Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Đã bắt được Dương Chí Dũng- nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), tại Campuchia và được Cảnh sát quốc tế Interpol dẫn độ về Việt Nam. Tuy nhiên, Interpol vẫn chưa cập nhật tin Dương Chí Dũng bị bắt.



Interpol vẫn chưa cập nhật tin Dương Chí Dũng bị bắt



Trên trang nhà của Tổ chức Interpol vẫn còn giữ tình trạng "nếu có thông tin gì(về DCD) xin liên lạc". Chưa có những thông tin độc lập từ thông báo chính thức của Interpol bởi truyền thông quốc tế vụ việc ông Dương Chí Dũng đã bị bắt.

Truyền thông quốc tế cho đến giờ phút này (13h00 trưa) chỉ tìm thấy được AsiaOne News của Singapore đăng tải lại theo nguồn tin của báo Tuổi Trẻ.

Thông tin của Tuổi Trẻ vẫn chỉ cho biết ông Dương Chí Dũng bị bắt tại "một nước trong khối ASEAN" và không nêu rõ ông Dũng bị bắt đích xác vào ngày nào.

Hy vọng rằng dư luận sẽ có thêm thông tin nhiều chiều về ông "bị can" cán bộ đảng viên cao cấp Cục trưởng này.

Ông Dương Chí Dũng: nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối DNTW, Bí thư Đảng ủy Vinalines






Danlambaovn

________

DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐÃ BỊ BẮT TẠI CAMPUCHIA HÔM 3/9/2012

Tháng Chín 5, 2012Cầu Nhật Tân

Tiếp theo tuyên bố mạnh mẽ nhất của ông Nguyễn Phú Trọng sáng hôm qua: cần phải loại bớt một số cán bộ, ngay sáng nay 5/9/2012, được sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ CA, lãnh đạo Tổng cục 6 vừa công bố tin đã bắt được Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, sếp cũ của Vinalines). Được biết Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia ngày 3/9/2012 (theo tin riêng của chúng tôi) và đang được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam. Hồi tháng 5/2012, Dương Chí Dũng bị truy nã và đã trốn sang Campuchia bằng đường bộ. Bị can này có mối quan hệ đặc biệt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Để đảm bảo di lý an toàn tuyệt đối bị can này về đến Việt Nam, hiện Bộ CA vẫn phải đề phòng các thế lực ngầm giở quẻ nên tạm thời chưa công khai quốc gia mà Dũng bị bắt.

Trước đó ngày 19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng.

Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan công an các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện.

Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà.

Ngày 18-5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan công an các địa phương để truy bắt.

Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội – phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa – phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).

Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM – tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa – phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa – giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.

Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.

Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.
.
TTONLINE
Caunhattan

_____________
 

Dương Chí Dũng đã bị bắt
Cập nhật lúc :10:16 AM, 05/09/2012

(ĐVO) Dương Chí Dũng bị bắt tại một nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol dẫn độ về Việt Nam.

Ngày 5/9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội) - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Theo đó, Dương Chí Dũng bị bắt tại một nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol dẫn độ về Việt Nam.

*
Bị can Dương Chí Dũng.


Trước đó, ngày 19/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng, sau khi xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú khi cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam.

Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan công an các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đề nghị truy nã quốc tế ông Dũng và được Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol đồng ý.

Liên quan đến vụ việc này, trước khi bị cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam, ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải, sau khi thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Qua công tác nghiệp vụ, công an phát hiện ông Dương Chí Dũng có sai phạm trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines và ông này bước đầu thừa nhận.

Ngày 18/5, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng ông Dũng về hành vi Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại thời điểm nhà chức trách tống đạt các quyết định trên, ông Dũng không có mặt tại cơ quan, nhà riêng. Hôm sau, Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đối với ông này.

Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa - phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).

Mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM - tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”. Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về.

*Tiếp tục cập nhật


baodatviet

__________

Đã bắt được Dương Chí Dũng

Thứ tư 05/09/2012 09:00

Sáng 5.9, Bộ Công an thông báo: Đã bắt được bị can Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines.


Bị can Dương Chí Dũng, đã bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165, Bộ luật Hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17.5.2012 Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.

Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động đối tượng ra tự thú, nhưng không có kết quả.

Ngày 18.5.2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.

*
Lệnh truy nã đối với ông Dương Chí Dũng.



Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4.9.2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng.  Hiện nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.

Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an - đã khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ Dương Chí Dũng.

L.S
laodong

_____________


Thứ Tư, 05/09/2012, 09:12 (GMT+7)
Dương Chí Dũng đã bị bắt

TTO TIN NÓNG - Ngày 5-9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN).


Được biết, ông Dương Chí Dũng bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế của Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol khi đang lẩn trốn tại một nước trong khối ASEAN.

Ngay sau khi bị bắt giữ, ông đã bị dẫn độ về Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam.

Ông Dương Chí Dũng bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và ra lệnh bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Tuy nhiên, trước khi cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục tố tụng, ông Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Sau đó cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với bị can này. Tiếp đó, cơ quan điều tra đã đề nghị Interpol Việt Nam thực hiện các thủ tục tiến hành truy nã quốc tế ông này.

Theo lệnh truy nã đỏ của Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol, từ năm 2008 đến nay, ông Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong việc đầu tư và lựa chọn nhà thầu cung cấp ụ nổi gây hậu quả nghiêm trọng.

Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với tội danh này là mức án tù chung thân.

Interpol yêu cầu nếu bắt được ông Dũng, việc dẫn độ phải phù hợp với luật của nước được hiêu cầu, hiệp định song phương và hiệp định đa phương về tạm giữ để dẫn độ giữa nước ban hành lệnh truy nã và nước được yêu cầu dẫn độ.

Trong vụ án xảy ra tại Vinalines liên quan đến hành vi của ông Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra xác định bị can này và các đồng phạm có sai phạm trong dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam của Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc Vinalines), làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, theo đề nghị của Vinalines, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép triển khai lập Dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam bằng nguồn vốn tự huy động theo đúng các quy định hiện hành.

Thủ tướng giao Bộ GTVT cập nhật dự án này vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy này vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.

Mặc dù vậy, sau khi có ý kiến Thủ tướng, ngày 27-6-2007, Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định số 687 phê duyệt chủ trương lập Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng. Sau đó, Vinalines tiếp tục điều chỉnh dự án lên đến hơn 6.488 tỉ đồng. Vinalines giao cho công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines làm chủ đầu tư.

Đến ngày 19-7-2011, Vinalines đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhưng chưa có tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nào cam kết tài trợ cho nhà máy. Đến thời điểm khởi công nhà máy này, phần vốn đầu tư của các bên liên quan chỉ có hơn 616 tỉ đồng.

Phần lớn số tiền này được sử dụng để mua ụ nổi từ Liên bang Nga về phục vụ cho dự án và gây lãng phí gần 514 tỉ đồng. Các bị can trong vụ án đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về.

Cụ thể, các bị can tại công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của nhà nước, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

MINH QUANG
>> TTO tiếp tục cập nhật
tuoitre

__________

Đã bắt được Dương Chí Dũng

Thứ Tư, 05/09/2012 10:00

(NLĐO)- Bị can Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, đã bị bắt ngày 4-9 sau hơn 3 tháng lẩn trốn. Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.

Ngày 5-9, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an xác nhận đã bắt được bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam).

Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt tại một nước ASEAN và di lý về Việt Nam


Được biết, Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.

Trước đó, sáng 18-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và khám xét nơi ở đối với ông Dương Chí Dũng (SN 1957, trú ở phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội), Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Tuy nhiên, vào thời điểm khám xét, ông Dũng đã không có mặt tại nơi ở.

Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động đối tượng ra tự thú, nhưng không có kết quả.

Ngày 18-5, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4-9, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng.

Hiện nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. “Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng” - thông báo của cơ quan điều tra nêu rõ.

Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ bị can này.

Theo tài liệu ban đầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra, vào ngày 1-2-2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố và bắt tạm giam 4 bị can liên quan trực tiếp đến hành vi tham ô tài sản trong việc sửa chữa ụ nổi No83M.

Thiệt hại trong vụ mua ụ nổi No83M lên tới 100 tỷ đồng

Cụ thể, các bị can đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ GTVT cập nhật dự án vào quy hoạch… và chưa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét duyệt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Trong quá trình phê duyệt, tổ chức mua ụ nổi No83 M (hạng mục chính của nhà máy) trước thời điểm ông Dương Chí Dũng phê duyệt dự án nhà máy 1 năm và khi chưa được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao mặt bằng xây dựng nhà máy nên khi ụ nổi mua về không có địa điểm để lắp đặt, đưa vào khai thác dẫn đến hậu quả là tính đến tháng 4-2010, Vinalines phải chi 30 tỷ đồng thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỷ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền mua, sửa chữa ụ nổi No83M gây thiệt hại tổng cộng là 100 tỷ đồng.

Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

N.Quyết
nld


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét