Video: 9-11-2012 Rep. Sanchez speaks on H. Res. 484 . Lời phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
http://www.youtube.com/watch?v=b5dg-CkklRY
______________
Thứ sáu, 14/09/2012
Nghe đài
Tin tức / Việt Nam
Việt-Mỹ và Dự luật về Nhân quyền Việt Nam
- Chia sẻ:
- In
- Ý kiến (32)
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, nói Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 sẽ giúp Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết của mình là đứng về phía những người bị áp bức, chứ không phải với những kẻ áp bức
Tin liên hệ
- Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ kêu gọi ủng hộ nhân quyền ở Việt Nam
- Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết về Nhân quyền Việt Nam
- Dân biểu Frank Wolf bất bình trước hồi đáp của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền Việt Nam
Hình ảnh/Video
Video
Phỏng vấn về chiến dịch thỉnh nguyện thư We the People
CỠ CHỮTrà Mi-VOA
14.09.2012
Chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng bác bỏ việc Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 và Nghị quyết 484 kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Đáp lại tố cáo của các nhà lập pháp trong Hạ viện Mỹ rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm các nhân quyền căn bản của công dân bao gồm tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, Hà Nội khẳng định đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Việt Nam ngày 13/9 tuyên bố việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 và Nghị quyết 484 kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền là hành động ‘sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ’.
Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam trích đăng phát biểu của người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói rằng Dự luật HR1410 và Nghị quyết 484 ‘dựa trên thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam.’
- Playlist
- Tải
Phản ứng này được đưa ra hai ngày sau khi Hạ viện Hoa Kỳ hôm 11/9 cùng lúc thông qua Dự luật HR1410 và Nghị quyết 484 lên án thành tích nhân quyền xuống dốc của chính phủ Hà Nội và kêu gọi chính phủ Mỹ thúc đẩy Việt Nam phải cải thiện nếu muốn được Mỹ tăng viện trợ và giao thương.
Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 ngăn cấm Mỹ tăng viện trợ không có mục đích nhân đạo cho chính phủ Hà Nội trừ phi nhà cầm quyền Việt Nam có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng dân chủ và phát huy nhân quyền, đặc biệt là phải phóng thích tất cả tù nhân lương tâm và phải bảo vệ quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do tôn giáo của người dân.
Nghị quyết 484 yêu cầu chính phủ Hà Nội phải chấm dứt lạm dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như điều 79 hay 88 trong Bộ Luật hình sự để giam cầm những người bất đồng chính kiến và phải thả tất cả các nhà đấu tranh ôn hòa đòi quyền tự do tôn giáo và quyền tự do chính trị bị bỏ tù về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.
Nghị quyết 484 cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ theo dõi các diễn tiến về pháp trị tại Việt Nam để thúc đẩy Hà Nội tuân thủ các cam kết với quốc tế về tôn trọng nhân quyền.
Dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Loretta Sanchez, nói Nghị quyết 484 do bà đệ nạp lên Quốc hội Mỹ có hai thông điệp chính:
“Thông điệp trước tiên gửi tới nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực để thúc đẩy cải thiện nhân quyền cho người dân tại Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả, thông điệp lớn nhất của Nghị quyết này là gửi tới tất cả những người đã và đang bị tù đày vì các điều luật mơ hồ của nhà nước như 79 hay 88, tới những nhà hoạt động trẻ, các blogger, những người đang gióng lên tiếng nói khát khao cho những sự thay đổi tại Việt Nam, rằng chúng tôi đang theo sát họ, bên cạnh họ, và ủng hộ tinh thần cho họ. Vì, như lời của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ nói với tôi trước đây, rằng những tiếng nói bên ngoài rất quan trọng đối với các nhà hoạt động trong nước, mang đến cho họ hy vọng và sức mạnh để họ tiếp tục công việc mà họ cần phải làm cho nhân dân Việt Nam.”
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, nói Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 vừa được Hạ viện thông qua sẽ giúp Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết của mình là đứng về phía những người bị áp bức, chứ không phải với những kẻ áp bức.
Phát biểu trong ngày thông qua Dự luật hôm 11/9, bà Ros-Lehtinen nói:
“Người dân Việt Nam tiếp tục bị áp bức bởi những cai tù cộng sản, không thể thay đổi chính phủ hay được hưởng pháp quyền. Các cuộc bầu cử gần đây nhất hồi tháng 5 năm nay không tự do, không công bằng. Cũng như những người sống dưới chế độ Castro tàn nhẫn ở đất nước Cuba quê hương tôi, người dân Việt Nam là mục tiêu bị công an cư xử tàn bạo, chịu những điều kiện tù đày vô nhân đạo, và không được xét xử tự do, công bằng.”
Ngược lại, người phát ngôn Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định tôn trọng, bảo vệ, và thúc đẩy nhân quyền là chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam.
Ông Nghị nói các thành tựu về nhân quyền trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đạt được trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Vẫn theo lời ông, nhân quyền tại Việt Nam được phát huy và góp phần quan trọng cho thành công của công cuộc đổi mới tại Việt Nam.
Các nhà lập pháp trong Hạ viện Hoa Kỳ yêu cầu Washington không nên mở rộng hợp tác giao thương với Việt Nam, không nên tưởng thưởng cho chế độ độc tài khi mà chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền của người dân.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói quan hệ Việt-Mỹ đã có những tiến triển tích cực và thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, bao gồm nhân quyền. Việt Nam cho rằng những sự trao đổi đó giúp tăng hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp cách biệt để hai nước tiếp tục phát triển quan hệ.
Sau khi thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR1410, các nhà lập pháp ở Hạ viện Mỹ tiếp tục thúc đẩy Thượng viện chấp thuận để Dự luật này chính thức trở thành luật.
Dân biểu Loretta Sanchez cho biết:
“Các nỗ lực đã được khởi sự, chúng tôi đã nói chuyện với các Thượng nghị sĩ để tìm cách đưa Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR1410 do dân biểu Chris Smith đề xuất ra Thượng viện trước cuối năm nay. Còn Nghị quyết 484 do tôi bảo trợ thì coi như đã hoàn tất và đang phát huy nhiệm vụ của nó. Chúng tôi đang cố gắng nói chuyện với Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa về việc đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC và tiếp tục thúc đẩy các vấn đề này.”
Hà Nội lâu nay vẫn khẳng định rằng tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Những người được giới bảo vệ nhân quyền quốc tế gọi là các nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến, hay các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa bị giam cầm tại Việt Nam trước nay vẫn bị chính quyền Hà Nội coi là các phạm nhân phạm pháp.
http://www.voatiengviet.com/content/viet-my-va-du-luat-ve-nhan-quyen-viet-nam/1507899.html
___________________________
Hạ viện Hoa Kỳ thông qua hai nghị quyết về nhân quyền cho Việt Nam
Đăng bởi pleikly lúc 1:08 Sáng 13/09/12VRNs (13.09.2012) – Washington DC, USA – Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, chiều 11.09.2012 đã thông qua hai dự luật quan trọng liên quan tới vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Đặc biệt H.Res 484, Nghị quyết cứu các tù nhân lương tâm Việt Nam được bảo trợ bởi 30 dân biểu liên bang thuộc lưỡng đảng, cùng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải có những thay đổi chính sách để cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Dân biểu Sanchez phát biểu trong cuộc họp: “Cộng đồng yêu chuộng công lý không còn có thể chấp nhận chính sách đàn áp và sách nhiễu các nhà bất đồng chính kiến của nhà cầm quyền Việt Nam như hiện nay. Nhà nước Việt Nam cần phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân, để nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Những điều luật lỗi thời như 79, 84 hoặc 88 của Bộ Luật hình sự để đàn áp những người yêu chuộng dân chủ và muốn biểu lộ ý kiến của mình không thể áp dụng được với xã hội hiện đại. Tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ một cách bất công cần phải được trả tự do vô điều kiện. Nhà cầm quyền Việt Nam cần phải mở rộng các cuộc tranh luận công chúng và tôn trọng ý kiến cá nhân nếu muốn được cộng đồng quốc tế công nhận”.
Bà dân biểu nói tiếp: “Sự hy sinh và can đảm của các nhà bất đồng chính kiến như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Hải, Paulus Lê Sơn, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Kim Thu, Mục sư Dương Kim Khải, Cù Huy Hà Vũ, Phan Thanh Hải, Trần Thị Thuý, Lê Công Định, Võ Minh Trí và tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đang rất cần sự chú ý của chúng ta. Là người bảo trợ của Nghị quyết 484, tôi sẽ tiếp tục tranh đấu để những dự luật này sớm được thông qua tại Thượng viện Quốc Hội Hoa Kỳ”.
Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của bà dân biểu Sanchez trước Hạ viện Hoa Kỳ, chiều 11.09.2012, khi Hạ viện quyết định thông qua hai nghị quyết về nhân quyền cho Việt Nam.
—————-
Xin chân thành cám ơn Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện đã ủng hộ và thúc đẩy để Nghị quyết 484 được thông qua tại Hạ viện Quốc Hội hôm nay.
Kính thưa ông Chủ tịch, hôm nay tôi có một nghị quyết đang được thảo luận tại Hạ Viện.
Tiến sĩ Quyễn Quốc Quân là một nhà đấu tranh dân chủ và cũng là một thành viên của Đảng Việt Tân.
Vào ngày 17 tháng 4, 2012, là một công dân Hoa Kỳ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sàigòn. Tiến sĩ Quân đã bị nhà cầm quyền Hà Nội cáo buộc tội danh khủng bố và sau bốn tháng, ông vẫn bị buộc tội lật đổ chính quyền chỉ vì quảng bá cho đường lối đấu tranh bất bạo động.
Không biết nhà cầm quyền Việt Nam dựa vào nền tảng nào mà họ lại xem tài liệu giáo dục về đấu tranh bất bạo động là những ý tưởng khủng bố hay lật đổ chính quyền?
Vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam quyết định thay đổi cáo buộc tiến sĩ Quân từ tội khủng bố qua tội lật đổ chính quyền mà không có một căn cứ buộc tội nào.
Các nhà hoạt động xã hội trẻ như blogger Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hoà và Đặng Xuân Diệu là một trong số những tiếng nói lương tâm đang đối đầu với tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79.
Nếu bị truy tố theo Điều 79, họ có thể mang hình phạt tối đa là chung thân.
Linh mục Nguyễn Văn Lý, Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, và Phan Thanh Hải là những tiếng nói lương tâm đều bị kết án tù vì Điều 88 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’, với kết án cao nhất là 12 năm tù.
Nghị Quyết 484, yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt lạm dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như Điều 79 và 88 của bộ luật hình sự Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đã từng cam kết vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights) của Liên Hiệp Quốc và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights), bao gồm cả các quyền tự do tham gia đoàn thể, quyền tự do lập hội và tự do hội họp trong ôn hòa.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa trở thành một thành viên có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do của cộng đồng quốc tế.
Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục phủ nhận quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, ý kiến và quyền được xét xử công khai và công bằng, trước một tòa án công lý – họ không thể nhận được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế khi họ từ chối không tôn trọng quyền căn bản của người dân của họ.
Nghị quyết 484 lên án chính sách đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ các điều 79 và 88 của bộ luật hình sự Việt Nam.
Nghị quyết cũng kêu gọi sự tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ bất công dưới điều 79 và 88.
Là những công dân Hoa Kỳ, chúng ta luôn tự hào là một quốc gia đứng đầu nỗ lực tranh đấu cho tự do, công bằng, công lý.
Là người dân Hoa Kỳ và Dân Biểu Quốc Hội, chúng ta có trách nhiệm tranh đấu cho những giá trị nhân quyền căn bản để đảm bảo sự tự do cho Nông Hùng Anh, Trần Minh Nhật v.v.
Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục lạm dụng các điều luật an ninh quốc gia để đàn áp các quyền căn bản của người dân của họ, tôi tin tưởng đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng Việt Nam không quan tâm đến việc trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Loretta Sanchez
Bản dịch Việt ngữ do Văn phòng Dân biểu Sanchez cung cấp.
http://www.chuacuuthe.com/archives/38202
________________
Hạ Viện Hoa Kỳ Thông Qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam
Mạch Sống, 11/9/2012
Chiều nay Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, H.R. 1410, sau phần tranh luận.
Bà Dân Biểu Ileana Ros-Lehtinen (Cộng Hoà, FL), Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao, mở đầu bằng nhận định rằng Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mậu dịch với Việt Nam dù chế độ cộng sản mà bà so sánh với đất nước Cuba của Bà ngày càng đàn áp người dân.
Bà kêu gọi: “Chúng ta không nên thưởng lạo chế độ độc tài cộng sản này cho đến khi chính quyền Việt Nam đã thực hiện những tiến bộ thật sự trong việc tôn trọng quyền tự do chính trị, tự do báo chí và tự do tôn giáo.”
Thủ lãnh của Đảng Dân Chủ trong Uỷ Ban Ngoại Giao, Dân Biểu Howard Berman (Dân Chủ, CA), cũng kêu gọi đồng viện bỏ phiếu ủng hộ H.R. 1410. Ông ủng hộ việc không tăng viện trợ cho Việt Nam cho đến khi Việt Nam cải thiện nhân quyền.
“Việt Nam phải chọn lựa giữa một đằng là tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo và đằng kia là không phát triển được quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ”, Ông nói.
Tác giả của Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), nêu lên việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tiếp tục bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các thành viên của Khối 8406 bị săn lùng và bắt bớ, cuộc đàn áp ngày càng lan rộng.
Dân Biểu Christopher Smith, tác giả đạo luật, tại buổi tranh luận, ngày 11/09/2012 (từ video của Quốc Hội Hoa Kỳ)
Theo dõi cuộc tranh luận trước khi biểu quyết (bắt đầu lúc 3 giờ 54 phút tính từ đầu đoạn video):
http://www.c-spanvideo.org/program/HouseSessionPart2127
DB Smith nhắc đến buổi điều trần ngày 24 tháng Giêng mà Ông triệu tập và chủ toạ nhằm tìm hiểu tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: “Theo các nhân chứng… đàn áp chính trị, tôn giáo và dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục và trong nhiều trường hợp thật ra đã gia tăng.”
DB Smith cho biết rằng chính quyền Việt Nam đứng đằng sau nạn buôn lao động và buôn tình dục và luôn luôn trấn áp những nạn nhân nào lên tiếng tố giác nhằm bao che cho thủ phạm. Ông dẫn chứng trường hợp của Cô Vũ Phương Anh, một nạn nhân của nạn nô lệ trong chương trình “xuất khẩu lao động” của nhà nước Việt Nam. Ông lên án công an Việt Nam ngày càng sử dụng các biện pháp tra tấn và bạo lực một cách vô tội vạ.
DB Smith trích dẫn tài liệu do BPSOS thu thập về các vụ đàn áp tôn giáo, buôn bán nô lệ, tra tấn tù chính trị, hành hung các tu sĩ, đàn áp các dân tộc thiểu số…
Ông nhắc nhở các đồng viện rằng một phái đoàn mậu dịch của Việt Nam đang có mặt ở tiểu bang Virginia để đàm phán với Hành Pháp Hoa Kỳ về Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):
“Tôi hy vọng Hành Pháp đang vận dụng các cuộc đàm phán này để mạnh mẽ khuyến khích Việt Nam tôn trọng nhân quyền.”
Các vị dân biểu khác thay phiên phát biểu đều ủng hộ HR 1410.
Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua theo thể thức đa số 2/3 và không ai chống đối.
Tin cập nhật: Kiến Nghị Cảnh Giác gởi TT Obama đã vượt quá 23,000 chữ ký lúc 9pm ngày 11 tháng 9, 2012.
Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”
- Đưa Việt Nam vào danh sách chế tài theo luật Hoa Kỳ
- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm
- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản
- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản
Xin ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama tại: http://wh.gov/4oS4
Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1
hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại www.bpsos.org.
Bài liên quan:
Hạ Viện Hoa Kỳ Sẽ Biểu Quyết Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2510
Cuộc Đổi Chác Bất Cân Xứng: Phải Ngăn Chặn
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2508
Posted on Tuesday, September 11 @ 18:08:51 EDT by ngochuynh
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2511
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét