Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu? Đến phiên phe Thủ tướng tấn công đàn em của Chủ tịch? PetroTimes 'tố' ông Tâm.



Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?

15:46 | 06/09/2012

(Petrotimes) - Qua tìm hiểu của phóng viên Petrotimes , đến quý I/2012, Ngân hàng Phương Tây (Trụ sở chính đặt tại thành phố Cần Thơ) là ngân hàng mất khả năng thanh khoản và bị đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành thanh tra và chỉ đạo tái cơ cấu tổ chức dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông giúp Ngân hàng Phương Tây hiện nay đã hoạt động bình thường.

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, những sai phạm của các cá nhân, của một số cổ đông không hiểu vì sao cho tới nay chưa được xử lý. Ví dụ: Vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng. Điều này quy định, cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Trong khi đó, cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh, là vợ của ông Đặng Thành Tâm và người có liên quan là anh, chị, em ruột… sở hữu 35,78% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Tây.

Nghiêm trọng hơn, trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8/2011, 3 khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (280 tỉ) và Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ) theo các hợp đồng đầu tư ủy thác. Ngay sau đó cả 3 khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm. Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ.

Ông Đặng Thành Tâm hiện là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT hàng loạt công ty và đang là đại biểu Quốc hội. Ngân hàng Phương Tây đã không thể cung cấp sao kê tài khoản cá nhân ông Đặng Thành Tâm cho thanh tra Ngân hàng Nhà nước vì lý do ông Đặng Thành Tâm bất hợp tác, xưng danh đại biểu Quốc hội được quyền bất khả xâm phạm.Ông Tâm quên mất rằng Điều 58 của Luật Tổ chức Quốc hội chỉ cho phép Đại biểu được quyền miễn trừ trước các cơ quan tố tụng khi được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn các hoạt động kinh doanh cá nhân, ông phải có nghĩa vụ thực thi các quy định của luật pháp, thậm chí phải thực hiện nghiêm túc hơn người bình thường. Vì sao ông Tâm phải "núp" sau Điều 58, không dám minh bạch hóa con đường đi của hơn 650 tỉ đồng? Phải chăng số tiền này được dùng vào những hoạt động mờ ám nào khác?

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mọi hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng phải được minh bạch. Bất kể người nào vi phạm luật pháp đều bị xử lý nghiêm minh. Hi vọng các cơ quan pháp luật không bỏ qua những sai phạm và khuất tất nghiêm trọng này.

Trích: Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001

...

Điều 58

Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định.
Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.

Đại biểu Quốc hội bị Tòa án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý.


Nhóm PV Petrotimes
Petrotimes (bài ở Petrotimes đã bị xóa)



________________


Dân Làm Báo :

Đến phiên phe Thủ tướng tấn công đàn em của Chủ tịch?




3 khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (280 tỉ) và Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ). Ngay sau đó cả 3 khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm. Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ.

(Đặng Thành Tâm, Đại biểu Quốc hội, là em trai của cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người đã phải từ nhiệm vào tháng 5, 2012 do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch")...

________________

PetroTimes 'tố' ông Đặng Thành Tâm

Cập nhật: 14:14 GMT - thứ năm, 6 tháng 9, 2012

Ông Đặng Thành Tâm là một trong những người giàu nhất Việt Nam

Báo Tin nhanh Năng lượng mới (PetroTimes), ấn bản điện tử, hôm thứ Năm 6/9 vừa đăng bài tựa đề "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?", trong đó đặt câu hỏi về điều mà báo này gọi là "khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ".

Bài này cho tới 9 giờ tối giờ Việt Nam vẫn còn trên mạng, nhưng sau đó đã bị dỡ bỏ.

Tờ báo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, có Tổng biên tập là ông Nguyễn Như Phong (cựu Phó Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân), cáo buộc sai phạm của doanh nhân Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước.

Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) là ngân hàng từng bị mất khả năng thanh khoản và đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, cho tới khi tái cơ cấu tổ chức, dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông để ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.

Ông Đặng Thành Tâm, đại biểu Quốc hội khóa XIII, là một trong các cổ đông chủ chốt của ngân hàng này.
PetroTimes cáo giác ông Tâm và thân nhân đã "Vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng. Điều này quy định, cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng".

Báo này nói, vợ ông Tâm, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, và những người có liên quan là anh, chị, em ruột… sở hữu 35,78% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Tây.

Cũng theo cáo buộc của PetroTimes, "trong vòng ba tháng, từ tháng 5 đến tháng 8/2011, ba khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (280 tỉ) và Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ) theo các hợp đồng đầu tư ủy thác".

Báo này viết: "Ngay sau đó cả ba khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm".

"Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ".

Bác bỏ cáo buộc



Theo tờ báo danh chính ngôn thuận của ngành dầu khí, ông Tâm là đại biểu Quốc hội, và đó là lý do mà Ngân hàng Phương Tây viện cớ quyền miễn trừ của dân biểu để từ chối cung cấp sao kê tài khoản cá nhân ông Đặng Thành Tâm, theo Điều 58 Luật Tổ chức Quốc hội.

"Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ."
PetroTimes

Câu hỏi đặt ra trong bài báo của nhóm phóng viên PetroTimes là: "Vì sao ông Tâm phải "núp" sau Điều 58, không dám minh bạch hóa con đường đi của hơn 650 tỉ đồng? Phải chăng số tiền này được dùng vào những hoạt động mờ ám nào khác?

Tờ báo này cũng kêu gọi "các cơ quan pháp luật không bỏ qua những sai phạm và khuất tất nghiêm trọng này", đồng thời nói Điều 58 chỉ cho phép miễn trừ khi có chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà ông Tâm chưa có.

Trước các cáo buộc nghiêm trọng nói trên, BBC đã liên lạc với ông Đặng Thành Tâm để tìm hiểu phản ứng của ông.

Hiện đang có mặt tại diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Apec) ở Vladivostok, Nga, ông Tâm cho biết ông không có thời gian để nói chuyện dài lúc này, nhưng "hoàn toàn bác bỏ" rằng đã có chuyện gì khuất tất.
Ông cũng nói tờ PetroTimes đã không chỉ một lần đưa thông tin bịa đặt về ông.

Chi tiết liên quan Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong bài báo của PetroTimes ngay lập tức cũng đã bị chính công ty chứng khoán này bác bỏ, nói rằng SSI không có bất cự giao dịch nào với ông Đặng Thành Tâm và Ngân hàng Phương Tây.

PetroTimes đã phải đính chính và xin lỗi SSI với lý do đã có "lỗi trong quá trình nhập dữ liệu", và nói khoản tiền 280 tỉ thực tế là từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank.

Liên quan gia đình



Hiện đang có tin đồn trong giới ngân hàng về một khả năng 'hợp nhất' giữa hai ngân hàng Phương Tây và Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), một công ty con của Dầu khí Việt Nam mà sau đó PVFC sẽ tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ lên 9.000 tỷ đồng.

Bà Đặng Hoàng Yến đã phải từ nhiệm tại Quốc hội


Thông tin này chưa được xác nhận, và cũng không rõ nó có liên quan gì tới cáo buộc đối với các cổ đông chính của Ngân hàng Phương Tây hay không.

Ông Đặng Thành Tâm, sinh năm 1964, là một trong các nhân vật giàu nhất Việt Nam tính về sở hữu cổ phiếu.

Ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc một loạt công ty đã niêm yết là Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn.

Ngoaì việc vào Quốc hội, năm 2011, ông là doanh nhân ngoài quốc doanh đầu tiên nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước.

Thời gian gần đây, ông Đặng Thành Tâm cũng gặp một vài vụ rắc rối.

Hồi tháng Ba, vì sai phạm về nguyên tắc quản lý ông bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính.

Ông Tâm là em trai của cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người đã phải từ nhiệm từ giữa năm nay do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch".

Hai chị em bà Yến và ông Tâm được cho là có quan hệ thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ những ngày ông còn công tác ở TP HCM.

bbc


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét