Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Hà Nội: Trùng tu di tích lịch sử một cách phá hoại, thiếu suy nghĩ : Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi BỊ trùng tu 'mới tinh' . Tại sao chùa Trăm Gian được làm mới trót lọt như vậy?



Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi 'mới tinh'


Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bỗng dưng bị phá dỡ, xây mới thay vì được trùng tu theo hướng bảo vệ di tích khiến dư luận và nhân dân vô cùng bức xúc.

Sao chùa Trăm Gian được làm mới trót lọt như vậy?
Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối
Tai họa lớn đối với Di sản Việt Nam

Ngôi chùa này ra đời từ khoảng năm 1185. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng Di tích quốc gia từ hơn 40 năm qua. Qua tìm hiểu, chùa Trăm Gian đã "bị" trùng tu kiểu phá di tích nhiều lần. Tuy nhiên chưa lần nào chùa Trăm Gian bị làm hỏng nghiêm trọng như lần này.

Toàn bộ công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên sân tiền đường đã bị nhà chùa dỡ bỏ hoàn toàn và đang được xây mới. Nhà Tổ cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã lắp dựng xong bộ khung gỗ, ngổn ngang gạch, đá, ngói từ trong ra ngoài chùa.


VietNamNet đã ghi lại hình ảnh cận cảnh ngôi chùa bị phá dỡ, xây mới

Toàn bộ gác Khánh và nhà Tổ cổ kính bị đập bỏ, thay bằng những công trình mới.
Ngôi chùa giờ ngổn ngang gạch, đá và ngói.
Cả lối đi lên các bậc đá dẫn vào chùa Trăm Gian cũng vậy.
Nền nhà bị đào lên, lớp ngói cũ rêu phong mang đậm nét cổ kính xưa giờ thay bằng ngói mới đỏ chót.
Các bức phù điêu La Hán này đã được sơn vẽ lại từ hơn chục năm nay… Hiếm hoi lắm mới tìm thấy những bức phù điêu của ngôi chùa còn nguyên nét xưa cũ, chưa có dấu vết của sự tô vẽ như thế này.

*
*
Ngôi chùa giờ lẫn lộn cũ-mới, mái ngói rêu phong cổ kính hàng trăm năm lẫn lộn giữa màu gạch, ngói, sơn mới nguyên, đỏ chót..
Nét chạm khắc tinh xảo, có hồn, cổ kính xưa nay đã được vứt bỏ toàn bộ thay bằng những nét chạm trổ vô hồn, vô cảm.
Bậc lên xuống gác Khánh nham nhở thế này.
Mái đình cong vút giờ đây xen lẫn với mái bằng, mái cụt…
Đá xanh ôm trụ cột xưa giờ thay bằng những phiến đá được cắt xẻ vô hồn.


Tấm bia đá dựng ở một xó tường.
Cả ngôi chùa dường như chỉ còn tháp Chuông này giữ được vẻ cổ kính.  

Anh Tuấn - vietnamnet

________________


TOÀN BỘ DUI MÈ, XÀ CỘT, NGÓI, BẬC ĐÁ... CỦA NHÀ TỔ, GÁC KHÁNH BỊ PHÁ ĐI, THAY MỚI ĐÃ KHIẾN DI TÍCH CHÙA TRĂM GIAN (HÀ NỘI) MẤT ĐI VẺ CỔ KÍNH. CHIỀU NAY, HÀ NỘI SẼ HỌP BÀN HƯỚNG XỬ LÝ ĐỐI VỚI DI TÍCH QUỐC GIA NÀY.





*
Gác Khánh mới được làm mới hoàn toàn và cao hơn trước. Công trình đang được phủ bạt chờ quyết định tu bổ lại sau đợt phá dỡ vừa qua.


*
Bậc đá dẫn lên tiền đường đã bị thay mới bằng đá xanh, chỉ có 2 tay vịn đầu và cuối bậc thang còn được giữ nguyên trạng.

*
Những phiến đá cổ (đẽo thủ công) còn khá nguyên vẹn sau khi được đào ra, vứt chỏng chơ ngay trước tiền đình.
*
Các gian thờ hai bên hành lang bị thay mới hoàn toàn với chân đá, cột kèo, hoa văn không còn như xưa.

*
Các hoa văn khắc gỗ trên kèo của gian thờ Tổ không hề giống với di tích cũ.

*
Một thanh kèo cũ trên gác mái còn rất tốt được dùng để kê xẻ cây gỗ mới phục vụ việc tu sửa chùa.

*
Các chi tiết trên gác mái hoàn toàn sai lệch và kém tinh xảo so với trước đây.


*
Chân cột bằng đá trong gác Khánh (bị chất đống sau vườn) được thay bằng chân đá mới với những hoa văn khác biệt hoàn toàn, mặc dù mới thay nhưng cũng đã sứt mẻ phần nào.

*
Các bức tranh tượng khắc gỗ trong chùa bị sơn lại lòe loẹt bằng sơn công nghiệp, hoặc được thay thế bằng những bức tranh mới.
*
Trong đống cột gỗ ngổn ngang được cho là đã mục ruỗng hết thì còn nhiều cây gỗ vẫn còn rất tốt và chắc nịch.
*
Những phiến đá được xẻ sẵn bằng máy bên cạnh đống đá cổ đã bị vụn nát sau đợt tu sửa chùa.


Anh Tuấn

_________________

Sao chùa Trăm Gian được làm mới trót lọt như vậy?


Việc "làm mới" công trình chùa Trăm Gian ngàn tuổi không chỉ phạm Luật di sản, lãng phí tiền của mà còn chà đạp lên lịch sử và giá trị văn hóa vật thể của dân tộc.

Tai họa lớn đối với Di sản Việt Nam
Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối

*
Hiếm hoi lắm mới tìm thấy những bức phù điêu của ngôi chùa còn nguyên nét xưa cũ, chưa có dấu vết của sự tô vẽ như mấy bức bên cạnh


Phạm luật


Chùa Trăm Gian gần ngàn năm tuổi là một di tích tuyệt đẹp nay thuộc Chương Mỹ, TP Hà Nội. Không hiểu vì lý do gì mà người ta đang tay phá dỡ công trình đặc biệt được xếp hạng là di tích quốc gia từ lâu này để làm mới. Điều đáng tiếc là suốt nhiều tháng thi công ầm ĩ vừa qua mà khi hỏi đến các cơ quan chức năng đều không hay biết ?! Điều đáng nói là ngôi chùa cổ này đã "bị" trùng tu kiểu phá di tích nhiều lần nhưng đâu vẫn đóng đấy.

Tuy nhiên chưa lần nào chùa Trăm Gian bị làm hỏng nghiêm trọng như lần này. Khi hay tin và về thị sát công trình trái phép vào ngày 24/8, Bộ VHTTDL đã cấp tốc ký văn bản đình chỉ thi công khi việc đã rồi. Sự việc bị phanh phui khiến dư luận và đặc biệt là các nhà văn hóa, những người làm trong lĩnh vực di sản bàng hoàng. Câu hỏi đặt ra lúc này là nhanh chóng xác định trách nhiệm thuộc về ai? xử lý thế nào? và làm sao để Chùa Trăm Gian bị tổn thất ít nhất.

Nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa bày tỏ sự bất bình trước sự vi phạm di tích nghiêm trọng vừa diễn ra tại chùa Trăm Gian và chờ đợi sự việc được xử lý rốt ráo. Vấn đề xác định trách nhiệm thuộc về ai, trách nhiệm của những người đứng đầu ngành Di sản đến đâu? Trách nhiệm quản lý di tích quốc gia rốt cuộc thuộc về ai mà để xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy? Sau vụ chùa Trăm Gian, có nên đặt ra quy chế quản lý riêng cho các di sản trọng điểm quốc gia hay không? Và phải chăng năng lực quản lý di sản, di tích của chúng ta quá yếu, lực lượng quá mỏng?

Đã có nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vụ việc núp bóng trùng tu để phá dỡ ngôi chùa Trăm Gian ngàn tuổi để xây mới. Có một điều chắc chắn: một dự án lớn như vậy một mình nhà chùa không thể làm được mà phải có sự bao che của chính quyền địa phương. Theo khảo sát của phóng viên thì công trình này ước tính phải lên đến vài chục tỉ đồng và với một dự án lớn như vậy thì trước khi thi công dự án phải được lập bởi một cơ quan chuyên ngành, những người thực hiện cũng phải được đào tạo bài bản về chuyên ngành di sản, trùng tu di tích.

Khi sự việc bị phát giác, nhiều người không thể hiểu nổi vì sao một công trình lớn và nổi tiếng như vậy lại được thi công ầm ĩ giữa thanh thiên bạch nhật suốt nhiều tháng trời mà không ai biết, không ai tuýt còi, không ai xử lý. Một ngôi nhà dù nhỏ đến mấy khi xây cũng cần phải có giấy phép xây dựng trong khi chùa Trăm Gian lại được làm mới một cách trót lọt như vậy. Cho dù quả bóng trách nhiệm có bị đẩy về phía nào thì việc giám sát cộng đồng với những công trình kiến trúc đặc biệt như thế này vẫn phải có.

Mục 2, Điều 1. Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh (Ban hành theo Quyết định số 05/2003/QĐ - BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) viết rõ: "Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và và các giá trị chân xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích". Như vậy có thể khẳng định vụ núp bóng trùng tu ở chùa Trăm Gian không chỉ phạm luật mà còn vi phạm quy chế.


Cách ứng xử quá tệ hại với một di sản!


Sáng 29/8, Vietnamnet đã liên hệ với ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VHTTDL để hỏi về tiến trình xử lý vụ việc. Ông Tân cho hay Thanh tra Bộ đang tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng. Người đại diện của Bộ VHTTDL cũng nêu rõ: "Quan điểm của Bộ là yêu cầu dừng công trình lại và lập biên bản chỉ đạo xử lý, sai đến đâu sửa đến đấy, không thể coi như chuyện đã rồi được vì nó sẽ tạo nên một tiền lệ xấu. Cách ứng xử với một di sản ông cha ta để lại như vậy là quá tệ hại.

Trách nhiệm thuộc về cơ quan hành chính, phường xã ở đó sau đó mới đến Sở VHTTDL Hà Nội chứ cơ quan chức năng chúng tôi làm sao cử người nằm ở đó được. Như GS Thuyết đã nói một nhà dân làm sai thế nào các anh đến bắt ngay mà sao cả một ngôi chùa Trăm Gian lớn như thế mà không ai biết? Thanh tra Bộ và Cục Di sản văn hóa đang trong quá trình điều tra vụ việc và chưa có báo cáo lên ngoài việc đình chỉ thi công và đánh giá sơ bộ, chưa có gì cung cấp cho người phát ngôn để có thể trả lời báo chí bài bản vào lúc này".

Được biết chiều 30/8. một cuộc họp báo đột xuất liên quan đến vụ việc phá dỡ chùa Trăm Gian với sự có mặt của đại diện Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL Hà Nội, Bộ Xây dựng và các bên liên quan sẽ được tổ chức tại Hà Nội.

*
Di tích được "cải biên" ầm ĩ nhiều tháng qua nhưng không ai hay, chưa ai chịu trách nhiệm.

TS,Đặng Văn Bài, Nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hoá, Phó chủ tịch Hội Di sản: "Luật đã đề ra rồi, cứ làm trái luật là xử lý thôi. Theo tôi phải thành lập một hội đồng xem xét, đánh giá hiện trạng của di tích chùa Trăm Gian, cái gì làm sai thì trả lại hiện trạng cho nó. Tôi cho rằng qua sự việc phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước".

GS.Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản: "Tôi nghĩ cứ chiểu theo Luật Di sản văn hóa mà làm. Vấn đề này tôi đã nói từ lâu rồi nhưng mọi việc vẫn rơi im lặng".

GS.TS Phạm Mai Hùng - Uỷ viên Hội đồng DSVH quốc gia:"Đây là việc làm vi phạm Luật Di sản văn hóa và chúng tôi đã lên tiếng phản đối từ lâu về việc văn bản cứ ban hành nhưng kiểm tra, theo dõi không ai thực hiện nghiêm chỉnh nên để họ muốn làm gì thì làm".


Hạnh Phương - vietnamnet


Ý kiến bạn đọc



Sự suy đồi về nhân cách
Tôi tự hỏi những nhà quản lý xã hội đang định hướng xã hội phát triển theo xu hướng nào? Chúng ta hay nói rằng, xây dựng một nền văn hóa việt nam tiên tiến, mang đậm đà bản sắc dân tộc" vậy nhìn lại những gì chúng ta đã làm...rất nhiều các công trình văn hóa,các dy tích lịch sử chúng ra chỉ tu sửa cái vẻ ngoài, thậm chí là làm cho có, còn cái hồn cái ý nghĩa cái bản sắc thì không có.Đó không phải tại chúng ta thiếu kiến thức và khả năng, mà nhưng người phụ trách quá vô tâm,họ chạy lợi ích cá nhân, sao cho mang lại nhilaijtieenf bạc nhất cho họ.
jaja Gửi lúc 30/08/2012 11:29

Khổ nhỉ
Đập hết rồi bây giờ dừng lại thì lại ra cái đống đổ nát à. Ý kiến từ lúc bắt đầu chứ giờ nó sắp xong rồi mới đau xót với chả đau lòng. Cả cái chùa to chứ phải con kiến đâu các bác. Phục chế mà bảo nó cũ cũ như ngàn năm thì tài quá, chắp vá loang lổ thì thà xây mới theo phiên bản cũ cho xong. 1000 năm sau con cháu lại thấy chùa này cổ kính, đẹp, vậy thôi. Chùa vẫn phải xây cho xong, còn ai sai ở đâu xử ở đó. Rồi cũng qua hết thôi mà, quen quá rồi.
Lê Tuấn Gửi lúc 30/08/2012 08:48

Ôi di tích
Còn gì là di tích ngàn năm, còn gì là bảo tồn văn hóa vật thể... Nền văn hóa ngàn năm bị chà đạp không thương tiếc...
tuấn anh Gửi lúc 30/08/2012 08:30

Phá chùa trăm gian
Sự phá hoại các công trình văn hoá của thiên nhiên không ghê gớm bằng sự phá hoại do sự ngu dốt, thiếu văn hoá của con người. Tôi nghĩ phải đưa người có trách nhiệm trong việc " sửa chữa, trùng tu ", nhưng thực chất là phá hoại công trình chùa trăm gian ra tòa án. Việt nam đã chứng kiến biết bao công trình văn hoá, từ tự nhiên cho đến công trình do các nghệ nhân ngày xưa xây dựng bị bàn tay, trí tuệ ngu dốt của người ngày nay phá hỏng.
Bùi Thái Sơn Gửi lúc 30/08/2012 06:39

troi oi!!!
trời ơi là trời!!!!!!!!!! Vậy vương pháp để đâu??? công lý được thực thi ở đâu??? quản lý di tích ở địa phương đó sao đần đến vậy??? giữa thời đại này sao lại nhiều sâu bọ vậy???
Nguyễn Văn Chiến Gửi lúc 30/08/2012 06:17

Cách quản lý, làm việc vì lợi ích cá nhân!
Theo tối nghĩ, những người làm Chùa hay những người thi công công trình, ra quyết định thừa hiểu rằng xây chùa phải giữ lại nét văn hóa cổ kính xưa kia. Tuy nhiên, vì cái lợi trước mắt, phải đập, phải xây mới thì mới có tiền, có lợi nhuận. Hiện giá trị xã hội, đạo đức bị đảo lộn quá nhiều. Ngay cấp quản lý còn không nghĩ nhiều đến văn hóa cổ truyền thì nói gì đến những người chỉ biết thi hành, làm việc theo chỉ thị.
Tiến Gửi lúc 30/08/2012 05:57

Ai chịu trách nhiệm
Tôi thắc mắc là trước khi tiến hành xây dựng mới ngôi chùa chủ nhân của cơ sở này có làm đơn xin phép hay không? Vì bình thường trong đơn xin xây dựng phải có bản vẽ kỷ thuật của kiến trúc sư v.v. Vậy thì cơ quan nào đã duyệt để dự án phá cũ xây mới di tích này được thực hiện ? Ở đây chi thấy chỉ trích người thực hiện mà không đá động gì đến những cơ quan cấp phép và các ban ngành liên quan !!!
Le Luấn Gửi lúc 30/08/2012 05:46

Em làm 2 câu thơ
Ngàn năm với một trăm gian Chỉ qua 3 tháng đã còn không gian
Quân Gửi lúc 30/08/2012 05:31

Phẫn nộ và Xót xa
Chào bạn đọc quan tâm Di sản Văn Hoá chùa Trăm Gian. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương có 1 di sản cổ kính tôi rất tự hào giới thiệu với bạn bè mỗi khi có dịp đi xa. Ngay từ thời học sinh cấp 2,3 Tôi thường rủ các bạn mình đến thăm chùa Trăm gian mỗi khi được nghỉ. Tôi còn nhớ như in Sự tích cái chuông Đồng chỗ Gác Khánh, ý nghĩa Từng bức phù điêu mẹ tôi giả thích rất đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Đó thật sự là một nơi Tôn nghiêm và là nơi để chúng tôi hướng thiện tâm hồn mình. Nhưng tôi thật sự xót xa khi thấy gần đây Ngôi chùa mỗi ngày lại bị phá hoại. Những cây Gỗ rất to và thâm màu thời gian rất cổ kính trong ngôi chùa vẫn còn chắc chắn nhưng người ta nỡ Hạ nó xuống thay đi.
TTT Gửi lúc 30/08/2012 05:08

Tiếc là chưa được tham quan lúc ngôi chùa xưa
Tôi tiếc là chưa được tham quan lúc là ngôi chùa xưa Di sản khác xa so với làm mới, ngay cả khi trùng tu 1 số việc cơ bản thì cũng cần nhiều lắm từ thiết kế đến quản lý để đảm bảo không xâm hại đến kiến trúc cổ
Tuân Gửi lúc 30/08/2012 05:07

Kiểu trùng tu làm mất giá trị lịch sử
Nếu trùng tu kiểu thay mới hoàn toàn như thế thì tìm khu đất nào trong trung tâm Hà nội mà dựng để nhiều người được tham quan. Tôi còn nhờ mấy năm trước Thành Nhà Mạc tại Tuyên Quang cũng là một bài học rồi mà không biết rút kinh nghiệm. Đúng là người làm quản lý toàn theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Không biết nếu tình trạng này ko được kiểm điểm nghiêm túc thì sẽ có những di tích nào bị trùng tu theo kiếu này nữa . Buồn!
Ba Thang Gửi lúc 30/08/2012 05:07

Để lại gì tiếp cho mai sau?
Ngày nay chúng ta hay nói là "xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Nhưng điều chúng ta đang làm thì ngược lại. Đau lòng cho những di tích, những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã phải gìn giữ qua chiến tranh để lại cho chúng ta. Còn những người có trách nhiệm thì nói tôi không biết, hay không được báo cáo. Vậy chúng ta đừng bầu, đừng tín nhiệm cho những người vô trách nhiệm đó, để khi họ biết thì còn gì đâu nữa chúng ta để lại cho mai sau. Giờ họ có nhận trách nhiệm thì làm gì đâu nữa khi một loạt di tích đã và đang bị phá hoại hết rồi.
hường Gửi lúc 30/08/2012 05:00

Vô văn hóa!
Hiện tượng này thể hiện những người làm văn hoá lại rất thiếu văn hoá. Tôi thấy đây không phải là hiện tượng cá biệt mà xảy ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam này. Tôi đã nhiều lần thấy cảnh trùng tu các di tích của Huế, thấy mà đau xót! Thay vì gìn giữ và tôn tạo những nét cổ kính, trầm mặc mà giá trị nằm ở đó thì lại đập phá, sơn son thiếp vàng cho mới... thế mới đẹp. Nghĩ thật buồn! Ngay cả trái tim Hà Nội, tháp rùa cũng đã có lần quét vôi lại trắng tinh đấy thôi. Người ở muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ...
Nam Bình Gửi lúc 30/08/2012 05:00

Nhiệt tình Thiếu hiểu biết = Phá hoại
Vậy là Quê ngoại lại mất đi một di sản văn hóa nghìn năm, những năm chiến tranh bom Mỹ cũng không phá hoại được chùa vậy mà buồn cho những kẻ thiếu hiểu biết thừa nhiệt tình phá hoại đi nét cổ kính của ngôi chùa ngàn năm tuổi.
Nhân Đức Gửi lúc 30/08/2012 04:48

văn hóa bị xuống cấp
Phật pháp ở Việt Nam thời điểm hiện tại đang được phát triển thịnh hành, nhưng chính sự suy đồi đạo đức, văn hóa và lối sống đã khiến phật pháp tại Việt Nam trở thành tình trạng kinh doanh - mua bán. Và đó cũng là điều dễ hiểu tại sao mà hàng trăm di tích lịch sử bị phá hoại một phần từ các cơ quan quản lý văn hóa, một phần từ những người dân không hiểu biết, thích tâm lý "nhất". Hãy nhìn các công trình văn hóa được tu bổ dưới tay "tài ba" của Việt Nam xem, và rồi chú ý một chút đến các công trinh được các nước bạn giúp đỡ, bạn sẽ thấy trình độ học vấn và văn hóa của họ.
Hiep Gửi lúc 30/08/2012 04:44

trăm gian ơi!
Từ nay không còn nữa Trăm gian ơi ! Cổ đã thành kim Người đã đi rồi Tôi thắp nén hương Bái biệt Có một điều đáng tiếc Tại ngu si Hay tiền bạc dẫn đường Dân đau lòng nát cả tim gan Nhìn "di sản"ngàn năm ra đi mãi Trên đồi cao Hàng thông buồn ủ rũ Gác chuông chùa,lẻ bóng đứng cô đơn Gác khánh thâm nghiêm cổ kính không còn Những tuyệt phẩm Phù điêu Xanh đỏ mới sơn như thay áo để chôn vào dĩ vãng Trăm gian ơi! xếp hạng nay xếp vào quá khứ rồi ư? Chiều đổ xuống tiếng chuông như tiếng khóc trời mịt mù lã chã nước mắt rơi Chùa trăm gian Đau lòng lắm người ơi!
nguyen dinh tan Gửi lúc 30/08/2012 04:41

Xem lại cách quản lý
Cả công trình lớn như thế chắc cũng phải mất hàng mấy năm trời mới xong, vậy mà gần như sắp hoàn thành rồi nhà chức trách mới phát hiện ra là sao nhỉ? Thật vô lý
Thai Van Thuan Gửi lúc 30/08/2012 04:34

chua 100 gian
Ai sẽ làm chùa cổ mãi với thời gian .? Nếu không có sự trùng tu
nguyên van thản Gửi lúc 30/08/2012 04:31

trùng tu hay phá hoại?
Phải chăng những người đi trùng tu di tích lại là những kẻ phá hoại di tích? Việc phá hoại này diễn ra với quy mô lớn như thế mà cán bộ địa phương chẳng nhẽ bị bịt mắt hết hay sao? Đến khi trung ương phát hiện ra mới tiến hành xử lý? Thật đáng buồn
Andy Nguyễn Gửi lúc 30/08/2012 04:15

ĐÁNG TRÁCH
Để xảy ra cảnh đau lòng này . Điều đáng trách nhất là Lãnh đạo phòng Văn hóa huyện Chương Mỹ - Hà Nội . Là nơi gần Chùa nhất và có trình độ và hiểu biết giá trị văn hóa nhất mà cũng làm ngơ . Không thấy đau xót hay sao ? Đề nghị các cơ quan chức năng phải làm cho nghiêm vụ việc này .
vu huu son Gửi lúc 30/08/2012 04:12

Trình độ có mà đạo dức thì không
Những nguời lên kế hoạch sữa chữa ngôi chùa trăm gian ngàn tuổi này toàn là những người có trình độ, có chuyên môn, có chức, có quyền nhưng chẳng có đúc gì cả, người có đức thì kô co quyền, có chức thì cũng chịu thôi đành để nó phá huỷ
Nguyễn Sam Gửi lúc 30/08/2012 04:08

Xử lý nghiêm không lại tái diễn!
Ôi cái sự đời vì tiền mà người ta có thể làm tất cả mà! Cần xử lý nghiêm việc này để làm gương cho những kẻ cơ hội và phá hoại đang nhăm nhe phá đi những nét đẹp văn hóa truyền thống mang giá trị nhân văn, văn hóa dân gian và nhân loại. Các cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc.
Thiên Bảo Gửi lúc 30/08/2012 04:04

Xấu hổ cho Hà Nội
Nghìn năm văn hiến mà hành động thế này ư?
Nguyen Nga Gửi lúc 30/08/2012 03:58

Nên đổi khái niệm
Đề nghị các nhà từ điển học của Việt Nam nên đổi khái niệm Trùng tu thành Phá đi xây lại !!!!!
Vũ Văn Thuyên Gửi lúc 30/08/2012 03:53

Buồn và căm phẫn
Thật là đau xót. Tại sao những việc thế này đã cảnh báo nhiều mà vẫn ngang nhiên xảy ra. Tàn phá về văn hóa thì làm sao thế hệ sau sống có văn hóa được. Chẳng lẽ bao nhiêu con người có trọng trách mà không quan tâm đến những việc thế này hay sao.
nguyễn thanh hoan Gửi lúc 30/08/2012 03:51

Trách nhiệm
Khi giao việc cho những người thiểu hiểu biết, hoặc vô trách nhiệm về công việc được giao tức là ta đã giao cho họ nhiệm vụ... phá hủy nó. Trách nhiệm trực tiếp thuộc về quản lý nhà nước, và trách nhiệm gián tiếp là sự giám sát của người dân. Trách nhiệm thuộc về nhiều chủ thể .., Huề. Có tội với tiền nhân và thế hệ mai sau.
VuViet184 Gửi lúc 30/08/2012 03:42

trả lại sự tôn nghioeem cho chùa Trăm gian
Tôi nghĩ chùa trăm gian cổ kính gần 5 thế kỷ còn phá đi xây mới được . mà cấp chính quyền phủi tay ko biết . thì có lẽ cây cầu Long Biên lịch sử hơn 100 năm chắc cũng sắp được làm mới rồi . mai này hậu thế hỏi lịch sử tôn nghiêm ở đâu ??? Phải sử lý thật nghiêm những người coi thường di tích quốc gia đã được xếp hạng . trả lại sự tôn nghiêm cho chốn cửa chùa và du khách thập phương
đỗ quang minh Gửi lúc 30/08/2012 03:36

Không nói nên lời !
Á khẩu không biết nói gì nữa !
Nguyễn thị Hồng Hạnh Gửi lúc 30/08/2012 03:28

KHONG NEN VÀ KHONG BAO GIO DUOC PHA HOAI.
Không phải vì đoc bài viết này mà phản hồi, tôi thấy những người làm văn hóa hình như không hiểu gì về văn hóa. Nếu muốn kiếm tiền thì có nhiều cách, đừng nên lấy chùa, chiền, lăng , tẩm mà lợi dụng. Không bao giờ bền đâu. Ai làm sai sẽ bị trừng phạt, không đời này thì đời khác, có vay thì có trả.
xuantung Gửi lúc 30/08/2012 03:23

Làm mọi cách chứng minh điều ngược lại
Hình như chúng ta có truyền thống làm một điều gì đó để chứng tỏ mọi thứ ngàn năm tuổi trở thành một tuổi! Dừng thi công, thanh tra bây giờ cũng giải quyết được gì, nghiêm trị ai? Trị dân ư, trị sư cai quản chùa ư? Trị ai đây?
Liên Thúy Nguyễn Gửi lúc 30/08/2012 03:22

Đau đầu
Đọc xong bài, nhìn những hình ảnh này xong mà em thấy đầu đau quá! Quê em đây mà! Sao h lại như thế này được? Có phải vì xin được kinh phí sửa chữa "nâng cấp" nên đã biến 1 nét văn hóa, 1 di tích lịch sử..bằng những ngôi nhà - ko hơn ko kém, vô tri vô giác như những ngôi nhà khác sao?
Phan Tươi Gửi lúc 30/08/2012 03:16

Hãy khách quan
Tôi xin phép nêu ý kiến một cách khách quan: Việc các công trình cổ được trùng tu nhiều lần là bình thường và không thể không thực hiện. Tuy nhiên, trùng tu như thế nào lại là vấn đề. Chúng ta không chấp nhận được việc thay đổi chất liệu, kiểu dáng, hoa văn.vv...Nhưng cũng không thể phê phán nếu việc trùng tu đảm bảo kiểu dáng, kết cấu như nguyên mẫu chỉ có điều là "mới tinh". Khai sinh của "cổ kính" bao giờ cũng là "mới tinh" đơn giản vì nó mới làm xong. Vấn đề là Chùa Trăm gian có còn đúng mẫu mã, chất liệu như trước khi trùng tu không thôi. Hảy khách quan phán xét. Cái gì mới làm xong mà chẳng "mới tinh". Chẳng lẽ để nó mục hết rồi đỗ sập xuống à?
le Thanh loi Gửi lúc 30/08/2012 03:13

" Quan nhà đây mà..."
Nhìn cảnh chùa mà đau xót, nhưng cứ cái kiểu" có bới ra làm " thì " mới có ăn" của quan nhà mình thì có lẽ chùa Việt Nam không xa cũng chỉ còn lại là quá khứ. Cần xem xét trách nhiệm của các ban ngành liên quan nhất là khâu quản lý văn hóa.
Nam Linh Gửi lúc 30/08/2012 03:05

Ngừng ngay!
Phải xử lý ngừng ngay. Họ là những người phá vỡ văn hoá việt phải xử lý nghiêm khắc
Nguyễn Minh Hùng Gửi lúc 30/08/2012 03:05

Trùng tu Chùa trăm gian.
Nghĩ cũng khổ, không sửa sang thì xuống cấp, đỗ vỡ, mà sửa sang, trùng tu thì lại thành mới toanh... Ai có giải pháp gì mà sửa sang, trùng tu mà còn cũ kĩ, nguyên hiện trạng, cho cao kiến cái đi rồi hãy chửi những người làm. Hãy có cái nhìn khách quan và vị tha một chút xíu.
Đoàn Việt Khánh Gửi lúc 30/08/2012 03:01

xưa và nay
Cứ "xâm xia" thế này lại trở thành vấn đề tôn giáo. Xưa nay, hỏng đi sửa lại là bình thường. Sửa được như thế này là quí lắm rồi-vẫn đường nét xưa, bằng đồng tiền của chùa, của dân, người có tâm đứng ra gánh vác việc này-Hãy xem bao nhiêu chùa cổ ở Hà Nội, như ở phố HAI BÀ TRƯNG, chùa ở LÊ ĐẠI HÀNH, chùa Lâm Đông....Các chùa này đều xây lại khang trang, bề thế hơn xưa nhiều mà chả thấy ai nói đến. Ở xứ ta mối mọt nhiều, ẩm thấp khiến cho nhiều công trình gỗ bị hư hỏng nặng. Nếu cứ làm bằng gỗ thì trăm năm sau lại sửa. Vì thế nhiều gia đình ở nông thôn làm lại nhà thờ bằng bê tông cốt thép để giữ được lâu dài hơn.
Trần Huân Gửi lúc 30/08/2012 02:59

Buồn cho đất nước
Đã gọi là di tích văn hóa thì phải cũ, lâu đồi rêu phong!! hư thì trùng tu, tôn tạo. Tại sao cứ thích đật phá và xây mới??? phải chăng có đập phá, xây mới thì mới dễ " tính tiền"". Quản lý kiểu gì. Buồn quá đi mất. Không thể cho những người không có văn hóa hay đầu"thấp" làm , gìn giữ văn hóa được.
Sang Gửi lúc 30/08/2012 02:57

Cần có Quy chế quản lý
Hiện nay thành phố Hà Nội chưa có Quy chế quản lý di tích, do vậy việc phân cấp quản lý không cụ thể nên chùa bị phá là hiển nhiên.
Le Manh Cuong Gửi lúc 30/08/2012 02:45

Thất đức
Công trình văn hóa ngàn năm do cha ông gầy dựng, tổ tiên giữ gìn. Vậy mà có nhiều người dám tự ý thay đổi nơi thờ tự xóa bỏ di tích tiền nhân. Thật thất đức. Chúng ta đã từng mất nước nhưng không bao giờ mất văn hóa dân tộc. Chính vì vậy nước ta mới trường tồn đến ngày nay. Xóa bỏ di tích tiền nhân là xóa bỏ văn hóa dân tộc để làm nô lệ cho ngoại bang. Tội của nhóm người này thật đáng phỉ báng
Ung Dac Hung Gửi lúc 30/08/2012 02:36

Nói thiếu trách nhiệm là nói dối!
Tôi làm việc trong lĩnh vực dự án bất động sản nên thấu hiểu và tin chắc rằng bất cứ những dự án cải tạo, trùng tu nào của doanh nghiệp, dù nhỏ, cũng phải thông qua các sở tại địa phương trước khi được tiến hành. Trong đó, khâu hấp dẫn nhất là thầu hạng mục. Ngoài việc ngại khó và thiếu hiểu biết trong trùng tu, cải tạo di tích, thì thực tế là tất cả các cán bổ của các sở, ban, ngành liên quan đều hiểu rõ chứ không phải không rằng chẳng nhà thầu nào muốn lợi nhuận kinh tế của họ ít đi. Thế nên thay vì một khối lượng công việc phức tạp, chắp vá, với khối lượng vật liệu xây dựng ít cho việc trùng tu đúng nghĩa, họ sẽ làm mọi cách để "thuyết phục" các cán bộ (có vấn đề) trong việc phá hủy hoàn toàn, xây mới bằng khối lượng công và vật liệu lớn hơn nhiều lần, lại dễ hơn nhiều nữa. Ai cũng nên hiểu điều này, vì đọc phần phản hồi, tôi vẫn thấy một số ý kiến đại loại như là "cần có trách nhiệm hơn" hoặc "cần nghiêm túc kiểm điểm".
Lê Hùng Gửi lúc 30/08/2012 02:32

Sửa là đúng rồi
Các Ông “đau lòng, không tin là thật v.v” ít thôi. Tôi cũng ở Hà nội ở cách chùa trăm gian có 15km từ bé đến giờ. Người ta không sửa thì lại nói là để cũ nát không bảo vệ di sản, người ta sửa cho đẹp hơn thì lại bảo mất đi cổ kính như xưa v.v. Các ông chê các ông nói như đúng rồi nhưng toàn nói phét, suy đoán người ta sửa để ăn % các ông kém lắm. Đã không làm gì thì im đi để người khác còn làm, ngồi máy tính viết ý kiến nào là “đau lòng” nào là “đau sót” nào là “chẳng nhẽ đây là sự thật… “ nghe điêu điêu.
Bui nhu Lac Gửi lúc 30/08/2012 02:31

Cần phải mạnh tay và triệt để
Để duy tu bảo tồn di tích một công trình mang tính lịch sử cấp Quốc gia là cả một vấn đề, chứ chưa nói đến xây dựng mới thì còn gì để bảo tồn bảo tàng? Đề án....? Cấp nào ở đâu phê duyệt..? Ở đâu cấp phép..? Kinh phí ....? Đó mới chỉ là một vế.
hoangchien Gửi lúc 30/08/2012 02:31

lăng bác
chùa trăm gian, một di tích nồi tiếng bị xóa sồ ,chẳng ai biết không ai chịu nhân trách nhiệm, tôi e ngại với cách làm này rồi sẽ có ngày lăng bác hồ cũng chịu số phận như chùa trăm gian
nguyễn văn thành Gửi lúc 30/08/2012 02:10

bức xúc
Vô cùng bức xúc trước những hình ảnh như thế này. Quyết định của ông nào mà táo tợn vây? Có tu nghìn năm cũng không rửa sạch được tội.
Lê Thương Gửi lúc 30/08/2012 02:10
Chùa ...Gian dối
Đau lòng. Đau lòng quá. Cả một chính quyền đầy đủ quyền uy, đủ cả ban bệ, đủ cả học thức từ các Kiến trúc sư,Giáo sư, Tiến sĩ đến Đảng , Đoàn, Phụ nữ , Mặt trận,...Sẽ còn nhiều cái sẽ xẩy ra tương tự. Nghe đâu có người nói xem một phim của VTV hay Xưởng phim VN gì đó vào thời CM8 mà phát hiện ra trên tường có cả chữ KHOAN CẮT BÊ TÔNG nữa.
Nguyên Gửi lúc 30/08/2012 02:10

Vô lý quá !
Cả một ngôi chùa cổ to như thế, không thể xây dựng mới trong một hai ngày. Vậy mà họ phá dỡ, làm mới , hoàn thiện đến mức như thế mà xã, huyện , cơ quan quản lý di tích bảo không biết ... thì quá là ....VÔ LÝ.
Lê Tuấn Gửi lúc 30/08/2012 01:29

Làm cho rõ
Đề nghị xem xét số lượng gỗ quý của ngôi chùa đã được dỡ bỏ đã đi đâu. Xin đừng để những người vô văn hóa quản lý văn hóa.
Bạn đọc Gửi lúc 30/08/2012 01:01

không tin nổi !!!
Đây mà gọi là trùng tu sao. Phá bỏ hết rồi làm lai ,kiểu trùng tu gì vậy.... Choáng
TRẦN DIỆP ĐỨC Gửi lúc 30/08/2012 12:59

trung tu khác chữa mới.
năm 1185 sự nhiệt tình, lòng hướng Phật của người xưa đã làm nên 1 di sản văn hóa Chùa Trăm Gian cho con cháu đời đời sau. Ngày nay sự nhiệt tình hăng hái ít hiểu biết = ... chùa Trăm Gian "mới"
trần hà Gửi lúc 30/08/2012 12:39

chùa Trăm Gian
Các cụ ơi ! đừng cãi nhau nữa ,đau lòng quá ! hãy cứu ngay ,giữ nguyên những gì cổ còn lại ở ngôi Chùa này ! rồi sử ngay những người liều mạng phá Chùa kia ,bất kể họ là ai ,sử thật nghiêm ,thật nặng ! hôm nay bắn phát súng lịch vào quá khứ ,ngày mai con cháu bắn phát đại bác vào chúng ta !
mai thúy nga Gửi lúc 30/08/2012 12:12

Đau lòng!
Tôi đến thăm chùa Trăm gian rất nhiều lần và quả thực đây là nơi vô cùng linh thiêng, cổ kính, một nơi tâm linh sâu thẳm của người Việt, một nơi để nghiên cứu kiến trúc chùa chiền Việt Nam. Thật đau lòng khi giờ đã bị mất đi tính cổ kính vì mấy cái đồ gạch ngói xi măng, cát sỏi mới tinh. Tôi không hiểu ai quyết định một việc mang tầm quốc gia như vậy mà không có cơ quan văn hóa nào vào cuộc, thật vô lý!!!. Có lẽ Bộ Văn hóa nên có cai nhìn thấu đáo về việc này, để giữ gìn bản sắc văn hóa của người Việt. Thật buồn!.
Đinh Đăng Định Gửi lúc 30/08/2012 12:07

đau xót
Phải xử nghiêm, đừng để xảy ra cảnh này nữa
vinh Gửi lúc 30/08/2012 12:07

thi công
Tạm dừng thi công, giữ hiện trạng, bảo quản và tiến hành thanh tra!!!
yeu viet Gửi lúc 30/08/2012 12:07

Đổ chùa Quốc gia
Ngôi chùa ngàn tuổi lại " tái xuân " trở thành trẻ nhất ? Không biết ai sẽ về cắt băng khánh thành đây ? Thật giỏi , cả ngàn năm không đổ mà lại đổ vào lúc này nhỉ ... khi mà chỉ có bão ở xa !
minh Gửi lúc 30/08/2012 11:56

Một âm mưu nếu không vì lợi ích nhóm thì chẳng ai mà làm như thế
Hành động vứt bỏ toàn bộ những thành quả và tinh hoa của bậc tiền nhân để làm dỡ hơn và tệ hơn chẳng khác nào tội khi sư, diệt tổ. Những đồ cổ ấy hiện nay đâu hay đã bán đi toàn bộ. Cần phải làm rõ, đừng để những bậc tiền nhân, chân tu không nhắm mắt được nơi chín suố
minh tuấn Gửi lúc 30/08/2012 11:55

bảo tồn bảo tàng
một công dân thủ đô đã hơn nửa thế kỉ tôi cũng nghe , biết nhiều các công trình chùa chiền, tượng đài, các công trình văn hóa khác, với chùa trăm gian qua tư liệu trên Inte thì đây quả là điều đáng trách các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. những cá bộ không có trình độ chuyên môn về công tác bảo tồn bảo tàng xin hãy cho họ về hưu thay vì cách chức, cho dù họ là "ai". Điều này thì tiền trách kỉ ... Sách nho học từ tiền cổ đã zạy : ( Viện khảo bàng la, Tòng tân bổ cựu) tai sao các nước lân bang ngay sát nách mình họ có bao la công trỉnh cổ rất cổ xưa biến nó thành : Khu du lịch hái ra tiền... Tai họa này âu cũng là mắc mưu mấy ông chủ thầu sẵn tiền đầu cơ trục lợi. nếu HN và nhiều thành phố khác cũng sẽ " chém cây sống ,trồng cây chết" mất hết ý nghĩa tâm linh cổ của Thăng long ngàn năm văn hiến ...
Văn đình Vỹ Gửi lúc 30/08/2012 11:25

Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi “mới tinh”
Cần phải ngăn chặn và giáo dục. Đâu đó có những lời khuyên rất chí lý. Nếu anh là một Bác Sĩ yếu kém, không đạo đức thì có thể làm chết một mạng người. Còn nếu anh là một lảnh tụ và sai lầm trong chính sách thì anh sẽ làm tiêu tan một thế hệ. Nhưng nếu một kẻ dốt nát, vô trách nhiệm mà làm văn hóa thì sẽ phá hủy cả tiền đồ dân tộc. Vậy những người có trách nhiệm làm gì để ngăn chặn hiểm họa núp dưới bóng trùn tu nhưng thực chất đang hủy hoại cả di sản Cha Ông để lại ?
Nguyễn Thăng Long Gửi lúc 30/08/2012 11:13

chẳng nhẽ đây là sự thật
Phá Ô Quan Chưởng Ở Hà nội ,Thành Nhà mạc ở tuyên Quang...chưa đủ nay lại đến chùa Trăm gian ôi thật đau lòng.ở Tuyên Quang họ làm thơ vè thế này. Nhìn nhìn ngó ngó từ xa Tưởng cái lò gạch An Hòa mới xây Tới gần mới tỏ chân mây cổng Thành nhà mạc giở tây giở tầu Mái xưa đã biến đi đâu Giờ trông như cái mặt cầu xinh xinh Cổng xưa thành cái bùng binh vui cho lũ chuột tỏ tình giao duyên.....
ho minhquang Gửi lúc 30/08/2012 10:28

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét