Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Sông Tranh 2: Nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như suối ! ( Mở cửa Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng... khó nói ra ) / Vỡ đập nước ở Nghệ An, hàng trăm người dân sơ tán / Hàng ngàn gia đình bị cô lập vì vỡ đê tại Thanh Hóa.



Mở cửa Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng... khó nói ra

Tác giả: Vũ Trung
Bài đã được xuất bản.: 12/09/2012 05:00 GMT+7

In
Email
Thảo luận
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
Mở cửa Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng... khó nói ra
Thủy điện Sông Tranh 2: Ý kiến những nhà chuyên môn
Thuỷ điện Việt Nam và phép thử Sông Tranh 2
Người thầy có lỗi gì không?

Cái điều "bí mật" khó nói của ông Phong cũng như các quan chức đầu ngành Quảng Nam cuối cùng cũng được "bật mí" - đó là nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như suối.


Cảm giác bất an vẫn còn... nguyên


Hơn 6 tháng kể từ khi sự cố phun trào nước đập chính thủy điện Sông Tranh 2, cửa hầm chính giữa thân con đập mang nhiều nổi ám ảnh với người dân vùng rừng Trà My mới chính thức được mở cửa, vào lúc 9 giờ sáng hôm 9/9 để cho một số phóng viên "mắc mùng" tại đây vào tham quan trong vòng gần 1 giờ đồng hồ...

Động thái mở cửa hầm trong thân đập chính cho báo chí (dù là hạn chế) vào quan sát những "bí mật" phía trong đường hầm thu gom nước của con đập chính này, sau khi công tác khắc phục hậu quả được cho là hoàn thành, dù muộn, nhưng đã cho thấy chủ đầu tư bắt đầu có động thái "minh bạch" thông tin về con đập mang lại cho người dân nhiều nỗi ám ảnh này.

Trong vòng hơn 1 năm qua, hơn 40 trận động đất lớn nhỏ xảy ra, mà tâm chấn đã được các nhà khoa học xác định là tại khu vực hồ chứa đập thủy điện Sông Tranh 2.

Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây nên động đất kích thích.

Kết luận đã rõ ràng. Thế nhưng với người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương, cùng một số nhà chuyên gia độc lập, vẫn còn nhiều câu hỏi về sự an toàn của hồ chứa lớn nơi đầu nguồn sông Thu Bồn vẫn chưa được trả lời. Cảm giác bất an vẫn còn nguyên đó.

Không phải đến bây giờ người dân nơi miền rừng này mới lo lắng hoang mang vì những tai biến thiên nhiên thường xảy ra nơi vùng rừng Trà My. Sạt lở núi, lũ quét kinh hoàng đã chôn vùi nhà cửa và hàng trăm sinh mạng trong lịch sử đã là quá đủ để thử lòng người dân nơi đây.

Nhưng đến khi hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành cách đây hơn 1 năm, thì nỗi lo âu đã "tràn đập".

*
*
Những bí ẩn trong lòng đường hầm đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dần hé lộ. Ảnh: Vũ Trung



"Thấy nhiều lắm nhưng khó nói ra!"?


Có 1 câu hỏi là tại sao khi đập bị nứt, nước phun trào, báo chí lại bị cấm cửa? Những người có trách nhiệm tất nhiên có lý do của mình, nhất là liên quan đến "việc quy trách nhiệm".

Nhưng họ quên rằng chính sự thiếu công khai về thông tin đó cũng lại dấy lên những suy luận, rồi tin đồn thất thiệt, khiến người dân càng hoang mang.


Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây nên động đất kích thích.

Kết luận đã rõ ràng. Thế nhưng với người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương, cùng một số nhà chuyên gia độc lập, vẫn còn nhiều câu hỏi về sự an toàn của hồ chứa lớn nơi đầu nguồn sông Thu Bồn vẫn chưa được trả lời. Cảm giác bất an vẫn còn nguyên đó.


Rất may là "tuy muộn còn hơn không", cửa rồi cũng mở.

Người viết vẫn còn nhớ như in lời của ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My rằng, có gì mà chủ đầu tư bí mật không cho báo chí vào trong đường hầm của con đập này.

Người viết có hỏi ông Phong rằng ông đã vào đường hầm này chưa, và nhận được câu trả lời rằng đã 2 lần ông đi theo các đoàn công tác của tỉnh và trung ương vào. Lại hỏi ông thấy những gì, và ông lắc đầu bảo, thấy nhiều lắm, nhưng khó nói ra.

Cái điều "bí mật" khó nói của ông Phong cũng như các quan chức đầu ngành Quảng Nam cuối cùng cũng được "bật mí" - đó là nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như mọi người đã nhìn thấy, đã biết.

Với nhiều công văn, văn bản kiến nghị và hàng chục cuộc họp của các đoàn công tác từ trung ương tới địa phương, cộng bao nhiêu cuộc hội thảo khoa học, cuối cùng Ban quản lý Dự án thủy điện này đã phải móc hầu bao ra hơn... 40 tỷ đồng để khắc phục sự cố.

"Vừng ơi, mở ra", người viết tự dưng chợt nhớ lại câu chuyện cổ tích xứ Ba Tư, mặc dù không có ý liên tưởng cái kho báu ngày xưa với bốn chục tỷ đồng nói trên.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-09-11-mo-cua-song-tranh-2-thay-nhieu-nhung-kho-noi-ra

___________________


Thứ Ba, 11/09/2012 - 19:06


Nghệ An:

Vỡ đập nước, hàng trăm người dân sơ tán


Đập chứa nước Tây Nguyên ở xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bất ngờ bị vỡ khiến hàng trăm người dân phải sơ tán...


Chiều ngày 11/9, ông Lê Đức Cường, chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho PV Dân trí biết, vào khoảng 12h trưa nay (11/9), đập nước Tây Nguyên thuộc địa phận xóm Đồng Tâm, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu đã bị vỡ với chiều dài hơn 10m. Lượng nước trong đập đã đổ xuống khu vực cánh đồng lúa xã Quỳnh Thắng gây ngập úng cục bộ. Hàng trăm người dân sống dưới thân đập đã nhanh chóng sơ tán khỏi vùng nguy hiểm.

Ngay sau khi nhận được tin, UBND huyện Quỳnh Lưu, Ban Phòng chống lụt bão huyện và xã Quỳnh Thắng cùng các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ huy động 5 máy cẩu công suất lớn để xúc đất từ nơi khác đến đắp những đoạn đã bị vỡ.

“Sau khi nhận được thông tin, chúng tôi đã huy động chính quyền xã và nhân dân trong vùng vận chuyển của cải, đồ dùng trong các hộ dân ở hạ lưu đến nơi an toàn. Theo thống kê ban đầu, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng gần 5 ha lúa đang trong thời kỳ thu hoạch và 2 ha hoa màu của bà con địa phương hoàn toàn bị ngập, rất may không có thiệt hại về người và nhà cửa của nhân dân”, ông Cường nói.

Được biết, năm 2010, huyện Quỳnh Lưu đã tiến hành tu sửa, nâng cấp gia cố thân đập và nâng dung tích lên khoảng 1,2 triệu m3 nước, phục vụ tưới tiêu cho 60 ha lúa của xã Quỳnh Thắng. Do đập xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước nên đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng.

Ông Cường cho biết thêm: “Có thể do mối ăn ngay trong thân đập không được phát hiện kịp thời để xử lý, cộng với lượng nước từ đợt mưa lớn trong tuần qua dồn về nên dẫn dến vỡ đập. Hiện chúng tôi đang chỉ đạo cho các lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ khắc phục sự cố”.

Đến thời điểm 17h cùng ngày, nước đã bắt đầu rút và người dân trở về nhà an toàn.

Một số hình ảnh hiện trường vỡ đập nước tại Quỳnh Lưu (Nghệ An):
Đập nước bị vỡ với chiều dài hơn 10m.
Đập nước bị vỡ với chiều dài hơn 10m.

Lượng nước lớn đổ xuống cánh đồng lúa của bà con
Lượng nước lớn đổ xuống cánh đồng lúa của bà con

Khiến gần 10ha lúa và hoa màu của bà con nông dân bị ngập
Khiến gần 10ha lúa và hoa màu của bà con nông dân bị ngập
Khiến gần 10ha lúa và hoa màu của bà con nông dân bị ngập

Người dân được sơ tán khỏi vùng nguy hiểm
Người dân được sơ tán khỏi vùng nguy hiểm

Nguyễn Duy
http://dantri.com.vn/c20/s20-639631/vo-dap-nuoc-hang-tram-nguoi-dan-so-tan.htm

_____________________


Thứ ba 11 Tháng Chín 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 11 Tháng Chín 2012

Hàng ngàn gia đình bị cô lập vì vỡ đê tại Thanh Hóa

Đê sông Cầu Chày (Thanh Hóa)
DR

Thụy My

Theo báo chí Việt Nam, cho đến hôm nay 11/09/2012, hơn 6.000 người dân tại huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa vẫn đang bị cô lập, do đê sông Cầu Chày bị vỡ vào đúng nửa đêm 6, rạng 7/9, gây ra lũ lụt lớn.


Linh mục Antôn Trịnh Đình Thiệu, chủ tịch Ủy ban Bác ái đồng thời là giám đốc Caritas địa phận Thanh Hóa, cho biết :


Linh mục Antôn Trịnh Đình Thiệu - Thanh Hóa

11/09/2012
by Thụy My

Nghe (04:10)


     
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120911-hang-ngan-gia-dinh-bi-co-lap-vi-vo-de-tai-thanh-hoa 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét