Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

CSGT nhận tiền 'một vài trăm' không phải là tham nhũng! - Miệng lưỡi của ông Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ ____ GS. Nguyễn Minh Thuyết: "Dù chỉ lấy một đồng của dân thì vẫn là tham nhũng. Cục trưởng CSGT nói thế thì khác gì dung dưỡng tham nhũng” ____XEM THÊM: Hà Nội: CSGT “kêu trời” với Nghị định 71. Chính Chủ ơi là Chính Chủ !!!

“Cục trưởng CSGT nói thế thì khác gì dung dưỡng tham nhũng”

23/11/2012 08:29:46

(Kienthuc.net.vn) - “Dù chỉ lấy một đồng của dân thì vẫn là tham nhũng. Cục trưởng CSGT là người đứng đầu đơn vị mà nói thế thì còn chống tham nhũng thế nào được. Nói thế thì khác gì dung dưỡng cho cấp dưới tham nhũng” -  GS. Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XI, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng).

*
GS. Nguyễn Minh Thuyết: "Dù chỉ lấy một đồng của dân thì vẫn là tham nhũng".


GS. Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ: “Cách trả lời của ông Cục trưởng CSGT Đường bộ - Đường sắt khi cho rằng CSGT nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm là “tiêu cực” chứ không phải “tham nhũng” là khá buồn cười. Đây là một phát ngôn sai.

Về nguyên tắc, dù chỉ lấy một đồng của dân thì vẫn là tham nhũng. Cục trưởng CSGT là người đứng đầu đơn vị mà nói thế thì còn chống tham nhũng thế nào được. Nói thế thì khác gì dung dưỡng cho cấp dưới tham nhũng”.

“Tôi nghĩ câu nói trên của ông Cục trưởng thể hiện lối nghĩ, lối tư duy lâu nay của ngành CSGT, có lẽ với CSGT thì dăm ba chục, một trăm, thậm chí vài trăm chỉ là chuyện nhỏ, coi như là “tiêu cực”, không coi là “tham nhũng”. Mà “tiêu cực” nếu có phát hiện chắc cũng chỉ nhắc nhở, phê phán qua loa. Đó là cách nghĩ, cách tư duy sai lầm “chết người”. Đồng thời đây cũng là chỗ dựa để cho nạn “tham nhũng” có cơ hội phát triển.

Với CSGT có thể dăm chục một trăm không lớn, nhưng với người dân nghèo thì đó là số tiền đủ cho cả một bữa, thậm chí một ngày ăn. Khi xưa, lúc sinh thời, Bác Hồ cũng đã từng dạy bộ đội cũng như cán bộ và lực lượng vũ trang nói chung đại ý rằng dù là cái kim sợi chỉ cũng là tài sản của nhân dân, chúng ta không được phép tơ hào.
*
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An cho rằng việc CSGT nhận dăm ba chục, một trăm nghìn đồng của người tham gia giao thông chỉ là những "tiêu cực" chứ không thể nói là "tham nhũng".


Giờ không có lý gì hành vi “hô biến” tiền bạc, tài sản của người dân vào túi mình mà lại cho rằng đó không phải là hành vi tham nhũng, nói thế là sai. Hành vi đó là tham nhũng”, GS. Nguyễn Minh Thuyết phân tích.

Cũng theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, muốn chống tham nhũng thì phải đi từ việc thay đổi cách nghĩ rồi mới đến thay đổi cách làm, hành vi cụ thể được.

“Tôi còn nhớ cách đây mấy năm, chính tôi chứng kiến một vụ việc xảy ra ở Bệnh viện K Hà Nội. Một phụ nữ quê ở Sơn La là bệnh nhân xuống điều trị, chỉ vay có 200 nghìn đồng rồi sau đó về quê và không trả (có thể do quên) mà bị người cho vay kiện và suýt bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân.
*
Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.


Tất nhiên, nếu so sánh vụ việc trên với việc CSGT nhận tiền của người tham gia giao thông có vẻ hơi khác, nhưng ý tôi muốn nói đến ở đây không phải là vấn đề giá trị tài sản và tiền là bao nhiêu, mà là khi ai đó đã có hành vi chiếm đoạt số tiền của người khác một cách bất hợp pháp để làm của riêng cho mình thì đó đã là vi phạm pháp luật và cần phải xử theo đúng luật, dù đó chỉ là dăm ba chục nghìn đồng”, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết thêm.

Ngoài ra, GS. Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng kết quả điều tra xã hội vừa qua về các ngành đứng đầu về tham nhũng là đúng nhưng chưa đủ.

“Tôi nghĩ chưa chắc CSGT đã là “quán quân” trong số nhóm ngành đứng đầu về nạn tham nhũng hiện nay đâu. Mà đứng đầu về nạn tham nhũng và gây thiệt hại kinh khủng nhất phải nói đến nhóm “tham nhũng chính sách”. Có những chữ ký để ban ra một chính sách phục vụ cho một nhóm lợi ích kinh tế nào đấy được trả hàng triệu đô. Đây mới xứng đáng là “quán quân” đứng đầu về nhóm ngành tham nhũng ở nước ta hiện nay”, GS. Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

Hoàng Sơn
Kienthuc

_____________________

Miệng lưỡi ông tướng công an: CSGT nhận tiền 'một vài trăm' không phải là tham nhũng!


Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, gọi việc nhận dăm ba chục, một vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng

Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.

Đưa ý kiến của mình về vấn đề này tại cuộc giao lưu trực tuyến do Báo Công an Nhân dân tổ chức sáng 22/11 về nghị định 71/2012/NĐ-CP, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An không đồng tình với kết luận đó.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An

Thiếu tướng Tuyên cho rằng, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.

Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". - Nguồn: Wikipedia.

24h

___________________


XEM THÊM

Hà Nội: CSGT “kêu trời” với Nghị định 71. Chính Chủ ơi là Chính Chủ !!!



Chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi Nghị định 71 có hiệu lực, CSGT CA Hà Nội vẫn không thể tiến hành xử phạt những xe không sang tên đổi chủ. Và giờ đây không chỉ người dân mà chính CSGT – người thực thi Nghị định 71 phải… "kêu trời". Hầu hết cho rằng Nghị định 71 không thể thực hiện nếu không sửa đổi cho phù hợp.

“Nghị định 71 không sai nhưng… không phù hợp”

Thượng tá Lê Đức Đoàn: "Cái gì hợp với lòng dân thì làm, cái gì không hợp với lòng dân thì không làm".

Trái hẳn với vẻ nghiêm nghị khi làm nhiệm vụ, Thượng tá Lê Đức Đoàn, công dân ưu tú Thủ đô (Đội CSGT số 1, thuộc Phòng CSGT CA Hà Nội) đã dành cho PV buổi trò chuyện cởi mở, thẳng thắn bày tỏ những “cái khó” của mình cũng như của đồng đội khi thực thi Nghị định 71, mà như ông nói là “có quá nhiều bất cập” và gần như đặt CSGT vào hoàn cảnh “trên đe dưới búa”.

Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, khi bất kì một bộ luật hay nghị định nào đó được ban ra thì người dân phải có nghĩa vụ chấp hành và công an (trong đó có lực lượng CSGT) phải có nghĩa vụ thực thi. Đó là nguyên tắc chung và cơ bản nhất đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật đối với mỗi công dân trong xã hội.

Xét về bản chất, Nghị định 71 không sai, quy định về việc các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông hoặc trong quá trình mua bán trao đổi phải làm thủ tục đăng ký sang tên chủ sở hữu là cần thiết. Quy định này không chỉ giúp lực lượng CSGT dễ dàng hơn trong khi thực thi nhiệm vụ của mình (như giải quyết các vụ tai nạn giao thông, xử lý vi phạm, điều tra tội phạm,…) mà quan trọng hơn là nó thể hiện được ý thức, trách nhiệm của công dân đối với tài sản mình sở hữu, tránh những trường hợp tranh chấp tài sản có thể xảy ra.

Tuy nhiên, giữa việc “không sai” và việc “phù hợp để có thể thực hiện trong thực tế” lại là một chuyện khác. Một việc “không sai” nhưng mà khi thực hiện gặp phải vướng mắc, bất cập thì đó là “chưa phù hợp”, phải “sửa đổi”.

Thượng tá Lê Đức Đoàn thẳng thắn bày tỏ: “Nghị định không sai nhưng quan trọng là phải hợp lòng dân. Bất kể một đạo luật, một nghị định, quy định nào cũng phải thông qua ý kiến người dân, phải đặt lợi ích chung của nhân dân lên đầu, phải phù hợp với nhân dân. Không hợp lòng dân thì không làm. Tôi nghĩ những bất cập mà CSGT vấp phải khi thực thi Nghị định 71 hiện nay đó chính là nghị định này không phù hợp với thực tế, nó không hợp với lòng dân”.

“Đúng nguyên tắc thì khi soạn thảo một văn bản luật hay nghị định nào đó cần phải thông qua ý kiến người dân, trên cơ sở đó để sửa đổi, ban hành các điều khoản có nội dung sao cho phù hợp. Ngoài ra, luật hay nghị định sau khi đã được ban hành thì cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong xã hội cho mọi người ai ai cũng biết để thực hiện. Đằng này Nghị định 34, sau đó sửa đổi lại thành Nghị định 71 đã “bỏ qua” mất những khâu này. Nói thật là ngay cả CSGT chúng tôi nhiều người còn chưa biết là có Nghị định 34, nếu như không có Nghị định 71 sửa đổi và áp dụng như vừa rồi”, thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết.

Nên sửa đổi Nghị định 71

Về những bất cập trong Nghị định 71, Thượng tá Lê Đức Đoàn cho rằng có những điều khoản đang “làm khó” cho cả CSGT lẫn người tham gia giao thông.

Thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết: “Cho đến thời điểm này, CSGT CA Hà Nội vẫn chưa áp dụng kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ. Riêng tôi cũng quán triệt anh em trong đơn vị là không kiểm tra vấn đề xe có chính chủ hay không. Ai vi phạm luật giao thông thì xử phạt đúng theo luật giao thông, không đề cập đến vấn đề chính chủ. Khổ nhất là những người dân ở quê ra, khi kiểm tra giấy tờ xe có những trường hợp chúng tôi phải dở khóc, dở cười.

Những điều khoản quy định trong Nghị định 71 còn nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tế.

Có bà mẹ ở quê ra thăm con là sinh viên, nghe nói CSGT Hà Nội đang phạt xe không chính chủ, xe lại đứng tên của chồng, thế là bác ấy cầm cả giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu đi theo để chứng minh xe là của chồng, người trong gia đình. Chúng tôi phải bảo: “Thôi, bác cất giấy tờ đó vào đi, chúng tôi chỉ kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái với bảo hiểm thôi, không kiểm tra chính chủ đâu”. Khổ thế đấy. Vô hình trung quy định như vậy là đã làm khó và gây rắc rối cho người dân rồi.

Không chỉ người dân, mà ngay cả CSGT chúng tôi, nếu buộc phải thực thi Nghị định 71 hẳn cũng sẽ gặp bất cập không thể tránh khỏi. Nếu gặp một xe không chứng minh được người điều khiển xe là chủ sở hữu của chiếc xe ấy, CSGT xử phạt. Nhưng khi xử phạt xong rồi, người nhà mới cầm giấy tờ đến để “chứng minh thân nhân” thì CSGT biết làm thế nào. Còn nhiều bất cập khác nữa…”.

Thượng tá Lê Đức Đoàn kiến nghị: “Để phù hợp với thực tế thì Nghị định 71 cần được sửa đổi một số điều khoản. Không phù hợp thì sửa đổi cho phù hợp, đó là điều bình thường. Nhưng qua đây cho thấy vấn đề ban hành văn bản pháp luật của ta nhiều khi chưa được chặt chẽ. Ở một số nước, luật pháp của họ ban hành rất chặt chẽ, khi đã ban hành ra rồi rất ít khi phải sửa.

Tôi lấy ví dụ như Bộ Luật hình sự của Liên bang Xô-viết ban hành năm 1977, ngay cả khi thể chế chính trị thay đổi vào năm 1991 thì Bộ Luật hình sự này đến nay vẫn giữ nguyên, họ chỉ bổ sung thêm một số điều khoản để áp dụng đối với một số loại hình tội phạm công nghệ cao mới xuất hiện mà thôi”.
Nên giảm phí đăng ký xe và có cơ chế quản lý các kiểu “giao dịch ngầm”

Thượng tá Lê Đức Đoàn: Một trong những nguyên nhân khiến người dân ngại làm thủ tục đăng ký sang tên hiện nay là do thủ tục rườm rà và phí đăng ký cao. Nên giảm mức phí đăng ký thủ tục chủ sở hữu phương tiện xuống mức thấp hơn để tạo thuận lợi cho người dân. Ngoài ra, trong việc mua bán, trao đổi xe hiện nay vẫn còn những bất cập, nhà nước không kiểm soát được giá trị thực của hợp đồng mua bán xe để có mức thu phí tương xứng với giá trị đó. Ví dụ như xe bán với giá cao nhưng người bán (lẫn người mua) lại khai với giá thấp để “lách” phí. Tình trạng “giao dịch ngầm” như trên hiện nay rất phổ biến mà không có cơ chế để kiểm soát.


Ninh Sơn
baomoi


BÀI LIÊN QUAN


Thứ bảy, ngày 10 tháng mười một năm 2012
Trò mèo mới để móc túi dân !!! Hà Nội: Đi xe không chính chủ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng _____ Xử phạt xe không sang tên: Dân e ngại, người thực thi bối rối, "Siết chặt" sẽ đụng đến nồi cơm của dân. _____ NSƯT Chí Trung, Ca sĩ Mỹ Linh nói gì việc phạt nặng xe không chính chủ? _____ Ý kiến của 1 số bloggers & biếm họa. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/ong-chi-thang-lai-nghi-ra-tro-meo-moi-e.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét