Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Thủy điện Sông Tranh 2 : Không thể lấy giá trị đồng tiền để đặt cược với sinh mạng dân. Người dân muốn nghe lời khẳng định dứt khoát, cần cơ quan độc lập vào cuộc. / XEM THÊM: Cơn bão Sandy đánh vào Mỹ và Sơn Tinh đổ vào Việt Nam cho thấy sự khác nhau quá xa giữa hai chính phủ về cách ứng phó với bão và ứng xử đối với người dân.

3/11/2012 00:04

Sông Tranh 2: Không thể đặt cược sinh mạng dân


Không thể lấy giá trị đồng tiền để đặt cược với sinh mạng dân.Nếu tình hình nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng dân thì phải cho dừng hoạt động thủy điện Sông Tranh 2 - Chủ tịch MTTQ Quảng Nam, ĐBQH Lê Văn Lai nói.

>> Tiếp tục theo dõi thủy điện Sông Tranh
>> Sông Tranh: Không để đổ lỗi cho ai cũng muộn


Dân muốn nghe lời khẳng định dứt khoát


Cử tri Quảng Nam đã gửi gắm gì với ông về thủy điện Sông Tranh 2?

- Động đất chỉ xảy ra khi có công trình thủy điện Sông Tranh nên dân hoang mang là chuyện bình thường.

Cử tri, chính quyền Quảng Nam và những người quan tâm đều đã đưa ra những kiến nghị hết sức rõ ràng. Quan điểm là không phải vì EVN đã bỏ tiền xây công trình tốn kém nên buộc phải cho vận hành vì sợ lãng phí trong khi nó ảnh hưởng đến tính mạng của dân.

Thứ hai, dân không đồng tình với cách nêu kết luận là “trước mắt thì không có vấn đề gì”. Dân muốn nghe câu khẳng định dứt khoát là về vĩnh viễn thì công trình được đảm bảo tuyệt đối an toàn. Tính mạng của người dân trong hiện tại hay tương lai đều như nhau, do đó không thể chỉ cam kết cho sự an toàn trước mắt mà không nói gì đến lâu dài. Vì vậy, đòi hỏi của dân là muốn được nghe cơ quan chức năng khẳng định là dứt khoát an toàn và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. Đây là đòi hỏi chính đáng và rõ ràng.

Còn bây giờ nếu cơ quan chức năng chỉ khẳng định về an toàn trước mắt thì có thể thế hệ chúng tôi không sao, nhưng hậu quả lâu dài thì thế hệ mai sau lại phải gánh chịu, điều đó là không thể được. Vấn đề liên quan đến tính mạng của cả cộng đồng người thì không thể nói như thế được.

Tôi cũng nghe có người nói đã đầu tư mất 5-6 nghìn tỉ đồng nên không thể bỏ công trình đi được. Dân nghe thế không đồng tình, vì mất tiền đi thì còn có thể bù đắp được còn mất tính mạng của con người là không thể có sự hồi sinh.

*
ĐB Lê Văn Lai: Khó bù đắp được dư chấn bất an trong lòng người dân. Ảnh: TTXVN


Không thể lấy giá trị đồng tiền để đặt cược với sinh mạng của dân.

Tất nhiên, người dân chia sẻ với nhà quản lý. Nhưng các sự cố xảy ra ở đây lớn quá và bất thường quá nên động đất đã tạo ra dư chấn trong lòng người. Chính những dư chấn trong lòng người mới đáng quan tâm lo ngại so với động đất của tự nhiên. Động đất trong tự nhiên có thể gây thiệt hại trong chừng mực nào đó, nhưng dư chấn bất an trong lòng người gây bao thiệt hại về tinh thần suốt thời gian qua là khó bù đắp được.


Cần cơ quan độc lập vào cuộc


Các vấn đề bất thường ở thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra đã lâu nhưng dân vẫn đang chờ kết luận cuối cùng, theo ông như vậy có phải là quá lâu? Cần làm gì tiếp theo lúc này để yên lòng dân?

- Theo tôi phải nhanh chóng thành lập một cơ quan độc lập đánh giá tác động của động đất. Phải đánh giá đúng tình hình. Dựa trên cơ sở kết luận khách quan cuối cùng mới có thể đưa ra quyết định thực sự đúng đắn là nên tiếp tục cho phép vận hành, tiếp tục tích nước hay cho dừng công trình lại. Thậm chí nếu tình hình nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng dân thì phải tính đến tình huống là dừng lại, thôi không duy trì sự tồn tại của đập thủy điện này nữa.

Cả nước còn nhiều công trình thủy điện khác góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhưng với một công trình đã nằm trên địa điểm là một vết đứt gãy, hệ số an toàn không cao thì phải rút kinh nghiệm. Không thể cố đấm ăn xôi trên tính mạng nhân dân.

UB Khoa học, công nghệ và môi trường QH vừa có phiên điều trần và sau đó gửi thông tin tới các ĐBQH kiến nghị một số giải pháp. Theo ông, QH có cần động thái mạnh mẽ hơn với cơ quan chức năng để đòi hỏi kết luận cuối cùng về vấn đề này?

- Tại kỳ họp QH thứ ba vừa qua, đoàn ĐBQH Quảng Nam đã chất vấn cơ quan chức năng vấn đề này rồi. Bộ trưởng Công thương đã có câu trả lời là vẫn đảm bảo an toàn. Chúng tôi nhận thấy mức độ tin cậy của câu trả lời đó chưa cao và thực tiễn đã chứng minh.

Hiện nay chính quyền và dân đều phải chờ kết luận cuối cùng của các nhà khoa học. Di dời hay không, lên phương án vỡ đập hay không phải chờ kết luận cuối cùng. Trách nhiệm với sự sống, cái chết của dân phải được xem xét cẩn trọng.

Ông có định chất vấn tiếp hay không?

- Chúng tôi đang chờ đợi động thái cuối cùng của cơ quan chức năng. Nếu từ nay đến lúc QH chất vấn mà vẫn  không có câu trả lời cuối cùng hoặc động đất vẫn xảy ra phức tạp thì khi đó chắc chắn các đại biểu của dân Quảng Nam sẽ phải lên tiếng.

Lê Nhung

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/95205/song-tranh-2--khong-the-dat-cuoc-sinh-mang-dan.html


________________


Sandy và Sơn Tinh, sự khác biệt giữa hai thể chế


Hai cơn bão Sandy đánh vào Mỹ và Sơn Tinh đổ vào Việt Nam cho thấy sự khác nhau quá xa giữa hai chính phủ về cách ứng phó với bão và ứng xử đối với người dân.


AFP
Huỷ bỏ tất cả chương trình vận động tranh cử Tổng thống Obama cho họp khẩn cấp các bộ quan trọng hầu có kế hoạch sơ tán và cấp cứu dân chúng


Có phải hai thể chế dân chủ pháp trị và chuyên chế đảng trị đã bộc lộ sự khác biệt về quan điểm quá xa nhau hay không?

Hai cơn bão ập vào Việt Nam và Hoa Kỳ gần như cùng thời gian đã mang lại khá nhiều sự so sánh mặc dù trên thực tế mức thiệt hại khá khác xa nhưng nếu tính theo hoàn cảnh của hai nước thì gần như Việt Nam không thua kém gì đất nước giàu nhất thế giới này bao nhiêu.

Về sinh mạng, Mỹ đông dân hơn gấp ba lần Việt Nam nên con số nhân mạng của Việt Nam cao hơn hẳn: Sandy làm Mỹ chết 50 người trong khi Sơn Tinh giết chết 32 người Việt Nam. Cơ sở vật chất của Mỹ được biết tới giờ này là đã thiệt hại hơn hai tỷ trong khi Liên hiệp quốc chính thức công bố chỉ riêng tỉnh Nam Định mức thiệt hại là 45 triệu đô la cùng với hơn 20 ngàn căn nhà hư hại nặng và 19 ngàn héc ta hoa màu không thể thu hoạch. GDP hai nước đã kéo lại khoảng cách này gần hơn với các con số.

So sánh về thiệt hại người và của giữa hai đất nước khó thể công bằng và chính xác, tuy nhiên nếu sự khác nhau được nhìn qua lăng kính xã hội cũng như hoạt động của chính phủ để đánh giá sự ứng phó của hai
Chỉ ít giờ sau cơn bão, bóng của chiếc Air Force One, chiếc chuyên cơ đặc biệt của tổng thống Mỹ đã xuất hiên tại những vùng bị đánh phá nặng bởi Sandy ở New Jersey...

nước trong cùng thời điểm thiên tai xảy ra thì hoàn toàn có thể.


Việc đầu tiên là TT. Obama bỏ tất cả chương trình vận động tranh cử để về ngay Nhà Trắng chỉ huy đối phó cơn bão thế kỷ.


Thiệt hại vật chất và nhân mạng sau thiên tai là điều không thể phiền trách cho ai. Tuy nhiên khi thiên tai xảy ra, người đứng đầu một đất nước được dân chúng và cộng đồng thế giới nhìn vào khả năng ứng xử, sự quan tâm của chính phủ đối với an nguy của dân chúng và nhất là phương pháp tiếp cận người dân để chia sẻ với họ những cơn đau mất tài sản, người thân luôn là yếu tố hàng đầu của một chính quyền dân cử.


Trách nhiệm cụ thể của chính phủ Mỹ


Khi cơn bão Sandy được các cơ quan khí tượng cung cấp chính xác đường đi cùng với dự kiến mức tàn phá của nó thì ngay lập tức chính phủ Obama đã có kế hoạch đối phó và theo dõi mọi diễn tiến của cơn bão từng bước một. Tổng thống Obama chừng như không giờ phút nào thoát khỏi tai mắt của truyền thông Mỹ. Nhất cử nhất động của ông được nhìn một cách có thể nói là soi mói, do đó Tổng thống tự biết rằng đây là cơ hội cho ông tùy thuộc tốt hay xấu đối với sự nghiệp chính trị sắp tới của mình.

Việc đầu tiên là ông bỏ tất cả chương trình vận động tranh cử để về ngay Nhà Trắng chỉ huy đối phó cơn bão thế kỷ. Sáng ngày Thứ Hai, ngày người ta đánh giá cơn bão sẽ chính thức tàn phá miền Đông Hoa Kỳ, từ phòng họp của Nhà Trắng với những Bộ trưởng các Bộ An ninh Nội địa, Bộ Năng lượng, Bộ Giao thông Vận tải, cũng như Giám đốc Trung tâm bão lụt quốc gia ...


Đang lúc bão Sơn tinh cấp 14 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung thì quốc hội vẫn nhóm họp như bình thường ...(baoquangngai)

Tổng thống Obama xuất hiện trên truyền hình báo cho dân chúng biết chính phủ của ông làm gì, thực hiện tới đâu và biện pháp đưa ra có kết quả như ý muốn hay không. Một trong những điều ông gửi tới người dân không phải là thông báo ngân sách sẽ bỏ ra bao nhiêu để giúp đỡ cho những người thiệt hại nhưng ông mang tới cho dân chúng Hoa Kỳ một sự ấm áp khi tỏ ra lo lắng cho sự sống còn của họ, những người dân đang cận kề cái chết. Ông kêu gọi họ như người thân trong gia đình và với lời lẽ thiết tha ông thật sự làm cho nước Mỹ tươi tỉnh sau nhiều ngày u ám:


Tổng thống Obama xuất hiện trên truyền hình báo cho dân chúng biết chính phủ của ông làm gì, thực hiện tới đâu và biện pháp đưa ra có kết quả như ý muốn hay không.


"Một trong những điều mà tôi muốn gửi tới quý vị ngày hôm nay là xin làm ơn nghe những gì mà cơ quan có trách nhiệm tại địa phương của quý vị thông báo cho quý vị làm. Khi họ nói quý vị phải di tàn thì làm ơn di tản, đừng chần chừ, đừng thụ động một chỗ và đừng thắc mắc về những gì mà họ chỉ dẫn cho quý vị. Bởi vì đây là một trận bão nghiêm trọng và khả năng tàn phá của nó có thể gây chết người rất lớn."


Họ làm việc dưới sự theo dõi của người dân


Toàn bộ nội các của chính phủ Obama hầu như ai cũng có việc để làm. Những cuộc họp qua video liên tục ghi nhận những điều cần cập nhật và dân chúng thấy rõ tất cả những cơ quan này làm việc ra sao, trách nhiệm tới đâu và điều gì
Dân chúng Quảng Bình được lệnh sơ tán đến khu vực an toàn. Theo Vietnamnet

cần bổ xung, sửa đổi. Hàng ngàn cơ quan truyền thông tập trung vào cơn bão, việc vận động bầu cử trong những ngày áp chót xem như không cần thiết đối với truyền thông nữa. Khi một nhà báo hỏi Tổng thống Obama liệu cơn bão có ảnh hưởng đến việc vận động tranh cử của ông hay không câu trả lời của ông rất ngắn gọn và ý nghĩa:

"Tôi không lo lắng tới việc cơn bão có ảnh hưởng gì đối với việc tranh cử. Điều tôi lo lắng bây giờ là sự ảnh hưởng của những gia đình nạn nhân, là những phản hồi đầu tiên của họ. Tôi lo ngại ảnh hưởng tới nền kinh tế và hệ thống giao thông của nước Mỹ. Cuộc bầu cử tự nó sẽ tiến hành mọi chuyện vào tuần tới."


Tôi không lo lắng tới việc cơn bão có ảnh hưởng gì đối với việc tranh cử. Điều tôi lo lắng bây giờ là sự ảnh hưởng của những gia đình nạn nhân, là những phản hồi đầu tiên của họ. Tôi lo ngại ảnh hưởng tới nền kinh tế và hệ thống giao thông của nước Mỹ.
Tổng thống Obama


Và Việt Nam, với những lo toan khác...


Trong khi nước Mỹ được điều hành và quan tâm bởi một chính phủ như thế còn Việt nam thì sao?

Trong những ngày bão tố, quốc hội nhóm họp với những đề tài to lớn và không một câu một chữ nào nhắc nhở bên trong nghị trường rằng cơn bão đang tấn công người dân bên ngoài.

Có ba vị đứng đầu cả nước nhưng không thấy ai chính thức sử dụng truyền thông đại chúng để nhắc nhở và chia sẻ nỗi lo toan của người dân. Vài cán bộ cấp tỉnh lên tiếng than vãn tình hình sau bão sẽ gặp khó khăn cần trung ương giúp đỡ.  Báo chí loan tin bão như một mẩu tin mà tính thời sự chỉ ngang tầm với tin áo ngực Trung Quốc có vật lạ đang làm phụ nữ Việt Nam lo lắng. Tệ hơn nữa, cơ quan có trách nhiệm đối phó với bão lại tập trung vào câu hỏi có nên đổi tên bão hay không vì Sơn Tinh là một vị thần Việt Nam không thể đại diện cho sự tàn phá, chết chóc.


Những khác biệt lớn


Tồng thống Mỹ có thể vì sự nghiệp chính trị của mình mà tận lực trong việc chống thiên tai nên phải sát cánh với dân. Nếu không thực hiện điều dân mong mỏi thì chức Tổng thống không thể vào tay cho dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ.


Trong những ngày bão tố, quốc hội nhóm họp với những đề tài to lớn và không một câu một chữ nào nhắc nhở bên trong nghị trường rằng cơn bão đang tấn công người dân bên ngoài.


Việt Nam không có thông lệ này vì tất cả lãnh đạo không được dân bầu mà do đảng chọn. Đảng cộng sản quyết định mọi sự kể cả cho phép ai trong ba người cao nhất được đến với dân vào lúc dân cần như một hình thức lấy điểm, tùy thuộc vào vị thế và ảnh hưởng chính trị của người ấy có được chọn trong nhiệm kỳ sắp tới hay không. Cơn bão Sơn Tinh tới Việt Nam rất không đúng lúc khi Bộ chính trị phải đối phó với cơn bão nội trị nặng nề và khó khăn hơn Sơn Tinh rất nhiều.

Người dân tự hỏi tại sao lãnh đạo lại tiếc với dân một chuyến đi khi chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều kết quả. Cho dù chuyến đi ấy sẽ gây khó chịu cho một nhóm người nhưng hài lòng cho cả nước thì cũng đáng để được thử thách. Cho tới khi người dân hiểu được những khó khăn của lãnh đạo thì người ta lo rằng sự chịu đựng bão tố, thiên tai cùng những nhức nhối của sự vô cảm sẽ vượt khỏi lũy tre già mang tên nhẫn nhục và cam chịu.

Theo dòng thời sự:

Sông Tranh 2: Đánh cược tính mạng người dân
Báo động bão số 8 đang chuyển vào biển Đông.
Bão Sandy có thể là trận bão lớn nhất thổi vào nước Mỹ
Bão Sơn Tinh làm ít nhất 10 người chết và mất tích
Mỹ có thể bị thiệt hại hơn 20 tỷ đô la vì bão Sandy
Bão Sơn Tinh làm ít nhất 7 người chết
Hoa Kỳ: Bão Sandy làm ít nhất 15 người thiệt mạng
Hoa Kỳ: Hơn 50 người bị thiệt mạng vì cơn bão SandyNgày Nước Thế giới năm 2012
Tác động của biến đổi khí hậu
Hội nghị khí hậu tại Nam Phi đạt thỏa thuận về lộ trình
Hội nghị lần thứ 17 Công ước về Biến Đổi khí hậu tại Durban, Nam Phi
Cảnh báo trái đất đang nóng dần lên
Cảnh báo về biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đại
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. In bản tin này       Email bản tin này

Ý kiến của Bạn

Bấm vào đây để nêu ý kiến của bạn.

Phước Lý nơi gửi Hải ngoại :
Đọc xong, rất muốn muốn đăng lên một cái biểu tượng hoan nghênh tán tụng tác giả Mặc Lâm mà trong này lại không có mấy cái biểu tượng hỉ nộ ái ố như trong các hệ thống thư tín của công ty Yahoo hay Hotmail gì cả !!!

Có thể nào ban Kỹ Thuật của đài RFA đặt sẵn ở phần Ý Kiến Thính giả này một bộ các emtion icons cho Thính giả dễ dàng biểu tỏ nhận xét của mình khi viết Ý Kiến không nhỉ?
02/11/2012 03:13
tonylinh nơi gửi dienban :
lu ngu ma biet gi trinh do dau co ma nghi chac con bao toi se lam mong co lam con hon khong
02/11/2012 00:26
cluelessman nơi gửi USA :
Gởi Mặc Lâm,
Dẫu biết rằng khen bạn viết bài này rất hay có thể là thừa bởi vì bạn là Biên tập viên. Nhưng nội dung, ý tưởng của bài viết thật súc tích và thâm thuý. Bài viết đã phơi bày và diễn đạt như thế nào là chế độ DÂN CHỦ hoặc DÂN NÔ.
01/11/2012 21:20
Còn nhiều khác biệt nữa :
Còn nhiều việc khác biệt với ứng xử của Mỹ và Việt Nam lắm. Như là sau cơn bão, Tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng hủy văn Quốc gia Bùi Văn Đức cho là "việc dự báo đường đi của bão Sơn Tinh của cơ quan khí tượng quốc gia là tương đối chính xác,", trong khi người dân cho là dự đoán sai, vì thế các tỉnh đã không lo chuẩn bi thấu đáo, dẫn đến thiệt hại lớn cho người dân. Sau cơn bão Sandy, TT Obama đi New Jersey thăm nạn nhân, còn nạn nhân bão Sơn Tinh thì lại chẳng nghe nói được chính quyền trung ương lo.
01/11/2012 19:17
Khù Khờ nơi gửi Lo Chắng- Ba Đình-Hà Nội :
Làm sao đem Qụa mà so sánh với Công được. Qụa chỉ biết mổ gà, mổ vịt thôi.
01/11/2012 17:32
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-11-01
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sand-sontinh-hurri-11012012083531.html





___________________


NHỮNG BÀI LIÊN QUAN


- Thứ năm, ngày 25 tháng mười năm 2012 Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 là kế hoạch của chủ đầu tư !! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/10/vo-ap-thuy-ien-ak-rong-3-la-ke-hoach.html

- Thứ sáu, ngày 19 tháng mười năm 2012 - Cháy nhà mới ra mặt chuột: Che giấu thông tin / Sai quy trình / Chủ đầu tư tùy tiện. Vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3 ở Quảng trị là lời cảnh báo cho hàng trăm công trình thủy điện lớn nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là hệ thống thủy điện bậc thang. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/10/chay-nha-moi-ra-mat-chuot-che-giau.html

- Thứ hai, ngày 15 tháng mười năm 2012 Vỡ đập lòi mặt chuột ! Vậy mà cứ đòi xây nhà máy điện “hột nhưn” :-O Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bêtông trộn đất và gỗ mục / Vỡ đập Sông Tranh 2 sẽ cuốn trôi 31.000 dân http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/10/vo-ap-loi-mat-chuot-vay-ma-cu-oi-xay.html

- Chủ nhật, ngày 14 tháng mười năm 2012 Quảng Trị: Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện Đakrông 3. / Làm chưa xong đã vội tích nước http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/10/quang-tri-em-nhem-thong-tin-vo-ap-thuy.html

- Thứ bảy, ngày 13 tháng mười năm 2012 Vỡ đập thủy điện Đakrông 3, thiệt hại hàng chục tỉ đồng http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/10/vo-ap-thuy-ien-akrong-3-thiet-hai-hang.html

- Thứ sáu, ngày 12 tháng mười năm 2012 Quảng Trị: Vỡ đập chắn thủy điện Đakrông III , gây thiệt hại lớn cho người dân. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/10/quang-tri-vo-ap-chan-thuy-ien-akrong.html

- Thứ năm, ngày 04 tháng mười năm 2012 Video phóng sự : Thảm họa chực chờ: Sông Tranh 2 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/10/video-phong-su-tham-hoa-chuc-cho-song.html

- Chủ nhật, ngày 30 tháng chín năm 2012 Sông Tranh 2: Người dân không phải chuột bạch. Các "đầy tớ nhân dân" nên chấm dứt những phát ngôn vô cảm và vô trách nhiệm . / Hình ảnh hàng trăm người dân dựng lều tránh động đất ở huyện Bắc Trà My. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/song-tranh-2-nguoi-dan-khong-phai-chuot.html

- Thứ năm, ngày 27 tháng chín năm 2012 Thủy điện Sông Tranh 2: Kèm tiếng nổ lớn, Trà My lại rung lắc . Trong khi đó, trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3-chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2 nói rằng: "Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện" !!! Đừng lạm dụng sự hi sinh của dân. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/thuy-ien-song-tranh-2-kem-tieng-no-lon.html

- Thứ ba, ngày 18 tháng chín năm 2012 Yêu cầu đưa ngay các đồng chí vẫn khăng khăng chém gió là "An Toàn" đến khu vực Bắc Trà Mi sinh sống thì dân mới tin. ( Thêm 3 trận rung chấn tại Quảng Nam / Động đất 'nguy hiểm nhất' tại Sông Tranh 2 ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/yeu-cau-ua-ngay-cac-ong-chi-van-khang.html

- Thứ tư, ngày 12 tháng chín năm 2012 Sông Tranh 2: Nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như suối ! ( Mở cửa Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng... khó nói ra ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/song-tranh-2-nuoc-phun-trao-trong-long.html

- Thứ hai, ngày 10 tháng chín năm 2012 Tiếp tục gấp rút 'vá' đập thủy điện Sông Tranh 2 ! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/tiep-tuc-gap-rut-va-ap-thuy-ien-song.html

- Thứ hai, ngày 10 tháng chín năm 2012 Người dân lo sợ, muốn tản cư vì động đất liên tục Thủy điện Sông Tranh 2 . Ai nói an toàn, hãy dọn về gần Sông Tranh 2 mà sống!  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/nguoi-dan-lo-so-muon-tan-cu-vi-ong-at.html

- Thứ bảy, ngày 08 tháng chín năm 2012 Đập thủy điện Sông Tranh: Liên tục 4 ngày, có 10 vụ động đất, nhưng trung ương cứ bảo là an toàn và chưa có một quyết sách đúng đắn nào cho việc di tản người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. !!! Đập vỡ thì dân sẽ chạy đi đâu? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/ap-thuy-ien-song-tranh-lien-tuc-4-ngay.html

- Thứ năm, ngày 06 tháng chín năm 2012 Kết luận hết sức vô trách nhiệm của Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN động đất tái phát dữ dội tại thủy điện Sông Tranh 2 : "Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết." http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/09/ket-luan-het-suc-vo-trach-nhiem-cua.html

- Thứ ba, ngày 01 tháng năm năm 2012 Một bài báo về đập Sông Tranh chưa đầy 1 giờ đã phải vội kéo xuống http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/05/mot-bai-bao-ve-ap-song-tranh-chua-ay-1.html

- Thứ bảy, ngày 24 tháng ba năm 2012 Trong công trình đập thủy điện Sông Tranh 2, cả một hệ thống đều thiếu trách nhiệm, tất cả đều có khuyết điểm. Bất cứ sự cố nào liên quan đến con đập này cũng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho toàn bộ vùng hạ lưu Sông Tranh, Sông Thu Bồn, từ Trà My, Tiên Phước cho đến tận cửa biển Hội An với vùng dân cư hàng trăm nghìn người. ( Đề nghị ngừng vận hành thủy điện Sông Tranh 2 ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/03/trong-cong-trinh-ap-thuy-ien-song-tranh.html

- Thứ sáu, ngày 23 tháng ba năm 2012 Ðập thủy điện ở tỉnh Quảng Nam có nhiều vết nứt lớn, nước tuôn xối xả, tiếp tục gây rúng động dư luận tại Việt Nam về mức độ nguy hiểm nếu như đập bị vỡ sẽ nhấn chìm hàng triệu người ở hạ nguồn. ( Ðập thủy điện nứt gây rúng động dư luận tại Việt Nam )  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/03/ap-thuy-ien-o-tinh-quang-nam-co-nhieu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét