Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Trung Quốc hôm qua đã thành lập ủy ban tổ chức hội đồng nhân dân của Tam Sa(Hoàng Sa-Trường Sa của VN), nghĩa là chính thức bắt đầu việc thành lập chính quyền tại đây. ( TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa / Đoàn tàu cá TQ chuyển địa điểm / Nga bắt tiếp tàu thứ hai, Trung Quốc nóng mặt )




TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa


Trung Quốc hôm qua đã thành lập ủy ban tổ chức hội đồng nhân dân của Tam Sa, nghĩa là chính thức bắt đầu việc thành lập chính quyền tại đây.

Tại phiên họp lần thứ 32, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam đã thông qua quyết định trên. Theo đó, Ủy ban sẽ bầu ra ủy ban bầu cử, triệu tập hội nghị lần thứ nhất ĐHĐBND khóa 1, từ đó hội nghị bầu ra Ủy ban Thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch UBND, chánh án Tòa án nhân dân trung cấp và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Tân Hoa xã đưa tin, số lượng đại biểu ĐHĐBND khóa 1 nói trên sẽ gồm 60 người và Ủy ban Thường vụ gồm 15 người. Theo Ủy ban phát triển du lịch tỉnh Hải Nam, các tour du lịch tới Tam Sa có thể chính thức ra mắt vào cuối năm nay.

Trước kế hoạch lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc nhằm đặt hầu như toàn bộ Biển Đông dưới thẩm quyền của một thành phố mới, cả Philippines và Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Các nhà ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh, trao công hàm phản đối.
Tàu Trung Quốc đã bắt đầu đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: THX



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, tuyên bố của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở Biển Đông tại những vùng lãnh thổ rõ ràng thuộc về Manila bao gồm một số đảo, vỉa đá ngầm, bãi cạn Scarborough, thềm lục địa và ngoài khơi bờ biển phía tây nước này.

Tại Việt Nam vào cuối tháng 6, trước thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này.


Đánh bắt phi pháp ở Trường Sa


Không lâu sau khi công bố kế hoạch lập thành phố Tam Sa, một đội tàu cá với sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc đã từ Hải Nam tiến thẳng ra Trường Sa.

Theo Tân hoa xã, đội tàu cá lớn nhất của Trung Quốc từ trước tới nay đã bắt đầu đánh bắt tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ đêm 15/7. Đây là lần đầu tiên, một đội tàu lớn như vậy của Trung Quốc tới Trường Sa. Đội tàu này gồm một tàu hậu cần trọng tải 3.000 tấn và 29 tàu có thể mang trọng tải hơn 140 tấn/tàu.

Nhật báo Trung Quốc cho hay, đội tàu trên tới bãi Chữ thập và bắt đầu đánh bắt cá từ chiều 15/7. Đến sáng 17/7, chúng đổi địa điểm đánh bắt tới bãi Su Bi, cách Chữ thập khoảng 200 km. Các bãi đá này đều đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng, hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nói.

Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) ở Biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển, kể cả các khu vực sát cạnh bờ biển nước khác. Mới đây, Trung Quốc đã có tranh chấp chủ quyền với Philippines ở bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km (tức là trong phạm vi 200 hải lý được quy định trong Công ước LHQ về Luật biển - UNCLOS). Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.

Mặc dù đã ký UNCLOS - một công ước quốc tế đưa ra các giới hạn về vùng biển lân cận mà một quốc gia có thể xem là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của họ, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định, bản thân UNCLOS không thể giúp giải quyết các tranh chấp trong khu vực.

Thái An (tổng hợp)
vietnamnet




----------------------



Đoàn tàu cá TQ chuyển địa điểm
Cập nhật: 09:54 GMT - thứ tư, 18 tháng 7, 2012



Đây là đợt triển khai đánh bắt lớn nhất của tỉnh Hải Nam


Đoàn tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc vừa chuyển dịch lên một bãi đá khác cũng ở Trường Sa, trong khi Việt Nam vẫn lên tiếng phản đối nhưng chưa có hành động gì mạnh mẽ hơn.

Đài Tiếng nói Quốc tế Trung Quốc cho hay tối thứ Ba 17/7, đoàn tàu của tỉnh Hải Nam gồm 29 tàu cá và một tàu tiếp vận đã "nhổ neo từ vùng biển gần bãi Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập) để đến tác nghiệp trên bãi Chử Bích (Việt Nam gọi là Đá Su Bi) ở Nam Sa (Trường Sa)" thuộc Biển Đông.

Đoàn tàu cá này rời Tam Á, Hải Nam hôm 12/7 và hoạt động tại khu vực Đá Chữ Thập từ hôm thứ Hai 16/7.

Lý do di chuyển được nói là do "lượng cá thu được không đáng kể". Không rõ có tác động gì của áp lực chính trị từ các quốc gia lân cận hay không.

Đá Su Bi nằm cách Đảo Thị Tứ mà Philippines chiếm đóng 16 hải lý (chưa đầy 30km), cách Đá Chữ Thập chừng 110 hải lý về phía đông bắc và nằm trong khu vực cấm đánh bắt mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại Biển Đông cho tới tận ngày 1/8.

Giới chức Trung Quốc chưa hề đưa ra giải thích về sự vi phạm lệnh đánh bắt này, vốn bị các nước láng giềng chỉ trích và cho là 'làm khó cho ngư dân' nước họ.

Đá Su Bi do Trung Quốc chiếm, nằm ở phía bắc quần đảo Trường Sa, có hình vòng cung từ đông bắc sang tây nam với chiều dài 6,5km, rộng 3,7km. Tại đây, Trung Quốc đã cho xây dựng công trình kiên cố, bến tàu và bãi đáp trực thăng, nhằm phát triển thành căn cứ ở Biển Đông.

Lên tiếng phản đối



Trong những ngày qua, các cơ quan đoàn thể của Việt Nam đã đồng loạt lên tiếng phản đối việc Trung Quốc điều tàu cá xuống quần đảo Trường Sa để vừa khai thác tài nguyên, vừa khẳng định chủ quyền.

Thoạt tiên là Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi quyết định này là 'phi pháp'. Sau đó là Hội Nghề cá và các hội đoàn khác.

Báo chí Việt Nam, dường như được phép của chính phủ, cũng đăng nhiều bài công khai chỉ trích chính sách của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngoài việc phản đối trên các phương tiện thông tin đại chúng, Việt Nam chưa có hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn việc đánh bắt của tàu Trung Quốc, được cho là lớn nhất từ trước tới nay của ngành ngư nghiệp Hải Nam.

Chiều thứ Hai 16/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã công bố Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội Khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ ba và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

Đây được cho là cơ sở pháp lý để Việt Nam khẳng định chủ quyền.

Trong một động thái đáng chú ý, thành phố Đà Nẵng vừa quyết định thành lập chi cục Biển và Hải đảo của riêng mình.

Hôm 17/7 Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến ký Quyết định 3004 chính thức thành lập Chi cục Biển và Hải đảo TP Đà Nẵng.

Đây sẽ là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường, có chức năng giúp giám đốc Sở tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng "thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo trên địa bàn thành phố.

Quyết định viết Chi cục Biển và Hải đảo TP Đà Nẵng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và hải đảo, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.

bbc


-----------------------------

Nga bắt tiếp tàu thứ hai, Trung Quốc nóng mặt

Thứ Tư, 18/07/2012 11:13

Sau khi nổ súng vào tàu cá thứ nhất trên biển Nhật Bản, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nga đã bắt tiếp tàu cá thứ hai của Trung Quốc, bắt giữ tổng cộng 36 ngư dân. Báo chí Trung Quốc nóng mặt, lên tiếng chỉ trích hành động của Nga là “không thể chấp nhận”.



Liên tiếp bắt tàu Trung Quốc


Cả 2 tàu cá trên bị bắt vì lý do xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Nga trên biển Nhật Bản, cụ thể là ngoài khơi vùng Primorsky thuộc Viễn Đông. Tân Hoa Xã dẫn lời lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố cảng Vladivostok ngày 17-7 cho biết tàu cá đầu đang bị bắt giữ ở cảng Nakhodka, còn chiếc thứ hai cũng đang bị dẫn về cảng này.

Tân Hoa Xã cho biết cả hai tàu trên đều xuát phát từ thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông. Trên tàu cá thứ hai có 19 ngư dân.
 

 
Tàu tuần tra Dzerzhinsky của Nga bắn tàu cá Trung Quốc. Ảnh: npafc.org


Trước đó, hãng tin RIA Novosti của Nga đưa tin tàu tuần tra Dzerzhinsky đã nhiều lần nổ súng cảnh cáo tàu cá Trung Quốc sau khi tàu này cố tình bỏ chạy, bất chấp yêu cầu dừng lại. Sau ba giờ truy đuổi, tàu Nga buộc phải nổ súng thẳng vào tàu Trung Quốc, nhưng không gây thương vong cho 17 ngư dân trên tàu.

Reuters cho biết đây không phải là lần đầu tiên lực lượng tuần duyên Nga nổ súng và bắt giam tàu cá Trung Quốc vì hành vi xâm phạm vùng biển Nga, nhưng đối đầu kiểu này hiếm khi xảy ra.


"Nga thiếu thận trọng và thô lỗ"


Trong khi Tân Hoa Xã đưa tin khá đơn giản thì một số tờ báo khác của Trung Quốc cho rằng hành động của Nga là “không thể chấp nhận”.

Đơn cử tờ Thời báo Hoàn cầu, tuy thừa nhận ngư dân Trung Quốc thường đánh bắt trái phép trong vùng biển trên, nhưng vẫn chỉ trích: “Chúng tôi cho rằng phía Nga không chủ đích nhắm vào tàu Trung Quốc, nhưng bất kể là tàu nước nào, nổ súng vào một tàu cá là hành động bạo lực không thể chấp nhận. Trong vùng biển thường xảy ra tranh chấp về hoạt động đánh bắt cá ở Đông Bắc Á và Đông Á, các tàu tuần tra hiếm khi nhắm bắn tàu cá. Có lẽ chính quyền Nga thuộc trường hợp hành động thiếu thận trọng và liều lĩnh nhất”.
 

 
Chiếc tàu Nga đâm chìm tàu Trung Quốc năm 2009. Ảnh: Want China Times


Thời báo Hoàn cầu không quên nhắc lại năm 2009, cũng trên biển Nhật Bản, một tàu tuần tra Nga đã đụng chìm một tàu Trung Quốc nghi buôn lậu, làm chết và mất tích 7 người, rồi đả kích: “Đây là một thế giới văn minh. Bằng cách bắn các tàu dân sự, Nga đã gây ra nỗi sợ hãi không đáng có cùng một hình ảnh méo mó của chính mình. Mặc dù công chúng nhận thức rất rõ về chính sách thân thiện của Nga đối với Trung Quốc, nhưng Nga cũng thể hiện một hình ảnh thô lỗ trước mắt người Trung Quốc”.

Tờ này viết trong hầu hết các trường hợp trước đây, Nga đều thả các tàu cá sau khi bắt nộp phạt. “Các ngư dân Trung Quốc cũng có lỗi. Họ cần hiểu biết hơn về luật pháp quốc tế. Khi bị tàu có vũ trang truy đuổi thì nên tránh các hành động mạo hiểm. Nhưng dù gì đi nữa, ngư dân Trung Quốc cũng không đáng bị trừng phạt bằng súng đạn” - Thời báo Hoàn cầu bao biện.


Nga tăng cường cảnh giác Trung Quốc
 
Cũng theo Reuters, Nga theo dõi rất cẩn thận các hoạt động của Trung Quốc khi Bắc Kinh ngày càng trỗi dậy trong khu vực. Tuy xác định quan hệ đối tác thương mại và ngoại giao với Trung Quốc, nhưng Nga cũng đồng thời xem đây là đối thủ tiềm tàng trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên ở vùng Viễn Đông.

Những năm gần đây, Nga đẩy mạnh đầu tư kinh tế và quân sự ở Viễn Đông để tăng sự hiện diện về mặt chính trị. Nga thậm chí còn lập hẳn một bộ trông coi khu vực này để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.

Bằng Vy

nld


---------------------------





NHỮNG BÀI KHÁC



- Tàu ngầm TQ sẽ thám sát đáy Biển Đông / Nga nổ súng bắt giữ ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tau-ngam-tq-se-tham-sat-ay-bien-ong-nga.html

- Chính thức công bố Luật Biển Việt Nam http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/chinh-thuc-cong-bo-luat-bien-viet-nam.html

- TQ xây trại giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài. / Cùng lúc đó, đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa, bất chấp phản đối của Việt Nam. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tq-xay-trai-giam-trai-phep-tai-hoang-sa.html

- Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa , tiến sâu vào biển miền Trung với cường độ ngày càng nhiều và nắm nhiều thông tin cá nhân của các ngư dân Việt Nam !? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/trung-cong-lai-lien-tiep-gay-han-vi.html

- TQ sẽ thiết lập một bộ máy lập pháp cho ‘thành phố Tam Sa’ (Hoàng Sa-Trường Sa của VN) / Luật Hồng Đức: "BÁN RUỘNG ĐẤT ...CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ BỊ TỘI CHÉM" / “Vịnh Bắc Bộ”! Tên gọi này giờ đây chỉ còn là kỷ niệm của sách sử Việt Nam!
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/tq-se-thiet-lap-mot-bo-may-lap-phap-cho.html

- Báo tàu khựa : "Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại", “Các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác” http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ham-doa-nua-co-ay-dddd-bao-tau-khua-ha.html

- Quảng Ngãi: Trung Quốc bắt giữ 6 tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/lai-phai-at-cau-hoi-u-nhu-ky-bo-quoc.html

- Ít nhất 4 tàu của Trung Quốc đã rượt đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/it-nhat-4-tau-cua-trung-quoc-ruot-uoi.html

- TQ 'sẵn sàng tác chiến', đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và tuần tiễu Biển Ðông.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tq-san-sang-tac-chien-at-co-quan-quan.html

- Tàu cộng phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa (mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa) và sẽ cắm giàn khoan 981 trị giá 1 tỷ USD ở biển Đông.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tien-hanh-cuong-che-tam-sa-tau-cong-phu.html

- TQ lại cử tàu vào vùng biển của VN, trước đó còn ngang nhiên mời thầu quốc tế tại 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước ta.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tq-lai-cu-tau-vao-vung-bien-cua-vn.html

- Quốc hội Việt Nam khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/cuoi-cung-long-tu-trong-va-tinh-than.html

- Không thể có cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Ngày 21-6, trang mạng của Bộ Dân chính TQ thông báo việc Quốc vụ viện TQ phê chuẩn quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/khong-co-cai-goi-la-thanh-pho-tam-sa.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét