Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Yêu cầu đưa ngay các đồng chí vẫn khăng khăng chém gió là "An Toàn" đến khu vực Bắc Trà Mi sinh sống thì dân mới tin. ( Thêm 3 trận rung chấn tại Quảng Nam / Động đất 'nguy hiểm nhất' tại Sông Tranh 2 )



Thứ Ba, 18/09/2012, 11:32 (GMT+7)

Thêm 3 trận rung chấn tại Quảng Nam


TTO - Sáng nay 18-9, phó chủ tịch huyện Bắc Trà My, ông Trần Anh Tuấn, cho biết đang làm báo cáo gởi UBND tỉnh Quảng Nam để báo cáo tình hình 3 trận rung chấn vừa diễn ra sáng 18-9. Bà con phải bỏ chạy khỏi nhà.

>> Sông Tranh 2: Tâm chấn chỉ cách mặt đất 5km
>> Huyện Trà My động đất 2,7 độ Richter

Trung tâm thị trấn Bắc Trà My, nơi hàng ngàn người dân đang sống trong âu lo vì động đất - Ảnh: Tấn Vũ


Theo ông Tuấn, trận thứ nhất, lúc 1g sáng, cường độ lớn, rung chuyển rất mạnh. Bà con thị trấn và các xã lân cận thủy điện Sông Tranh 2 đã phải bỏ chạy ra khỏi nhà.

Trận thứ 2 và thứ 3 vào lúc 4g35 và 4g45, cường độ nhẹ.

Lãnh đạo các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nam Trà My cũng xác nhận rung chấn lúc 1g sáng, tại các địa phương này cũng cảm nhận được.

Tại khu vực chợ Bắc Trà My, hàng loạt tiểu thương cho biết họ đều đã cảm nhận được rung chấn từ đêm qua. Rất nhiều người mất ngủ vì âu lo.

Đây là trận rung chấn thứ 5 trong 2 ngày liên tiếp mà người dân có thể cảm nhận được.

Bà Hồ Thị May, bán trái cây ngay cổng chợ Bắc Trà My, bức xúc: “Người dân Trà My mất ăn mất ngủ từ khi có thủy điện. Nhà khoa học nói động đất giảm dần nhưng chúng tôi thấy ngược lại. Rung càng mạnh, rung cả ngày đêm, dân tình không yên tâm được”.

TẤN VŨ
tuoitre

___________


Thứ hai, 17/9/2012, 11:19 GMT+7
           E-mail     Bản In
                                                    

Động đất 'nguy hiểm nhất' tại Sông Tranh 2


Rạng sáng nay, hai trận động đất lại xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 có độ chấn tiêu nông nhất so với những lần trước. Đây được xem là động đất có độ nguy hiểm, sức công phá bề mặt cao.

> Người dân lúng túng ứng phó động đất/'Nếu không an toàn thì phải hy sinh thủy điện Sông Tranh'


Lúc 0h37 ngày 17/9, lòng đất ở huyện Bắc Trà My bỗng phát ra tiếng nổ, nhà cửa bị rung lắc mạnh khiến nhiều người dân đang chìm sâu trong giấc ngủ phải bật dậy, hoảng loạn chạy ra khỏi nhà.

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, lúc gần 5h sáng nay lại tiếp tục xảy ra một rung chấn khác sau khi lòng đất phát tiếng nổ. Hai trận động đất này đều có kéo dài hơn 5 giây, lâu hơn những trận trước đó.

*
Vết nứt tại một nhà dân ở huyện Bắc Trà My do động đất dồn dập gây ra. Ảnh: Trí Tín.



Thống kê của UBND huyện Bắc Trà My, những trận động đất liên tiếp hơn một tuần qua đã gây nứt 17 nhà dân, hai trường học và nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Trong đó, hai nhà dân ở xã Trà Đốc bị hư hỏng nặng vì động đất buộc phải rời khỏi nhà, sống tạm ở bà con lối xóm để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Hôm nay, huyện thành lập đoàn công tác tổng kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại nhà cửa, trường học... để có phương án hỗ trợ khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong mùa mưa lũ năm nay.

Viện Vật lý địa cầu xác nhận, các trạm địa chấn của Viện đã ghi nhận một trận động đất vào lúc gần 5h sáng nay với 2,7 độ ritcher; độ chấn tiêu 5 km, tâm chấn cách đập thủy điện khoảng 22 km thuộc địa phận huyện Bắc Trà My. Trận còn lại có thể nhỏ hơn 2 độ ritcher nên các trạm ở quá xa không thể ghi nhận được. Hầu hết các trận động đất xảy ra trong hơn một tuần qua là nằm trên đới đứt gãy theo phương Đông Bắc - Tây Nam, gần khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trận động đất sáng nay dù chỉ 2,7 độ ritcher nhưng độ chấn tiêu nông nhất so với các trận động đất từ trước đến nay.

Theo một chuyên gia Viện Vật lý địa cầu, động đất có độ chấn tiêu càng nông thì độ nguy hiểm, sức công phá bề mặt càng cao.

*
Vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 bị trượt lở, lõm sâu do động đất liên tục xảy ra ở khu vực này. Ảnh: Trí Tín.


Thống kê của Viện Vật lý địa cầu, từ ngày 17/8 đến sáng 17/9, tại Trạm quan trắc động đất ở Huế và Bình Định, các máy gia tốc lắp đặt tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 ghi nhận 17 trận động đất. Trong đó có hai trận lớn nhất là vào 20h46 ngày 3/9 với cường độ 4,2 độ ritcher và lúc 9h27 ngày 7/9 với cường độ 4 độ ritcher.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam lo ngại, trước tình hình động đất xảy ra dồn dập ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ cần cân nhắc, thận trọng khi cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích nước ở hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Tỉnh đang triển khai tập huấn cho người dân ở các địa phương sinh sống gần với thủy điện Sông Tranh 2 ứng phó với động đất; đồng thời sẵn sàng phương án diễn tập di dời dân, chủ động với tình huống xấu nhất xảy ra là đập thủy điện có nguy cơ vỡ.

"Nếu xét thấy không an toàn, tỉnh Quảng Nam sẽ đề nghị Chính phủ không cho tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục đưa vấn đề này trong kỳ họp vào tháng 10 của Quốc hội", ông Sỹ nói.

*
Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu và Viện Địa chất đo kiểm tra vết nứt tại một trường học ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My do động đất gây ra. Ảnh: Trí Tín.


Ban quản lý Dự án thủy điện 3 cho biết, trong thân đập có gần 600 thiết bị điện tử với đầy đủ các chức năng như: quan trắc nhiệt độ, động đất, sự chuyển vị khe nhiệt, ứng suất áp lực thấm… nhằm đảm bảo đập vận hành được an toàn. Sau khi khắc phục sự cố, hiện tại lưu lượng nước thấm của đập thủy điện Sông Tranh 2 là 2,59 lít/giây.

Tuần trước, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu EVN thường xuyên kiểm tra, báo cáo tình hình an toàn vận hành đập thủy điện Sông Tranh 2. EVN phải cung cấp các số liệu từ các thiết bị quan trắc đặt tại công trình về động đất xảy ra tại đập thủy điện Sông Tranh 2 cho UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My và các cơ quan có liên quan để theo dõi, chỉ đạo và thông tin chính xác, kịp thời đến người dân trong khu vực.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ KHCN chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình hình động đất tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, báo cáo Thủ tướng, trong đó nhấn mạnh việc khảo sát, nghiên cứu các nguyên nhân gây rung chấn động đất.
Trí Tín
                                
   

Ý kiến bạn đọc ( 18 )



kiến nghị
Đề nghị chủ đầu tư, Ban Quản lý đập thủy điện vào khu vực Bắc Trà Mi sinh sống..thì dân mới tin là an toàn
Exodus  |  1 ngày trướcThích  |  209

An toàn!
Thế này mà các vị vẫn kết luận là an toàn được thì thế nào là không an toàn đây? Các vị thử đặt vị trí của mình vào bà con ở dưới đập xem có "an cư lạc nghiệp" và không phấp phỏng lo âu được không?
Nguyen Nguyen  |  1 ngày trướcThích  |  72

lỗi tại trời!
đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc, đánh giá khách quan và di dời dân nếu cần thiết... đừng đợi đến lúc xay ra hậu quả nghiêm trọng rồi đỗ lỗi tại ông trời...
alex  |  1 ngày trướcThích  |  60

LUẬN
Dân nói có nguy hiểm, cán bộ nói không nguy hiểm, các nhà khoa học nói đang nghiên cứu . .... BÓ TAY !
ý kiến .  |  22 giờ 40 phút trướcThích  |  17

gửi đến nhà chức trách
sau khi xem qua thông tin về động đất và độ an toàn tại đập thủy điện sông tranh 2 huyện Bắc Trà Mi, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi thấy khiếp sợ vì sự an toàn cho hơn 1,5 triệu người dân của tỉnh nhà, là một tỉnh thường hay bị thiên tai tàn phá về người và của cải. Người dân nơi đây đã chịu nhiều thiệt hại, do vậy họ rất lo lắng, hoang mang khi đang ở dưới một túi nước khổng lồ có thể cuốn trôi và nhấn chìm bất cứ lúc nào.
cong duan  |  22 giờ 56 phút trướcThích  |  12

ý kiến
có 2 vấn đề ở đây cần được làm rõ: 1/ Tại sao trước khi xây đập Sông Tranh 2 mà không khảo sát kỹ lưỡng, xây dựng dự phòng động đất hay nhà thiết kế Thủy điện Sông Tranh 2 khả năng có hạn?. 2/ Tại sao đúng lúc đập Sông Tranh 2 có vấn đề thì xảy ra động đất liên tiếp vậy?
Nguyễn Phước Hải  |  1 ngày trướcThích  |  11

ý kiến
Hồ không tích nước mà lượng nước thấm qua là 2,59lit/giây, vậy hồ tích đầy nước thì thấm qua bao nhiêu , phải cao hơn chứ
THANHHAI  |  22 giờ 58 phút trướcThích  |  10

tạm ngừng thủy điện
đề nghị xả hết nước trong lòng hồ về mực an toàn cho người dân hạ lưu , nghiên cứu cẩn thận khi nào 100 % an toàn cho người dân thì hãy tích nước.
hung  |  22 giờ 1 phút trướcThích  |  10

Trách nhiệm
Càng đọc tôi càng lo cho tính mạng của ba mẹ, anh chị em và bà con của tôi ở QN. Đã có người lên tiếng chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố, nhưng trách nhiệm ở đây là gì? Nếu vỡ đập, thiệt hại lớn hơn gấp bội. Vậy nếu xảy ra, người chịu trách nhiệm sẽ nhận hình phạt nào??
Nguoi Quang Nam  |  20 giờ 58 phút trướcThích  |  6

Tỉnh Quảng Nam nên chủ động
Theo Tôi Tỉnh Quảng Nam nên chủ động mời các chuyên gia khách quan, thậm chí các nhóm chuyên gia nước ngoài để xem xét. Cái này liên quan đến tính mạng của nhiều nghìn người dân Quảng Nam, nếu xảy ra chuyện vỡ đập khi tích nước thì không khác gì vũ khí hủy diệt lớn, mà tỉnh Quảng Nam cũng còn nhiều nhà máy thủy điện lắm.
Dinh Hoan  |  20 giờ 59 phút trướcThích  |  6

không thể xem thường tính mạng của người dân!
không thể xem thường tính mạng của người dân, cần xem xét kỹ trước khi tích nước vào hồ. nếu không an toàn có thể bỏ.. các nhà khoa học thì nói từ ngữ chuyên ngành lại bảo dân kém hiểu biết.............! đề nghị có câu trả lời chính xác về nguyên nhân động đất.
Hong daklak  |  22 giờ 48 phút trướcThích  |  6

không tích nước
Theo tôi nên ngưng tich nước hồ thủy điện . với sự thay đổi hiện nay của trái đất mà cứ tích nước như thế là quá nguy hiểm . hãy vì sự an toàn cho người dân chúng ta .
phuc doan  |  20 giờ 56 phút trướcThích  |  4

HOÃN TÍCH NƯỚC VÌ ĐỘNG ĐẤT CÒN DIỄN TIẾN PHỨC TẠP
Tính mạng nhân dân là quan trọng , dù chỉ một người. Huống hồ bên dưới hạ lưu hàng chục ngàn dân sinh sống. Cho nên, trước mắt hãy hoãn việc tích nước. Lúc này không bàn chuyện đập an toàn hay không; mà phải đề phòng động đất làm vỡ đập.
NVM  |  21 giờ 52 phút trướcThích  |  3

Quá nguy hiểm ĐIỆN LỰC Ạ !!!
Tính mạng của người dân đang ngàn cân treo sợi tóc mà các vị bảo là vẫn chưa nguy hiểm sao. Tôi đọc tin này mà con tim tôi quặn thắt vì lo lắng. Nếu chẳng may có xảy ra vỡ đập thật thì lại đổ lỗi cho nhau và cuối cùng chẳng ai chịu lỗi. Xin dừng lại để dân sống cho yên. Cả nước chẳng ai muốn dùng điện nếu tính mạng của dân Quảng Nam đang bị đe dọa. Nên dừng chứa nước rồi hãy nghiên cứu để tránh thảm họa xảy ra.
Hà  |  21 giờ 7 phút trướcThích  |  2

Thiệt thòi cuối cùng vẫn là người dân!
Thử nghĩ xem khi có động đất với cường độ lơn hơn nữa, ngoài sức chịu đựng của thân đập thì việc di dời người dân sẽ mất bao lâu....??? Lúc sự việc đã rồi thì ai là người chịu thiệt thòi nhất đây?? không hiểu các nhà trức trách đang nghĩ gì?
Quang  |  21 giờ 39 phút trướcThích  |  2

Giai phap tranh dong dat & an toan tinh mang
Theo tôi có 2 giải pháp,
1, Phải di dời dân ra khỏi khu vực động đất và tái định cư cho họ,
2. Giảm tích nước đập thuỷ điện theo từng mức độ để quan sát, thống kê và ghi nhận mức độ động đất theo thời gian để cuối cùng có thể đánh giá nguyên nhân động đất có phải do tích nước hồ thuỷ điện hay không?

Hy vọng các cơ quan chức năng kịp thời đưa ra giải pháp nhanh chóng,
đừng để: "Xảy ra rồi mới hối tiếc"
nguyen van phong  |  22 giờ 4 phút trướcThích  |  2

Thủy điện Sông Tranh 2
Bây giờ theo tôi chưa cần thanh tra, mà việc nên làm là các cơ quan khoa học nên xác định rõ nguy cơ động đất và có khả năng vỡ đập hay ko? Chứ các nhà khoa học và cơ quan chức năng nói ko ảnh hưởng lớn tới đập thì theo tôi chưa đủ bằng chứng khoa học thiết phục. Cho nên phải kiểm tra 24/24 chứ mùa mưa bão sắp tới, nếu vỡ đập liệu các đơn vị chức năng và hội đồng nghiệm thu có gánh nổi trách nhiệm ko khi có hàng trăm người ... ở hạ lưu của đập.
lê Hoàng  |  22 giờ 54 phút trướcThích  |  2

Ở tại đó
Trương Nhật Tân  |  21 giờ 53 phút trướcThích  |  1

vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét