Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Hạm đội tàu chiến TQ gây hấn, diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam.




27 tàu chiến Trung Quốc gây hấn, diễn tập ở Trường Sa


(VTC News) - Trung Quốc lại leo thang gây hấn bằng việc cử hạm đội tàu chiến di chuyển qua vùng biển Nhật Bản ngang nhiên tới Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam diễn tập bắn đạn thật, báo giới Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc tiếp tục khiêu khích trên Biển Đông

Trang mạng quân sự Trung Quốc nói, việc nước này tập trận ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam mà theo luận điệu của Trung Quốc là 'một cách thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông'.

Các tàu bảo vệ hiện đại của hạm đội Đông Hải và tàu ngầm lớp Kilo đã có mặt ở Nam Thái Bình Dương.


  
Tàu chiến của hạm đội Đông Hải và Bắc Hải được nói là sẽ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông



Báo giới Trung Quốc hôm 20/7 đưa tin, hạm đội tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang gấp rút đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để chờ lệnh bắn đạn thật.

"Trước đó, nhiều tên lửa đã khai hỏa, một dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng chờ lệnh", một nguồn tin giấu tên của trang mạng Sina nói.

Nguồn tin không rõ danh tính của trang mạng StockStar cũng nói, tình báo hải quân Mỹ phát hiện 20 tàu chiến, chia làm 3 đội của Trung Quốc đang tập trung ở một số đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.

“Tình báo Mỹ” còn được dẫn lời cho rằng, việc Trung Quốc điều động tàu chiến sẽ làm “giảm nhiệt” những căng thẳng hiện có ở Biển Đông (?!).

*
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển trên biển (Ảnh cắt từ clip của CCTV)



Theo StockStar, hải quân Trung Quốc, cụ thể là hạm đội Đông Hải đã bất ngờ chuyển hướng sang Biển Đông, sau khi đã ‘diễu võ dương oai’ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái.

7 tàu chiến của hạm đội Bắc Hải cũng được nói là sẽ tham gia tập trận ở Biển Đông cùng hạm đội Đông Hải.
*
Lính hải quân Trung Quốc



"Hạm đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc sẽ huấn luyện ở vùng biển Quốc tế Tây Thái Bình Dương vào giữa hoặc cuối tháng 7 này", hãng tin BBC dẫn lời cơ quan thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Theo những nguồn tin trên, có khoảng 27 tàu chiến Trung Quốc được nói là sẽ tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa trong thời gian tới.

Trong diễn biến liên quan, Chỉ huy quân đội Nhật Bản hôm 9/7 nói, hải quân Trung Quốc ngày càng ngang ngược, nước này sẽ giám sát mọi diễn biến trên biển và đưa ra cảnh cáo cần thiết.

Giới phân tích phương Tây nhận định, hạm đội tàu chiến Trung Quốc có khả năng di chuyển qua vùng biển Nhật Bản để đến Biển Đông diễn tập bắn đạn thật.

Đây được xem như một động thái "thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc" với các nước láng giềng, trong khi nước này lâu nay nổi tiếng luôn đi gây hấn với các quốc gia có chung đường biên giới.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Trung Quốc lại điều 3 tàu hộ vệ đến khu vực tranh chấp ở gần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một ngày trước, đã có 8 tàu chiến Trung Quốc đến khu vực nói trên. Chỉ trong 2 ngày, có tới 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở đây, điều mà Nhật Bản nói là trước nay chưa từng có.


Hải quân Trung Quốc không những gây hấn ở Biển Đông mà còn khiến Nhật Bản lo ngạivì sự hiếu chiến



Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói, khu vực tàu chiến Trung Quốc qua lại không vi phạm Công ước quốc tế về luật biển (UNLCOS 1982).

Trong khi trích dẫn, hô hào việc Trung Quốc "nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế", báo chí nước này dường như quên mất việc Trung Quốc cư xử hiếu chiến ở Biển Đông, liên tục vi phạm UNLCOS 1982, cũng như Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC).

Trang mạng Stockstar của Trung Quốc hung hăng viết hết sức vô lý, sai lệch như sau: "Tình hình Nam Hải (Biển Đông) gần đây ngày càng không có lợi cho xu hướng phát triển của Trung Quốc, đặc biệt từ phía Việt Nam. Nước này (Việt Nam) không những có nhiều động thái chiếm lĩnh chủ quyền trên các đảo ở Nam Hải, mà còn có kế hoạch quân sự chống lại các toan tính của Trung Quốc."

Nguồn tin không rõ danh tính của StockStar cũng nói, tình báo hải quân Mỹ phát hiện 20 tàu chiến, chia làm 3 đội của Trung Quốc đang tập trung ở một số đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.

“Tình báo Mỹ” còn được dẫn lời cho rằng, việc Trung Quốc điều động tàu chiến sẽ làm “giảm nhiệt” những căng thẳng hiện có ở Biển Đông (?!).

Theo StockStar, hải quân Trung Quốc, cụ thể là hạm đội Đông Hải đã bất ngờ chuyển hướng sang Biển Đông, sau khi đã ‘diễu võ dương oai’ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái.


Một trong những tàu chiến của hải quân Trung Quốc



Bản tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV tỏ ra ngày càng hiếu chiến và không thể chấp nhận với những tuyên bố "không mưu cầu bá quyền" của lãnh đạo nước này.

Giọng điệu của đài này ngày càng kích động dân Trung Quốc với tuyên bố, nếu không giữ được “chủ quyền không thể tranh cãi” thì đây sẽ là cái tội mang tính lịch sử của nước này. “Tình hình phức tạp ở Nam Hải là ở chỗ, sau lưng một số nước nhỏ lại có những nước lớn “chống lưng”. Philippines, Indonesia, Malaysia đều có sự hậu thuẫn của Mỹ."

Họ còn vu khống trắng trợn Việt Nam với tuyên bố sau: "Riêng Việt Nam thì vừa kiếm tiền từ Trung Quốc, lại vừa liên tiếp chiếm nhiều đảo của chúng ta ở Nam Hải. Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với Nga qua việc tập trận hải quân”.

Lời lẽ bình luận hiếu chiến, bóp méo sự thực này sau đó cũng được nhiều trang mạng Trung Quốc trích dẫn, hô hào chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Văn Việt - Đỗ Hường

baomoi

---------------------



Thứ Tư, 25/07/2012, 08:14 (GMT+7)

TQ chuẩn bị tập trận bắn đạn thật trên biển Đông


TT - Lại thêm một hành động gây hấn mới của TQ sau hàng loạt hành động gây căng thẳng gần đây. TQ đã lộ rõ âm mưu quân sự hóa để độc chiếm biển Đông, bất chấp dư luận phản đối của khu vực và quốc tế.

Tàu chiến Trung Quốc được trang bị “đến tận răng” để chuẩn bị cho cuộc diễn tập tại biển Đông - Ảnh: CCTV



Ngày 24-7, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin quân đội Trung Quốc đang đợi lệnh để diễn tập bắn đạn thật với quy mô lớn nhất gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. CCTV tiết lộ hạm đội hải quân lớn của Trung Quốc tại khu vực biển Nhật Bản đang cấp tốc quay xuống quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho cuộc tập trận này. Trung Quốc, thông qua CCTV, trắng trợn tuyên bố cuộc tập trận là để “các nước láng giềng thấy được thực lực của Trung Quốc”.

Tình báo Mỹ tiết lộ hệ thống vệ tinh của Mỹ đã phát hiện 20 tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc đang tề tựu để bài binh bố trận tại khu vực quần đảo Trường Sa. Nguồn tin này khẳng định trong số này có tàu ngầm lớp Kilo của hạm đội Đông Hải và bảy tàu của hạm đội Bắc Hải.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã lên tiếng báo động có 11 tàu quân sự Trung Quốc thuộc hạm đội Đông Hải đi qua khu vực biển Nhật Bản tới Thái Bình Dương trong hai ngày 8 và 9-7.


Dồn lực lượng quân sự tới biển Đông

"Trung Quốc chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ"
Giáo sư RENATO C. DE CASTRO cảnh báo ý đồ khiêu khích của Trung Quốc



Cùng lúc, lúc 9g30 ngày 24-7, chính quyền tỉnh Hải Nam đã cắt băng ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa” và ngang nhiên mời gọi người dân nước mình đến “thăm thành phố”. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp qua CCTV.

Gần đây, Trung Quốc đã liên tục có những bước dấn tới để tìm cách gây hấn trên biển Đông vốn đã rất căng thẳng. Tháng trước, Trung Quốc đã cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và mới đây đã họp “hội đồng nhân dân”, lập đơn vị đồn trú tại thành phố này để “tiến hành các chiến dịch quân sự”. Trung Quốc cũng đã xua “hạm đội” tàu cá đến đánh bắt trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam...

Theo báo mạng Quân sự 51 của Trung Quốc, “thành phố Tam Sa” nằm trong chiến lược quân sự lâu dài của Trung Quốc. Bắc Kinh mới đây còn sắp xếp lại cấp chỉ huy lực lượng hải quân nhằm biến hạm đội Nam Hải trở thành lực lượng mũi nhọn của hải quân Trung Quốc. Báo này cho biết các quan chức quân đội Trung Quốc còn tuyên bố sẽ khoanh vùng các mỏ dầu trên biển Đông để tiếp tục mời thầu...

Báo Philippines Star cho biết Trung Quốc đang dự định xây dựng một đường băng trên bãi đá Xubi  thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã xây hai tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại quân đội, một hệ thống rađa và một ngọn hải đăng trên bãi đá này. Máy bay của hải quân Philippines cũng phát hiện tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình đang luẩn quẩn tại khu vực này.


Ý đồ thâm độc


Các diễn biến liên tiếp này cho thấy Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Renato C. De Castro thuộc Đại học De La Salle (Philippines) nhận định thời gian tới Việt Nam và Philippines sẽ liên tục phải đối mặt với các tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc. Và điều nguy hiểm là lẩn sau những con tàu bán quân sự này là các tàu quân sự của hải quân Trung Quốc. “Rất có thể sẽ có đụng độ xảy ra giữa các tàu Trung Quốc với lực lượng tuần duyên các nước ven biển Đông” - giáo sư De Castro cảnh báo.

Theo ông, việc Trung Quốc liên tục gây hấn trong những ngày qua không chỉ nhằm gây sức ép lên Việt Nam và Philippines mà gián tiếp là muốn thăm dò phản ứng của Mỹ khi Washington đang “tái cân bằng” lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương. Giáo sư De Castro cũng cảnh báo một nguy cơ nghiêm trọng là các tàu Trung Quốc sẽ quấy rối, gây khó dễ để tìm cách khiêu khích phía Việt Nam và Philippines phản ứng trước. Và khi đó, theo ông, “họ chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ”.

Tiến sĩ David Koh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cũng tin rằng Trung Quốc đang thật sự có ý đồ sử dụng vũ lực trên biển Đông. Trước nay Trung Quốc vẫn luôn nói rằng họ không hề theo đuổi chính sách bá quyền. Nhưng nếu đó là sự thật thì Bắc Kinh phải sẵn sàng thảo luận với ASEAN về COC, một cơ chế ngăn chặn các hành vi bá quyền trong khu vực chứ” - ông phân tích.

Trong khi đó, theo tiến sĩ Ian Storey thuộc Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng vũ lực như một giải pháp cuối cùng, bởi xung đột sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngoại giao của Bắc Kinh và khiến các nước khác trên thế giới can thiệp.

Báo Le Figaro (Pháp) nhận định: “Dựa trên sức mạnh ngày càng gia tăng của các hạm đội “dân sự”, trong đó có những con tàu được trang bị những loại vũ khí hạng nặng, Bắc Kinh đang không mệt mỏi thực hiện chủ quyền của mình bằng chính sách “chuyện đã rồi”. Năm 2010, biển Đông đã được nâng cấp thành “lợi ích sống còn” ngang hàng với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ nhượng bộ nào”.

SƠN HÀ - ĐÔNG PHƯƠNG
tuoitre

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét