Thứ bảy 16 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 16 Tháng Sáu 2012
Giới luật sư không đồng ý với bản cáo trạng truy tố nhà báo Hoàng Khương
Ảnh nhà báo Hoàng Khương trên trang web của RSF - Phóng viên Không Biên giới (rsf.org)
Theo tin báo chí trong nước, ngày 14/06/2012 vừa qua, Viện
Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất cáo trạng truy tố
nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ về tội "đưa hối lộ" và đã chuyển
toàn bộ hồ sơ sang Tòa án Nhân dân TPHCM. Nhưng giới luật sư không đồng
tình với bản cáo trạng này.
Nhà báo Hoàng Khương đã bị tạm giam từ ngày 02/01/2012, sau khi
viết một loạt bài đăng trên báo Tuổi Trẻ nói về tệ nạn nhận hối lộ của
cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Để có bằng chứng viết bài,
phóng viên này đã thông qua Tôn Thất Hòa làm trung gian để tiếp xúc và
đưa hối lộ 15 triệu đồng cho Huỳnh Minh Đức, cán bộ đội cảnh sát giao
thông Bình Thạnh, nhằm lấy lại một xe gắn máy bị tạm giữ.
Trong vụ này, Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM quyết định truy tố Huỳnh Minh Đức về tội « nhận hối lộ », truy tố Tôn Thất Hoà về tội « làm môi giới hối lộ », nhưng truy tố luôn cả nhà báo Hoàng Khương về tội « đưa hối lộ », cùng với 3 người khác.
Mặc dù phóng viên Tuổi Trẻ vẫn cho rằng anh chỉ thực hiện các hoạt động tác nghiệp báo chí, để lấy chứng cứ, tư liệu cho các bài viết, nhưng theo bản cáo trạng, việc làm của Hoàng Khương là « xuất phát từ lợi ích cá nhân », chứ không chỉ là tác nghiệp báo chí. Theo Bộ Luật hình sự Việt Nam, người phạm tội « đưa hối lộ » có thể lãnh án tù từ 6 đến 13 năm.
Ngay từ khi có kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra vào tháng trước, báo Tuổi Trẻ đã phản đối việc truy tố nhà báo Hoàng Khương, cho rằng bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra "chưa đủ sức thuyết phục vì thiếu căn cứ pháp lý và thực tế ". Theo Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, nhà báo Hoàng Khương chỉ sai trong phương pháp điều tra, mục đích chủ yếu của anh là chứng minh tiêu cực trong lực lượng công an, chứ không nhằm lợi ích cá nhân.
Sau khi có bản cáo trạng truy tố nhà báo Hoàng Khương, tờ Tuổi Trẻ hôm qua cũng đã đăng ý kiến của một số luật sư về vụ này. Đối với luật sư Trương Xuân Tám, Uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc, cáo buộc Hoàng Khương đưa hối lộ là không đúng về mặt pháp lý, vì anh chỉ tìm chứng cứ để viết bài phản ánh tiêu cực theo sự phân công của báo Tuổi Trẻ. Theo vị luật sư này, nếu nhà báo Hoàng Khương có sai sót thì chỉ cần giao cho cơ quan chủ quản xử lý hành chính.
Về phần luật sư Trịnh Minh Tân, thuộc Đoàn luật sư TP.HCM thì đề nghị là nên miễn trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Khương. Theo ông : « Khi thông tin do Hoàng Khương nêu trong các bài báo là xác thực (là cơ sở để cơ quan điều tra khởi tố vụ án này) thì đó là “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” (quy định tại khoản 3 điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự).
Cơ quan điều tra đã căn cứ vào “tin báo” để khởi tố vụ án hình sự thì phải coi đó là một dạng tố giác tội phạm theo quy định tại điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp này, nên miễn trách nhiệm hình sự cho nhà báo Hoàng Khương (căn cứ vào khoản 2 điều 25, khoản 6 điều 289 Bộ luật hình sự và điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự). »
Riêng luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền lợi cho nhà báo Hoàng Khương, thì cho rằng cáo trạng « chưa phản ánh toàn bộ bản chất vụ án ». Theo luật sư Hoài, bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM « thiếu những chứng cứ có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho quyết định truy tố ». Vị luật sư này lưu ý, « bản cáo trạng chưa phản ánh được đầy đủ các chứng cứ và tình tiết thể hiện trong hồ sơ vụ án, tách rời hành vi khách quan với nhận thức chủ quan, không làm sáng tỏ được mục đích và động cơ của hành vi bị coi là tội phạm của nhà báo Hoàng Khương ».
Luật sư Phan Trung Hoài còn nhấn mạnh một điều trớ trêu là, nhà báo Hoàng Khương « từ chỗ là tác giả của hai bài báo được báo Tuổi Trẻ đăng tải công khai và là cơ sở cho việc tiến hành xác minh ban đầu, khởi tố điều tra vụ án này, nay đã trở thành bị can trong vụ án do chính mình là người phát hiện, đăng báo ».
++++++++++++++++
Trong vụ này, Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM quyết định truy tố Huỳnh Minh Đức về tội « nhận hối lộ », truy tố Tôn Thất Hoà về tội « làm môi giới hối lộ », nhưng truy tố luôn cả nhà báo Hoàng Khương về tội « đưa hối lộ », cùng với 3 người khác.
Mặc dù phóng viên Tuổi Trẻ vẫn cho rằng anh chỉ thực hiện các hoạt động tác nghiệp báo chí, để lấy chứng cứ, tư liệu cho các bài viết, nhưng theo bản cáo trạng, việc làm của Hoàng Khương là « xuất phát từ lợi ích cá nhân », chứ không chỉ là tác nghiệp báo chí. Theo Bộ Luật hình sự Việt Nam, người phạm tội « đưa hối lộ » có thể lãnh án tù từ 6 đến 13 năm.
Ngay từ khi có kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra vào tháng trước, báo Tuổi Trẻ đã phản đối việc truy tố nhà báo Hoàng Khương, cho rằng bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra "chưa đủ sức thuyết phục vì thiếu căn cứ pháp lý và thực tế ". Theo Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, nhà báo Hoàng Khương chỉ sai trong phương pháp điều tra, mục đích chủ yếu của anh là chứng minh tiêu cực trong lực lượng công an, chứ không nhằm lợi ích cá nhân.
Sau khi có bản cáo trạng truy tố nhà báo Hoàng Khương, tờ Tuổi Trẻ hôm qua cũng đã đăng ý kiến của một số luật sư về vụ này. Đối với luật sư Trương Xuân Tám, Uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc, cáo buộc Hoàng Khương đưa hối lộ là không đúng về mặt pháp lý, vì anh chỉ tìm chứng cứ để viết bài phản ánh tiêu cực theo sự phân công của báo Tuổi Trẻ. Theo vị luật sư này, nếu nhà báo Hoàng Khương có sai sót thì chỉ cần giao cho cơ quan chủ quản xử lý hành chính.
Về phần luật sư Trịnh Minh Tân, thuộc Đoàn luật sư TP.HCM thì đề nghị là nên miễn trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Khương. Theo ông : « Khi thông tin do Hoàng Khương nêu trong các bài báo là xác thực (là cơ sở để cơ quan điều tra khởi tố vụ án này) thì đó là “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” (quy định tại khoản 3 điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự).
Cơ quan điều tra đã căn cứ vào “tin báo” để khởi tố vụ án hình sự thì phải coi đó là một dạng tố giác tội phạm theo quy định tại điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp này, nên miễn trách nhiệm hình sự cho nhà báo Hoàng Khương (căn cứ vào khoản 2 điều 25, khoản 6 điều 289 Bộ luật hình sự và điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự). »
Riêng luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền lợi cho nhà báo Hoàng Khương, thì cho rằng cáo trạng « chưa phản ánh toàn bộ bản chất vụ án ». Theo luật sư Hoài, bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM « thiếu những chứng cứ có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho quyết định truy tố ». Vị luật sư này lưu ý, « bản cáo trạng chưa phản ánh được đầy đủ các chứng cứ và tình tiết thể hiện trong hồ sơ vụ án, tách rời hành vi khách quan với nhận thức chủ quan, không làm sáng tỏ được mục đích và động cơ của hành vi bị coi là tội phạm của nhà báo Hoàng Khương ».
Luật sư Phan Trung Hoài còn nhấn mạnh một điều trớ trêu là, nhà báo Hoàng Khương « từ chỗ là tác giả của hai bài báo được báo Tuổi Trẻ đăng tải công khai và là cơ sở cho việc tiến hành xác minh ban đầu, khởi tố điều tra vụ án này, nay đã trở thành bị can trong vụ án do chính mình là người phát hiện, đăng báo ».
++++++++++++++++
Gâu! gâu! ẳng! ẳng: Cáo trạng Hoàng Khương
Cửa pháp đình chưa mở, bản án chưa tuyên – nhưng chắc chắn phóng viên Hoàng Khương
phải vào tù, vì đó là yêu cầu tối thiểu như lời cảnh báo cho mọi phóng
viên của hàng trăm tờ báo “lề đảng” hiện nay “đừng có mà dại dột chó mũi
vào lãnh địa sự sống của “chúng ông” mà mưu toan bới móc để bẩy “việt
vị”. Tất cả đều có giá của nó đấy!...
*
Công luận, nhân dân thỉnh thoảng vẫn hay đọc thấy những dòng tương tự
như thế này trên các tờ báo của ngành Công An liên quan đến các vụ việc
điều tra nhận hối lộ…
“Quan chức này đòi 100 triệu, sẽ xếp lại vụ việc. Nạn nhân kín đáo
báo CA, bộ phận “nghiệp vụ” CA phối hợp cùng nạn nhân bí mật ghi các dãy
số “sêri” của các tờ tiền mà nạn nhân sẽ trao, tại VP làm việc khi quan
chức này nhận tiền xong cất vào cặp, nạn nhân bước ra cửa, thì nhân
viên CA ập vào bắt quả tang, yêu cầu quan chức này mở cặp kiểm tiền và
đối chiếu, ký xác nhận số “sêri” tiền vào biên bản “tình tiết phạm pháp
quả tang đã được xác nhận” tội nhận hối lộ đã hoàn thành …”
Toàn bộ qui trình “nghiệp vụ” mà phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ áp dụng để điều tra và viết 2 bài báo: “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” đăng
trên báo TT, nó rất giống như vậy, nếu không muốn nói là “hai anh em
sinh đôi” – tất nhiên là không thể giống cả cái lông, sợi tóc!
Như từ nhiều mặt cắt hoàn hảo đầy giá trị của một viên kim cương, ánh
sáng “quang minh chính trực”, tự nó đã lấp lánh, chỉ có những ai không
có điều kiện hay không thể sở hữu thì mới "đố kỵ” quay đi (dù trong trái
tim họ vẫn thầm công nhận đó là giá trị đích thực).
- Toàn bộ sự việc điều tra ấy nằm trong chuyên đề xã hội “chống tiêu
cực” của báo Tuổi Trẻ mà vạch trần các “nhũng nhiễu” trong giao thông là
một trong các mãng đề tài liên quan, PV Hoàng Khương được sự chỉ đạo
của cơ quan, phân công trực tiếp điều tra “mãng” này.
- Số tiền đưa hối lộ và chiếc xe “được giải cứu” không phải là tài sản của PV Hoàng Khương.
- PV Hoàng Khương không quen biết hay thù hằn gì với viên chức thượng úy đội CSGT nhận hối lộ.
- Động cơ của việc điều tra ấy là vì sự an toàn trong giao thông, giảm
thiểu tai nạn và thiệt hại cho nhân dân, (động cơ điều tra, bất vụ lợi
cá nhân).
- Là một PV kỳ cựu, có nhiều thành tích được công nhận chống tiêu cực
cho xã hội, trung thực trong nghề nghiệp, khách quan trong nhận định
(khen lẫn chê). Đơn cử các bài báo thấm đẫm tình người: “Vừa phá án, vừa bảo vệ dân” – “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” – “Đằng sau những chiến công là lỗi hẹn với cuộc đời ” nói về những “tích cực” của ngành CA trên báo Tuổi Trẻ ….
PV Hoàng Khương (giữa)
Bấy nhiêu đó thôi thì sự “quang minh chính trực” đã định hình – Bởi thật
là phi lý tới độ buồn cười, khi nghĩ, chỉ có người thiểu năng trí tuệ
mới chủ định “đưa hối lộ” rồi sau đó viết bài đúc kết “cái sự hối lộ”
không có chút lợi ích gì cho mình ấy, đăng lên báo? Để được ra tòa “xin
bản án ” cái tội đưa Hối Lộ!??.
Vậy mà sau gần nửa năm tạm giam, mới đây 15/6 Viện KSND TP.HCM vừa hoàn
tất cáo trạng truy tố PV Hoàng Khương và năm bị can trong vụ đưa và nhận
hối lộ để trả các xe vi phạm giao thông, chuyển toàn bộ hồ sơ sang TAND
TP.HCM để xét xử theo thẩm quyền.
Mỉa mai thay bảng cáo trạng tống đạt ngay đúng thời điểm ông Bộ trưởng Bộ Công an, Trần Đại Quang phát biểu trên diễn đàn Quốc hội vào chiều 14-6-2012, ông Quang nói:
“Tôi kêu gọi cử tri cả nước và báo chí cung cấp thông tin về các trường
hợp cảnh sát vi phạm, can thiệp vào các vụ vi phạm giao thông, không
nên dùng tiền đưa cho cảnh sát nếu vi phạm. Nếu cảnh sát đòi hối lộ thì
người dân kiên quyết tố cáo. Nếu có sự phối hợp, giúp đỡ của người dân,
chắc chắn sẽ có sự chuyển biến trong lực lượng cảnh sát giao thông”.
Thì người ta nghe, dường như là tiếng “gâu! gâu! ẳng! ẳng từ trong cáo
trạng của Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của Hoàng Khương cấu thành tội
“đưa hối lộ”. Viện Kiểm Sát nhận định:
“Do nắm được mối quan hệ tiêu cực giữa
Tôn Thất Hòa với Huỳnh Minh Đức trong việc giải quyết trả xe đầu kéo cho
Anh Tuấn trước đó nên Hoàng Khương đã cùng Tôn Thất Hòa gợi ý và đưa
tiền cho Đức (từ nguồn tiền mà Trần Minh Hòa đưa) để lấy xe của Trần
Minh Hòa ra.
Cáo trạng cho rằng việc làm của nhà báo
Hoàng Khương xuất phát từ lợi ích cá nhân,(??) vượt quá mục đích tác
nghiệp báo chí đơn thuần” (TT.online)
Nội dung cũng y hệt như tình huống viện dẫn CA tổ chức bắt quan chức hối lộ ở đầu bài (hãy thử so sánh):
Do nắm được mối quan hệ tiêu cực giữa nạn
nhân và quan chức phụ trách hồ sơ, nạn nhân cho rằng quan chức đòi hỏi
số tiền 100 triệu là quá tham lam để xếp lại hồ sơ phạm pháp của mình
nên đi thưa, lợi dụng mối bất hòa này, cán bộ CA điều tra gợi ý chỉ dẫn
cho nạn nhân đưa tiền hối lộ (từ nguồn tiền của nạn nhân có ghi số
“sêri”) để bắt quả tang.
Vậy thì cán bộ CA điều tra “cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân!??” Vượt quá quyền hạn của mục đích điều tra đơn thuần.
Hai trường hợp rất giống nhau, nhưng 100% nếu Cán Bộ CA ở vị trí điều
tra thì đó là một thành tích trong thang điểm để tính “chiến công”,
không thể khác được, nhưng ngược lại, thay vị trí, PV Hoàng Khương trở
thành can phạm tức thì vì “xuất phát từ lợi ích cá nhân!??”,
người ta nói vui, các bản án trong Pháp Chế XHCN/VN như cái “bánh dày”
mà quan tòa như kẻ chế biến, nó có hình thù tùy thuộc theo yêu cầu lãnh
đạo cấp trên.
Tiền nhân chúng ta ngày xưa hay khuyên nhủ, trong những trường hợp như
thế, hãy tự trách mình mà không trách người. Trong quân đội có khẩu hiệu
“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” rèn luyện kỹ năng cho
chiến binh bằng những thử thách trong gian khổ để trưởng thành trong
chiến đấu. Người CSGT hay CA cũng thế, trong môi trường xã hội hãy xem
đó như là thao trường “đưa hối lộ” như một chướng ngại cần phải vượt
qua, chứ không phải dừng lại bới móc để xem nó là hình thù gì mà cố dẹp
nó đi – Thao trường người ta vẫn chủ đích tạo dựng các loại chướng ngại
đó thôi!
Tóm lại, cửa pháp đình chưa mở, bản án chưa tuyên – nhưng chắc chắn PV
Hoàng Khương phải vào tù, vì đó là yêu cầu tối thiểu như lời cảnh báo
cho mọi Phóng Viên của hàng trăm tờ báo “lề đảng” hiện nay “đừng có mà
dại dột chó mũi vào lãnh địa sự sống của “chúng ông” mà mưu toan bới móc
để bẩy việt vị ”. Tất cả đều có giá của nó đấy!.
Xem 24 ý kiến