buổi lễ ở Đại học Kinh tế Quốc dân, về vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, cũng như nói về sở hữu tư nhân.
Ông cũng nói điều kiện cho đầu tư là chữ tín của hợp đồng và niềm tin của đối tác với hợp đồng.
Theo hãng tin Đức DPA, các công ty Đức thường phàn nàn về việc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.
Khi trao đổi với chính giới Việt Nam, ông Roesler cũng mang theo một danh sách 5 tù nhân lương tâm theo Thiên Chúa giáo bị bệnh mà Bộ Ngoại giao Đức nhờ ông chuyển cho các lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu thả tự do cho họ, theo DPA.
Được biết chính phủ Đức cũng bày tỏ quan tâm vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bốn năm tù.
Berlin cũng theo dõi vụ xử ba blogger, Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, đã ba lần đình hoãn và theo tin mới nhất, có thể diễn ra vào ngày 24/9.
Cùng đi với ông Roesler đi thăm Việt Nam và Thái Lan lần này có khoảng 50 đại diện các công ty Đức.
bbc
_____________________
Giới trẻ hân hoan, lãnh đạo thờ ơ…và sự chưng hửng của truyền thông
Mình nhìn bó hoa mà chị thứ trưởng mang ra sân bay đón anh phó thủ tướng mà buồn quá, có lẽ ngân khố rỗng hết hay sao ấy…(Dân Choa)
Báo chí truyền thông Việt, Đức liên tục săn tin và tung hứng cho chuyến công du của vị phó Thủ tướng Đức, ông Phillis Roesler. Nhưng qua một ngày ở Hà Nội không khí náo nhiệt của truyền thông chừng như chùng hẳn xuống.
Ra đón đoàn Đức do vị phó Thủ tướng gốc Việt dẫn đầu, không được trọng thị như người ta đồn đoán. Việt Nam cử bà Thứ trưởng bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa ra sân bay đón đoàn. Phía Đức khá bất ngờ vì họ tưởng có một vị Phó thủ tướng ví dụ như ông Nguyễn Thiện Nhân chẳng hạn, hoặc ít nhất là Bộ trưởng kế hoạch- đầu tư. Nhưng chẳng có vị nào có mặt.
Có lẽ phía lãnh đạo Việt Nam cũng không kỳ vọng gì lắm vào ông Roesler trong việc kết nối quan hệ giữa hai nhà nước. Hay là họ cho rằng việc ông Roesler có mặt ở Việt Nam chỉ mang tính chất ngoại giao, vị thế của ông ở nước Đức cũng chưa bền vững, nhất là ông vừa „thoát hiểm“ trong cuộc củng cố vị thế ở đảng FDP trong tháng 5 vừa qua?
Những thông điệp mà ông Roesler mang đến Việt Nam giống như tinh thần trao đổi của bà Merkel trong chuyến đi thăm lần trước, kinh tế thị trường xã hội phải gắn chặt với Tự do, Dân chủ.
Hơn nữa ông Roesler còn mang theo văn bản của bộ ngoại giao Đức yêu cầu thả ngay 5 nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ, số này mang trong người nhiều bệnh tật.
Vì thế phía lãnh đạo Việt Nam tỏ ra thận trọng và hoài nghi cảm xúc của ông Roesler, họ bất ngờ hủy lịch hội đàm cấp bộ trưởng trong ngày hôm nay. Phía Đức cùng 50 người thuộc giới doanh nghiệp khá thất vọng về cách ứng xử của Việt Nam.
Tuy vậy ông Roesler cũng rất vui khi được nói chuyện với giới trẻ tại trường Đại học quốc gia và nhận bằng tiến sĩ danh dự.
Bài nói chuyện của Roesler ngắn gọn, ông nhấn mạnh quan điểm thúc đẩy vai trò tư nhân trong nền kinh tế và hạn chế sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung.
Khi đề cập đến vai trò của Tự do trong nền kinh tế xã hội thị trường ông nhấn mạnh:“ Tự do không hề là mối hiểm họa nào cả mà là nền tảng cho sự phồn thịnh của xã hội. Các Bạn có thấy rõ điều đó ở đất nước quê hương tôi, nước Đức“
Đối với sinh viên tham dự buổi lễ ông nói rõ, một bộ trưởng kinh tế của Đức sinh ra ở Việt Nam không có nghĩa lý gì đối với mối quan hệ giữa hai nước. Quyết định hơn cả là hàng nghìn sinh viên đang theo học tại các trường của Đức, họ sẽ là nhân tố quyết định mối quan hệ này. Ông cũng thừa nhận, học sinh và sinh viên Việt Nam tại Đức có tiếng là chăm chỉ và kỉ luật và bản thân ông, một bộ trưởng kinh tế Đức, cũng được thừa hưởng đức tính đó.
Khác với những bài báo tung hô ông Phillips Roesler mấy ngày trước, hai hôm nay báo chí bỗng dưng…chùng lại. Rất ít tờ đưa tin. Có chăng chỉ vài dòng về sự kiện ông Phillips Roesler được trao bằng tiến sĩ danh dự.
Trong chương trình hôm nay của đoàn Đức, Phillips Roesler có buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Dân choa
Theo blog FB của Dân Choa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét