Thứ sáu 28 Tháng Chín 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 28 Tháng Chín 2012
Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam do ngân hàng quá yếu kém
Tại một ngân hàng ở Hà Nội ngày 29/11/10
Reuters
Thanh Phương
Hôm nay, 28/09/2012, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Moody's đã hạ điểm của Việt Nam, với lý do là tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với trái phiếu do Việt Nam phát hành từ « B1 » xuống thành « B2 », kéo theo việc hạ điểm của 8 ngân hàng Việt Nam. Moody's cũng hạ điểm đối với tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ « B2 » xuống « B3 ». Nhưng triển vọng tín dụng dài hạn của Việt Nam được Moody's duy trì ở mức ổn định.
Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm rất có thể sẽ làm chậm thêm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn đã bị tác động của suy thoái toàn cầu, bởi vì khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng để hỗ trợ hoạt động kinh tế sẽ kém hơn.
Chính sách siết chặt tín dụng từ đầu năm ngoái đã giúp giảm nhiệt cho nền kinh tế Việt Nam sau một thời gian lạm phát tăng vọt, nhưng nó cũng đã góp phần làm suy thoái chất lượng tín dụng, trong một hệ thống ngân hàng vốn thiếu sự minh bạch và nay có tỷ lệ nợ xấu cao nhất Đông Nam Á. Lạm phát đã được kềm chế, nhưng mức tăng trưởng kinh tế cũng đã sụt giảm mạnh xuống dưới mức 5%.
Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với Việt Nam diễn ra sau khi hôm qua công an Việt Nam loan báo khởi tố cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, nguyên chủ tịch ngân hàng ACB, ngân hàng đang bị tai tiếng tài chính. Ông Trần Xuân Giá bị khởi tố với tội danh « cố ý làm trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng ».
Theo nhận định của tờ Financial Times hôm nay, vào lúc mà các lãnh đạo chính trị của Việt Nam đang chịu áp lực buộc phải có hành động, hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước và lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt hoặc bị truy tố. Thế nhưng, do sự thiếu minh bạch trong hệ thống tư pháp của Việt Nam, nhiều nhà quan sát nghĩ rằng, những vụ bắt bớ nói trên vừa là do nhu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nhưng cũng vừa là hậu quả của các vụ thanh toán chính trị giữa các phe đảng trong giới cầm quyền.
Chính phủ Việt Nam đã nêu ý định thành lập một công ty để mua lại nợ xấu ngân hàng, một biện pháp mà các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đánh giá là một bước đi theo hướng tốt.
Nhưng giới lãnh đạo Hà Nội đã bác bỏ khả năng nhờ sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giải quyết vấn đề nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tám ngân hàng Việt Nam bị Moody's hạ điểm: - ACB (Ngân hàng Thương mại Á Châu - Asia Commercial Bank) - BIDV (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bank for Investment & Development of Vietnam) - MB ((Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Military Commercial Joint Stock Bank) - SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank) - SacomBank (Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Saigon Thuong Tin Commercial Joint-Stock Bank) - Techcombank (Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam) - VietinBank (Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Vietnam Bank for Industry and Trade) - VIB (Ngân hàng Quốc tế - Vietnam International Bank) |
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120928-moodys-ha-diem-tin-nhiem-cua-viet-nam-do-ngan-hang-qua-yeu-kem
_____________
Moody's hạ bậc tín nhiệm Việt Nam
Cập nhật: 09:12 GMT - thứ sáu, 28 tháng 9, 2012Ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước tình trạng nghiêm trọng
Ngày 28/9, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa thông báo hạ bậc tín nhiệm chung của Việt Nam và tám ngân hàng thương mại trong nước.
Trái phiếu bằng đồng ngoại tệ và cả nội tệ của Việt Nam bị hạ bậc từ B1 xuống B2. Điều này đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải đối mặt với chi phí vay mượn cao hơn nếu muốn bán trái phiếu mới.
Trần xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam cũng bị Moody’s hạ một bậc từ B2 xuống B3.
Tám ngân hàng thương mại trong đó có ACB, BIDV, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, Vietinbank và VIB đều bị hạ một bậc trong xếp hạng khả năng tín dụng độc lập từ E+ xuống E.
Moody cũng đánh giá triển vọng mức xếp hạng tín nhiệm mới lần này là "ổn định".
Hậu quả của tăng trưởng tín dụng
Moody's cho biết lý do hạ bậc lần này là do tăng trưởng tín nhiệm suốt một thời gian dài, cũng như sự thắt chặt tiền tệ trong thời gian gần đây.
Trong khoảng thời gian 5 năm từ 2007 đến 2011, tăng trưởng tín dụng vào mức 33,7% đã vượt qua cả mức tăng trưởng GDP trung bình thường niên trên danh nghĩa 21,3% và tăng trưởng thường niên trung bình thực sự 6,6%.
Ben Bland, cây bút chuyên về Đông Nam Á nhận xét trong bài cùng ngày trên tờ Financial Times: "Khối tín dụng rẻ trong suốt thời gian qua lại được bơm một cách lãng phí vào những doanh nghiệp Nhà nước và những thế lực đầu cơ ngành bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, khiến ngành ngân hàng và khối doanh nghiệp của Việt Nam cưỡi trên đống nợ xấu và xé vụn uy tín thị trường hội nhập nóng nhất Châu Á của nước này."
Ben Bland nhận xét rằng, nỗ lực muộn màng của Chính phủ nhằm kiềm chế các khoản cho vay vô tội vạ đã kiểm soát được lạm phát, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP thường niên, đưa mức tăng trưởng GDP xuống dưới 5%.
Khối nợ xấu khổng lồ hiện tại đang hạn chế khả năng vay mượn của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng trung hạn của nền kinh tế và tăng quan ngại về một gói cứu trợ tốn kém cho ngành ngân hàng từ phía chính phủ.
Moody's nhận định rằng với chi phí tái hóa vốn cho ngành ngân hàng lên cao, chính phủ Việt Nam sẽ có thể đối mặt với những hạn chế trọng việc đưa ra một chính sách tiền tệ hợp lý để đáp ứng phù hợp với sự tăng trưởng chậm trên toàn cầu.
Yêu cầu minh bạch, cải cách
Trong bản thông cáo, Moody's cho rằng cần có một kế hoạch cải cách để cải thiện hồ sơ tín nhiệm của ngành ngân hàng, đồng thời hạ mức rủi ro bất thường cho chính phủ.
Moody's cũng yêu cầu minh bạch và quản lý chặt chẽ hơn đối với quản lý tài chính cũng như vĩ mô, đồng thời xây dựng một lý lịch ổn định vĩ mô dài hơn để đảm bảo độ cạnh tranh cũng như phát triển.
Hiện tại, xếp hạng của Moody's là thấp nhất trong ba Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới so với xếp hạng của Standard & Poor (S&P) và Fitch.
Trước đó chỉ hai ngày, S&P còn nâng xếp hạng tín nhiệm của ba ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm Vietcombank, Sacombank và Techcombank và hạ mức xếp hạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ 10 xuống 9 với lý do chế độ vận hành đã có cải thiện mặc dù những rủi ro về cân bằng kinh tế vẫn còn.
Các bài liên quan
Phản ứng sau hành động của Moody’sCÁCH ĐÂY 52 PHÚT
KINH TẾ VIỆT NAM
Ngân hàng VN kìm hãm tăng trưởng kinh tế
15.09.12
KINH TẾ VIỆT NAM
Việt Nam lại bị hạ mức tín nhiệm
22.08.11
KINH TẾ
Moody's vẫn đánh giá 'tiêu cực' về kinh tế VN
20.04.11
Kinh tế Việt Nam bị hạ điểm
15.12.10
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/09/120928_moody_downgraded_vietnam.shtml
______________
Ông Vũ Khoan: 'Ngân hàng đang lãi ảo'
28/09/2012(VTC News) – “Khi nền kinh tế khó khăn, ở tất cả các nước, đều nổ ở bất động sản và ngân hàng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi thấy kinh tế khó khăn thế mà ngân hàng vẫn lãi khủng chứng tỏ là ảo! Tái cơ cấu phải nhìn thấy điều đó để xử lý tập trung vào đây” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
* |
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (Ảnh: Tuần Việt Nam) |
Ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vừa được đưa ra tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam với chủ đề “Những vấn đề về Kinh tế-xã hội” do Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốcViệt Nam tổ chức ngày 27/9.
Đây là hội nghị đầu tiên nhằm cụ thể hóa một bước những vấn đề đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 - Khóa XI (NQTƯ4) về thực hiện quy chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền các cấp, trong đó có cơ chế để MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Nhìn nhận về khó khăn của nền kinh tế hiện nay, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, bức tranh kinh tế của chúng ta còn quá nhiều điều ngổn ngang trước mắt cũng như lâu dài.
Ông Vũ Khoan đề nghị cần có đồng thời giải pháp ngắn hạn và dài hạn, trong đó, vấn đề dài hạn cần tập trung tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm nhấn vào 3 lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng.
“Vừa rồi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bàn đến chuyện phải có chiến lược tổng thể của cả quá trình cấu trúc nền kinh tế nhưng lại chưa đi đến kết luận cụ thể. Nếu không có chương trình tái cơ cấu một cách tổng thể này thì nền kinh tế sẽ đi về đâu?” – ông Khoan đặt câu hỏi.
Theo đó, đã nổi lên một số vấn đề cần phải có phương án giải quyết kịp thời, như trong lĩnh vực ngân hàng đã nổi lên vấn đề nợ xấu, nếu không xử lý đúng đắn sẽ… “vỡ trận”.
“Khi nền kinh tế khó khăn, ở tất cả các nước, đều nổ ở bất động sản và ngân hàng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi thấy kinh tế khó khăn thế mà ngân hàng vẫn lãi khủng chứng tỏ là ảo! Tái cơ cấu phải nhìn thấy điều đó để xử lý tập trung vào đây” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
Vấn đề này, GS.TS Bùi Ngọc Hiên cũng đồng tình, phải nhìn vấn đề ngắn hạn và dài hạn, nhìn từng bộ phận, địa phương.
Nhiều đại biểu cũng dành thời gian nêu ý kiến về đầu tư công, vẫn nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu quan điểm: “Thu chi ngân sách 9 tháng đã thấy thu tăng 1% trong khi chi tăng tới 13-14%, rất nhiều lễ hội đã được tổ chức… Tại sao không tiết kiệm?”
Cũng nội dung này, TS Lê Xuân Nghĩa đề nghị Chính phủ tăng đầu tư công cho những năm tới, giảm chi 10% từ hội hè đình đám để chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trần Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét