Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Dân Hong Kong biểu tình rầm rộ bài Bắc Kinh, yêu cầu lãnh đạo từ chức, đòi dân chủ, hiểu rõ về Quyền Làm Người của mình, nhân kỷ niệm ngày trao trả về trung quốc. ------------- XEM THÊM : Đứng im để biểu tình chống chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ.



Dân Hong Kong biểu tình đòi dân chủ

Cập nhật: 03:21 GMT - thứ ba, 2 tháng 7, 2013

Cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày 1/7 năm 2013
Người dân Hong Kong vẫn bất mãn dù đã 16 năm trở về với đại lục

Hàng ngàn người tuần hành ở Đặc khu hành chính Hong Kong để yêu cầu chính quyền Trung Quốc giữ lời hứa tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ hoàn toàn vào năm 2017.

Những người biểu tình đã bất chấp trời mưa để tham dự cuộc tuần hành vì dân chủ hàng năm vào dịp kỷ niệm 16 năm ngày thuộc địa cũ của Anh được trao trả về cho đại lục.



Họ kêu gọi thực hiện phổ thông đầu phiếu và chỉ trích thành tích lãnh đạo của ông Lương Chấn Anh, đương kim trưởng đặc khu.

Hiện tại trưởng đặc khu do một nhóm 1.200 đại cử tri bầu ra.


Chính quyền hứa hẹn


Trước đó ông Lương đã nói rằng chính quyền Hong Kong cam kết thực thi dân chủ hoàn toàn trước thời hạn năm 2017.


Phát biểu tại một buổi lễ kỷ niệm hôm thứ Hai ngày 1/7, ông Lương nói ‘thực hiện phổ thông đầu phiếu để bầu trưởng đặc khu vào năm 2017’ là ‘nhiệm vụ chính’ của chính quyền Hong Kong.


“Chúng tôi hy vọng rằng những người có quan điểm khác nhau có thể để qua một bên những khác biệt và tìm kiếm đồng thuận nhiều nhất có thể bằng một cách thực tiễn, có ích và ôn hòa,” ông nói thêm.


Ông cho biết các cuộc tham vấn để quyết định quy mô của các cuộc bầu cử sẽ bắt đầu ‘vào lúc thích hợp’.


"Bầu đặc khu trưởng là một quyền chính trị cơ bản mà chúng tôi đã bị tước bỏ trong nhiều năm qua."
Albert Ho, nhà lập pháp Hong Kong ủng hộ dân chủ

Tuy nhiên, các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích rằng tiến trình cải cách diễn ra chậm chạp và họ lo sợ sự can thiệp từ phía Bắc Kinh vào việc đề cử ứng viên.


Phóng viên BBC Juliana Liu ở Hong Kong nói rằng họ muốn chính quyền cam kết việc đề cử ứng viên sẽ diễn ra công bằng và rằng các ứng viên được xem là không trung thành với Bắc Kinh cũng có cơ hội tranh cử.


“Bầu trưởng đặc khu là một quyền chính trị cơ bản mà chúng tôi đã bị tước bỏ trong nhiều năm qua,” ông Albert Ho, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, nói.


“Chúng tôi không thể đợi thêm được nữa,” ông nói thêm.


Hiện tại Hong Kong có chế độ bầu cử phức tạp. Chỉ có một số ghế của Hội đồng Lập pháp là được người dân bỏ phiếu bầu.

Bản thân ông Lương Chấn Anh được bầu ra năm ngoái bởi một nhóm đại cử tri phần lớn trung thành với Bắc Kinh.


Bài Bắc Kinh


BIểu tình ở Hong Kong
Cờ thuộc địa lại được giương lên trong cuộc tuần hành hôm 1/7

Các nhà tổ chức cho biết có đến 400.000 người tham gia vào cuộc tuần hành.


Họ tập hợp ở Công viên Victoria rồi từ đó tuần hành đến khu trung tâm tài chính của Hong Kong.


Những người tuần hành hô to: ‘Lương Chấn Anh từ chức đi’ và ‘Bảo vệ Hong Kong’.


Một người biểu tình có tên là James Lam nói: “Tôi đến đây để đấu tranh cho tự do và dân chủ. Nếu người dân Hong Kong không xuống đường đấu tranh cho quyền tự do của mình thì chúng tôi sẽ không còn tự do trong tương lai.”


Một số người còn giương cao biểu ngữ kêu gọi thả ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình hiện đang bị chính quyền đại lục cầm tù với cáo buộc chống phá Nhà nước.


"Tôi đến đây để đấu tranh cho tự do và dân chủ. Nếu người dân Hong Kong không xuống đường đấu tranh cho quyền tự do của mình thì chúng tôi sẽ không còn tự do trong tương lai."
James Lam, một người biểu tình

Một số người biểu tình còn giương cao lá cờ cũ của Hong Kong khi còn là thuộc địa của Anh trước năm 1997 – một dấu hiệu cho thấy tình cảm bài Trung Quốc đang dâng cao.


Bên cạnh đòi phổ thông đầu phiếu, những người biểu tình còn phản đối giá bất động sản quá cao và chênh lệch thu nhập.


Một buổi biểu diễn ca nhạc và một cuộc tập hợp ủng hộ chính quyền cũng diễn ra trong ngày 1/7. Một số cửa hàng bán lẻ còn tung ra các chương trình giảm giá trên khắp thành phố vào dịp này.


Những động thái này bị chỉ trích là nỗ lực lôi kéo người dân tránh xa các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.


Các cuộc tuần hành như thế này đã trở thành sự kiện thường niên kể từ năm 2003 khi mà 500.000 người xuống đường phản đối một dự luật an ninh quốc gia và tình trạng suy thoái kinh tế.


Đây là một trong những lý do dẫn đến sự ra đi của ông Đổng Kiến Hoa, trưởng đặc khu lúc đó, một năm sau đó.



BBC


__________




Dân Hong Kong tuần hành đòi dân chủ, yêu cầu lãnh đạo từ chức


Hàng trăm ngàn dân Hong Kong tham gia biểu tình đòi dân chủ 1/7/13
Hàng trăm ngàn dân Hong Kong tham gia biểu tình đòi dân chủ 1/7/13

CỠ CHỮ


Ít nhất một trăm ngàn cư dân Hong Kong đã tham gia một cuộc tuần hành đòi dân chủ toàn diện nhân kỷ niệm 16 năm chủ quyền của đặc khu này được chuyển giao cho Trung Quốc.

Nhiều người tham gia cuộc biểu tình hôm thứ Hai yêu cầu nhà lãnh đạo thành phố không do dân bầu Leung Chun-ying từ chức, và chính phủ phải bảo đảm một cuộc bầu cử tự do cho chức vụ trưởng ngành hành pháp thành phố sau năm 2017.

Bất chấp mưa to do một cơn bão nhiệt đới gây ra, người biểu tình vẫn tới tham gia cuộc xuống đường thường niên vào ngày 1/7. Cuộc tuần hành bắt đầu tại công viên Victoria và sau đó tiến tới quận thương mại trung tâm của thành phố.

Bà Ho, một người mẹ Hong Kong tuần hành cùng với con trai còn nhỏ, nói với đài VOA rằng, thời tiết xấu khiến cho cuộc biểu tình càng thêm ấn tượng. Bà nói rằng, “vì có quá nhiều người không quản mưa bão ra ngoài biểu tình nên chính quyền phải lắng nghe chúng tôi.”

Những người tổ chức biểu tình nói rằng số người tham gia cuộc biểu tình này là 430.000 người vượt quá xa con số mà cảnh sát ước tính là 66.000 người.

Các nhà khảo cứu Trường Đại Học Hong Kong theo dõi cuộc biểu tình này ước tính số người tham gia là 103 ngàn người, gia tăng khoảng 20 ngàn người so với con số người biểu tình hồi năm ngoái mà họ đã đưa ra.

Ông Leung nhậm chức ngày 1/7 năm ngoái sau khi được chọn lựa bởi một ủy ban của Hong Kong gồm đa phần những người trung thành với chính quyền và Bắc Kinh.

Kể từ đó, uy tín của ông sụt giảm vì các vụ bê bối liên quan tới nội các của ông, cách hành xử của ông trước khi nhậm chức cũng như sự bất mãn của công chúng về giá cả nhà đất tăng và con số người Hoa đại lục tới đặc khu.

Trung Quốc đã đồng ý để cho cư dân Hong Kong trực tiếp bầu trưởng đặc khu khi hết thời hạn nắm quyền của ông Leung vào năm 2017.

Hồi sáng thứ Hai, ông Leung đã lặp lại một lời cam kết bắt đầu một cuộc tham vấn công khai về việc tổ chức bầu cử cho năm 2017 “vào một thời điểm thích hợp.” Ông đã nói trong một lễ mừng ngày kỷ niệm việc trao trả Hong Kong năm 1997 như vậy. Sau đó trong ngày, chính quyền của ông Leung đã hứa lắng nghe “cẩn thận” quan điểm của những người biểu tình.

Một số người biểu tình nói rằng họ lo ngại là chính phủ Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng tới luật lệ về cuộc bầu cử để ngăn chặn các ứng cử viên có chủ trương dân chủ ra tranh cử chức vụ trưởng ngành hành pháp đặc khu này.

Họ tố cáo Trung Quốc là tìm cách “thuộc địa hóa” Hong Kong và phất cờ của lãnh thổ cựu thuộc địa nước Anh để phản đối.

Trong cuộc biểu tình tuần hành này, một học sinh 16 tuổi có tên là Lai nói rằng, em e ngại là cuộc bầu cử trong tương lai sẽ không công bằng.

Trung Quốc đã bảo đảm cho Hong Kong được hưởng mức độ tự trị cao và hứa duy trì nếp sống của thành phố này trong ít nhất 50 năm. Họ cũng tuyên bố rằng tất cả các thành viên viện lập pháp gồm 70 ghế đại biểu của lãnh thổ này có thể được bầu cử trực tiếp sớm nhất là vào năm 2020.

Chỉ có 40 nhà lập pháp được bầu trực tiếp bởi các cử tri trong cuộc bầu cử năm 2012. Ba mươi nhà lập pháp còn lại được bầu chọn bởi các cử tri của một khu vực “chức năng”công nghệ và đại diện cộng đồng hầu hết là trung thành với chính phủ.

Cuộc biểu tình tuần hành vừa kể là ôn hòa, và chỉ có một vụ ẩu đả ngắn ngủi giữa một vài người biểu tình và cảnh sát.  



Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 25/6/2013

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 27/6/2013

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 28/6/2013

VOA


____________




Bài đăng : Chủ nhật 30 Tháng Sáu 2013 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 30 Tháng Sáu 2013


Kỷ niệm ngày trao trả về Trung Quốc, dân Hồng Kông biểu tình

Lính Trung Quốc diễu binh ngày 30/06/2013, nhân kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được trao trả lại cho Hoa lục.
Lính Trung Quốc diễu binh ngày 30/06/2013, nhân kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được trao trả lại cho Hoa lục.
Reuters

Minh Anh

Để đánh dấu kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được trao trả về với Trung Quốc, hàng trăm ngàn người dân đặc khu hành chính này hôm nay 30/06/2013 đã xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn của họ về các chính sách cải cách do lãnh đạo đặc khu bị xem là thân Bắc Kinh đưa ra.



Đòi quyền phổ thông đầu phiếu, phản đối tình trạng cách biệt giàu nghèo gia tăng và giá bất động sản tăng vọt, người dân ồ ạt xuống đường trút nỗi tức giận lên ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông.


Giải thích với hãng tin AFP, ông Jackie Hung, thuộc tổ chức Mặt trận Nhân quyền Dân sự, đứng ra tổ chức biểu tình, cho biết : “Mục tiêu chính của đợt xuống đường lần này là nhằm thúc đẩy nền dân chủ thực thụ và yêu cầu ông Lương Chấn Anh từ chức”.


Cũng theo ông Jackie Hung, người dân Hồng Kông giờ đây quá chán ngán ông Lương Chấn Anh và bộ máy chính quyền của ông ta. Tổ chức này hy vọng sẽ quy tụ được hơn 400 ngàn người tham gia, tuần hành từ công viên Victoria đến khu tài hành chính của Hông Kông.


Hôm thứ sáu vừa qua, trường Đại học Hồng Kông công bố một điều tra cho thấy chỉ có 1/3 dân số Hồng Kông cảm thấy tự hào là công dân Trung Quốc. Đây là con số thấp nhất kể từ năm 1998.


Ông Lương Chấn Anh đã được Ủy ban bị xem là thân với Bắc Kinh bầu làm Đặc khu trưởng Hồng Kông hồi tháng 7 năm rồi. Ông từng cam kết cải thiện bộ máy hành chính và duy trì các luật lệ có từ thời thuộc địa Anh quốc. Ông cũng được giao trọng trách giám sát tiến trình chuyển tiếp sang hình thức phổ thông đầu phiếu.


Thế nhưng, thời gian gần đây xuất hiện nhiều lời chỉ trích cho rằng có quá ít tiến bộ, thậm chí là không có tiến bộ gì kể từ khi ông Lương Chấn Anh lên nắm quyền lãnh đạo đặc khu. Ngay từ đầu, uy tín của ông Lương cũng đã bị sứt mẻ do một số vụ tai tiếng. Nhất là sau khi ông chỉ trích gay gắt đối phương Henry Tang xây dựng nhà hầm trái phép, người dân khu vực đã phát hiện là ông Lương cũng làm điều tương tự.


Người dân Hồng Kông cũng như phe đối lập cho rằng ông Lương Chấn Anh đã không giải quyết được nhiều vấn đề xã hội cấp bách như giá nhà đất tăng vọt do tình trạng người giàu từ Hoa lục ồ ạt tràn sang để tậu nhà, đào sâu thêm cách biệt thu nhập của người dân. Nhất là vấn nạn các phụ nữ người Hoa lục mang thai sang Hồng Kông sinh con, gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện phụ sản, hay chuyện vơ vét sữa bột trẻ em gây thiếu hụt sữa nghiêm trọng trên thị trường. Người Hồng Kông cho rằng “ông Lương khiến họ có cảm giác Bắc Kinh mới là chủ nhân và ông ta chẳng quan tâm gì đến lợi ích của người dân”. 

RFI



____________



XEM THÊM


Đứng im để biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ


Sau nhiều tuần đối đầu có lúc quá khích với cảnh sát, những người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra một sự kháng cự mới đó là: đứng tại chỗ và im lặng.


Hàng trăm đàn ông và phụ nữ đã đứng im tại Quảng trường Taksim ở Istanbul vào hôm qua (19/6), bắt chước theo cách của một nghệ sỹ, người đã biểu tình lặng lẽ vào buổi tối trước đó và nhanh chóng được mệnh danh là "Người đàn ông Đứng".

Trong hơn 5 tiếng đồng hồ, Erden Gunduz đã nhìn chằm chằm vào bức chân dung của Kemal Ataturk, người sáng lập nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

Cảnh sát cuối cùng đã bắt giữ nhiều người hưởng ứng Gunduz nhưng không rõ liệu nghệ sỹ này có bị tống giam hay không.

Sự thách thức trong im lặng của Gunduz diễn ra sau khi cảnh sát trấn áp đám đông những người biểu tình chống chính phủ bằng vòi rồng và hơi cay vào cuối tuần qua.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tàn phá bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan kéo dài hơn 2 tuần. Tuy nhiên, nhiều người trong số những người bắt chước Gunduz nói rằng họ đang đứng vì hòa bình chứ không đứng về phe nào.

"Tôi đứng để chống lại bạo lực," Koray Konuk, một trong những người bị bắt nói. ""Tôi đứngđó đểcác sự kiệnmà chúng tôi đãđượcchứng kiếntrong vòng haiđến ba tuầnqua có thể chấm dứt."
Konuk, 45 tuổi, cho biết cảnh sát đã đẩy anh vào một chiếc xe buýt với 20 người khác, những người hưởng ứng Gunduz, nhưng không có Gunduz trong số họ.

"Tôi chỉ đứng. Họ bắt một người đàn ông, người cũng chỉ đứng tại chỗ," anh nói. "Điều đó thật vô lý."

Người dân, đi một mình hoặc cùng nhiều người, tiếp tục tới và đứng yên tại quảng trường Taksim trong suốt ngày hôm qua. Một số người còn nắm tay trong im lặng để thể hiện sự đoàn kết và một vài người ủng hộ thậm chí còn bôi kem chống nắng cho những người biểu tình.

Tuy nhiên, cảnh sát một lần nữa lại kéo đến và lùa đám đông biểu tình này vào những chiếc xe tải.

Sầm Hoa(Theo CNN) - Vietnamnet



NHỮNG BÀI KHÁC :



-  Luật sư Lê Quốc Quân sẽ ra tòa ngày 9/7/2013 với màn kịch hết sức lố bịch mang tên 'trốn thuế' , thường xuyên được cơ quan CA mang ra sử dụng , nhằm đàn áp các tiếng nói đối lập . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/06/luat-su-le-quoc-quan-se-ra-toa-ngay.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . ---------  Free Citizens: Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to continue. WE - the Free Citizens -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét