Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Kêu trong nước không ai nghe . Gia đình các tù nhân lương tâm VN kêu gọi ra cộng đồng quốc tế , gửi thư cho TT Hoa Kỳ ------ Thư của 19 tổ chức nhân quyền kêu gọi TT Obama nêu vụ luật sư Lê Quốc Quân -------- Các tổ chức nhân quyền cũng kêu gọi ngưng thảo luận TPP - Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương với VN cho đến khi nào VN chứng tỏ được sự tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực về lao động, môi trường và nhân quyền.



Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng thảo luận TPP với VN

000_Was7752804-305.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (T) tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC trưa 24/7/2013.


AFP PHOTO

Chiều thứ Tư 24 vừa qua, một ngày trước khi tổng thống Mỹ gặp chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, một tập hợp các tổ chức lao động và nhân quyền của Mỹ tại thủ đô Washington lên tiếng báo kêu gọi hành pháp Hoa Kỳ ngưng lại vòng thảo luận TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương cho đến khi nào Việt Nam chứng tỏ được sự tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực về lao động, môi trường và nhân quyền.

Không xứng với qui chế TPP

Mục đích của buổi họp báo xế chiều thứ Tư, qui tụ ba tổ chức ở Hoa Kỳ là Công Đoàn Huynh Đệ Quốc Tế International Brotherhood Of Teamster, Hiệp Hội Quyền Công Nhân Worker Rights Consortium và Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, thảo luận về bản phúc trình có tên Made In Vietnam do Hiệp Hội Quyền Công Nhân soạn thảo, qua đó trình bày chi tiết về sự lạm dụng quyền lao động và quyền con người trong lãnh vực sản xuất ở Việt Nam.

Tổng thư ký Công Đoàn Huynh Đệ Quốc Tế, ông James P. Hoffa, mang bối cảnh lao động kém tiêu chuẩn ở Việt Nam ra so sánh với Bangladesh, bị thế giới lên án liên quan đến vụ một cơ xưởng lao động cũ kỹ bất thần đỗ sập khiến cả mấy trăm công nhân chết thảm:

“Tại Việt Nam cưỡng bách lao động, bắt trẻ nhỏ đi làm việc, kỳ thị giới tính trong công việc, tiền lương không xứng đáng, không có chính sách bảo hộ lao động… là những sự vi phạm quyền lao động cực kỳ nghiêm trọng.”


Việt Nam không xứng đáng nhận lãnh qui chế TPP vì những vi phạm trong lãnh vực lao động. Tổng thống Obama và quốc hội Hoa Kỳ cần áp lực Việt nam.
-Ông James Hoffa

Để gia nhập Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, ông James Hoffa nói, Việt Nam phải chứng tỏ thiện chí bằng cách cho người dân quyền tự do hội họp, tự do phát biểu và tự do thành lập công đoàn độc lập, là những tiêu chuẩn mà các quốc gia trong TPP phải theo đuổi và tuân thủ.

“Thế nhưng Việt Nam không xứng đáng nhận lãnh qui chế TPP vì những vi phạm trong lãnh vực lao động. Tổng thống Obama và quốc hội Hoa Kỳ cần áp lực Việt nam cho tới khi nào họ chứng tỏ được trách nhiệm tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế về lao động đối với nhân dân của họ.”

Tiếp lời tổng giám đốc Công Đoàn Huynh Đệ Quốc Tế James Hoffa, đến lượt ông Scott Nova, giám đốc điều hành Hiệp Hội Quyền Công Nhân, cũng là tổ chức đã hoàn tất bản báo cáo Made In Việt Nam với những chi tiết cụ thể về tình trạng lao động tồi tệ nhiều mặt tại Việt Nam mà chính phủ xứ này không thể giải quyết.

Khẳng định rằng những hình thức lạm dụng lao động và vi phạm quyền lợi công nhân lao động ở Việt Nam không phải là những điều khó thấy, trong lúc những người dám lên tiếng đòi hỏi hoặc bảo vệ nhân quyền cho công nhân thì lại bị bắt và bị giam giữ, ông Scott Nova khẳng định Hoa Kỳ nên ngưng lại vòng thảo luận để Việt Nam được tham gia TPP

Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương:



20130724_155242_250.jpg
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC. RFA PHOTO.


“Vì nếu đồng ý cho Việt Nam tham gia TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương thì chẳng khác nào bật đèn xanh cho chính phủ xứ này là cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền và quyền lao động như họ đã vi phạm từ trước tới giờ.”

Ông John Sifton, giám đốc đặc trách Châu Á trong Human Rights Watch:

“Tôi muốn nhắc lại một số vấn đề mà chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ mang ra bàn bạc với phía Việt Nam trong mục đích muốn Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền trong đó có thành tích kém cỏi về tình trạng lao động.

Hồ sơ về tình trạng lao động của Việt Nam dễ khiến người ta bất bình vì sự tồi tệ của nó, thế nhưng nhìn tổng quát thì những vi phạm về mặt gọi là quyền con người đối với công dân Việt Nam còn đáng sợ hơn.”

Kể từ khi Nhà Trắng đón tiếp lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam đến Mỹ năm 2008, ông Jihn Sifton nói, đây là lần thứ nhì một cuộc gặp gỡ tương tự sắp diễn ra. Thế nhưng, vẫn theo lời ông, Việt Nam càng ngày càng chà đạp quyền con người, ngang nhiên bắt giữ mọi thành phần họ cho là có ý tưởng hay lời nói chống đối, viện dẫn những điều khoản mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự để buộc những người bất đồng chính kiến vào tội âm mưu lật đổ chính phủ, phá hoại tình đoàn kết và trật tự an ninh xã hội:

“Trong tinh thần cuộc gặp giữa tổng thống Obama và ông chủ tịch Sang vào ngày mai ở Nhà Trắng tôi nghĩ đương nhiên ông Obama biết tất cả những điều chúng tôi vừa trình bày, câu hỏi tôi muốn nêu ra là liệu tổng thống sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền với ông Sang trong mức độ nào như hành pháp Mỹ từng cam kết và từng hứa hẹn, cũng như Đại Sứ Quan Mỹ tại Việt nam từng hứa hẹn, là luôn cố gắng giúp đỡ Việt Nam cải thiện và thăng tiến nhân quyền như một điều kiện ưu tiên trước khi tính đến những chuyện khác.”

Đó là nội dung buổi họp báo của các tổ chức quan tâm về quyền lao động đang bị vi phạm nghiêm trọng ở Việt Nam.

Cũng trong chiều thứ Tư, song song với buổi họp báo của ba tổ chức lao động và nhân quyền nói trên, một cuộc họp báo khác do các dân biểu chuyên quan tâm đến Việt Nam như ông Chris Smith, bà Ross Lehtinen cũng đã diễn ra tại quốc hội, kếu gọi tổng thống Obama yêu cầu chủ tịch nước Trương Tấn Sang chú ý đến việc trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm như Blogger Điều cày, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà báo tự do Tạ Phong Tần, sinh viên Phương Uyên và nhiều tù nhân chính trị khác nữa.


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-07-24



______________


Gia đình các tù nhân lương tâm gửi thư cho TT Hoa Kỳ


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (16/07/2013)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (16/07/2013)
Courtesy state.gov

Nghe bài này

Gia đình của 35 tù nhân lương tâm tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 7 cùng ký tên vào một lá thư gửi đến tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân dịp ông chủ tịch Trương Tấn Sang được mời sang nói chuyện tại Nhà Trắng.

Lý do vì sao lại có bức thư như thế?

Kêu trong nước không ai nghe

Đại diện gia đình của 35 người đang bị giam tù về những hoạt động vì tự do- dân chủ, nhân quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trước họa xâm lăng từ phương bắc đồng ký tên vào lá thư gửi đến cho ông tổng thống Barack Obama.

Những người ký tên cho rằng người thân của họ là nạn nhân của sự đàn áp của chính quyền Hà Nội vì những hoạt động vừa nêu. Theo họ thân nhân của họ bị tù oan, và họ đã từng lên tiếng kêu cứu đến khắp các cơ quan chức năng trong nước mà không hề được lắng nghe, giải quyết. Do vậy, việc chủ tịch nước Việt Nam gặp tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, một đất nước từng công khai cổ xúy cho tự do- dân chủ- nhân quyền là cơ hội hiếm có để nói lên những vấn đề mà ngay tại Việt Nam không được các cấp thẩm quyền lắng nghe.


Tự do, nhân quyền của người dân chưa được tôn trọng buộc người dân phải kêu lên. Người ta kêu trong nước mà không được chấp nhận phải chạy đến nơi khác để có tiếng nói có thể có sự ràng buộc nào đó, để nhân quyền được quan tâm nhiều hơn
Anh Hồ Văn Lực

Anh Hồ Văn Lực, em trai của tù nhân Hồ Đức Hòa, người bị tuyên án 13 năm tù chỉ vì có những hoạt động xã hội ngay tại quê nhà như lên tiếng bảo vệ sự sống trước tệ nạn phá thai tràn lan ở Việt Nam như hiện nay, nói về lý do phải tiếp tục lên tiếng với tổng thống Mỹ kỳ này:

Tự do, nhân quyền của người dân chưa được tôn trọng buộc người dân phải kêu lên. Người ta kêu trong nước mà không được chấp nhận phải chạy đến nơi khác để có tiếng nói có thể có sự ràng buộc nào đó, để nhân quyền được quan tâm nhiều hơn.

Giá trị tự do của Hoa Kỳ

Bà Nguyễn thị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị kêu án 6 năm tù vì hoạt động rải truyền đơn lên án tình trạng tham nhũng của chính quyền và Đảng Cộng sản Việt nam, cũng như chống sự bành trướng của Trung Quốc đối với Việt Nam, cho biết bản án đối với con bà là bất công và đối với một quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ thì đó là điều không thể chấp nhận được.


Bản án đối với Nguyễn Phương Uyên, con gái của tôi, quá oan ức và quá nặng nề đối với một đứa trẻ nói lên tiếng nói của tấm lòng yêu quê hương đất nước, cũng như nói lên sự thật bất công ở Việt Nam
Bà Nguyễn thị Nhung

Bản án đối với Nguyễn Phương Uyên, con gái của tôi, quá oan ức và quá nặng nề đối với một đứa trẻ nói lên tiếng nói của tấm lòng yêu quê hương đất nước, cũng như nói lên sự thật bất công ở Việt Nam; như là ở Việt Nam hiện nay không có tiếng nói phản biện của người dân đối với những nhà lãnh đạo, nhà cầm quyền. Uyên nói lên sự thật nên đã lãnh một bản án rất phi nhân.

Tôi nghĩ đây là dịp để gia đình kêu cứu đến ngài tổng thống Hoa Kỳ với một suy nghĩ rất đơn giản ( không biết nghĩ như thế có đúng không): tổng thống Hoa Kỳ là người có tiếng nói ‘quyền uy’ trên thế giới, cũng như Hoa Kỳ là nước có nền tự do dân chủ khá độc đáo. Người dân ở Việt Nam, tất cả những con người không có tự do dân chủ, không được có tiếng nói tự do luôn luôn khao khát, ước muốn đất nước mình có điều tự do đó.

Anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân, người đang bị giam giữ mà chưa được xét xử về tội danh trốn thuế nhưng thực chất vì chính quyền rất khó chịu về những hoạt động cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền của vị luật sư này, nói về những giá trị dân chủ- nhân quyền tại Hoa Kỳ:

Tôi thấy từng đời tổng thống, từng chính phủ một ở Mỹ có khác nhau; nhưng trong xuyên suốt nước Mỹ được vận hành trên một cơ chế rất dân chủ và họ đặt nền tảng quyền con người lên hàng đầu từ hiến pháp cho đến mọi thứ. Qua nhiều đời tổng thống cho dù làm được hay không được bao giờ họ cũng đề cao quyền con người trên hết.

Cơ sở hy vọng

Anh Lê Quốc Quyết nói đến sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với những trường hợp cụ thể tại Việt Nam:


Nhân quyền là phổ quát chứ không thể có chuẩn mực riêng biệt cho một đất nước nào

Trên thực tế Hoa Kỳ, đặc biệt ngành ngoại giao Hoa Kỳ đã nhiều lần tiếp xúc gia đình tôi, cũng đã có những động viên, can thiệp trực tiếp đến chính phủ Việt Nam về trường hợp gia đình tôi. Trước hết tôi ghi nhận điều đó, còn có hiệu quả hay không và việc làm của họ thế nào khi họ vẫn mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua, chuyện đó còn phải xét sau.

Nhưng trước tiên tôi rất vui và cảm kích về việc một nước lớn quá nhiều vấn đề trên toàn cầu, quá nhiều mối lo mà họ vẫn quan tâm đến một ông Quân bé nhỏ, hoặc một Phương Uyên bé nhỏ ở Việt Nam. Những con người đó có thể trước mắt chưa có lợi gì cho nước Mỹ, họ có thể không phải chịu trách nhiệm về những con người nhỏ bé đó; nhưng vì xuyên suốt những giá trị dân chủ của toàn cầu nên họ vẫn quan tâm, hỏi thăm; tôi thấy đó là một nguồn động viên lớn rồi.

Ngay trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần này, ông chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam cũng nhắc lại trong trả lời báo chí rằng mỗi nước đều có những hoàn cảnh riêng về tình hình dân chủ, nhân quyền.Đó là lập luận mà lâu nay những vị lãnh đạo tại Việt Nam đều nêu ra khi bị chất vấn đề tình hình nhân quyền trong nước.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lập luận rằng, nhân quyền là phổ quát chứ không thể có chuẩn mực riêng biệt cho một đất nước nào.

Anh Lê Quốc Quyết bày tỏ hy vọng:

Mặc dù nhiều người cho rằng việc mời ông Sang không xứng đáng vì như thế không khác gì Hoa Kỳ thân với một đất nước độc tài. Bản thân gia đình tôi vẫn có hy vọng về một sự thay đổi khi họ muốn gần một quốc gia văn minh, họ cũng cần có những cải thiện về nhân quyền, dân chủ trong chính quốc gia họ. Việc ông Sang đi Mỹ, gia đình tôi mong muốn nhân cơ hội này có những cuộc gặp gỡ đề cập đến vấn đề gia đình tôi thì sẽ tốt hơn.

Có ảnh hưởng ngay hay không thì chưa biết; nhưng việc đề cập đến cải thiện nhân quyền khi họ ngồi với nhau về mặt con người với con người thì sẽ có ghi nhận; còn về mặt quốc gia chưa biết sẽ như thế nào!

Trong số 35 gia đình của những tù nhân chính trị đang bị giam cầm tại Việt Nam/ ký tên vào thư gửi cho tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lần này có gia đình của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người hiện đang tuyệt thực trong tù qua ngày thứ 32 tính đến ngày 24 tháng 7, nhằm phản đối những hành xử không tôn trọng luật pháp của cán bộ trại giam nơi đang giam giữ ông.

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-24



__________________


VU ÁN LUẬT SƯ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN - LÊ QUỐC QUÂN, MỘT NO-U HÀ NỘI BỊ NHÀ CẦM QUYỀN CSVN VU KHỐNG, BẮT GIỮ TRÁI PHÁP LUẬT .     http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/12/nhung-bai-lien-quan-ve-viec-csvn-vu.html  


Thư kêu gọi Obama nêu vụ Lê Quốc Quân

Cập nhật: 09:20 GMT - thứ tư, 24 tháng 7, 2013

Lê Quốc Quân
Các tổ chức nhân quyền quan tâm trường hợp ông Lê Quốc Quân

19 tổ chức nhân quyền vừa cùng ký vào lá thư kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama nêu trường hợp luật sư Lê Quốc Quân khi gặp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.

Phiên xử luật sư Quân vì tội Trốn thuế đáng lẽ diễn ra hôm 9/7, nhưng Việt Nam hoãn lại với lý do chủ tọa phiên tòa bị ốm.Lá thư gửi ông Obama nói việc bắt và tạm giam ông Quân “vi phạm các ràng buộc của Việt Nam trước luật quốc tế”.

“Chúng tôi hy vọng ngài sẽ lấy cơ hội từ chuyến thăm của Chủ tịch Sang để yêu cầu thả ngay ông Quân,” lá thư viết.

Tổng thống Mỹ Obama đã đặt ưu tiên cho Đông Nam Á, và ông Sang sẽ là lãnh đạo thứ tư trong vùng thăm Nhà Trắng năm nay.

Danny Russell, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phụ trách Đông Á, gọi chuyến thăm của ông Sang là “cột mốc lịch sử”.

Nhưng chính phủ Mỹ cũng đối diện sức ép từ giới nghị sĩ và tổ chức nhân quyền đòi ông Obama nêu bật góc độ nhân quyền trong quan hệ.

Trong một lá thư gửi ông Obama, thân nhân của 35 người Việt Nam đang bị tù giam kêu gọi Mỹ “yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhà nước Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, trước khi Mỹ đặt bút ký quan hệ đối tác với Việt Nam”.

Lá thư này nói họ “mong mỏi Tổng thống sẽ là vị nguyên thủ đến viếng thăm một Việt Nam trong điều kiện có sự chuyển hướng sâu sắc về nhân quyền, dân chủ và những thân nhân của chúng tôi được đón tiếp Ngài trong khung cảnh dân chủ và tự do này”.

Trong những người ký tên có gia đình luật sư Lê Quốc Quân, blogger Nguyễn Văn Hải và tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Tháng trước, khi điều trần trước Quốc hội, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói Việt Nam đang giam giữ hơn 120 tù nhân chính trị.
BBC 




XEM THÊM :



- Vụ án nhà cầm quyền cướp đất của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn: Giấy triệu tập phiên tòa phúc thẩm tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng vào ngày 29-7-2013 và 1-8-2013 . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/vu-cuop-at-gia-inh-oan-van-vuon-giay.html


- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html


- Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam : Xóa bỏ điều luật 258 . VN phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc . ------ Bản tiếng Anh (English Version) : STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS : ABOLISH ARTICLE 258 . VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHTS COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT . _____________ Bloggers Việt Nam đưa ra bản Tuyên bố chung, kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải sửa đổi pháp luật, liên quan đến vấn đề tự do tư tưởng và tự do phát biểu . ------- Vietnamese bloggers released a Statement, calling on the Vietnamese Communist Government to make changes to its laws, regarding freedom of opinion and expression . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/tuyen-bo-cua-mang-luoi-blogger-viet-nam.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html



- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét