Câu hỏi đặt ra : EVN cứ làm ăn thua lỗ là dân phải gánh nợ, lãnh đạo EVN làm ăn thua lỗ là dân cứ phải è cổ ra mà trả nợ !? Biết đến khi nào EVN hết lỗ để người dân không còn lo bị tăng giá điện?
Ảnh : Chụp màn hình
Nguồn : Vietnamnet.vn
(Admin G)
------------------
21/7/2012 06:36
Điện phải tăng giá để bù lỗ 26.000 tỷ cho EVN
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 4 năm từ nay đến 2015, lỗ chênh lệch tỷ giá được phân bổ vào giá điện bình quân là 6.600 tỷ đồng/năm. Mức tăng cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình hình kinh tế từng thời điểm.
Chiều 20/7, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN đã chủ trì cuộc họp báo về vấn đề giá điện.
Mỗi năm giá điện cần bù 6.600 tỷ đồng lỗ tỷ giá
Quyết định 24 cho phép khi 3 thông số đầu vào tăng thì giá điện mới tăng. Tuy nhiên, vừa qua, chỉ giá than tăng, còn lại, giá dầu giảm, tỷ giá ổn định, thủy điện dồi dào là nguồn giá rẻ. Hiệp hội năng lượng cho rằng đáng lẽ phải giảm giá điện thay vì tăng giá. Vậy phải chăng việc tăng giá điện từ 1/7 là chỉ nhằm bù lỗ cho EVN?
- Nhìn bề ngoài thì thấy nhiều yếu tố thuận lợi như nước về nhiều nên thủy điện có ưu thế, phụ tải tăng chậm, trời mát hơn nên nhu cầu tiêu thụ điện tăng thấp. Tuy nhiên, nếu cho rằng vì thế mà phải giảm giá điện, nhìn đơn lẻ như vậy thì sẽ không thể xử lý bài toán giá điện hiện nay.
Vì ngoài các yếu tố đó, chúng tôi có khoản treo chênh lệch tỷ giá 26.000 tỷ, rồi lỗ kinh doanh điện 11.000 tỷ đồng, đó là một gánh nặng, không xử lý thì sau này sẽ rất khó.
Ngành than cũng đang khó khăn trong khi 30-40% sản lượng điện là từ nhiệt điện than. Nếu không hỗ trợ ngành than thì rồi đến lúc không có than cho điện. Chính phủ cũng chỉ đạo đến năm 2013, giá than sẽ theo thị trường. Vừa rồi, chúng tôi đề nghị cho phép tăng giá than 10-11%, sẽ giúp tăng 400 tỷ đồng cho than. Doanh thu từ tăng 5% giá điện từ 1/7 dự kiến tăng thêm 3.700 tỷ, như vậy, chúng tôi còn lại 3.300 tỷ sẽ bù trừ vào chênh lệch tỷ giá.
Ông Đinh Quang Tri. (Ảnh: PH)
Nếu theo quy định, 3 tháng một lần EVN được tăng. Nếu chỉ tăng 5%, hai bộ Tài chính - Công Thương đồng ý thì được tăng. Từ đầu năm đến tháng 7, EVN không hề tăng giá điện, vì các Bộ yêu cầu EVN phải giữ giá do kinh tế khó khăn. Đến tháng 7, các bộ đồng ý thì chúng tôi mới tăng giá.
Tất cả các doanh nghiệp phải chịu thiệt hại vì chênh lệch tỷ giá, vì sao chỉ mình EVN được bù lỗ này vào giá điện?
- Lỗ chênh lệch tỷ giá là yếu tố rất khách quan. Trong khi các DNNN khác như PetroVietnam, Vinaconex, Lilama không thấy được bù chênh lệch tỷ giá thì EVN lại được bù, nghe có vẻ không công bằng. Biện luận này có lý.
Tuy nhiên, cái gốc ở đây là giá điện. Tất cả các giá của DNNN khác là giá thị trường. Ví dụ Petrovietnam nếu giá mua vào 100 USD, sẽ bán giá 100USD. EVN thì khác, không bán điện theo giá thị trường. Vì có lúc, Chính phủ bảo kinh tế khó khăn, không được tăng giá điện, chênh lệch tỷ giá phải để lại hết thì EVN phải chịu, không tăng giá. Nói cách khác, 26.000 tỷ đồng lỗ tỷ giá còn treo lại là do chính sách nên Chính phủ phải có cơ chế bù cho EVN.
Số dư vay của EVN hiện là 7,4 tỷ USD, rất lớn. Các khoản này đều do Chính phủ bảo lãnh cho EVN vay lại. Nếu không bù tỷ giá này thì Chính phủ lấy đâu ra tiền để trả cho nước ngoài.
Tại các nước, tất cả các DN điện đều phải bù chênh lệch tỷ giá vào giá điện và người tiêu dùng phải chịu.
Thủ tướng cho phép phân bổ các khoản lỗ còn treo lại từ năm 2011 trở về trước vào giá điện, đến năm 2013 giá điện theo thị trường. Vậy, xin ông cho biết kế hoạch cụ thể từ nay tới 2015, sẽ phân bổ ra các khoản lỗ ra sao vào giá điện?
- Chúng tôi đã nghiên cứu để trình các bộ ngành kế hoạch này. Năm 2010, lỗ kinh doanh điện là là 8.000 tỷ, năm 2011, chúng tôi tiếp tục lỗ kinh doanh điện 3.000 tỷ đồng. Riêng khoản chênh lệch tỷ giá của năm 2010 đã là 15.000 tỷ đồng và tính đến 31/12/2011, tổng số chênh lệch tỷ giá đã qua kiểm toán là 26.000 tỷ đồng.
Như vậy, trong 4 năm từ nay đến 2015, đối với chênh lệch tỷ giá, mỗi năm EVN phải phân bổ 6.600 tỷ đồng vào giá điện thì mới hết.
Năm 2012, chúng tôi hi vọng tỷ giá tương đối ổn định, cuối năm không tăng thì sẽ không làm phát sinh chênh lệch tỷ giá nữa. Việc phân bổ lỗ tỷ giá cụ thể ra sao, mức độ như thế nào, chúng tôi sẽ cân đối, căn cứ vào tình hình kinh tế trong nước, tài chính của EVN thì sẽ tính cụ thể tăng bao nhiêu là vừa phải.
Nếu bình quân cần tăng thêm 6.600 tỷ đồng vào giá điện trong 12 tháng thì tỷ lệ tăng chỉ là 5%. Như vừa rồi, tăng giá 5% trong 6 tháng, chúng tôi thu được thêm 3.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với riêng khoản lỗ kinh doanh điện trong hai năm 2010-2011 lên 11.000 tỷ đồng, chúng tôi sẽ không phân bổ vào giá điện. EVN sẽ tự điều tiết khoản này trong cân đối phần lợi nhuận doanh thu của mình khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng giá vẫn chưa đủ tiền đầu tư
Vậy, tăng giá điện có giải quyết được hết các vấn đề tài chính của EVN, vấn đề huy động nguồn vốn cần tới hơn 500.000 tỷ đồng trong 4 năm tới?
- Giải quyết vấn đề tài chính cho EVN không phải mỗi tăng giá điện, mà còn đồng bộ cả việc thu xếp vốn. Tỷ lệ nợ ngân hàng hiện nay của EVN đã trên 3 lần. Ở nhiều dự án điện, vốn đối ứng của EVN là không có. Nhưng không thể vì thế mà để xảy ra tình trạng đất nước thiếu điện. Chính phủ vẫn phải giao cho EVN lo đảm nhiệm nguồn cung ứng điện.
Hiện nay, nhiều dự án 100% vốn đều là đi vay cả như nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 3. Trong đó, 85% vay nước ngoài, 15% vay ngân hàng thương mại trong nước. Tất cả các khoản vay đều do Chính phủ bảo lãnh, chỉ đạo ngân hàng trong nước cho vay. Một mình EVN không thể đảm đương nổi.
Kiểm toán Nhà nước kết luận, năm 2010, EVN chưa hạch toán đầy đủ các chi phí liên quan sản xuất kinh doanh điện vào giá thành như chi phí cho thuê cột điện…Nếu tính đủ, giá thành điện có thể giảm 34 đồng/kWh, giảm sức ép tăng giá điện ? Ông lý giải điều này như thế nào?
- Theo chế độ kiểm toán hiện hành ở Việt Nam, đối với khoản thu được từ việc thuê cột điện, chúng tôi đang hạch toán vào các khoản kinh doanh khác.
EVN không thể trốn thuế hàng tỷ đồng vì khi ký hợp đồng cho thuê cột điện với Tập đoàn VNPT, EVN cũng phải xuất hóa đơn và hạch toán vào doanh thu. Cái lý của Kiểm toán Nhà nước có nêu là, cột điện được xây dựng ra là để phục vụ cho hệ thống truyền tải lưới điện nên khi cho thuê thì khoản thu cho thuê đó phải hạch toán vào kinh doanh điện. Nhưng theo quy định, doanh nghiệp có thể dùng hạ tầng cơ sở để gia tăng doanh thu. Chúng tôi vẫn hạch toán đầy đủ vào doanh thu khác và kết quả chung vẫn là đưa vào hạch toán trong sản xuất kinh doanh chung, không mất đi đâu cả.
Các khoản lãi tiền gửi cũng vậy. Trước đây, chế độ kế toán cho phép khoản lãi tiền gửi hàng tháng phát sinh được hạch toán ngay, thì có thể giảm giá thành chung. Nhưng theo cơ chế hiện nay là không làm thế, khoản lãi tiền gửi này hạch toán vào hoạt động tài chính và kết quả vẫn là hạch toán vào doanh thu chung. Bộ Tài chính hướng dẫn thế nào thì chúng tôi thực hiện theo như vậy.
KTNN không bảo chúng tôi làm sai, mà chỉ kiến nghị xem xét nghiên cứu thêm cách hạch toán giá thành điện. Kết luận chung của cơ quan này là EVN làm đúng chế độ kế toán, tài chính của Việt Nam hiện nay.
Phạm Huyền (thực hiện)
Ý kiến bạn đọc
(Đã xử lý 9 / 46 bình luận)
Độc quyền nhà vậy thôi
Cứ kiểu quản lý và kinh doanh này thì có thể rút ra vấn đề: ở đâu có doanh nghiệp nhà nước thì ở đó có độc quyền và cửa quyền; có lỗ nặng, thiệt hại cho nền kinh tế và nhân dân (ví dụ Vinasin, EVN...). Ngày xưa xóa được độc quyền ngành Viễn thông, dân sung sướng biết bao nhiêu, bây giờ sao khó quá. Hình như có lợi ích nhỏm đây hay sao thế nhỉ?
trân trọng Gửi lúc 21/07/2012 11:19
Cứ nói Lỗ là Tăng
Theo tôi nếu làm ăn kinh doanh mà lỗ thì hãy xem lại bộ phận quản lý của nghành điện, chứ đụng đến thì kêu lỗ. Lỗ do đâu, vì đâu?
tommydang Gửi lúc 21/07/2012 10:57
Điện phải tăng giá để bù lỗ 26.000 tỷ cho EVN
Kinh doanh thua lỗ thì bắt dân chịu, tất cả đều đổ lên đầu dân. Trong khi lương công nhân thì 3 cọc 3 đồng, chưa nói đến người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Tại sao không bao giời hỏi EVN thua lỗ nhưng lương của CB, CNV EVN là bao nhiêu 1 tháng? Làm ăn thua lỗ nhưng vẫn có thưởng hàng tháng, hàng quý cho nhân viên. Bó tay. Cac ong chi biet an tren dau dan, tren mo hoi, xuong mau cua dan. Dung la boc lot trang tron qua.
nguyen thuy dung Gửi lúc 21/07/2012 09:59
Đúng là độc quyền!
Quản lý, điều hành kém, đầu tư ngoài nghành nhiều, tỷ lệ điện năng thất thoát cao vào bậc nhất thế giới, thua lỗ triền miên rồi tăng giá điện, bắt người tiêu thụ điện phải trả các khoản kinh doanh thua lỗ cho EVN. Thật vô lý không thể tưởng tượng được!
Hoa Ngoc Ha Gửi lúc 21/07/2012 08:45
Đã khó khăn còn tăng giá
Kinh tế khó khăn, cuộc sống người dân ngày càng đi xuống nếu xăng tăng, giá điện tăng thì chắc chắn kinh tế và cuộc sống người dân sẽ rơi vào suy thoái, khủng hoảng.
Nguyễn Nhật Linh Gửi lúc 21/07/2012 08:34
Lỗ mà lương thưởng khủng
Lúc nào cũng kêu lỗ, nhưng lương và thưởng thì "chỉ vẻn vẹn 7 triệu/ tháng" hơn nữa đầu tư bất động sản, đủ thứ để rồi bây giờ kêu lỗ "khủng". Tôi mong Chính phủ phải có trách nhiệm kiểm tra vấn đề này một cách trong sạch và khách quan nhất.
Tô Văn Vũ Gửi lúc 21/07/2012 08:28
Dân khổ
Chẳng bao giờ có chuyện điện lỗ. Nghe hài vô cùng. Chỉ viện đủ mọi lý do mà thôi. Lãi hay lỗ ấy à. Chỉ có trong chính ngành điện mới biết rõ. Sổ sách bây giờ luồn luật giỏi lắm. Đúng là. Trăm đường thì đường nào cũng khổ người dân. Giờ đang khủng hoảng kinh tế, không biết các doanh nghiệp sản xuất có trụ được hay không?
Hoàng Mai Gửi lúc 21/07/2012 08:25
Nghịch lý
Lấy tiền của dân đề bù vào đồng lương đang khá cao của tập đoàn EVN và các sếp của những công ty lớn trực thuộc tập đoàn. Đây không thể gọi là nước chảy chỗ trũng mà là hút nước từ chỗ trũng đổ lên núi!
tran Gửi lúc 21/07/2012 08:10
Nợ - Nợ - Nợ
Cứ làm ăn thua lỗ lại đổ lên đầu dân. Cứ để tình trạng độc quyền, quyền tự định giá kéo dài thế này thì bao giò dân mới hết cái khổ gánh nợ cho công ty nhà nước đây!
duyton Gửi lúc 21/07/2012 07:52
vietnamnet
------------------------
Danh Tiên Sinh: Đêm nay bác không ngủ
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Thì ra Bác mất ngủ
Anh đội viên ủ rũ
Xăng tăng giá Bác ơi
Bác bảo Bác biết rồi
Hai ba nghìn một lít
Anh đội viên sụt sịt
Xe cháu xe tay ga…
Bác chạy toyota
Chú khổ sao bằng Bác
Hai bác cháu phờ phạc
Vì lạm phát dâng cao
Và họ cùng ước ao
Cầu cho lương "Lên giá"
-----------------------
20/7/2012 22:01
Tăng giá xăng thêm 400 đồng/lít
Đồng loạt tất cả các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đều gửi thông báo đăng ký tăng giá xăng dầu từ 400-450 đồng/lít. Song lần này, Bộ Tài chính đã đề nghị các doanh nghiệp tự quyết định như Nghị định 84 quy định.
Tối 20/7, bất ngờ Bộ Tài chính ra thông báo cho biết, đã ký công văn gửi các các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về việc điều chỉnh giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, trên cơ sở tính giá bình quân nhập khẩu xăng dầu trong 30 ngày qua, giá cơ sở so của cả 4 mặt hàng xăng dầu đều đã cao hơn so với giá bán lẻ, nghĩa là các DN xăng dầu đang có xu hướng lỗ. Cụ thể, giá cơ sở xăng A92 cao hơn giá bán lẻ 390 đồng/lít. Các mức chênh lệch này ở dầu diezen là 412 đồng/lít, đối với dầu hỏa là 348 đồng và đối với dầu madut là 71 đồng. Có thể coi đây là mức lỗ xăng dầu hiện hành.
Thông báo ngay sau đó của Petrolimex đã cho biết, tăng giá bán lẻ 300-400 đồng/ lít. Theo thông báo này, xăng không chì RON 95 có giá mới 21.500 đồng một lít, trong khi xăng 92 là 21.000 đồng, cùng tăng 400 đồng so với giá cũ. Diesel tăng 400 đồng lên 20.300 đồng (loại 0,05S) và 20.250 đồng (loại 0,25S) mỗi lít.
Dầu hỏa bán lẻ tại hệ thống Petrolimex có mức tăng thấp nhất, 300 đồng lên 20.150 đồng một lít. Trong khi đó, dầu madút giữ nguyên 17.650 đồng một lít.
Quyết định điều chỉnh có hiệu lực từ 22h ngày 20/7, áp dụng trên toàn hệ thống phân phối của tập đoàn đang dẫn đầu về thị phần xăng dầu này.
* |
Bộ Tài chính nêu rõ, việc các doanh nghiệp đăng ký giá để tự quy định giá bán trong biên độ cho phép theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên.
Trên cơ sở chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành theo tính toán của như trên, Bộ đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động rà soát lại phương án giá, cách tính giá đã đăng ký để quy định giá bán xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá cơ sở và phù hợp với các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP. Đồng thời, các DN phải tự chịu trách nhiệm về quyết định giá và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi điều chỉnh giá, các DN phải báo cáo Liên Bộ Tài chính - Công Thương tình hình thực hiện để Liên Bộ theo dõi, giám sát theo quy định.
Trao đổi với PV VietnamNet, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, sở dĩ có chỉ đạo này là bởi vừa qua, hầu hết các DN đã gửi thông báo đăng ký giá tới Cục đề nghị tăng giá bán lẻ. Mức tăng theo đề nghị của từng doanh nghiệp có khác nhau, trung bình là từ 400-450 đồng/lít.
Tuy nhiên, cách tính toán giá cơ sở, giá vốn giữa các DN này có khác nhau. Có doanh nghiệp tính trên cơ sở bình quân 10 ngày, có DN lại tính trên cơ sở bình quân 20 ngày. Trong khi đó, Nghị định 84 chưa có sửa đổi, yêu cầu phải dựa trên bình quân 30 ngày, ông Thỏa nói.
Cũng mới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều đã thống nhất giao quyền định giá cho doanh nghiệp xăng dầu theo đúng Nghị định 84. Nghĩa là, trong phạm vi giá cơ sở tăng 7% thì doanh nghiệp được tự quyết tăng giá tương ứng. Nếu đầu vào tăng trên 7% đến 12% thì DN tự tăng trong phạm vị 60% của mức chênh lệch đó, còn 40% bù từ Quỹ bình ổn. Nếu tăng trên 12% thì Nhà nước sẽ can thiệp bình ổn giá.
Như vậy, thống nhất với chủ trương đưa giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, ông Thỏa nhấn mạnh, lần này Bộ Tài chính không đưa ra một mức điều chỉnh chung và áp dụng cho tất cả các DN đầu mối. Thay vào đó, Bộ muốn để các DN tự quyết định việc tăng giá. Bộ chỉ đưa ra mức chênh lệch giá cơ sở chung để DN tham khảo, căn cứ vào đó, điều chỉnh giá xoay quanh mức này.
Điều này có nghĩa, sắp tới, mỗi DN xăng dầu sẽ có một mức giá khác nhau, có thể có DN tăng 400 đồng/lít, có DN tăng 420 đồng/lít, hoặc 450 đồng/lít, tùy tình hình kinh doanh của mình.
Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có liên tiếp 5 lần giảm và 2 lần tăng.
Bảng giá cơ sở tham khảo của Bộ Tài chính:
Mặt hàng | Giá bán hiện hành | Giá cơ sở | Chênh lệch giữa giá cơ sở với giá bán hiện hành |
(1) | (2) | (3)=(2)-(1) | |
1. Xăng RON 92 | 20.600 | 20.990 | + 390 |
2. Dầu điêzen 0,05 S | 19.900 | 20.312 | + 412 |
3. Dầu hoả | 19.850 | 20.198 | + 348 |
4. Dầu madút | 17.650 | 17.721 | + 71 |
Phạm Huyền
Ý kiến bạn đọc
(Đã xử lý 4 / 5 bình luận)
Nản ghê
Dù giá tiêu dùng giảm, hay giá tiêu dùng tăng việc tăng giá xăng giá điện vẫn xảy ra như thướng, cơ chế kinh tế thị trương là đây sao? VN có dầu mỏ, vậy mà người dân chưa được hưởng một chút gì ích lợi từ dầu mỏ.
thuy Gửi lúc 21/07/2012 10:18
Sốc vì tăng giá bất ngờ
Việc tăng giá như vậy là quá sốc đối với người dân cũng như doanh nghiệp đang chao đảo, mọi khó khăn lại chồng chất lên. Tại sao không giảm thuế nhập khẩu xuống mà lại đi tăng giá lán lẻ xăng dầu??? Đề nghị xem xét việc tăng giá ngày 20/7 là gây khó khăn thêm cho người dân cũng như doanh nghiệp đang khó khăn, gây hoang mang và quan ngại lớn lên người dân và doanh nghiệp.
Võ Tá Luân Gửi lúc 21/07/2012 08:53
Doanh nghiệp Việt Nam
Lỗ lãi doanh nghiệp chỉ mình doanh nghiệp biết. Giảm giá xăng như lọc nước cafe, tăng thì tăng vụt chóng mặt. VN ngày càng loạn giá, từ lãi ngân hàng, xăng dầu, điện, nước... ngày càng làm cho dân chóng mặt hoang mang. Đời sống kinh tế người dân ngày càng khốn khó.
Hà Văn Hung Gửi lúc 21/07/2012 08:09
Chỉ khổ dân mà thôi!
Muốn tăng giá thì các vị nói thế nào trả được, tóm lại là muốn tăng thì ngay lập tức được tăng. Còn khi đáng giảm giá thì các vị lần chần không chịu giảm. Tóm lại là chỉ khổ dân mà thôi!
Việt Gửi lúc 21/07/2012 07:56
vietnamnet
------------------------------------------
XEM THÊM
Chủ nhật, ngày 22 tháng bảy năm 2012 (đang cập nhật) TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC 22/7/2012. 打倒中共侵掠 !!! Đả Đảo Trung cộng xâm lược !
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ang-cap-nhat-tuong-thuat-bieu-tinh-yeu.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét