Sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
(TNO) Đầu tư ngoài ngành trái quy
định hàng ngàn tỉ đồng, chỉ định thầu sai nguyên tắc là những
sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vừa được Thanh tra Chính
phủ (TTCP) kết luận.
TTCP chỉ rõ, PVN đã sử dụng trên
15.000 tỉ đồng thuộc khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để
lại cho các hoạt động tài chính không thuộc các dự án trọng
điểm dầu khí là chưa đúng với quy định pháp luật.
Trong việc quản lý đầu tư xây dựng,
ngoài các dự án được Chính phủ cho chỉ định thầu, TTCP phát
hiện PVN và các đơn vị thành viên chỉ định thầu một số gói
thầu với giá tiền rất lớn không đúng với quy định của Chính
phủ về chỉ định thầu cung cấp dịch vụ thực hiện các dự án
của PVN.
Bên cạnh đó, TTCP phát hiện PVN mua
tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng
kiểm nhưng không báo cáo cơ quan chức năng.
TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
giao cho các bộ, ngành thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà
PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có
kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời
yêu cầu PVN xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng.
Liên quan đến các sai phạm tại PVN,
trong buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý 1/2012 ở Hà Nội vào sáng nay
(5.4), ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng TTCP cho biết, Thủ tướng Chính phủ
đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra
tại PVN.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc
ông Đinh La Thăng trong thời gian ông làm Chủ tịch Tập đoàn PVN (2006 -
2011) có phải chịu trách nhiệm với các sai phạm trên, ông Khánh
cho biết, hiện tại việc xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân đang
được cơ quan chức năng xem xét nghiêm túc và sẽ công bố công khai.
Thái Sơn
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT
tám xe ôm - 34/21/15/8 Lê Lai
Công
tác nhân sự cần phải cải tiến nhiều chứ không phải cứ đề bạt rồi lại
phát hiện sai phạm như hiện nay, ông Đinh La Thăng thời làm ở PVN có sai
phạm là hiển nhiên vì ông là chủ tịch HĐQT không thể nói không biết gì,
hiện nay lại là Bộ Trưởng bộ GTVT thì mới điều tra ra là PVN có sai
phạm thời gian trước, như vậy lại phải họp Quốc hội để xem xét, thật
không biết nói làm sao.
liem - Châu Đốc
Thanh tra các tập đoàn nhà nước đụng tới đâu, làm người dân đau đến đó. Vì tiền thuế họ đóng sử dụng làm nghèo đất nước.
nguyễn quốc bảo - Bình Dương
Đó
là hậu quả của việc giao quá nhiều quyền lực cho đơn vị sở tại, thiếu
kiểm tra. Tiền của dân được xài, toan tính như vậy sao? Cái đà này thì
chừng nào có được nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa? Làm kinh tế
quốc dân mà như thế à?
Lê Anh Tuấn - Huế
Sao
bác Thăng lãnh đạo nơi nào cũng có sai phạm vậy? trước là ở tổng công
ty Sông Đà, giờ là tập đoàn dầu khí, không biết sau này thanh tra ở bộ
GTVT có xảy ra sai phạm nữa không? đừng để "quá tam ba bận" nghe!
Thanhnien
+++++++
Tập đoàn dầu khí treo nợ ngân sách, nhập nhèm đất đai...
24/02/2012 3:52
Nợ ngân sách hàng chục tỉ đồng đến nay vẫn đang treo lại, chi phí đầu tư dự án cao hơn thực tế, nhập nhèm trong kê khai đất đai... là những sai phạm được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khui ra tại Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN).
Liên quan đến công tác quản lý, KTNN đã yêu cầu PVN phải kiểm tra đánh giá các khoản đầu tư liên doanh, liên kết và đầu tư dàn trải không hiệu quả, có biện pháp khắc phục và phòng tránh khả năng mất vốn trong các công ty làm ăn thua lỗ.
KTNN cũng yêu cầu PVN phải chỉ đạo PV Oil báo cáo với Bộ Tài chính về việc trích lập quỹ bình ổn xăng dầu tại PV Oil và Petro Mekong. Theo kết luận từ kiểm toán quỹ bình ổn xăng dầu của KTNN năm 2011, năm 2009 Petro Mekong đã trích thừa quỹ tới 52,3 tỉ đồng, còn PV Oil năm 2010 lại trích thiếu 3,8 tỉ đồng.
Đặc biệt là những sai phạm của PVN như nhập nhèm trong kê khai đất đai, sai lệch trong chi phí đầu tư dự án chênh cao hàng tỉ đồng so với thực tế. Cụ thể, KTNN chỉ rõ khoản chênh lệch thiếu diện tích đất 4.198m2 so với phê duyệt (22.315m2 so với 26.514m2) và khoản chênh lệch tương ứng của dự án xây dựng Trung tâm phân tích thí nghiệm và Văn phòng Viện Dầu khí TP.HCM do Công ty CP bất động sản điện lực dầu khí VN thực hiện.
Ngoài ra, dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng Viện Dầu khí sai lệch chi phí đầu tư tới 4,6 tỉ đồng; dự án Trung tâm tài chính dầu khí chênh 2,1 tỉ đồng, dự án Khách sạn dầu khí Vũng Tàu dự toán chênh với thực tế 2,2 tỉ đồng. Tổng số tiền chênh lệch hơn 8,9 tỉ đồng này KTNN đã yêu cầu PVN phải giảm trừ khi thanh quyết toán các dự án trên.
Điều đáng nói, theo kết quả kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2010, PVN cũng vướng nhiều sai phạm trong kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên...
KTNN đã kiến nghị tập đoàn và các đơn vị thành viên phải nộp lại cho ngân sách 185,7 tỉ đồng, gồm 79,3 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 61,1 tỉ đồng thuế thu nhập cá nhân; 2,5 tỉ đồng thuế tài nguyên và các khoản thuế khác 14,6 tỉ đồng…
Bị Tập đoàn điện lực nợ 14.000 tỉ đồng, PV Power phải treo nợ ngân sách hơn 81 tỉ đồng thuế giá trị gia tăng - Ảnh: TTXVN |
Tuy nhiên, gần 1 năm sau kết luận kiểm toán, cuối năm 2011, PVN mới hoàn lại ngân sách 91,3 tỉ đồng, bằng 49% số kiến nghị của KTNN. Tập đoàn này vẫn còn 94,3 tỉ đồng chưa nộp lại vào ngân sách (bằng 51% số kiến nghị) do Tổng công ty điện lực dầu khí (PV Power) chưa nộp. Trong đó, 12,7 tỉ đồng nợ ngân sách là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp PV Power phải nộp thay nhà thầu về tiền lãi vay của Ngân hàng Calyon (Pháp), khoản tiền này đang được làm thủ tục miễn thuế tại Cục Thuế Hà Nội.
Đặc biệt là khoản thuế giá trị gia tăng 81,5 tỉ đồng mà PV Power chưa nộp do chưa thu được nợ của một “ông lớn” khác là Tập đoàn điện lực VN (EVN). PV Power đã có rất nhiều lần gửi công văn đề nghị Công ty mua bán điện - EVN xác nhận công nợ, cũng như thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tháng 10.2011, PV Power đã xuất hóa đơn giá trị 949,2 tỉ đồng, và Công ty mua bán điện đã ghi nhận công nợ. Tuy nhiên, chiều qua 23.2, ông Vũ Huy Quang, Tổng giám đốc PV Power cho biết, EVN vẫn chưa thanh toán khoản nợ này, PV Power vẫn phải nợ ngân sách. Ông Quang cũng cho hay, số tiền EVN còn nợ PV Power bao gồm cả gốc lẫn lãi tới nay đã lên tới 14.000 tỉ đồng, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của tổng công
ty.
Theo yêu cầu của KTNN, Tổng công ty dầu VN (PV Oil) phải
làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân đại diện phần vốn nhà nước liên quan
đến công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
dầu khí Mekong (Petro Mekong) trong hai năm 2008 - 2009 dẫn đến tình
trạng thua lỗ của công ty này. Trao đổi với Thanh Niên hôm qua,
ông Nguyễn Xuân Sơn, Tổng giám đốc PV Oil cho biết, PV Oil đã thực hiện
“thay máu” toàn bộ đội ngũ lãnh đạo của Petro Mekong bao gồm các chức
danh cao nhất cũng như các nhân sự trong HĐQT và Ban Giám đốc Petro
Mekong. Petro Mekong cũng đã được tái cơ cấu, đổi tên thành PV Oil
Mekong và bị “tước” chức năng đầu mối nhập khẩu xăng dầu. |
Mai Hà
Thanhnien
+++++++
Nhiều sai phạm tài chính tại Tập đoàn dầu khí
Kết quả kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2010 tại Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) của Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho thấy nhiều sai phạm tài chính tại tập đoàn này.
Cụ thể, trong công văn số 250 tháng 1.2011, KTNN yêu cầu PVN nộp ngân sách nhà nước 185,7 tỉ đồng, nhưng tính tới thời điểm kiểm tra là tháng 11.2011, tập đoàn này chỉ mới nộp 91,3 tỉ đồng. Một thành viên của PVN là Tổng công ty tài chính CP dầu khí VN (PVFC) thực hiện hỗ trợ lãi suất sai quy định, sai đối tượng, đến nay PVFC đã thu hồi được số tiền hỗ trợ sai gần 6 tỉ đồng.
Ngoài ra, còn nhiều sai phạm khác của PVN liên quan đến chấp hành quy định pháp luật về đầu tư tại Trung tâm tài chính dầu khí, dự án đầu tư xây dựng văn phòng Viện Dầu khí, dự án Khách sạn dầu khí…
M.Hà
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT
Chu Hà Nguyên
Hơn
90 tỉ đồng chưa nộp ngân sách vào túi ai nhỉ? Nhân viên của tập đoàn
này lương TB 16,3 triệu, lãi lớn hàng năm. Trong khi người dân thì vẫn
phải chịu mức giá xăng "trên trời"
Bé Lit
Nói
chung do cơ chế quản lý và một mô hình "tập đoàn" không giống như các
tập đoàn trên thế giới, vậy cho nên có sai phạm là không thể tránh khỏi
của tất cả các tập đoàn chứ không riêng gì về dầu khí! Cần thiết sửa đổi
lại Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Qua
đó, tạo một hành lang pháp lý vững mạnh cho các tập đoàn phát triển và
một cơ chế tiền kiểm, hậu kiểm tốt nhất để kiểm soát được các tập đoàn!
huong
Sai
phạm thì quá lớn nhưng biện pháp xử lý và thu hồi thì quá bé!!! Tôi
không đồng tình việc nhà nước giao toàn bộ quyền hành cho Kiểm toán Nhà
nước mà không có thanh tra kiểm tra việc kiểm toán của họ như thế nào?
Căn cứ vào việc kiểm toán tại đơn vị tôi và theo đánh giá của tôi thì
tôi không tin tưởng vào Kiểm toán Nhà nước tí nào cả? Mọi người hãy tìm
hiểu xem nhé!
Thanhnien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét