Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Thêm nhiều tư liệu, bản đồ cổ xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc. ( 8 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa / THÊM MỘT SỐ BẢN ĐỒ XÁC NHẬN HOÀNG SA - TRƯỜNG SA KHÔNG THUỘC TRUNG QUỐC )


Chủ nhật, 29/7/2012, 10:23 GMT+7

8 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa


Trong bản đồ cổ do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước, cực nam nước này là đảo Hải Nam. Trong khi, các bản đồ hàng hải châu Âu đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

*
Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách "Quản Như Đồ của La Hồng Tiên" quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.


*
Trong "Đại Minh thống nhất chí" năm 1461, quyển đầu cũng vẽ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

*
Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong "Hoàng Minh chức phương địa đồ" của Trần Tổ Thụ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

*
Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo "Nội phủ địa đồ" gồm 26 mảnh mang tên "Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ" không có Hoàng Sa và Trường Sa.

*
Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở Quảng Đông.

*
Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.


*
Bản đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến các đảo gần đất liền (trích từ bản đồ Southeast Asia - National Geographic Society - Washington, 1968).

*
Ngoài ra, bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ XV - XVI thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

*
Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đầu năm 2012, huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng phát hành cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa. Cuốn kỷ yếu dày hơn 200 trang gồm các phần "Hoàng Sa là của Việt Nam", "Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa", "Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử", "Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa".

Đặc biệt, kỷ yếu có các tư liệu lịch sử, bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và phần cảm nhận về Hoàng Sa của 24 nhân chứng từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX.

Nguyễn Đông
vnexpress



-----------------------------------


Thứ bảy, ngày 28 tháng bảy năm 2012

THÊM TƯ LIỆU XÁC NHẬN HOÀNG SA - TRƯỜNG SA KHÔNG THUỘC TRUNG QUỐC


THÊM MỘT SỐ BẢN ĐỒ XÁC NHẬN HOÀNG SA - TRƯỜNG SA KHÔNG THUỘC TRUNG QUỐC

Chử Đình Phúc*


Như chúng ta đã biết, ngày 25/7/2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiếp nhận tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng. Bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là thừa nhận các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Để góp phần củng cố thêm cho luận điểm này, chúng tôi xin giới thiệu hình ảnh một số bản đồ Trung Quốc do người Trung Hoa và Nhật Bản vẽ và ấn hành từ năm 1850 đến năm 1939, trong đó chưa từng xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Một số bản đồ chúng tôi đã xác định được đầy đủ các thông tin về tác giả, nhà xuất bản, nơi xuất bản..., số còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm.

Bản đồ có tên “Nhị kinh thập bát tỉnh tổng đồ” (二 京 十八省 總圖) trong sách "Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ" (清二京十八省疆域全圖) in năm 1850.

“Quảng Đông toàn đồ” (廣東全圖)- Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là đảo Hải Nam trong sách"Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ" (清二京十八省疆域全圖) in năm 1850.
“Đại Thanh đế quốc” (大清帝國) trong sách “Thanh đại địa đồ tập”, Thanh Quang Tự tam thập nhất niên (1905), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán biên ấn xuất bản (清代地图集, 清光绪三十一年(1905年,上海商务印书馆编印出版)

“Đại Thanh quốc toàn đồ” (大清國全圖) trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖), Tác giả: Y Điền Hùng Phủ (依田雄甫), Nhà xuất bản: Đông Kinh (Tokyo), Phú Sơn Phòng thư cục (東京:富山房書局), Năm xuất bản: Nhật Bản Minh Trị tứ thập niên ngũ nguyệt (日本明治四十年五月) (5-1907)

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với đảo Hải Nam trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖)

Bản đồ có tên “Đại Thanh đế quốc” (大清帝國) trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, Tuyên Thống nguyên niên (1908), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành (大清帝國全圖, 宣統元年,上海商務印書館)

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là đảo Hải Nam, trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, Tuyên Thống nguyên niên (1908), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành (大清帝國全圖, 宣統元年,上海商務印書館)

Bìa cuốn sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, Tuyên Thống nguyên niên (1908), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành" (大清帝國全圖, 宣統元年上海商務印書館)

Bản đồ có tên "Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú" (清國大地圖革命動亂地點注), Đại Bản (Osaka) Nhật Bản Tinh Bản ấn loát hợp tư hội xã phát hành, Minh Trị tứ thập tứ niên (大阪日本精版印刷合資會社印行, 明治 四十四年) - Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1912 với cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, hiện lưu trữ tại Thư viện Đại học California tại Berkeley

“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa tân hình thế nhất lãm đồ” (中華新形勢一覽圖), tác giả: Thượng Ngu, Đồ Tư Thông  (上虞, 屠思聰), Thượng Hải Thế giới dư địa học xã (上海世界輿地學社) phát hành năm 1926. Bản đồ vẽ cực Nam Trung Quốc đến tỉnh Hải Nam

Bìa cuốn sách “Trung Hoa tân hình thế nhất lãm đồ” (中華新形勢一覽圖) của hai tác giả Thượng Ngu và Đồ Tư Thông  (上虞, 屠思聰), Thượng Hải Thế giới dư địa học xã (上海世界輿地學社) phát hành năm 1926

“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh địa đồ sách” (中華民國分省地圖冊) xuất bản năm 1933

“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa Dân quốc nhị thập tứ niên (1935) toàn quốc tỉnh khu” (中華民國二十四年全國省區) cũng vẽ cực Nam Trung Quốc đến hết đảo Hải Nam
“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách "Tối tân Trung Hoa hình thế nhất lãm đồ ” (最新中華形勢一覽圖) in năm 1935

Bìa cuốn sách “Tối tân Trung Hoa hình thế nhất lãm đồ” (最新中華形勢一覽圖) in năm 1935

Bản đồ có tên “Đại lục hình thế đồ” trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” (中國地圖冊) xuất bản năm 1939, Tác giả: Tùng Điền Thọ Nam (松田壽男) vẽ cực Nam Trung Quốc chỉ đến hết đảo Hải Nam

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” (中國地圖冊), xuất bản năm 1939 Tác giả: Tùng Điền Thọ Nam (松田壽男)

Hình ảnh và chú thích: Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

*Xin cảm ơn Thạc sĩ Chử Đình Phúc đã gửi trực tiếp cho chúng tôi bài này để chia sẻ với bạn đọc.
*Mọi trích dẫn từ đây, đề nghị phải ghi rõ nguồn. Xin cảm ơn!


Được đăng bởi Tễu vào lúc 10:37
http://xuandienhannom.blogspot.fr/2012/07/ban-o-trung-quoc-nhat-ban-hoang-sa.html

11 nhận xét:




Nặc danh12:52 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
Mong cac anh scan ban do thanh anh jpg co do phan giai cao de moi nguoi con post len cac forum tren the gioi va tren ca cac trang cua china
Trả lời
Sự thật đau lòng14:59 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
Trong lúc Việt nam ta đánh nhau với Pháp+Mỹ là lúc tàu đã ngồi toan tính và đợi để bành trướng xuống Đông nam Á và biển đông.

6-7 triệu người VN đã hi sinh góp phần vào toan tính này này của Tàu thành hiện thực như hôm nay.(kế Tọa sơn quan hổ đấu)
Cũng chính vì vậy chúng đã cấp cho VN 1 lượng vũ khí quân trang quân dụng... lương thực khổng lồ, dưới cái vỏ anh em đồng chí.


Xem thêm tài liệu chính thống để rõ:



SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA

Nhà xuất bản Sự Thật
24 Quang Trung Hà Nội,CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
Tháng 10 năm 1979
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT
PHẦN THỨ NHẤT
VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Những hành động thù địch công khai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược của họ ngày 17 tháng 2 năm 1979, đã làm cho dư luận thế giới ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự phát triển lô-gích của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=9915.0

http://www.scribd.com/doc/38985887/S%E1%BB%B1-Th%E1%BA%ADt-V%E1%BB%81-Quan-H%E1%BB%87-Vi%E1%BB%87t-Nam-%E2%80%93-Trung-Qu%E1%BB%91c-Trong-30-N%C4%83m-Qua
Trả lời
Nặc danh16:18 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
May mắn quá,nhờ những tài liệu này mà chúng ta cũng đỡ được đôi phần! Xin cảm ơn mọi người.
Trả lời
Lớn mà hèn hạ và đê tiện16:26 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
Ban lãnh đạo VN hãy coi trọng nhân dân và lòng yêu nước của họ.

Không có nhân dân thì không thể có những tấm bản đồ do họ gắng công tìm tòi và chứng minh cho TQ biết chính họ là kẻ đang xâm lược VN. Trường hợp tiến sĩ Mai Ngọc Hồng và Chử Đình Phúc tìm thấy các bản đồ cổ do nhà Thanh vẽ cũng như nhieuf bản đồ khác do TQ ấn hành đã chứng minh TQ láo toét và hèn hạ.

TQ là kẻ xâm lược, bành trướng bá quyền, cậy lớn đi ăn hiếp các nước nhỏ láng giềng. Họ đã, đang và sẽ xâm lược VN trên biển để cướp hết biển đảo thuộc chủ quyền của VN.

Nay ngay cả báo chí TQ cũng đăng rõ về những bản đồ này không hề có HS-TS trên đó thì thử hỏi nhà cầm quyền TQ nói gì đây hay vẫn ba cùn, giở trò hèn hạ bắt nạt VN, Phillipines và các nước nhỏ khác.

Một nước lớn mà hành động rất hèn hạ.
Trả lời
Nặc danh17:20 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
Tài liệu quá tuyệt vời, đủ chứng cứ khoa học, lịch sử. Điều quan trong là xử dụng nó thế nào trong quan hệ Quốc Tê, ngoại giao. Nên được quảng bá rọng rãi trên các mạng thông tin để người TRung Quốc hiểu rõ bộ mặt thật của Chính Phủ Trung QUốc.
Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao TQ lại cố tình trà đạp lên lịch sử, luật pháp Quốc tế, có ý gì chăng: Nội bộ họ sâu xé lẫn nhau, vì nguồn lợi Biển Đông... Quan hệ với Mỹ liệu có cân bằng được quan hệ Quốc tế ko hay ta chỉ là "quân cờ trong tay ho". Năm 1974, chỉ một cái bắt tay Mao Trạch đông va Tổng thống Mỹ Nicson, VN mất trằng quần đảo Hoàng Sa, vậy còn cái bắt tay nào nữa không... ta sẽ mất gì .....và cần phải làm gì????????????????????????
Trả lời
Nặc danh18:27 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
Đề nghị anh Tễu nghiên cứu thêm có thể dịch các chú thích dưới các bản đồ một số tiếng như tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp... đồng thời trích dẫn nguồn lấy ở đâu cho nó khách quan, để bên kia không cãi được và bạn bè thế giới tin tưởng tuyệt đối.
Trả lời
ILOVEHS-TS-VIETNAM20:47 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
Cảm ơn bạn Chử Đình Phúc cung cấp tài liệu cổ quí giá. Các nhà ngoại giao và các vị trong ban biên giới chính phủ có thêm tư liệu đấu tranh giành lại Hoàng Sa- Trường Sa cho tổ quốc. Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam.
Trả lời
Cyberline23:12 Ngày 28 tháng 7 năm 2012
Chào quý vị, thỉnh thoảng tôi hay đọc thấy trong nhiều bài rằng chúng ta nên dẫn chứng, chúng ta nên thể hiện, chúng ta nên chứng minh cho bạn bè quốc tế và thế giới biết về đất đai lãnh thổ của chúng ta...
Nhưng trên thức tế tôi đọc nhiều sách báo thế giới từ trước đến nay chưa hề thấy một nước nào đá động đến chuyện tranh chấp biển đảo giữa VN và TQ. Thậm chí các chuyên mục thế giới của các trang báo nguyệt san lớn cũng không hề đề cập gì đến VN ngoài những chuyện lặt vặt như bảo tràn vào biển VN hay sữa chứa chất Melamin đã có mặt tại VN...
Vậy thì chúng ta đưa ra những bằng chứng về chủ quyền của chúng ta cho thế giới biết liệu có mấy ai quan tâm ? Ngay cả những trang web chính thức của nhà nước bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Hoa cũng không ai thèm đọc ngoại trừ những người ngoại quốc đang làm việc tại VN hay khách có dự tính đến VN du lịch. Mà dân ngoại quốc làm Việc ở VN họ cũng hiểu thế nào về bản tính và sự thật về người VN nên họ cũng không mấy tha thiết những gì người VN viết. Còn dân du lịch thì chỉ muốn tìm hiểu xem ở VN có gì thú vị để đi du lịch hay xem ở VN gái gú ăn chơi thế nào chứ chẳng thèm quan tâm đến chính sự tại VN...
Cho nên chúng ta không có kế hoạch khuếch trương có hệ thống để tìm hậu thuẫn hay quảng bá cho thế giới biết về chủ quyền của chúng ta thì mãi mãi chúng ta đơn phương độc mã chống chọi với TQ về các vấn đề chính trị và chủ quyền.
Khuếch trương và quảng bá có hệ thống bằng cách nào ? Đó là câu hỏi chúng ta cần mổ xẻ và bàn thảo nên làm thế nào cho có hiệu quả để thu hút sự chú ý và tìm hậu thuẫn của thế giới. Chúng ta nên thúc đẩy và đề nghị chính phủ Vn nên mạnh dạn thẳng thắng đưa sự việc ra trước các cuộc họp thượng đỉnh của các cường quốc, ra trước các cuộc họp thường niên của Liên Hiệp Quốc và ra trước các cuộc họp chuyên biệt về chủ quyền lãnh thổ của quốc tế. Đặc biệt chúng ta phải thành lập hẳn một trang web chỉ chuyên về chủ quyền ở Biển đông bao gồm cat Hoàng sa và Trường sa để khi ai muốn tìm hiểu sẽ có nơi tiếp cận những thông tin quan trọng.
Trên wikipedia chúng ta nên tập trung soạn thảo các dữ liệu về chủ quyền của chúng ta với HS và TS bằng nhiều thứ tiếng để khách ngoại quốc khi tìm hiểu sẽ biết thế nào chủ quyền chúng ta ở đâu vì hiện nay TQ đang tích cực cho đăng tải nhiều trữ liệu của họ về chủ quyền ở Biển đông, cho nên người ngoại quốc sẽ tưởng TQ mới chính là sở hữu chủ của các quần đảo ở Biển đông.

Mong rằng những người có thẩm quyền, có khả năng nghiên cứu, thu thập thông tin, các chuyên gia và chính trị học hãy thực hiện gấp những công việc đó để không bị TQ lấp áp trên chính trường quốc tế và trong việc đem thông tin đến người ngoại quốc.

Cyberline
Trả lời
Việt Long08:13 Ngày 29 tháng 7 năm 2012
Nếu cần một trận phong ba
Cho dù mất mát thì ta cũng"làm"
Giữ từng tấc đất Việt Nam
Để không hổ thẹn với ngàn năm sau...
Trả lời
Nặc danh11:18 Ngày 29 tháng 7 năm 2012
Chúng tôi tha thiết đề nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN cho sưu tập tất cả các tài liệu trong và ngoài nước chứng minh rằng Hoàng Sa, Trường sa chưa bao giờ là của Tàu rồi cho in thành sách thật đẹp, thật nhiều, chú thích bằng nhiều thứ tiếng, bán giá rẻ để phổ cập, nhất là cho dân ta và du khách quốc tế.
Trả lời

Viet Hung Nguyen16:18 Ngày 29 tháng 7 năm 2012
Những tài liệu quí thế này nên được nhân rộng và share rộng rãi bằng ngôn ngữ quốc tế. Đặc biệt là để người dân TQ ở nước ngoài có thể tiếp cận, chứ để bằng tiếng Việt chỉ có dân mình đọc với nhau thì phí quá. Nên là xin phép chủ blog lấy mấy bức đẹp đẹp để làm tài liệu tuyên truyền :D
Trả lời





- Thứ sáu, ngày 27 tháng bảy năm 2012 

Lại có thêm bằng chứng mà sao không dám đưa ra Tòa Án Quốc Tế để kiện hành động của bọn trung cộng, xâm chiếm ngang ngược lãnh thổ Việt Nam ? Song phương & phản đối bằng miệng miết thì ma nào sợ ? Hành động đê, nói nhiều quá !!! ( Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa / Chính nhà Thanh thừa nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam ) 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét