Sau khi một nhóm công dân Việt Nam viết thư gởi đến chính phủ Nhật Bản phản đối việc nước này giúp đỡ kỹ thuật xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam,
AFP
Dân Nhật biểu tình phản đối điện nguyên tử
Tổ chức phi chính phủ Những người bạn của Trái đất Nhật Bản (Friends of Earth Japan) cũng vừa lên tiếng yêu cầu Nhật Bản và Việt Nam phản hồi về sự kiện này. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:
Việt Nam (xây nhà máy điện hạt nhân) sẽ sai lầm như Nhật Bản
Tổ chức Những người bạn của Trái đất Nhật Bản (Friends of Earth Japan) vừa có thư gởi đến Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu hai chính phủ này “chính thức phản hồi đơn kiến nghị” của nhóm công dân, nhân sĩ Việt Nam khi nhóm này phản đối Nhật Bản tài trợ kỹ thuật xây dựng nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận.
Tổ chức Những người bạn của Trái đất Nhật Bản là một tổ chức quốc tế phi chính phủ, họat động tại nhiều nước từ hơn 40 năm nay, chuyên về các vấn đề môi trường. Tại Nhật Bản, tổ chức này từng nhiều lần lên tiếng phản đối việc sản xuất năng lượng hạt nhân, đặc biệt là sau tai nạn hạt nhân tại Fukushima hồi tháng 3 năm 2011.
Phát biểu với đài RFA, bà Yoshida Akiko, chuyên viên phụ trách chính sách năng lượng hạt nhân của Tổ chức cho biết lý do vì sao họ quan tâm đến lá thư phản đối chính phủ Nhật tài trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam:
“Chúng tôi đã trải qua tại nạn hạt nhân đối với nhà máy Fukushima. Chúng tôi thấy rằng một khi tai nạn hạt nhân xảy ra thì không thể kiểm soát nổi”.
Trong lá thư đề ngày 4 tháng 6 năm 2012, tổ chức Những người bạn Trái đất nói rằng “Ở Nhật Bản, nhiều người vẫn còn gánh chịu hậu quả thê thảm và nghiêm trọng của thảm họa hạt nhân Fukushima” và nhấn mạnh rằng họ lo ngại việt Nam sẽ “phạm phải sai lầm như Nhật Bản” khi nhập khẩu công nghệ hạt nhân và “buộc người dân sống trong nguy hiểm”.
Tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản ký hợp đồng xuất khẩu công nghệ sản xuất điện hạt nhân sang một số nước bao gồm cả Việt Nam. Điều này cho thấy chính sách xuất khẩu kỹ thuật dùng trong năng lượng hạt nhân nước này không thay
Một người đang nhìn vào mô hình lò phản ứng hạt nhân Mitshubishi tại một cuộc triển lãm về điện hạt nhân tại Hà Nội. Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sẽ hoạt động vào năm 2020. AFP
đổi sau tai nạn Fukushima mặc dù tai nạn này đã suýt làm chính phủ đi tản hơn 30 triệu người.
Theo bà Yoshida Akiko, những nhà xuất khẩu công nghệ hạt nhân luôn phản đối việc loại bỏ nguồn năng lượng này:
“Cựu Thủ tướng Nato Kan đã từng tuyên bố rằng Nhật Bản nên loại bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân nhưng những nhà xuất khẩu kỹ thuật này thì luôn phản đối nó. Chính phủ nói rằng năng lượng hạt nhân là (giải pháp) cho việc biến đổi khí hậu và nhằm giảm khí thải nhà kính nhưng điều đó không đúng”.
Sau một thời gian tạm ngưng sử dụng các nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Yoshihiko Noda, người luôn tỏ quan điểm ủng hộ nguồn năng lượng nguyên tử, tuần trước lại lên tiếng kêu gọi tái sử dụng một số lò phản ứng không bị ảnh hưởng sau tai nạn kép năm ngoái. Tuy nhiên, giới hữu trách Nhật Bản đang phải xem xét giữa nhu cầu năng lượng của cả nước đối với nguyện vọng của dân chúng xứ Anh đào. Hiện tại có hơn 7 triệu người Nhật Bản ký tên yêu cầu từ bỏ nhà máy điện hạt nhân sau khi ông Oe Kezaburo, người từng đạt giải Nobel Văn học khởi xướng.
Sự kiện tổ chức Những người bạn Trái đất ủng hộ kiến nghị phản đối chính phủ Nhật khi Tokyo hỗ trợ xây dựng nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận đã làm nhiều người cảm kích. Kỹ sư Nguyễn Hùng từ Australia, một trong ba nhân vật khởi xướng lá thư phản đối chính phủ Nhật cho biết:
“Chúng tôi rất phấn khởi khi biết việc làm của mình được người Nhật biết đến. Mục đích chúng tôi là như thế”.
Kiến nghị phản đối Nhật giúp xây nhà máy hạt nhân tại NT
Thư phản đối chính phủ Nhật đề ngày 21 tháng 5 năm 2012, được gởi cho Thủ tướng, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Tòa đại sứ nước này tại Việt Nam. Nội dung chính, lá thư đề nghị chính phủ Nhật “rút lại hành động có tính chất phân biệt chủng tộc, vô trách nhiệm, ích kỷ và thiếu đạo lý”.
Sau khi tai nạn hạt nhân xảy ra ra, Nhật Bản cho đóng một số nhà máy hạt nhân và thưc hiện kiểm tra toàn bộ nhà máy hạt nhân nơi đây. Đầu tháng 5 năm nay, Nhật hoàn thành việc đóng cửa tất cả các nhà máy và tạm ngưng sản xuất điện hạt nhân trên toàn quốc. Trong khi đó, phía Nhật đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ đô la, và cho phép các công ty Nhật Bản cung cấp thiết bị, kỹ thuật sản xuất năng lượng hạt nhân sang Việt Nam.
Lá thư của nhóm công dân Việt Nam chỉ rõ rằng Nhật Bản mặc dù là một nước có kỹ thuật công nghệ hiện đại, nhưng cũng không đảm bảo việc tai nạn hạt nhân không xảy ra, cho nên họ rất lo lắng cho một nước có trình độ kỹ thuật thấp như Việt Nam. Ông Nguyễn Hùng nói thêm:
“Chúng tôi thấy là trình độ kỹ thuật Việt Nam chưa đủ để điều hành một nhà máy hạt nhân. Tai nạn hạt nhân thì kinh khủng lắm nó ảnh hưởng một vùng rộng lớn và cả một thế hệ sau này. Chúng tôi thấy rằng Việt Nam có thể dùng những cách khác để sản xuất điện cung cấp cho cả nước”.
Lá thư không dựa trên phân tích khoa học nhưng chỉ nêu ra nguy hiểm tiềm tàng của các nhà máy điện hạt nhân thông qua các tai nạn trong lịch sử. Mục đính chính của việc viết lá thư này được cho biết nhằm tạo ra dư luận trong nước Việt Nam và Nhật Bản. Cho đến thời điểm hiện tại, kiến nghị phản đối chính phủ Nhật giúp đỡ xây dựng nhà máy hạt nhân tại Ninh Thuận đã thu thập
Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. RFA file
được hơn 600 chữ ký - một con số khá khiêm tốn so với những nguy cơ tiềm tàng của năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hùng, chữ ký của người Việt Nam trong tình hình hiện tại có thể có nhiều giá trị hơn:
“Đối với chúng tôi giá trị một chữ ký của người Việt Nam trong điều kiện đất nước như thế thì gấp trăm gấp ngàn lần một chữ ký của các nước khác như Nhật chẳng hạn”.
Trong cuộc điều trần quốc hội hồi cuối tháng 5, cựu Thủ tướng Naoto Kan một lần nữa lên tiếng phản đối năng lượng hạt nhân khi cho rằng hậu quả to lớn của các tai nạn này không thể chấp nhận được. Ông cho rằng không thể đảm bảo rằng bất cứ nhà máy hạt nhân nào là an toàn tuyệt đối. Ngược lại, ông khẳng định cách duy nhất làm cho các nhà máy này an toàn là “đừng phụ thuộc vào nó và vứt bỏ nó đi”. Lời phát biểu của ông Naoto Kan cùng những phản đối của dân Nhận Bản cho thấy nhiều chính giới và người dân Nhật phản đối điện hạt nhân. Theo ông Nguyễn Hùng, đây có thể mở ra một cơ hội để những ai quan tâm đến tình trạng điện hạt nhân Việt Nam có thể nhìn tới:
“Chúng tôi đang soạn một thư khác gởi cho QH Nhật Bản để mong họ lật ngược lại quyết định hổ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy hạt nhân tại Việt Nam”.
Xin được nhắc lại, TS Nguyễn Xuân Diện (thuộc viện Hán Nôm) là một trong ba nhân vật cùng GS Nguyễn Thế Hùng (Đà Nẵng), và kỹ sư Nguyễn Hùng (Australia) khởi xướng lá thư phản đối chính phủ Nhật Bản. Sau khi lá thư chính thức công bố trên blog của ông Nguyễn Xuân Diện, giữa tháng 5 ông đã bị một nhóm người tự xưng thương binh đến gây rối và yêu cầu rút lá thư khỏi trang blog.
Phát biểu trên tờ Cựu chiến binh, một số nhân vật tự xưng là thương binh cho rằng việc phản đối điện hạt nhân là gây hại cho đất nước. Cho đến bây giờ có nhiều thông tin trái chiều về sự kiện xảy ra hôm 18 tháng 5 tại viện Hán Nôm.
Trong lá thư ủng hộ của Những người bạn Trái đất, tổ chức này ngoài việc yêu cầu chính phủ Việt Nam trả lời kiến nghị, còn yêu cầu “đảm bảo TS Nguyễn (Xuân Diện) và các công dân khác sẽ không gánh chịu hậu quả’ vì ký tên vào thư kiến nghị.
Theo dòng thời sự:
- Thảm họa môi trường – Bài học nào cho Việt Nam?
- Nhật đóng lò phản ứng hạt nhân cuối cùng
- Fukushima một Chernobyl thứ 2?
- Việt Nam quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
- Nên hay không nên xây nhà máy điện hạt nhân ở VN?
- Việt Nam xúc tiến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
- Trung Quốc sẽ xây nhà máy điện hạt nhân gần Việt Nam
- Vấn đề an toàn nhà máy điện hạt nhân
- Kinh nghiệm sau vụ nổ ở lò phản ứng hạt nhân ở Nhật
- Bài học cho VN từ sự cố Fukushima
- Mức phóng xạ vụ Fukushima không nhiều như vụ Chernobyl
- Ứng dụng của hạt nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét