Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

TQ xây trại giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài. / Cùng lúc đó, đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa, bất chấp phản đối của Việt Nam



TQ xây trại giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài

Thứ hai 16/07/2012 06:37

Đây là một động thái leo thang mới nhằm cản trở hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền và ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân Việt Nam mà Bắc Kinh đưa ra sau tuyên bố sai trái thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' hôm 21/6 vừa qua.

VIDEO https://www.youtube.com/watch?v=hG8ebFhMwH8



Hồng Thuỷ - Ngọc Bích - Kiều Oanh - Giáo dục


---------------------


Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012

Đội tàu cá Trung Quốc đến Trường Sa, bất chấp phản đối của Việt Nam



Trung Quốc đưa tàu ngư chính đến Trường Sa
REUTERS/Stringer

Thanh Phương

Theo Tân Hoa Xã, tối ngày 15/07/2012, đội tàu cá Trung Quốc gồm 30 chiếc, xuất phát từ tỉnh Hải Nam cách đây 4 ngày, đã đến vùng biển quần đảo Trường Sa. Tân Hoa Xã cho biết đây là đội tàu cá có quy mô lớn nhất của Hải Nam đến Trường Sa từ trước đến nay. Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố việc 30 tàu cá Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là « hành động phi pháp ».

Dự kiến đội tàu này sẽ ở lại vùng biển gần đảo Bãi Đá Chữ Thập của Việt Nam ( Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử ), để đánh bắt cá từ 5 đến 10 ngày. Cũng theo Tân Hoa Xã, tàu tuần tra ngư nghiệp mang tên Ngư Chính 310 đã tới khu vực trên để bảo vệ hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc. Hãng tin chính thức của Bắc Kinh khẳng định quần đảo Trường Sa ( mà họ gọi là Nam Sa ) nằm trong phạm vi quản lý hành chính của thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Ngày 13/07/2012 sau khi nghe tin đội tàu xuất phát từ tỉnh Hải Nam, Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố việc 30 tàu cá Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là « hành động phi pháp ». Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc « giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế ».

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến vào Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập của Việt Nam. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên báo chí chính thức của Việt Nam đã bác bỏ tin này.



Luật Biển Việt Nam



Luật Biển này vừa được Văn phòng Chủ tịch Nước chính thức công bố trong cuộc họp báo chiều ngày 16/07/2012 tại Hà Nội. Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương và 55 điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. (Xem http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/chinh-thuc-cong-bo-luat-bien-viet-nam.html )

Ông Sơn nhấn mạnh mục đích của việc xây dựng Luật Biển Việt Nam là để « hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam ».

rfi


-----------------------


Thứ hai, 16/7/2012, 07:50 GMT+7

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

*
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.


Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

*
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua




Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Việt Linh - Vnexpress


---------------------------


30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa

16/07/2012 | 06:02:00

Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa. (Ảnh: China Daily)

Khoảng 17 giờ chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo tin của THX từ tàu cá Qiongsanya-F8168, đây là đội tàu cá lớn nhất từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa.

Các tàu này đã tới vùng biển thuộc Bãi đá Chữ thập của Việt Nam sau khi trải qua hải trình kéo dài 78 giờ đồng hồ.

THX dẫn lời các thủy thủ cho biết, đội này, gồm có một tàu tiếp tế nặng 3.000 tấn và 29 tàu nặng hơn 140 tấn, sẽ đánh bắt cá gần bãi đá ngầm này từ 5-10 ngày. Tàu tuần tra ngư nghiệp Ngư Chính 310 đã tới khu vực trên để bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá.

Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế," vị đại diện này nói./.

(Vietnam+)



-------------------------


CHỦ NHẬT, NGÀY 15 THÁNG BẢY NĂM 2012

Đoàn tàu đánh cá hùng hậu của Trung Quốc đã đến đảo Đá Chữ Thập ở Trường Sa
*
Tàu giặc đã đến Trường Sa (Ảnh Tân Hoa Xã)



(AFP) Một đoàn tàu đánh cá hùng hậu chưa từng thấy của Trung Quốc đã đến quần đảo tranh chấp Trường Sa tại Biển Đông chiều Chủ nhật 15/07/2012, trong lúc căng thẳng tại khu vực này đang tăng cao. Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết như trên.

Đoàn tàu gồm 30 chiếc đã đến đảo Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử (Yongshu) vào chiều nay, sau khi khởi hành hôm thứ Năm 11/7 từ Hải Nam. Đá Chữ Thập là một đảo san hô có chiều cao chưa đến 1m so với mặt biển, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đã cho xây dựng cầu cảng, đặt trạm radar, pháo chống hạm tại đây.

Các tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên đến khu vực Trường Sa, vùng biển giàu tiềm năng dầu khí mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, viện vào lý do lịch sử. Nhưng theo Tân Hoa Xã, thì đoàn tàu vừa đến là hùng hậu chưa từng thấy từ trước đến nay xuất phát từ Hải Nam.
*
Tàu đánh cá TQ ngang nhiên đến Trường Sa vơ vét hải sản (Ảnh Tân Hoa Xã)



Trong đoàn có một tàu cung ứng trọng tải 3.000 tấn, và một tàu tuần dương làm nhiệm vụ bảo vệ cả đoàn. Đội tàu hùng hậu này sẽ ở lại Trường Sa từ 5 đến 10 ngày để đánh cá.

Đoàn tàu khổng lồ này đến Trường Sa sau khi sáng sớm nay Trung Quốc đã trục được chiếc tàu hải quân bị mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết, mà Philippines gọi là Hasa Hasa, ở Trường Sa. Trong một nỗ lực hòa hoãn, Philippines cho biết sẽ không kháng nghị vì đánh giá đây là một tai nạn, chứ không phải cố tình xâm phạm khu vực mà Manila cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông. Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc ngày càng hung hăng, chẳng hạn quấy nhiễu ngư dân, và dùng thủ đoạn mua chuộc về ngoại giao. Chẳng hạn như trong hội nghị thường niên ASEAN vừa kết thúc hôm thứ Sáu 13/7, nước chủ nhà Cam Bốt đã trắng trợn ngả theo Bắc Kinh, khiến hội nghị kết thúc mà không ra được tuyên bố chung.

Được đăng bởi Thụy My RFI vào lúc 22:19


------------------------


XEM THÊM


;-) Video chiều 14/7/2012, Mặt trận Tổ quốc Phường Giáp Bát đã đến nhà vận động người dân không đi biểu tình yêu nước, chống bành trướng trung quốc vì "đã có Đảng và nhà nước lo".  https://www.youtube.com/watch?v=P29mE4riKs4


- Chủ nhật, ngày 15 tháng bảy năm 2012 Đồng chí Nguyễn Thế Thảo nói gì về người biểu tình yêu nước mà để người ta chửi dữ thế ? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ong-chi-nguyen-thao-noi-gi-ve-nguoi.html


- Thứ sáu, ngày 13 tháng bảy năm 2012, Trung cộng lại liên tiếp gây hấn, vi phạm chủ quyền của nước ta. Phản ứng của Việt Nam ra sao ???? ===> Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa , tiến sâu vào biển miền Trung với cường độ ngày càng nhiều và nắm nhiều thông tin cá nhân của các ngư dân Việt Nam !? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/trung-cong-lai-lien-tiep-gay-han-vi.html

1 nhận xét:

  1. Chính thức công bố Luật Biển Việt Nam, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền,...



    http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/chinh-thuc-cong-bo-luat-bien-viet-nam.html

    Trả lờiXóa