Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Cuối cùng, lòng tự trọng và tinh thần quốc gia dân tộc vẫn chiến thắng nhưng vẫn còn 1 con sâu ,1 tên Việt gian trong Quốc Hội không tán thành Luật Biển của Việt Nam. Hắn là ai? (Quốc hội Việt Nam khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa nhưng bài đăng trên VOV đã bị gỡ bỏ, “rút ruột”)

Tin thứ Năm, 21-06-2012

13h10′ - Tin nóng: Chủ quyền Hoàng Sa được ghi ngay tại điều 1 luật Biển (Đào Tuấn). “Việc QH thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận luật Biển là thảo luận kín, nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ bộ luật này.”
  16h30′, thử điểm qua trên mạng xem có báo nào đưa tin chưa. Mới thấy có: –  Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam (VOV, 11h7′).   - Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển (VNEco, 12h53′).  -  Đại biểu Quốc hội thông qua ba luật, hai nghị quyết (TTXVN, 14h48′). Cả một bản tin rất dài, nhưng riêng Luật Biển thì chỉ một dòng cuối: “Tại phiên họp sáng nay, với 99,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam”. Báo Đất Việt đăng lại nguyên văn của TTXVN, lúc16h9′. “Báo đảng” còn khá hơn chút, được 6 dòng: Quốc hội biểu quyết thông qua 3 dự án Luật và 2 Nghị quyết  (14h52′). Nhưng dù sao thì … lần này “đảng” lẹ hơn “chính phủ” vụ chủ quyền biển đảo rồi, vì Cổng TTĐT CP 17h5′ vẫn im re. Bài tủ duy nhất của anh 3D hơi bị … ê. Hề hề! (Mà nghe đâu VOV chính là “sân nhà” của bác Tổng đó. Vậy ráng lo cái nghị định về biểu tình thay thế NĐ 38, tạm khi chưa ra luật, phải cho kha khá chút nghen anh Ba).  Còn các báo Tuổi trẻ, VNN, VNExpress … chưa thấy có tin.



Trong khi đó thì bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh đã có ngay phản ứng rồi: Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa (CRI, 16h18′). “Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 21/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố, tái khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Cùng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua “Luật Biển Việt Nam”, luật này đưa quần đảo Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc vào phạm vi cái gọi là “chủ quyền” và “quyền tài phán” của Việt Nam.”  -  Trung Quốc phản đối luật biển của VN (BBC,16h10′). “Trung Quốc ngay lập tức phản đối Luật Biển Việt Nam mà Quốc hội ở Hà Nội thông qua trong cùng ngày 21/6″.  - China says Vietnam claim to islands “null and void” (Reuters/CNBC).

17h20′: Bọn Đại Hán khốn kiếp! Nó triệu đại sứ VN tới mắng nè (coi chừng vãi tè!): China summons Vietnam’s ambassador to protest Vietnamese law of sea (Xinhua). Nó chơi một lúc 3 tin liền:China opposes Vietnamese maritime law over sovereignty claim. China raises administrative status of South China Sea islands.  Anh Lương Thanh Nghị đâu, chiều nay tổ chức họp báo ngay, đừng sợ nữa!

18h40′ - Ối giời ơi! Vừa khen đó, mà giờ thì mất tiêu rồi … Độc giả cho biết VOV đã gỡ bài. 


Khôngtin, vô coi thì gỡ sạch bách lu, lại còn rút kinh nghiệm, sửa cả được link gốc nữa mới ghê (tức là “xóa dấu vết”). Đành chụp màn hình lại chút dấu vết này vậy-mời bà con bấm vô, chớ không là BS dễ bị quy tội vu khống =>




A! Đây rồi … Mời bà con. Nó đã được “rút ruột”, thay thế bằng tin này:  Quốc hội thông qua một số luật, nghị quyết.
Nhưng sao lại phải sợ hãi đến vậy? VTV-Thời sự 19 giờ vừa phát cũng … “im mồm!”. Coi bài hoành tá tràng đến kinh ngạc trên Nhân dân của đảng nè: Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam (đăng lại liền. Lần đầu tiên được đăng lại bài của “báo đảng”. Sướng tê rún!). Đây mới rõ là bàn thắng rực rỡ của bác Tổng. Chợt nghĩ … hay cú rút bài đó chính là động tác có chỉ đạo để làm cho uy tín bác Tổng đượcoách xà loách hơn nữa, tức là chỉ có báo mà nhân dân biết đích thị là do bác chỉ đạo thì mới được mạnh miệng, còn báo không biết là “của ai” thì không được hé răng?

Posted by basamnews on 21/06/2012
http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/21/tin-thu-nam-21-06-2012/


+++++++++++++++++++++++



Từ Bloggers :



NLT:  Mịa... tin bài về vụ thông qua luật biển rút hết xuống rồi... Có khi nó sắp tổ chức cho 495 đại biểu quốc hội của mình đi nghỉ mát ở Lộc Hà, Thanh Hà hết chăng... HU HU HU...

GLL: Lại nhạy cảm mất rồi !

NLT: Mình đang mơ đến viễn cảnh lại đi rình rập Thanh Hà để tiếp tế cho ĐBQH như tiếp tế choBui Hang... há há há ;)))

TL: thiệt hả? Cái quái gì vậy?

HD: là sao?? tui sung máu lên rồi đó

DO: Rút xuống hết roài. Nhục như con cá nục

DO: Chết yểu ===> http://vov.vn/Home/Quoc-hoi-thong-qua-Luat-Bien-Viet-Nam/20126/214066.vov

HD: Trời Ơi! khốn nạn cho Việt Nam chúng con quá.

VNTD: dua len lai go xuong, chung no lam nhu tro con nit vay

VT: Nhất cử nhất động treo lên rồi lại kéo xuống. Tiếng nói nhà báo chẳng có gì là trung thực, vậy cái ngày nhà báo 21 tháng 06 là cái con mịa gì đây?


++++++++++++++++++++++++++





Trung Quốc phản đối luật biển của VN


Cập nhật: 09:10 GMT - thứ năm, 21 tháng 6, 2012


Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn từ lâu nay

Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển.

Việt Nam cũng lên tiếng đáp trả, nói rằng Trung Quốc "chỉ trích vô lý".

Tin về quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007, nhưng khi đó Trung Quốc phủ nhận.

Nhưng hôm nay, trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đưa tin về việc “Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa".

“Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây phê chuẩn dỡ bỏ Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Hải Nam.”

Thông báo viết Trung Quốc đã thành lập “thành phố cấp địa khu Tam Sa, quản lý các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

Trụ sở của chính quyền theo cấp mới này đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, nằm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn thuộc sự quản lý của thành phồ́ Tam Á, trên đảo Hải Nam.

Theo BBC Tiếng Trung tại London, danh từ dùng để chỉ cấp hành chính này là 'chuyên khu', dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện, và cho thấy cấp hành chính 'quản lý' Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có thẩm quyền và ngân sách lớn hơn.

Cấp 'khu', mà các văn bản tiếng Anh hoặc dịch là 'prefecture', hoặc lớn hơn là 'autonomous region' (tự trị khu) cũng được dùng để quản lý nhiều vùng thuộc sắc tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Triều Tiên ở biên giới của Trung Quốc.

Tin này đưa ra ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển trong ngày 21/6.

Báo chí Việt Nam cho hay ngay Điều 1 của Luật Biển đã quy định về quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ một phần cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau trận hải chiến mà Việt Nam Cộng hòa thua cuộc.

Với 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.


Việt Nam đáp trả


Từ Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói Luật Biển Việt Nam thông qua là "hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới".

"Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam."
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị

Thông cáo trên trang mạng Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: "Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam."

"Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'".

Ông Nghị nói tiếp: "Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông."

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm '16 chữ' và tinh thần '4 tốt' vì lợi ích của nhân dân hai nước," ông tuyên bố.


Thành phố?



Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc tuyên bố hôm nay rằng Trung Quốc “phát hiện sớm nhất, đặt tên và liên tục thi hành quản lý chủ quyền đối với các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

“Việc thành lập thành phố Tam Sa lần này là sự điều chỉnh và hoàn thiện thể chế quản lý hành chính các đảo, bãi ngầm và vùng biển quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa của tỉnh Hải Nam,” người này nói.

Trước đây, có tin nói Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa tháng 11/2007.

Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam


Khi tin này loan ra, một loạt các cuộc biểu tình diễn ra tại Việt Nam để phản đối cuối năm 2007.

Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ xác nhận kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Lời văn phản đối trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn: "Chính phủ Trung Quốc tuyên bố: Tây Sa hải đảo và Nam Sa hải đảo là lãnh thổ Trung Quốc. Các đảo này và vùng phụ cận thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Trung Quốc.

"Bất cứ nước nào đưa ra đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và theo đó áp dụng bất cứ hành động nào đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều là phi pháp và vô hiệu."

Trong khi đó Luật Biển của Việt Nam cũng khẳng định "đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

Mặc dù vậy Luật cũng nói Việt Nam chủ trương "giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình" theo các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Báo chí trong nước nói Luật Biển Việt Nam đã được thông qua với sự đồng ý của 99,2% đại biểu.

Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, đã chứng kiến nhiều sự cố trong thời gian gần đây.

Trong đó các vụ bắt ngư dân đánh cá giữa các nước ngày càng tăng kèm theo những sự cố như vụ chạm trán gần đây giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough hay trước đó là vụ Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh cho tàu cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120621_china_vietnam_sea.shtml
 


Được đăng bởi Tễu vào lúc 16:33


9 nhận xét:

  1. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam không thể tranh cãi. TQ đừng có ... la làng.
  2. Trả lời
  3. Nặc danh17:52 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  4. "Báo chí trong nước nói Luật Biển Việt Nam đã được thông qua với sự đồng ý của 99,2% đại biểu."
  5. Không hiểu thằng nào không thông qua nhỉ???
  6. Trả lời
  7. thanhvdgt118:14 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  8. HOÀNG SA - VIỆT NAM; TRƯỜNG SA - VIỆT NAM
  9. HOÀNG SA - VIỆT NAM; TRƯỜNG SA - VIỆT NAM
  10. HOÀNG SA - VIỆT NAM; TRƯỜNG SA - VIỆT NAM
  11. ---
  12. Chúng tôi đã luôn hô vang đủ như vậy mỗi lần có thể!
  13. Trả lời
  14. The Bell18:38 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  15. Trời ạ. Điều này thì ai cũng biết. HS-TS -VN.
  16. Chỉ có điều lạ là tại sao khi chúng ta hô vang những khẩu hiệu này thì Nhà Nước của chúng ta lại không cho?
  17. Luật đã được thông qua .Từ bây giờ chúng ta có quyền hô to điều này, ta nên tổ chức hô cho đã những ngày khao khát được hô đi Bác Diện ơi
  18. Trả lời
  19. tranthihuong20:35 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  20. Chúc mừng chú Tễu dọn về nhà cũ ấm áp tình người ,chúng tôi luôn ở bên chú .
  21. Vậy là nước ta đã đứng thẳng,ngẩng cao đầu rồi.ÔI Việt nam thân yêu của tôi,hạnh phúc quá mà ngờ chiêm bao .
  22. Bác sứ Thọ ơi ,bác chuẩn bị hồ sơ kỹ càng để dạy cho ông Chí Quân kia biết ,Hoàng sa và Trường sa là của VIỆT NAM bác nhé ,chúc bác thành công .
  23. Trả lời
  24. Mai Anh21:52 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  25. HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !
  26. HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !
  27. HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !
  28. HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !
  29. HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !
  30. Trả lời
  31. Nặc danh22:05 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  32. Thật vui khi lại được tiếp tục đọc các bài viết của anh.mấy hôm rày vắng bóng tự nhiên thấy khó chịu bứt rứt trong người....
  33. Trả lời
  34. Anh Vinh béo00:35 Ngày 22 tháng 6 năm 2012
  35. Nhân chuyện này xin các bác giúp khiếu nại lần nữa với Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ: họ vẫn bán bản đồ có ghi chữ "China" đỏ chót vào chỗ Hoàng Sa.
  36. http://shop.nationalgeographic.com/ngs/product/maps/wall-maps/world-maps/world-political-map-%28earth-toned%29%2C-enlarged-and-mounted
  37. Với uy tín của họ, không biết đã bao nhiêu nghìn tấm bản đồ đến với người dân thế giới, đặc biệt dùng trong trường học thì hậu quả thật là to lớn. Mong các bác dốc tâm sức làm đến cùng vụ này.
  38. Một lòng vì Tổ quốc, đa tạ công sức và trí tuệ của các bác./.
  39. Trả lời
  40. Anh Vinh béo00:38 Ngày 22 tháng 6 năm 2012
  41. Xin các bác nhân sĩ tiếp tục đấu tranh với NATGEO, họ vẫn bán bản đồ có chữ "China" ở vị trí Hoàng Sa (chữ duy nhất có màu đỏ, như để thêm nổi bật). Không biết đã bao nhiêu nghìn tấm bản đổ đến tay người dân thế giới, đặc biệt dùng trong trường học thì hậu quả thật là to lớn.
  42. http://shop.nationalgeographic.com/ngs/product/maps/wall-maps/world-maps/world-political-map-%28earth-toned%29%2C-enlarged-and-mounted
  43. Một lòng vì Tổ quốc, đa tạ công sức và trí tuệ của các bác./.
  44. Trả lời

http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/06/bbc-trung-quoc-phan-oi-luat-bien-cua.html



++++++++++++++++++++++++++



Quốc hội Việt Nam khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa

RFA-21-06-2012

Quốc hội Việt Nam hôm nay đã thông qua Luật Biển Việt Nam với hơn 99% đại biểu đồng ý.
RFA file
Toàn dân khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa



Trong điều 1 của Luật Biển Việt Nam vừa được quốc hội thông qua với đa số tuyệt đối như vừa nói thì chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định.

Theo luật vừa mới được quốc hội thông qua thì Việt Nam có qui định những biện pháp cần thiết, bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam.

Luật Biển của Việt Nam cũng đề ra nguyên tắc sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với những quốc gia khác. Ngoài ra luật này cũng thừa nhận quyền qua lại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam miễn là không vi phạm những qui định bị cho là phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

Trong khi đó Trung Quốc hôm nay cũng lên tiếng nói rằng Bắc Kinh mạnh mẽ chống lại Luật Biển của Việt Nam mà Quốc hội nước này vừa thông qua.

Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Trương Chí Quân, cho triệu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đến để đưa ra phản đối về Luật Biển của Việt Nam trong đó tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc thì Luật biển của Việt Nam với tuyên bố chủ quyền như vừa nêu là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Phía Trung Quốc tuyên bố Luật Biển của Việt Nam là không có hiệu lực. Bắc Kinh yêu cầu phía Việt Nam không làm gì hại đến quan hệ hai nước hoặc đến hòa bình và ổn định trong khu vực Biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải và Việt Nam gọi là Biển Đông.

Tại khu vực Biển Đông, sáu nước có tuyên bố chủ quyền là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.

lacphucloctho nơi gửi hanoi :
<p>yeu nuoc la bon phan cua moi cong dan Viet Nam noi chung xong, yeu nuoc v giu nuoc de cho be lu quan tham no hoanh hanh dan chung cuop tien cua nhan dan roi no cxoi thuong lai nhan dan hoi rang yeu nuoc co ich gi chu. Lu quan chuc VN tu chinh phu xuong toi co so ngay nay no dong thanh cuop cua cong ve lam cua rieng minh tu trung uong den co so deu vay, nhu the mat nuoc co gi la dang tiec</p>
21/06/2012 12:07

Tuan nơi gửi Tp .hcm :
<p>That la buc xuc! Ep nguoi wa dang ma! La cong dan cua nuoc viet nam, chung ta hay cung nhau bao ve quan dao truong xa va Hoang xa nha!</p>
21/06/2012 12:03

nguyễn anh cường nơi gửi hà nội :
<p>trung quốc thật trơ trẽn. Việt Nam và các nước có liên quan trực tiếp đến vùng biển hiện có tranh trấp thì cứ căn cứ vào luật biển quốc tế năm 1982 về vùng đặc quyền kinh tế, đây cũng chính là thứ mà Trung Quốc luôn tránh né khi bi đưa ra tòa án quốc tế, </p>
21/06/2012 11:51

đôngtyson nơi gửi VN :
<p>ý tôi còn tùy quốc hội hảy cho thuê vịnh Cam Ranh cho mỹ để mỹ khống chế trung quốc.vì nó</p>
21/06/2012 11:39

đôngtyson nơi gửi hcm :
<p>tôi biết ơn quốc hội Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cải trung quốc là cái gì mà đòi chủ quyền nếu muốn thì nước Mỹ là của trung quốc đòi đi.</p>
21/06/2012 11:34


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-nat-as-pas-mari-law-06212012095726.html





++++++++++++++++++++++++++

Thứ năm, ngày 21 tháng sáu năm 2012

TIN VUI: SÁNG NAY, QUỐC HỘI VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT BIỂN




Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam



(VOV) - Sáng 21/6, với 495/496 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt 99,2%), Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam.



Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật biển Việt Nam.



Cũng trong sáng nay, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Quảng cáo với 484 đại biểu tán thành (chiếm 97,39%) trong tổng số 487 đại biểu tham gia biểu quyết.



Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) có 483 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó 478 đại biểu tán thành thông qua (95,79%).



Về Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 có 479 đại biểu tham gia biểu quyết, 473 đại biểu tán thành (94,79%).



Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vối 484/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 97,19%./.



Ngọc Thành/VOV online.


Blog Đào Tuấn đưa tin:

Tin nóng: CHỦ QUYỀN HOÀNG SA ĐƯỢC GHI NGAY TẠI ĐIỀU 1 LUẬT BIỂN

Với 495/496 đại biểu QH bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua luật Biển Việt Nam với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong điều 1.

Luật Biển chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ « vũ khí pháp lý » để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu thuyền nước ngoài vi phạm.


Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang. Trong khi đó, khoản 1 Điều 5 quy định việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết.




Luật Biển thừa nhận quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam nhưng quy định rất cụ thể các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam:



a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.



b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.



c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào.



d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.



đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam.



e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.



g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền.



h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.



i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.



k) Đánh bắt hải sản trái phép.



l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép.



m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam.



n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.



Theo Luật Biển, Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.


Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.



Việc QH thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 


Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận luật Biển là thảo luận kín. Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ bộ luật này.

Nguồn: Đào Tuấn Blog.

Được đăng bởi Tễu vào lúc 15:47

10 nhận xét:

  1. Nặc danh16:27 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  2. Chào mừng "cờ-lốc" anh Diện đã trở lại. Cố gắng lên! "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi".
  3. Trả lời
  4. yêu quê17:12 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  5. Còn 1 tên theo giặc thì phải? Hay là tên đó vô cảm?!
  6. Trả lời
  7. Thu Minh17:15 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  8. Lâu rồi mới có được tin vui từ cuộc họp Quốc Hội. Ủng hộ QH thông qua luật biển VN.
  9. Trả lời
  10. Trả lời
    1. Ha Le20:04 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
    2. He he, giá mà được... biểu tình ủng hộ Quốc Hội nhể? Được thế thì phải nói là... "dzui toàn tập"!
    3. Trả lời
  11. Le Anh Phi18:24 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  12. Quốc hội VN kỳ chơi đẹp quá ! Hoan hô ! các đại biểu QH .
  13. Trả lời
  14. Haisg18:36 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  15. Chào mừng blog TS Diện mở lại
  16. TH
  17. Trả lời
  18. Nhân Dân18:52 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  19. B-logơ Xuân Diện lại hòa nhập lại với thế giới mạng! Chúc mừng!
  20. Trả lời
  21. Nặc danh20:30 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  22. Thì ra các vị đại biểu của ta không hèn như đa số người dân nghĩ về họ. Xin chúc mừng quốc hội VN.
  23. Trả lời
  24. Nặc danh21:01 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  25. Bài trên báo Nhân Dân, ko nói rõ là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có được ghi trong luật hay ko. Mà theo cách diến đạt thì có lẽ là ko ghi điều này. TS Diện có rõ xin chỉ giáo?
  26. Trả lời
  27. ANT21:12 Ngày 21 tháng 6 năm 2012
  28. luật biểu tình thì lại bị ỉm đi...
  29. Trả lời
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/06/tin-vui-quoc-hoi-thong-qua-luat-bien.html




++++++++++++++++++++++++++


Trang web của trường cấp 3 Bùi Thị Xuân, Biên Hòa, Đồng Nai... đã bị hack bởi Trung Quốc lúc 0h10'
http://www.buithixuandn.com/



3 nhận xét:

  1. Mang tiếng là quan tâm nước nhà mà không biết thiếu một đại biểu Long An (bà Hoàng Yến) do bị bãi nhiệm à?

    Việt gian? Nực cười...

    Trả lờiXóa
  2. Đặng thị Hoàng Yến bị bãi nhiệm ngày 26/5/2012, đã bị gạch tên khỏi danh sách đại biểu Quốc Hội trước khi họp bầu về Luật Biển của Việt Nam ngày 21/6/2012, cho nên không có tên trong danh sách 496 đại biểu QH. Tên Việt Gian đó không biết là ai? Phải hỏi Trọng lú thôi :)))

    Trả lờiXóa
  3. Thêm thông tin cho bác "Nặc Danh", để nắm rõ hơn tình hình của đất nước nhé :)

    "496 đại biểu CÓ MẶT"

    Trích : "...Trong phiên bế mạc này, có mặt đầy đủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, nhưng 4 đại biếu khác vắng mặt. Kết quả thông qua Luật Biển là 495/496 các đại biểu có mặt..."

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/06/nhung-nguoi-biet-hoi-han.html#more

    Trả lờiXóa