Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Trung cộng lại liên tiếp gây hấn, vi phạm chủ quyền của nước ta. Phản ứng của Việt Nam ra sao ???? ===> Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa , tiến sâu vào biển miền Trung với cường độ ngày càng nhiều và nắm nhiều thông tin cá nhân của các ngư dân Việt Nam !?



Xuống đường phản đối những hành động ngang ngược này của bọn tàu thôi anh em ơi. Dân tộc VN đâu hèn đến nỗi để cho chúng ngang nhiên xâm lấn mãi như vậy được >"<


Thứ Sáu, 13/07/2012, 07:58 (GMT+7)

Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa


Lại thêm một hành vi gây hấn mới của Trung Quốc trên biển Đông. Lúc 10g ngày 12-7 (giờ Việt Nam), Trung Quốc xua 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Số này được chia thành hai biên đội gồm sáu tổ nhỏ từ cảng Tam Á.

 *
30 tàu cá Trung Quốc trên đường tiến ra Trường Sa -Ảnh: Chinanews.com


Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân.

Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.

Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.

Trong diễn biến khác, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimaru cho biết Nhật Bản đã gửi thư phản đối thứ 2 đến chính quyền Bắc Kinh sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) lại phát hiện một tàu tuần tra Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku hôm 12-7.

Theo báo Japan Times, tàu Ngư chính 33001 bị phát hiện vào sáng ngày 12-7 tại đảo Kuba nằm trong lãnh hải thuộc quyền tài phán Nhật Bản. Đến giữa trưa có thêm 2 tàu khác kéo đến đây.

Khi lực lượng tuần tra Nhật Bản tra hỏi qua điện đàm về mục đích xuất hiện của tàu Ngư chính 33001 tại khu vực này thì phía tàu Trung Quốc phản hồi rằng “đang giám sát vùng biển của Trung Quốc”.

Ông Fujimaru cho biết đơn vị bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã được ra lệnh “duy trì cảnh giác cao độ và tiếp tục giám sát tình hình”.

Trước đó một ngày, Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra gồm các tàu Ngư chính 35001, 204 và 202 đến gần quần đảo Senkaku ngày 11-7.

HOÀNG NGỌC - TẤN KHOA
tuoitre


----------------------------


Ngày 13.07.2012, 07:42 (GMT+7)

Tàu cá Trung Quốc tiến sâu vào biển miền Trung



SGTT.VN - Thời gian gần đây, không chỉ liên tiếp bị bắt tàu cá, ngư dân Việt Nam còn ghi nhận hàng trăm trường hợp tàu thuyền có công suất lớn của Trung Quốc xâm nhập vùng biển các tỉnh miền Trung với cường độ ngày càng nhiều.

Điều này khiến ngư trường đánh bắt của ngư dân Việt Nam ngày càng bị thu hẹp dần, trong khi đó vươn ra biển xa thì nơm nớp lo sợ phía Trung Quốc bắt giữ, lấy tàu.




*
Tàu cá của Trung Quốc bị biên phòng Quảng Ngãi bắt, đưa về cảng Sa Kỳ (Bình Châu, Bình Sơn – Quảng Ngãi) vào tháng 5.2007.



Ngư dân: “Ra mấy chục hải lý là thấy tàu cá Trung Quốc”


Trò chuyện với ngư dân tại xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi thấy bà con rất bức xúc khi nói về tình trạng tàu cá của Trung Quốc xâm nhập đánh cá ở vùng biển gần đảo Lý Sơn. Anh Bưu, một ngư dân tại đây cho hay: “Cứ ra biển cách đất liền mấy chục hải lý là gặp nhan nhản tàu cá Trung Quốc. Hãi hùng nhất là cách tàu Trung Quốc đánh cá”. Anh Bưu kể, vào tháng 3 và tháng 4 vừa rồi, tàu anh ra khơi gặp các tàu cá của Trung Quốc hành nghề giã cào, cứ hai tàu một cặp đánh bắt. Tàu cá Trung Quốc không đi đơn lẻ mà hàng chục tàu dàn hàng ngang trên mặt biển, cào tất tần tật từ cá, tôm, cua cùng các loài hải sản. Ngay đến cả lưới của ngư dân Lý Sơn và các địa phương khác đến vùng biển này giăng ra bắt cá cũng bị tàu cá Trung Quốc... cào hết.

“Sao ngư dân mình không phản đối?”, chúng tôi hỏi. Anh Bưu lắc đầu: “Tàu của họ to, còn tàu mình là nhỏ. Ngay cả tàu hải quân, cảnh sát biển của mình đứng với tàu Trung Quốc cũng nhỏ hơn nhiều. Tụi tui thấy nó là lo tránh, rủi nó đụng vào là tiêu liền”.

Nhiều ngư dân khác cũng bức xúc cho hay, có nhiều khi lưới thả ra, nhưng thấy tàu Trung Quốc đến, ngư dân mình lật đật cuốn lên, nếu không giàn lưới sẽ nát thành... tương. Thậm chí, tàu cá Trung Quốc giăng ngang hàng chục hải lý nên ngư dân mình thả lưới xuống thì họ không chịu, buộc kéo lên. Ngư dân ta rất ấm ức nhưng không làm gì được vì tàu cá Trung Quốc thuộc loại tàu “khủng”, lại đi từng đoàn.

Theo ngư dân Lý Sơn và xã Bình Châu, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập đánh bắt ở gần vùng biển đảo Lý Sơn đã “quá quen” từ mấy năm nay. Nhất là vào những ngày tối trời, hàng chục tàu cá Trung Quốc thường xâm nhập vào đánh bắt cá. Còn theo một sĩ quan biên phòng ở Lý Sơn, ngay cả vào mùa biển động gió cấp 6 và 7, tàu Trung Quốc cũng đậu tại chỗ rồi thả canô cho ngư dân xuống vớt các loài cá cam nhỏ bị trôi dạt để về nuôi.



Đề nghị đóng tàu sắt công suất lớn

Ngày 5.7, báo Thanh Niên dẫn nguồn từ ông Lê Văn Trúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, gần đây tàu cá Trung Quốc với số lượng đông đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của ta, lấn át ngư trường (có thời điểm gần 200 lượt tàu/ngày); một số tàu Trung Quốc gây áp lực không cho ngư dân ta đánh bắt. Trước tình hình này, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị cấp cho bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tàu vỏ sắt công suất 3.000CV để bảo vệ biển và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đồng thời kiến nghị nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt có công suất lớn để thành lập những tập đoàn đánh bắt hiện đại.



Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, không chỉ ở vùng biển Quảng Ngãi, mà ngư trường từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam... tàu cá Trung Quốc cũng xâm nhập rất nhiều lần. Đơn cử như đầu tháng 2, biên phòng thành phố Đà Nẵng phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập vùng biển miền Trung, cách bờ biển Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế chỉ khoảng 45 hải lý.


Chính quyền: Không dễ bắt tàu cá Trung Quốc


Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương xác nhận, tình hình tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào gần vùng biển gần Lý Sơn thì huyện đã biết. “Cụ thể bao nhiêu vụ thì huyện không nắm rõ”. Nhận xét chung của nhiều người cho rằng, thời gian qua tàu cá Trung Quốc gia tăng sự thâm nhập vào gần bờ biển miền Trung để đánh bắt hải sản. Ngư dân Dương Tân ở xã An Hải, huyện Lý Sơn nói cùng với tàu to và công suất lớn, tàu cá Trung Quốc thường đi chung hàng đoàn từ 30 – 50 chiếc trở lên. Theo dõi của ngành chức năng cho thấy, vùng biển từ thành phố Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hiện có khoảng 100 tàu cá Trung Quốc lén ra vào đánh bắt hải sản. Khi gặp ngành chức năng Việt Nam hay các nước, các tàu cá này kết lại thành bè lớn, bảo vệ lẫn nhau hoặc tản ra, chặt lưới, thả vật cản tàu của ngành chức năng truy đuổi.

Trên thực tế, đã có nhiều mất mát, bị thương của lực lượng chức năng ta khi đối mặt với tàu cá của Trung Quốc. Cụ thể là bị ngư dân Trung Quốc đâm tàu cá vào, hoặc ép giữa hai tàu khi cán bộ lực lượng chức năng ta tiếp cận và lên tàu kiểm tra, xử lý.

Sáng 12.7, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Huy Hoàng, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm chủ tịch hội nghề cá Quảng Ngãi cho rằng, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Quảng Ngãi đánh bắt cá đã diễn ra từ nhiều năm qua và cường độ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không dễ bắt được tàu cá Trung Quốc, bởi trên các tàu này luôn có rađa theo dõi. Vì vậy khi lực lượng hải quân, cảnh sát biển xuất phát vài hải lý là tàu Trung Quốc phát hiện, bỏ chạy ra vùng biển Hoàng Sa (nơi có lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng) và vùng biển quốc tế ẩn núp. Sau đó, những tàu này lại quay vào đánh bắt tiếp tục.

Cũng theo ông Hoàng, bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã phối hợp với ngành chức năng các tỉnh khác tổ chức tuần tra truy bắt, xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển miền Trung. Tuy nhiên, một phần cũng do lực lượng chức năng của ta còn mỏng, do đó không giăng được hết ra khắp vùng biển miền Trung để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép.

“Theo tôi, ngành chức năng cần phải có biện pháp tăng cường sự hiện diện trên biển để vừa đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm nhập, vừa bảo vệ ngư trường cho ngư dân ta”, ông Hoàng nói.

BÀI VÀ ẢNH: PHẠM ANH
sgtt


-------------------------------


Trung Quốc nắm hồ sơ ngư dân Việt?

Cậpnhật: 11:19 GMT - thứ năm, 12 tháng 7, 2012



Nhiều ngư dân Lý Sơn đã bị Trung Quốc bắt

Ngư dân Lý Sơn bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm khi đánh bắt ở Hoàng Sa nói phía Trung Quốc nắm nhiều thông tin về gia đình của họ.

Ông Trần Hiền, từ xã An Vĩnh, Lý Sơn, nói ông được kể lại rằng người Trung Quốc trên đảo Phú Lâm có giữ hình ảnh vợ con và mẹ của ông.

Tàu số QNg 66074 mà ông Hiền vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trưởng, bị bắt hồi đầu tháng Ba cùng với một tàu khác số hiệu QNg 66101 do ông Lê Vinh, người cùng xã An Vĩnh, làm chủ.
Khi ông bị giữ cùng các ngư dân khác trên đảo Phú Lâm, vợ của ông Trần Hiền đang chuẩn bị sinh con.

Ông nói với BBC từ Lý Sơn hôm thứ Năm 12/7: "Khi được thả gần 50 ngày sau, tôi nghe có người nói nhìn thấy hình của gia đình tôi trên đảo [Phú Lâm]."

"Cả hình vợ con tôi, cả hình bà già. Họ còn biết vợ tôi sinh con thứ ba."

"Làm sao họ có hình ảnh thì tôi không biết."

Tương tự, ông Lê Vinh, chủ tàu QNg 66101 bị bắt cùng ngày, nói phía Trung Quốc cũng nắm rõ thông tin về bản thân ông.

Ông Vinh kể với BBC: "Lúc tàu của tôi bị bắt, tôi không có mặt nhưng em trai đi trên tàu nói họ cho xem chi tiết gia đình mình."

Tuy nhiên, các ngư dân trên cũng bác bỏ rằng có "nguồn tin nội gián" cung cấp chi tiết thân nhân ngư dân cho Trung Quốc.

Lý do mà phía Trung Quốc tìm hiểu và tàng trữ thông tin, theo họ, là do cả hai ông đều đánh bắt ở Hoàng Sa nhiều năm nay và đều đã bị bắt nhiều lần.

Ông Lê Vinh đã bị bắt bốn lần, còn ông Trần Hiền thì "bao nhiêu lần không nhớ nữa".


Tịch thu tài sản



Hiện tàu của ông Trần Hiền đã được thả về tuy tịch thu hết tài sản thiết bị, nhưng tàu của ông Lê Vinh còn bị giữ.

Toàn bộ 21 người trên hai tàu bị bắt cũng đã được cho về nhà.


"Cả hình vợ con tôi, cả hình bà già. Họ còn biết vợ tôi sinh con thứ ba. Làm sao họ có hình ảnh thì tôi không biết."
Ngư dân Trần Hiền

Theo các ngư dân, kinh tế của họ "rất khó khăn" khi việc làm ăn bị Trung Quốc cản phá.

Ông Vinh nói: "Mỗi lần bị bắt, Trung Quốc đều đòi tiền phạt hàng chục nghìn nhân dân tệ mới cho về. Họ còn tịch thu hết cá, hải sâm, lấy hết dầu và giữ thuyền, thiệt hại tính cũng hàng trăm triệu đồng".

Ông Trần Hiền, người bị Trung Quốc ghi nợ 30.000 Nhân dân tệ, thì nói nay không thể đi biển xa vì không còn phương tiện nên "chỉ ở nhà chờ đợi hỗ trợ".

Các ngư dân cho hay khi bị bắt, phía Trung Quốc luôn luôn tra hỏi lý lịch từng người, nhất là các chi tiết như họ có làm việc cho chính quyền địa phương hay tham gia bộ đội, du kích gì không.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Vĩnh Trần Bút nói dù ngư dân lâu nay bị ngăn cản, bắt giữ, chính quyền vẫn khuyến khích họ tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa.

Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm giữ hoàn toàn từ 1974.

Hoạt động ngư nghiệp tại khu vực mà Việt Nam coi là "ngư trường truyền thống" này cũng được coi như hình thức khẳng định chủ quyền.

bbc


-------------------------------





XEM THÊM


- TQ sẽ thiết lập một bộ máy lập pháp cho ‘thành phố Tam Sa’ (Hoàng Sa-Trường Sa của VN) / Luật Hồng Đức: "BÁN RUỘNG ĐẤT ...CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ BỊ TỘI CHÉM" / “Vịnh Bắc Bộ”! Tên gọi này giờ đây chỉ còn là kỷ niệm của sách sử Việt Nam!  Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ bằng .... Miệng !!! Thời gì toàn Lê Chiêu Thống & Trần Ích Tắc :-l html
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tq-se-thiet-lap-mot-bo-may-lap-phap-cho.html

- Hăm dọa nữa cơ đấy :-DDDD Báo tàu khựa : "Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại", “Các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác” http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ham-doa-nua-co-ay-dddd-bao-tau-khua-ha.html

- Lại phải đặt câu hỏi "u như kỹ" : Bộ Quốc Phòng, Hải Quân và Cảnh Sát Biển VN đâu hết roài :-?? ( Quảng Ngãi: Trung Quốc bắt giữ 6 tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/lai-phai-at-cau-hoi-u-nhu-ky-bo-quoc.html

- Tiếp sức ngư dân...để tiếp tục làm mồi cho bọn xâm lược trung quốc :l Còn Bộ Quốc Phòng, Hải Quân và Cảnh Sát Biển thì trốn "mất dép" >"< http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tiep-suc-ngu-dane-tiep-tuc-lam-moi-cho.html

- VIDEO Ít nhất 4 tàu của Trung Quốc đã rượt đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa.http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/it-nhat-4-tau-cua-trung-quoc-ruot-uoi.html

- TQ 'sẵn sàng tác chiến', đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và tuần tiễu Biển Ðông.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tq-san-sang-tac-chien-at-co-quan-quan.html

- Tàu cộng phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa (mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa) và sẽ cắm giàn khoan 981 trị giá 1 tỷ USD ở biển Đông.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tien-hanh-cuong-che-tam-sa-tau-cong-phu.html

- TQ lại cử tàu vào vùng biển của VN, trước đó còn ngang nhiên mời thầu quốc tế tại 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước ta
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tq-lai-cu-tau-vao-vung-bien-cua-vn.html

- Sao Đảng ta lại có nhiều Việt gian đến như vậy? Nguyễn Chí Vịnh, cánh tay vươn dài của tình báo Hoa Nam Trung Quốc. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/sao-ang-ta-lai-co-nhieu-viet-gian-en.html

- Việt Nam có mất chủ quyền quốc gia khi có quan hệ đồng minh với các nước lớn hay không ? Tại sao Việt Nam phải chọn Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ đồng minh? ( Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ? ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/viet-nam-co-mat-chu-quyen-quoc-gia-khi.html




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét