;))) Cảnh sát biển Việt Nam chửi trung cộng
..."Chúng mày hết quấy nhiễu trên bờ rồi lại xuống biển, đ*t mẹ tsb chúng mày
Đề nghị TQ cút ngay khỏi lãnh thổ Việt Nam, ko chúng tao bắn chết !!
Đ*t mẹ nó làm đủ trò, thằng này âm mưu đểu lắm, đ*t mẹ nó hết nịnh campuchia
...Cút mẹ mày về đê "... ;)))
Nhân vật quân sự TQ lãnh đạo Tam Sa
Cập nhật: 13:39 GMT - thứ hai, 23 tháng 7, 2012
Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tam Sa xuất thân từ quân đội
Tân Hoa Xã đưa tin cuộc họp đầu tiên của 'hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa' đã kết thúc hôm thứ Hai 23/7 với việc bầu ông Bố Tráng làm Chủ tịch, ông Tiêu Kiệt làm Thị trưởng thành phố.
45 thành viên Hội đồng Nhân dân, vừa được bầu lên một hôm trước đó, đã bỏ phiếu ủng hộ ông Bố, một nhân vật hoạt động lâu năm trong quân đội, làm người đứng đầu cơ quan lập pháp của thành phố cũng mới được thành lập.
Việc đưa người có kinh nghiệm quân sự lên đứng đầu thành phố tỏ ra là nhất quán với quyết định lập bộ chỉ huy và đặt quân đồn trú tại Tam Sa của chính phủ Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, ông Bố Tráng sinh tháng 1/1956, hiện đang giữ chức Phó Giám đốc cơ quan Phòng không của tỉnh Hải Nam.
Ông từng kinh qua các chức vụ: trưởng phòng quân bị Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Nam; Phó chỉ huy trưởng bộ binh quân dự bị tỉnh Hài Nam; Phó chỉ huy trưởng đoàn bộ binh số 132; Phó tham mưu trưởng Quân đoàn Hải Nam; Chỉ huy trưởng Binh đoàn Hải Khẩu và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam.
Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm các quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) hồi tháng Sáu.
Phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc vì cho rằng ‘thành phố Tam Sa’ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ đó tới nay, trong chỉ có một tháng, Trung Quốc đã cấp tập thực hiện nhiều động tác như bầu hội đồng nhân dân, thiết lập bộ chỉ huy quân sự... để khẳng định chủ quyền.
Tuyên truyền
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền cho hoạt động tuần tra của nước này tại Biển Đông, mà Việt Nam cho là 'vi phạm chủ quyền lãnh thổ' của mình.
Cư dân mạng Việt Nam đang chuyền nhau một đoạn phóng sự chiếu hôm 22/7 trên kênh CCTV-13, tức kênh thông tin đối nội bằng tiếng Trung của Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Đoàn phóng viên của CCTV đã được bố trí theo tàu hải giám số 83 để trực tiếp theo dõi đưa tin với mục đích tuyên truyền.
Điều đáng chú ý là cũng chuyến tuần tra của tàu hải giám 83 nói trên đã được phản ánh trong một phóng sự hồi đầu tháng trên kênh CCTV bằng tiếng Anh, với nội dung 'Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu Việt Nam', khiến Việt Nam phải lên tiếng bác bỏ.
Trong đoạn phóng sự mới bằng tiếng Trung, CCTV-13 mô tả chi tiết cuộc tuần tra vào lúc khoảng 10h sáng 27/6 tại khu vực Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa cũng như cuộc điện đàm giữa nhân viên hải giám Trung Quốc và phía Việt Nam.
Người phụ trách bộ đàm nói bằng tiếng Việt với phía Việt Nam và dịch lại bằng tiếng Trung cho đồng nghiệp của anh ta cũng như phóng viên có mặt trên tàu.
Có thể nghe thấy nhân viên hải giám Trung Quốc nói rõ bằng tiếng Việt: "Tàu Việt Nam, chúng tôi là tàu chấp pháp hải giám Trung Quốc 83... xin cung cấp tên gọi, số hiệu và vị trí của tàu [các] anh. Over".
Phía Việt Nam, được nói là tàu cảnh sát biển ở cách tàu Trung Quốc chừng 2,5 hải lý, trả lời gì đó không rõ. Tàu Trung Quốc nhắc lại: "Chúng tôi là tàu công vụ chính phủ Trung Quốc, chúng tôi rất tiếc về những ngôn ngữ thô lỗ và mất lịch sự của tàu anh. Tàu anh nên chú ý thân phận (?) và ngôn ngữ của mình".
Phía Việt Nam phản ứng bằng một số câu chửi về việc Trung Quốc 'quấy nhiễu hết trên bờ lẫn xuống biển' và một người tuyên bố: "Đề nghị Trung Quốc cút ngay khỏi lãnh thổ Việt Nam, không chúng tao bắn chết!".
Tàu 83 nằm trong đội tàu hải giám mà Trung Quốc đã điều từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa bắt đầu từ ngày 26/6.
Trước đó, ngày 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
bbc
----------------------------------
TQ chính thức đồn trú trên Biển Đông
Cập nhật: 04:02 GMT - thứ hai, 23 tháng 7, 2012
Trung Quốc liên tục có nhiều bước tiến trong việc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm Chủ nhật ngày 22/7 rằng Quân ủy trung ương, cơ quan đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chấp thuận chính thức thành lập lực lượng đồn trú trên vùng Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền.
Theo đó thì Quân ủy trung ương đã giao cho Quân khu Quảng Châu thuộc Giải phóng quân Trung Quốc ‘thành lập một bộ chỉ huy lực lượng đồn trú ở Tam Sa’.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết lực ‘lượng đồn trú Tam Sa’ sẽ chịu trách nhiệm ‘triển khai phòng vệ... bảo vệ thành phố (Tam Sa) và hỗ trợ các hoạt động cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp, giảm nhẹ thiên tai và thực hiện các sứ mạng quân sự’.
Bộ chỉ huy của lực lượng này sẽ đóng trên đảo Woody mà phía Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Bộ chỉ huy Tam Sa sẽ được ‘đặt dưới sự quản lý đồng thời của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam cũng như chính quyền thành phố Tam Sa’, Tân Hoa Xã cho biết.
Ngoài ra Tân Hoa Xã không nói gì thêm về số lượng quân trú đóng cũng như thời gian triển khai.
Trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đăng tải thông báo này.
Trung Quốc hiện có sự hiện diện quân sự đáng kể trên Biển Đông và động thái này căn bản là tiếp tục khẳng định đòi hỏi chủ quyền sau khi họ đã nâng cấp quy chế hành chính của vùng biển này và các quần đảo trong đó lên cấp thành phố mà họ gọi là Tam Sa hồi tháng trước.
Bầu cử lập pháp
Mặc dù dân cư thường trú ở ‘thành phố Tam Sa’ chỉ chưa tới vài ngàn, đa phần là ngư dân, bộ máy hành chính của thành phố mới thành lập này chịu trách nhiệm quản lý một vùng biển rộng lớn trên Biển Đông và vô số các đảo đá và đảo san hô không có người ở trong đó mà Trung Quốc đòi chủ quyền.
Trong một động thái khác, hôm Chủ nhật ngày 22/7, chính quyền Trung Quốc đã công bố danh sách 45 đại biểu vừa mới được bầu của cơ quan lập pháp ‘thành phố Tam Sa’.
Tân Hoa Xã dẫn một thông báo của Ban Tổ chức của Hội đồng nhân dân đầu tiên của ‘thành phố Tam Sa’ cho biết 45 đại biểu này đã được bầu ra bởi 1.100 người dân cư trú trên các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) hôm thứ Bảy ngày 21/7 trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), thủ phủ của ‘thành phố Tam Sa’.
Ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu cho biết cuộc bầu cử đã được tiến hành trong khuôn khổ của luật bầu cử, theo thông báo trên.
Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa sau trận chiến với hải quân Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974
Trước đó, phía Việt Nam đã phản đối các quyết định của Trung Quốc thành lập quy chế thành phố cho Tam Sa, kế hoạch đưa khách du lịch ra khu vực này vào cuối năm nay và kêu gọi đấu thầu dầu khí trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
bbc
----------------------------------
Thứ Hai, 23/07/2012, 07:29 (GMT+7)
Trung Quốc vũ trang hóa ngư dân
TT - Philippines tố cáo TQ đang tiếp tục quân sự hóa biển Đông qua việc vũ trang hóa cho ngư dân. Trong khi đó, Mỹ lo ngại TQ đang tìm cách kiểm soát các đảo và nguồn tài nguyên trên biển Đông với sức mạnh hải quân của họ.
Tàu chiến INS Sahyadri ở Mumbai ngày 21-7 - Ảnh: http://ibnlive.in.com |
Ngày 22-7, Niel Estrella, người phát ngôn lực lượng quân đội tây Philippines đặt tại Palawan, cảnh báo việc Trung Quốc dự định vũ trang cho ngư dân khi đánh bắt cá ở biển Đông sẽ chỉ gây thêm căng thẳng.
Ông cho rằng Trung Quốc “đang biểu thị rõ ràng thái độ kiêu ngạo và bắt nạt” qua việc ông Hạ Kiến Bân, chủ tịch Tập đoàn quốc doanh ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), vài ngày trước đã kêu gọi chính quyền không chỉ cấp vũ khí mà còn huấn luyện quân sự cho ngư dân để “gìn giữ vùng biển”, không cần phải triển khai tàu hải quân.
Thậm chí ông này còn cao ngạo cho rằng lực lượng của các nước đang “tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc” trên biển Đông, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ phải e dè khi đối mặt với ngư dân có vũ trang Trung Quốc.
“Người dân Philippines là những người yêu chuộng hòa bình, nhưng khi sinh ra đã là những chiến binh, đã chiến đấu và thắng nhiều trận lớn” - người phát ngôn này khẳng định.
Dân giàu để bảo vệ lợi ích quốc gia
Trong khi đó, Jose T. Almonte, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, cho rằng không ai có thể ngăn Trung Quốc ngừng đòi hỏi cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi ở biển Đông trừ chính Trung Quốc hay khi có tiếng nói hợp nhất của thế giới”.
Trên báo chí Philippines, ông viết nếu Philippines muốn vượt qua thách thức, muốn chủ quyền được tôn trọng thì trước hết phải tìm cách “làm cho nhân dân giàu mạnh để có thể có được những công cụ bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lòng tự hào và phẩm giá của dân tộc”. Ông nhận định Philippines giờ không có thời gian để phung phí mà cần phải đẩy nhanh và đẩy mạnh tiến trình này.
Trên trang web của Stratfor, hãng chuyên cung cấp các phân tích tình hình địa - chính trị quốc tế, vừa đăng tải bài viết về chiến lược hải quân của Trung Quốc. Bài viết nhận định mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là sử dụng sức mạnh hải quân ngày càng lớn hiện nay để kiểm soát các quần đảo ở biển Đông cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị trí chiến lược khi có thể. Khi quân đội yếu, Trung Quốc ủng hộ ý tưởng gác tranh chấp để cùng phát triển, nay quân đội đã mạnh hơn thì họ lớn tiếng đòi chủ quyền.
“Chiến lược biển của Trung Quốc sẽ được hình thành tùy thuộc vào những hệ lụy của đường chín đoạn, tình hình phát triển trong nước và các hệ thống quốc tế đang thay đổi” - bài phân tích này nhấn mạnh.
Lầu Năm Góc phải nghiên cứu chi tiết về quân đội Trung Quốc
Các nhà làm luật Mỹ vừa lên tiếng yêu cầu Lầu Năm Góc trong các báo cáo của mình cần phải nêu chi tiết hơn tình hình quân sự của Trung Quốc. Luật ủy quyền quốc phòng của thượng viện năm tài khóa 2013 quy định các báo cáo phải cung cấp thông tin cụ thể hơn nữa cùng những phân tích rõ ràng hơn liên quan tới khả năng của quân đội Trung Quốc. Trong đó, cần có cả khả năng của Trung Quốc trên thế giới ảo, ở không phận hay việc điều quân mở rộng ra khắp nơi trên thế giới hiện nay, các quan hệ đối ngoại, mua sắm vũ khí và hoạt động trên biển.
Mỹ đang tỏ ra lo ngại về khả năng nâng cấp vũ khí của quân đội Trung Quốc. Như gần đây nhất là việc Tập đoàn Máy bay Thành Đô sản xuất được mô hình máy bay tàng hình J-20, cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Các nhà làm luật Mỹ cũng yêu cầu Lầu Năm Góc phải có những phân tích về thay đổi nhân sự trong quân đội Trung Quốc. Các báo cáo từ trước tới nay bị chỉ trích là quá ít thông tin chi tiết và độ chính xác của nó bị nghi ngờ.
KHỔNG LOAN
Ấn Độ hạ thủy tàu chiến mới Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony vừa lên tiếng kêu gọi các nước tranh chấp trên biển Đông, nhất là Trung Quốc, cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. Tuyên bố tại lễ hạ thủy tàu chiến INS Sahyadri ở Mumbai ngày 21-7, ông nhấn mạnh tự do đi lại trên biển Đông là điều quan trọng cho kinh tế Ấn Độ và thế giới. Tàu chiến Ấn Độ thường xuyên đối đầu với tàu chiến Trung Quốc trên biển Đông. Do vậy, việc hiện đại hóa hải quân Ấn Độ được xem là ưu tiên quan trọng trong bối cảnh Ấn Độ cũng có nhiều lợi ích cần được bảo vệ trên biển Đông, như những cơ sở thăm dò và khai thác dầu khí của các công ty Ấn Độ. Tàu INS Sahyadri dài 142,5m, nặng 4.900 tấn, được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa chống máy bay, hai trực thăng chiến đấu, được lắp đặt ngư lôi có khả năng phát hiện, vô hiệu hóa tàu ngầm đối phương và tên lửa hành trình BrahMos chống tàu. Tàu có sức chứa hơn 250 người. Đây là chiếc thứ 3 của dự án đóng tàu chiến Project-17 của hải quân Ấn Độ. Hai tàu được đóng trước đó là INS Shivalik và INS Satpura trên Ấn Độ Dương, trong đó có nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden. H.N. |
tuoitre
----------------------------------
Chủ nhật, 22/7/2012, 15:11 GMT+7
Học giả Trung Quốc phân tích sự đuối lý của 'đường lưỡi bò'
----------------------------------
Chủ Nhật, 22/07/2012, 07:56 (GMT+7)
Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
----------------------------------
Bình Dương: Người TQ tạm trú bất hợp pháp gây mất trật tự an ninh tràn lan mà không có cơ quan nào quản lý ? ( Phố “lạ” ở Bình Dương.)
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/binh-duong-nguoi-tq-tam-tru-bat-hop.html
----------------------------------
TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
- TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC 22/7/2012. 打倒中共侵掠 !!! Đả Đảo Trung cộng xâm lược !
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ang-cap-nhat-tuong-thuat-bieu-tinh-yeu.html
- Đảng và Nhà Nước lo nên TQ tiếp tục lập bộ chỉ huy quân đồn trú ở “thành phố Tam Sa” http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ang-va-nha-nuoc-lo-nen-tq-tiep-tuc-lap.html
- LỜI KÊU GỌI TỔNG BIỂU TÌNH TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 22/7/2012 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/loi-keu-goi-tong-bieu-tinh-tren-toan.html
- Trung Quốc ngang nhiên treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” / Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/trung-quoc-ngang-nhien-treo-bien-tru-so.html
- Tổng hợp một loạt hình ảnh đoàn tàu cá Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt cá trái phép ở Trường Sa của Việt Nam. / Nhà báo Trung Quốc đòi xóa bỏ 'thành phố Tam Sa' / Tứ bề thọ địch : Ngư dân VN bị tàu nước ngoài tấn công http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tong-hop-mot-loat-hinh-anh-oan-tau-ca.html
- TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa / Đoàn tàu cá TQ chuyển địa điểm / Nga bắt tiếp tàu thứ hai, Trung Quốc nóng mặt http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/trung-quoc-hom-qua-thanh-lap-uy-ban-to.html
- Tàu ngầm TQ sẽ thám sát đáy Biển Đông / Nga nổ súng bắt giữ ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tau-ngam-tq-se-tham-sat-ay-bien-ong-nga.html
- Chính thức công bố Luật Biển Việt Nam http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/chinh-thuc-cong-bo-luat-bien-viet-nam.html
- TQ xây trại giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài. / Cùng lúc đó, đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa, bất chấp phản đối của Việt Nam. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tq-xay-trai-giam-trai-phep-tai-hoang-sa.html
- Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa , tiến sâu vào biển miền Trung với cường độ ngày càng nhiều và nắm nhiều thông tin cá nhân của các ngư dân Việt Nam !? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/trung-cong-lai-lien-tiep-gay-han-vi.html
- TQ sẽ thiết lập một bộ máy lập pháp cho ‘thành phố Tam Sa’ (Hoàng Sa-Trường Sa của VN) / Luật Hồng Đức: "BÁN RUỘNG ĐẤT ...CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ BỊ TỘI CHÉM" / “Vịnh Bắc Bộ”! Tên gọi này giờ đây chỉ còn là kỷ niệm của sách sử Việt Nam!
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tq-se-thiet-lap-mot-bo-may-lap-phap-cho.html
- Báo tàu khựa : "Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại", “Các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác” http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ham-doa-nua-co-ay-dddd-bao-tau-khua-ha.html
- Quảng Ngãi: Trung Quốc bắt giữ 6 tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/lai-phai-at-cau-hoi-u-nhu-ky-bo-quoc.html
- Ít nhất 4 tàu của Trung Quốc đã rượt đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/it-nhat-4-tau-cua-trung-quoc-ruot-uoi.html
- TQ 'sẵn sàng tác chiến', đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và tuần tiễu Biển Ðông.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tq-san-sang-tac-chien-at-co-quan-quan.html
- Tàu cộng phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa (mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa) và sẽ cắm giàn khoan 981 trị giá 1 tỷ USD ở biển Đông.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tien-hanh-cuong-che-tam-sa-tau-cong-phu.html
- TQ lại cử tàu vào vùng biển của VN, trước đó còn ngang nhiên mời thầu quốc tế tại 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước ta.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tq-lai-cu-tau-vao-vung-bien-cua-vn.html
- Quốc hội Việt Nam khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/cuoi-cung-long-tu-trong-va-tinh-than.html
- Không thể có cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Ngày 21-6, trang mạng của Bộ Dân chính TQ thông báo việc Quốc vụ viện TQ phê chuẩn quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/khong-co-cai-goi-la-thanh-pho-tam-sa.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét