Nhiều công trình xây dựng nham nhở, dở dang gây lãng phí lớn. Ảnh: Trần Lâm
UBTVQH thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Luật như khẩu hiệu, chẳng xử lý được ai!
Có mặt trong phiên thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN Nguyễn Văn Pha bình luận “Luật này
khẩu hiệu quá, nhiều lúc như trò đùa, chẳng xử lý được ai”.
Câu hỏi khó của Chủ tịch Quốc hội
Phiên thảo luận mở đầu bằng những câu hỏi liên tiếp của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Luật tiến lên từ pháp lệnh, nhưng “hầu như không thấy xử lý lãng phí gì nghiêm, nhìn thấy đấy mà chịu, không biết tội của ai. Có khắc phục được không (?!). Quy hoạch “treo” để đất bỏ hoang, chưa thấy ai chịu trách nhiệm, lần này khắc phục được không? Hay lãng phí trong dân, trong xã hội như việc lễ hội, hiếu hỉ... - một sự lãng phí “không thể tuyên truyền vận động suông người dân”, một sự lãng phí “Nhà nước cũng phải có trách nhiệm” khiến “Nhà nước xót ruột, người dân nói rất xót ruột, các ĐBQH cũng rất xót, thanh tra, kiểm toán cũng xót ruột phải kêu lên”, vậy thì luật này có hiệu quả trong việc ngăn chặn không, hay vẫn như cũ (?!).
Chủ tịch QH nhìn khắp hội trường: “Các đồng chí chưa chứng minh được cho UBTV là ít nhất cũng phải ngăn chặn, đẩy lùi. Còn nếu chưa (chứng minh được có thể ngăn chặn, đẩy lùi) thì chưa thể thông qua; như cũ thì làm làm gì?” - ông nói.
Người đầu tiên đáp lời là Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển: “Đây là điều mà chúng tôi hết sức quan tâm và muốn khắc phục” - ông nói. Theo Chủ nhiệm Hiển, luật đã đi theo hướng thiết kế tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí như xây dựng cơ bản, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động... Ông cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và trách nhiệm xử lý việc để xảy ra lãng phí. Tất nhiên, ông Hiển cũng nói đến sự khó khăn khi “làm sao lượng hóa được hành vi lãng phí”, bởi thực tế cho thấy “có những công trình mà vào thời điểm này hiệu suất sử dụng thấp, có biểu hiện lãng phí, nhưng trong tương lai xa thì có thể đáp ứng được nhu cầu”.
Có hai biện pháp mà ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Dựa vào tiêu chuẩn định mức và nguyên tắc xây dựng ra tiêu chuẩn định mức đó và “nêu rõ về trách nhiệm đối với cá nhân”.
Đối với xử lý lãng phí trong nhân dân, trong xã hội (thuộc về phạm trù tài sản riêng), Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cũng cho đây là một cái khó, dù “lãng phí trong hiếu hỉ rất lớn”. Theo ông, đối với khu vực này “luật chưa giải quyết được thì giao cho chính quyền địa phương quy định cụ thể”, bởi “có những cái thuộc về hương ước, quy phạm mang tính đạo đức”.
Phải minh bạch hết, để xã hội giám sát
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - vốn là Tổng Kiểm toán Nhà nước - cũng cho rằng: “Đúng là lâu nay ta chưa xử lý được thật. Thanh tra, kiểm toán phát hiện đều kiến nghị, nhưng chưa xử lý được trường hợp nào”. Ông đề xuất “phải có chế tài để xử lý các đơn vị vi phạm” và cần “tiếp tục nghiên cứu them, nếu không sẽ không có hiệu lực thi hành vì không rõ trách nhiệm”.
Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai thì nhấn mạnh đến cơ chế công khai minh bạch. Nhắc tới cụ thể một số lĩnh vực như nợ công, ngân sách, nợ xấu trước giờ không công khai, bà Mai đặt vấn đề về một “phương pháp loại trừ”: “Trừ một số lĩnh vực bí mật, còn lại phải minh bạch hết để cả xã hội giám sát. Sắp tới quỹ bảo hiểm y tế phải công khai hết, vì đây là quỹ của dân đóng góp. Phải công khai minh bạch để xem việc sử dụng thế nào”. Quay sang Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, bà Mai nói “Quỹ bình ổn xăng dầu anh Dũng vừa rồi cho công khai để dân biết, tôi rất đồng tình”.
Nêu ví dụ “Thủy điện Sơn La hoàn thành trước 3 năm, tiết kiệm được bao nhiêu tiền ngân sách nhà nước (NSNN)”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì cho rằng lãng phí phải tính cả về mặt thời gian, hay thu lại những khoản chi thuộc về NSNN “nếu anh lãng phí thì tôi xử lý”. Ngay cả việc huy động công sức, tiền công của dân và các hoạt động xã hội gây lãng phí cũng phải xử lý.
Có mặt trong phiên họp, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN Nguyễn Văn Pha bình luận: “Luật này nó khẩu hiệu quá, nhiều lúc như trò đùa, chẳng xử lý được ai”. Ông đề nghị “khoanh vào lĩnh vực tài chính, tài sản công, huy động sức dân trong đóng góp ủng hộ người nghèo, lễ hội...và “không nên mở quá, bởi càng mở càng không xử lý được ai”. Nêu ra một chữ “cấm”, ông Pha đề nghị phải có quy phạm “cấm những trường hợp xa hoa quá đáng: Chúng ta là nước xã hội chủ nghĩa, không thể chấp nhận như vậy để dân nhìn vào”.
Phó Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Doãn Khánh cũng nhìn nhận “Lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều các vụ án tham nhũng, lãng phí trong nguồn lực XH chiếm tỉ trọng không nhỏ. Ngoài việc gây ra những tổn hại về kinh tế, nó còn tác động xấu về đạo đức, tạo ra những xung đột trong xã hội, tạo ra sự phản cảm về mặt đạo đức, văn hóa”.
Nhắc đến “lợi ích nhóm”, Phó ban Nội chính TƯ nói “không loại trừ có thể có tác động của lợi ích nhóm trong việc ban hành cơ chế chính sách”, trong khi “phần lớn việc ra chính sách là vai trò tập thể, nên việc xác định trách nhiệm để áp chế tài xử lý là rất khó khăn”. Nêu ví dụ thời gian qua, nhiều bộ, ngành giúp Chính phủ quản lý trực tiếp các tập đoàn, tổng công ty liên quan tới sử dụng NSNN trong đầu tư, nhưng khi đổ vỡ thì không ai phải chịu trách nhiệm, ông Khánh đề nghị “Phải đưa trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, quyết định ban hành chủ trương vào luật để xác định cá thể hóa trách nhiệm” và “quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong trường hợp xảy ra lãng phí, thất thoát”.
Phiên thảo luận mở đầu bằng những câu hỏi liên tiếp của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Luật tiến lên từ pháp lệnh, nhưng “hầu như không thấy xử lý lãng phí gì nghiêm, nhìn thấy đấy mà chịu, không biết tội của ai. Có khắc phục được không (?!). Quy hoạch “treo” để đất bỏ hoang, chưa thấy ai chịu trách nhiệm, lần này khắc phục được không? Hay lãng phí trong dân, trong xã hội như việc lễ hội, hiếu hỉ... - một sự lãng phí “không thể tuyên truyền vận động suông người dân”, một sự lãng phí “Nhà nước cũng phải có trách nhiệm” khiến “Nhà nước xót ruột, người dân nói rất xót ruột, các ĐBQH cũng rất xót, thanh tra, kiểm toán cũng xót ruột phải kêu lên”, vậy thì luật này có hiệu quả trong việc ngăn chặn không, hay vẫn như cũ (?!).
Chủ tịch QH nhìn khắp hội trường: “Các đồng chí chưa chứng minh được cho UBTV là ít nhất cũng phải ngăn chặn, đẩy lùi. Còn nếu chưa (chứng minh được có thể ngăn chặn, đẩy lùi) thì chưa thể thông qua; như cũ thì làm làm gì?” - ông nói.
Người đầu tiên đáp lời là Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển: “Đây là điều mà chúng tôi hết sức quan tâm và muốn khắc phục” - ông nói. Theo Chủ nhiệm Hiển, luật đã đi theo hướng thiết kế tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí như xây dựng cơ bản, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động... Ông cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và trách nhiệm xử lý việc để xảy ra lãng phí. Tất nhiên, ông Hiển cũng nói đến sự khó khăn khi “làm sao lượng hóa được hành vi lãng phí”, bởi thực tế cho thấy “có những công trình mà vào thời điểm này hiệu suất sử dụng thấp, có biểu hiện lãng phí, nhưng trong tương lai xa thì có thể đáp ứng được nhu cầu”.
Có hai biện pháp mà ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Dựa vào tiêu chuẩn định mức và nguyên tắc xây dựng ra tiêu chuẩn định mức đó và “nêu rõ về trách nhiệm đối với cá nhân”.
Đối với xử lý lãng phí trong nhân dân, trong xã hội (thuộc về phạm trù tài sản riêng), Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cũng cho đây là một cái khó, dù “lãng phí trong hiếu hỉ rất lớn”. Theo ông, đối với khu vực này “luật chưa giải quyết được thì giao cho chính quyền địa phương quy định cụ thể”, bởi “có những cái thuộc về hương ước, quy phạm mang tính đạo đức”.
Phải minh bạch hết, để xã hội giám sát
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - vốn là Tổng Kiểm toán Nhà nước - cũng cho rằng: “Đúng là lâu nay ta chưa xử lý được thật. Thanh tra, kiểm toán phát hiện đều kiến nghị, nhưng chưa xử lý được trường hợp nào”. Ông đề xuất “phải có chế tài để xử lý các đơn vị vi phạm” và cần “tiếp tục nghiên cứu them, nếu không sẽ không có hiệu lực thi hành vì không rõ trách nhiệm”.
Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai thì nhấn mạnh đến cơ chế công khai minh bạch. Nhắc tới cụ thể một số lĩnh vực như nợ công, ngân sách, nợ xấu trước giờ không công khai, bà Mai đặt vấn đề về một “phương pháp loại trừ”: “Trừ một số lĩnh vực bí mật, còn lại phải minh bạch hết để cả xã hội giám sát. Sắp tới quỹ bảo hiểm y tế phải công khai hết, vì đây là quỹ của dân đóng góp. Phải công khai minh bạch để xem việc sử dụng thế nào”. Quay sang Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, bà Mai nói “Quỹ bình ổn xăng dầu anh Dũng vừa rồi cho công khai để dân biết, tôi rất đồng tình”.
Nêu ví dụ “Thủy điện Sơn La hoàn thành trước 3 năm, tiết kiệm được bao nhiêu tiền ngân sách nhà nước (NSNN)”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì cho rằng lãng phí phải tính cả về mặt thời gian, hay thu lại những khoản chi thuộc về NSNN “nếu anh lãng phí thì tôi xử lý”. Ngay cả việc huy động công sức, tiền công của dân và các hoạt động xã hội gây lãng phí cũng phải xử lý.
Có mặt trong phiên họp, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN Nguyễn Văn Pha bình luận: “Luật này nó khẩu hiệu quá, nhiều lúc như trò đùa, chẳng xử lý được ai”. Ông đề nghị “khoanh vào lĩnh vực tài chính, tài sản công, huy động sức dân trong đóng góp ủng hộ người nghèo, lễ hội...và “không nên mở quá, bởi càng mở càng không xử lý được ai”. Nêu ra một chữ “cấm”, ông Pha đề nghị phải có quy phạm “cấm những trường hợp xa hoa quá đáng: Chúng ta là nước xã hội chủ nghĩa, không thể chấp nhận như vậy để dân nhìn vào”.
Phó Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Doãn Khánh cũng nhìn nhận “Lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều các vụ án tham nhũng, lãng phí trong nguồn lực XH chiếm tỉ trọng không nhỏ. Ngoài việc gây ra những tổn hại về kinh tế, nó còn tác động xấu về đạo đức, tạo ra những xung đột trong xã hội, tạo ra sự phản cảm về mặt đạo đức, văn hóa”.
Nhắc đến “lợi ích nhóm”, Phó ban Nội chính TƯ nói “không loại trừ có thể có tác động của lợi ích nhóm trong việc ban hành cơ chế chính sách”, trong khi “phần lớn việc ra chính sách là vai trò tập thể, nên việc xác định trách nhiệm để áp chế tài xử lý là rất khó khăn”. Nêu ví dụ thời gian qua, nhiều bộ, ngành giúp Chính phủ quản lý trực tiếp các tập đoàn, tổng công ty liên quan tới sử dụng NSNN trong đầu tư, nhưng khi đổ vỡ thì không ai phải chịu trách nhiệm, ông Khánh đề nghị “Phải đưa trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, quyết định ban hành chủ trương vào luật để xác định cá thể hóa trách nhiệm” và “quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong trường hợp xảy ra lãng phí, thất thoát”.
Dư luận cũng như các báo cáo về chống tham nhũng, lãng phí đều đề cập tới thực tế các cơ quan chức năng từ trước tới nay phát hiện ra rất ít, hoặc không thể phát hiện ra tham nhũng, lãng phí mà chỉ dựa vào báo chí, dựa vào thông tin tố cáo. Kể cả khi thanh tra, kiểm toán phát hiện thì cũng không xử lý được. Lãng phí còn hơn cả tham nhũng. Vậy có đúng tình hình như thế không? Đã đến mức như thế rồi thì phải khắc phục ra sao? - ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. |
LD
XEM THÊM :
- Vụ án nhà cầm quyền cướp đất của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn: Giấy triệu tập phiên tòa phúc thẩm tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng vào ngày 29-7-2013 và 1-8-2013 . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/vu-cuop-at-gia-inh-oan-van-vuon-giay.html
- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html
- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html
- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html
- Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html
- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html
- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html
- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html
- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html
- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html
....................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét