Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Đồng chí Thăng lại nghĩ ra trò mèo mới để móc túi dân !!! Hà Nội: Đi xe không chính chủ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng _____ Xử phạt xe không sang tên: Dân e ngại, người thực thi bối rối, "Siết chặt" sẽ đụng đến nồi cơm của dân. _____ NSƯT Chí Trung, Ca sĩ Mỹ Linh nói gì việc phạt nặng xe không chính chủ? _____ Ý kiến của 1 số bloggers & biếm họa.



Bác Thăng tuổi đã sồn sồn.
Mà ra bộ luật hãm loz quá cơ
Dân tình ngẩn ngẩn ngơ ngơ
1 chai 1 phát là "sơ" lắm rồi
Luật gì mà đục như vôi
Xe không chính chủ thì thôi vào đồn
Bộ trưởng nghĩ chẳng ra hồn
Làm vậy khác éo đem chôn dân tình
Ngày ngày kiếm kế mưu sinh
Nay thêm cái nợ chình ình vì xe
Nghĩ đời thật lắm éo le
Nên tôi ức chế gửi vè bác chơi
Ngày mai các bác ra "khơi".
Mang bộ luật thối mà "chơi" dân "quằn"
Khắp nơi kẻ kẻ làm căng
Người người mong mỏi bác Thăng về vườn

by Victoria Ngân

Hà Nội: Đi xe không chính chủ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Bắt đầu từ hôm nay 10/11, Công an TP Hà Nội sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Mức phạt rất nặng, lên đến 10 triệu đồng.


Theo ông Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT CA TP Hà Nội - từ khi Nghị định 71 được ban hành, cách đây hơn 1 tháng, Phòng CSGT CATP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. Cán bộ chiến sĩ đã được tập huấn để nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông.

Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.

Liên quan đến quy định xử phạt tăng gấp 6 lần đối với chủ sở hữu không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, lãnh đạo phòng CSGT cho hay, không chỉ đến bây giờ mà trước khi Thông tư 36, 37 được ban hành, Phòng CSGT đã liên tục đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.

Nhiều chủ phương tiện lo lắng trước với quy định xử phạt mới này.

Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.

Đối với trường hợp đi xe mang tên những người thân trong gia đình, người sử dụng phương tiện phải chứng minh được giữa mình và chủ phương tiện có mối quan hệ.

Trước thông tin về việc CSGT ra quân xử phạt chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, nhiều người dân tỏ ra hết sức lo lắng.

Trao đổi với PV Dân trí, anh Nguyễn Văn Vượng, trú tại Mỹ Đình - Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: “Khi biết có quy định sẽ xử phạt khi đi xe không chính chủ, tôi rất khó hiểu, vì chiếc xe tôi đang đi nhiều năm nay đứng tên bố của vợ tôi. Nếu bị công an kiểm tra, tôi trình đầy đủ giấy tờ đăng ký xe nhưng không đứng tên tôi, chẳng lẽ lại bị xử phạt?”.

Chị Nguyễn Thị Lan, trú tại Láng Hạ - Đống Đa cho rằng việc xử phạt như vậy còn nhiều bất cập bởi cả gia đình chị Lan có đến 6 người sinh sống thuộc 3 thế hệ nhưng chỉ có 1 chiếc ô tô và 3 chiếc xe máy.

“Trường hợp người này sử dụng xe người kia thì không nói, nhưng khi bố tôi đã quá già không thể điều khiển phương tiện nên giao lại xe máy cho chồng tôi sử dụng, như vậy nếu không làm thủ tục sang tên thì chồng tôi cũng bị xử phạt đến mấy triệu chăng?” - chị Lan than vãn.
 
Nhiều chủ xe ô tô cũng “kẹt” vì mua lại xe đăng ký tên công ty, tổ chức hoặc mua xe của chủ xe đã “cầm cố” đăng ký ở ngân hàng.

Anh Nguyễn Thanh Tùng, nhà ở quận Hà Đông (Hà Nội) thắc mắc: “Ô tô của tôi được mua lại. Chủ xe bán cho tôi cũng đã là chủ sở hữu thứ 3 nhưng đăng ký vẫn mang tên chủ cũ. Giờ tôi biết tìm đâu ra người chủ cũ để nhờ ký chứng nhận làm thủ tục, biết họ hiện đang sinh sống ở chỗ nào, đã qua đời chưa. Như thế này thật rắc rối”.

Thực tế, qua tìm hiểu của PV Dân trí, hầu hết người dân đều lo lắng trước việc bị nộp phạt vì không sang tên đổi chủ phương tiện. Đa số người dân cho biết, họ thường sử dụng phương tiện mang tên người khác như bố mẹ hay anh chị, liệu có phải mang theo cả... sổ hộ khẩu khi tham gia giao thông? Đó là chưa tính đến trường hợp mượn xe của bạn bè..

Ngoài ra, số đông người nữa vì điều kiện hoàn cảnh nên phải mua đi bán lại quyền sử dụng phương tiện. Đối với xe máy, trường hợp đi xe không chính chủ là rất nhiều. Nếu cứ mỗi lần bị phạt mất 1 triệu thì chỉ vài lần là bằng giá mua một chiếc xe cũ. Với mức phạt 10 triệu đồng/ô tô, các chủ xe cũng đang toát “mồ hôi hột” lo lắng. Đó là chưa tính đến nỗi bức xúc khi người dân vẫn bị phạt tiền triệu dù có đầy đủ giấy tờ chứng minh chiếc xe mình đang sử dụng hoàn toàn “sạch” chứ không phải xe trộm cắp.
Phạt cao nhất lên đến 30 triệu đồng cho nạn đua xe trái phép

Một trong những nội dung của Nghị định 71/2012 sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP "Quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ". Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ hôm nay (10/11). Theo đó, hành vi đua xe máy, xe ôtô trái phép, cổ vũ đua xe trái phép sẽ bị xử phạt từ 1 đến 30 triệu đồng.

Nghị định mới này quy định rõ, người vi phạm giao thông chạy xe quá tốc độ sẽ bị phạt gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định của luật cũ. Cụ thể, người điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h sẽ phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng (thay cho mức phạt hiện nay 300.000 - 500.000 đồng).


Anh Thế

Dantri

__________________________


Xử phạt xe không sang tên: Dân e ngại, người thực thi bối rối



Từ ngày 10/11, công an Hà Nội sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Ngay sau khi thông tin trên được phát đi, hàng triệu người dân đang sở hữu phương tiện nằm trong diện bị xử phạt như ngồi trên đống lửa.


"Siết chặt" sẽ đụng đến nồi cơm của dân


Theo lý giải của Phòng CSGT (CATP Hà Nội), vấn đề xử phạt đối với những phương tiện ô tô, xe máy không tiến hành sang tên đổi chủ xuất phát từ thực tiễn của quá trình thanh kiểm tra các chủ phương tiện trong thời gian gần đây. Cơ quan chức năng quản lý giao thông trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên chuyển chủ sở hữu. Thực trạng này tồn tại từ lâu, làm thất thu thuế của Nhà nước và gây khó khăn cho công tác quản lý, gây trở ngại lớn trong việc điều tra giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông cũng như xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông.

Chia sẻ với PV, một lãnh đạo cảnh sát giao thông (xin được giấu tên) cho biết, hiện nay đang có hàng nghìn chiếc xe máy nằm ở những điểm giữ xe vi phạm giao thông tại công an các quận, huyện, đội CSGT. Đa số trong đó là vật chứng một vụ TNGT, hoặc là tang vật vụ trộm cắp tài sản được tìm thấy. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đi xác minh theo số khung, số máy của xe thì đành chịu vì chiếc xe đã qua tay không biết bao chủ sở hữu. Số phương tiện trên bị các đối tượng bỏ lại tại hiện trường và không quay lại lấy.

Ý tưởng của công an TP. Hà Nội được xây dựng nhằm cụ thể hóa Nghị định 71 của Chính phủ siết chặt công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với các chủ phương tiện không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng ký mới. Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.

 


Từ 10/11, tại Hà Nội chủ xe không làm thủ tục sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt.

Trước thời khắc giờ G, nhiều chủ phương tiện cá nhân nằm trong diện chịu phạt đang tỏ ra hoang mang. Trò chuyện với PV, anh Nguyễn Hồng Quân (Đông Anh, Hà Nội), một người có phương tiện đang rơi vào trường hợp trên tỏ ra vô cùng lo lắng. Anh Quân cho biết: "Chúng tôi là người dân lao động nghèo, để có một phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hoá làm kế sinh nhai thì chiếc xe là cái cần câu cơm duy nhất. Dẫu biết rằng, việc này sẽ giúp cơ quan chức năng dễ quản lý hơn, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong... cái lý, cũng cần có chút tình. Ngay chủ phương tiện như tôi còn không biết được những người chủ trước đây của chiếc xe máy thì làm sao làm đăng ký được".

Đồng quan điểm với anh Quân, ông Ngô Thực (Đống Đa, Hà Nội) có một băn khoăn khác, không biết sau khi bị xử phạt thì phương tiện có được phép lưu hành trở lại không. Điều gì sẽ đảm bảo những phương tiện trong diện bị "bật đèn đỏ" được phép lưu thông trên đường như những phương tiện khác. "Không chỉ cá nhân tôi mà nhiều người khác có xe mua bán trao tay đều khó khăn khi tìm chủ cũ. Chưa kể, trong trường hợp của tôi oái ăm hơn khi chủ chiếc xe ô tô tôi đang sở hữu đã mất. Tôi rất lo lắng. Nếu thực hiện máy móc Nghị định 71 của Chính phủ sẽ khiến chiếc xe của tôi trở thành gánh nợ. Cơ quan chức năng nên có phương án để người dân, những chủ sở hữu thực sự như chúng tôi cảm giác thoải mái khi đi phương tiện này trên đường".


Cần một giải pháp mở

Trao đổi với PV về vấn đề nói trên, TS Nguyễn Xuân Thuỷ, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Giao thông cho rằng, việc siết chặt quản lý đối với phương tiện là cần thiết và giúp cho công tác quản lý trở nên thuận lợi hơn. Điều này sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng kẻ xấu lợi dụng nhằm thực hiện hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, theo TS Thuỷ, để quy định này đi vào thực tế và thực sự phát huy hiệu quả sẽ rất khó khăn. "Nhiều trường hợp thay tên đổi chủ nhiều lần, thậm chí chủ phương tiện trước đây đã mất khiến người sở hữu phương tiện hiện tại rất khó truy tìm để hoàn thiện hồ sơ", ông Thủy nói.

Chuyên gia này cũng đặt ra hàng loạt tình huống. Nếu những trường hợp trên không tạo điều kiện để họ đăng ký, không lẽ xử phạt xong rồi lại tiếp tục cho phương tiện lưu hành, sau đó bắt trở lại xử phạt tiếp. Nguyên giám đốc NXB Giao thông góp ý: "Cần có một hướng mở cho các chủ phương tiện. Không nên thực hiện một cách máy móc. Thời hạn đưa ra vào 10/11 là tương đối gấp gáp, trong khi đa số người dân vẫn chưa biết gì về Nghị định này. Không những thế, mức xử phạt cao khiến người dân không thể đáp ứng được. Theo tôi, trước khi đưa quy định trên áp dụng vào thực tiễn cần có một sự tuyên truyền rộng rãi để người dân biết. Rõ ràng đa số người dân chưa biết quy định này thì việc xử lý chẳng khác gì "đánh úp" họ".

Nhiều chuyên gia giao thông cũng cho rằng, những người sở hữu các phương tiện trên đa số là người lao động nghèo. Họ không có tiền để mua xe mới, đành mua xe cũ làm phương tiện đi lại. Giờ xử phạt ở mức cao như vậy vô hình trung đẩy họ vào cảnh nợ nần. "Phương tiện đi lại đối với ai cũng quan trọng, riêng với người nghèo càng quan trọng hơn vì đó là cần câu cơm của họ. Do đó, nếu chủ phương tiện đủ bằng chứng chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình thì tạo điều kiện cho họ làm thủ tục sang tên đổi chủ. Hạn chế những thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền toái cho dân. Tránh những trường hợp đánh đố, hành dân trong trường hợp xe sang tên đổi chủ nhiều lần, hay chủ trước đã chết", một chuyên gia kiến nghị.

Cũng liên quan đến quy định xử lý vi phạm này, đội trưởng một đội cảnh sát giao thông trên địa bàn Hà Nội cho biết: "Cuối tuần này chúng tôi sẽ được tập huấn về biện pháp xử lý phương tiện vi phạm không sang tên đổi chủ. Bản thân những người trực tiếp xử lý như chúng tôi cũng rất băn khoăn vì còn nhiều điểm chưa thực sự thông suốt. Rõ ràng, sẽ rất khó phát hiện và xử phạt những đối tượng không sang tên đổi chủ. Với hàng triệu xe máy và ô tô đang lưu hành việc kiểm tra, xử lý không phải là đơn giản".

Vị lãnh đạo này cũng đưa ra không ít ví dụ để minh chứng cho những suy luận của mình: "Nếu dừng phương tiện kiểm tra, họ chống chế rằng, xe này tôi đi mượn của bạn, giấy tờ đầy đủ, làm thế nào để xử lý. Hơn nữa, khi xử phạt xong chúng tôi không được phép thu giữ phương tiện, chẳng lẽ lại thả phương tiện, rồi sau đó gặp lại tiến hành xử phạt tiếp".


Nên phân loại để xử lý

Đội trưởng một đội CSGT cho rằng, cần đưa ra những hướng mở vừa đảm bảo được quyền của người dân vừa để những người thực thi công vụ dễ dàng hơn trong việc xử lý. Theo đó, nên phân loại để xử lý, trước hết khuyến khích người dân đến đăng ký sang tên, tạo điều kiện cho những chủ phương tiện đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp làm thủ tục sang tên đổi chủ. Tuyên truyền cho người dân biết được chủ trương rồi sau đó mới áp dụng việc xử phạt.

Trinh Phúc - Anh Văn
Nguoiduatin

___________________________

NSƯT Chí Trung, Ca sĩ Mỹ Linh nói gì việc phạt nặng xe không chính chủ?


Thứ bảy 10/11/2012 16:26

(GDVN) - Hai nghệ sĩ thuộc 2 lĩnh vực khác nhau, được đông đảo khán giả yêu mến, bày tỏ suy nghĩ của mình trên trang cá nhân về quy định phạt xe không chính chủ - câu chuyện vốn đang được rất nhiều người dân quan tâm.

Công an Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe, bắt đầu từ hôm nay, 10/11.

Chỉ sau ít giờ thông tin này được đăng tải trên một fanpage có tên Giao Thông Việt Nam đã làm dấy lên “làn sóng” của cư dân mạng facebook với 849 lượt chia sẻ, 555 lượt like, 1200 comment.
Trên trang facebook của ca sỹ Mỹ Linh đã chia sẻ 2 status liên quan tới vấn đề trên và nhận được rất nhiều bình luận của cư dân mạng.

Status thứ nhất, Mỹ Linh ngắn gọn: "Ông xã mình vừa nói câu hay. Oh thế chả nhẽ giờ không ai được cho nhau mượn xe à? Con đi xe của bố mẹ thì cũng không được à?"  
*
Ca sỹ Mỹ Linh


Tiếp đó, nữ ca sỹ gợi ý các fan hâm mộ, bạn bè viết tiếp câu chuyện dở dang của mình: "Chuyện kể có nhà kia có 2 người con trai. Cả nhà làm lụng vất vả ki cóp đến ngày người cha già mua được cái xe. Người cha nghĩ mình thì đã già yếu mà có hai thằng con chả nhẽ để tên đứa nào thì đứa kia lại nghĩ ngợi. Thế nên ông để tên mình. Chả biết số xui thế nào vừa mua cái xe hôm trước thì hôm sau ông già lăn ra ốm thập tử nhất sinh. Hai người con muốn lấy xe chở ông già đi viện mà ngặt nỗi xe lại mang tên ông già thế nên chả anh nào dám đi. Bàn đi tính lại chưa biết ra sao thì ông chả đợi được nên qua đời. Mời các bạn tiếp tục viết nốt truyện nhạt .."

Một thành viên mạng viết tiếp: "Rồi ông cụ hiện về trách 2 thằng con ông là đồ bất hiếu nhưng ông đâu biết lúc ông vừa mua và đăng ký xe xong thì ông ốm và đúng lúc đó có cái luật như zầy xuất hiện!"

"Kết quả là ông bố mất và chiếc xe bị đói xăng vì không ai dám đi" - một thành viên khác bình luận.
.  
*
NSƯT Chí Trung.


Còn trên trang cá nhân của Táo Giao thông Chí Trung, anh viết: "Sáng nay chả muốn viết gì với mọi người vì bắt đầu thực hiện kiểm tra xe máy chính chủ...! Kể ra mà tất cả công dân dù già hay trẻ, dù to dù nhỏ... đều đi xe máy thì sẽ hiểu được những quy định này "sâu sát" thế nào đối với toàn xã hội".

Trong một chia sẻ khác, Chí Trung có phần thoáng buồn: "Hôm nay đang xôn xao chuyện chính chủ xe máy nên cũng chẳng muốn thông báo với cả nhà về chương trình hài kịch rất hay ở rạp Thanh niên ĐỜI CƯỜI 5 "BẾN Ô SIN" nữa..."

Liên quan tới vấn đề nóng, trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT TP. Hà Nội cho biết: "Đối với những trường hợp cho mượn, khi cho mượn xe thì chủ phương tiện phải giao cho người có đầy đủ giấy tờ để có thể điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật: Giấy phép lái xe, Bảo hiểm xe…”.

Đối với những người mượn xe thì cần phải có giấy ủy quyền của chủ phương tiện hoặc phải chứng minh được chủ phương tiện là ai, như cần phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh… Nhưng khi những người mượn xe vi phạm các quy định về luật giao thông thì vẫn bị xử lý như bình thường.

Theo lời Đại tá Thắng, đối với những trường hợp khi lực lượng Cảnh sát Giao thông phát hiện người điều khiển phương tiện nói dối (mua xe mà chưa sang tên đổi chủ) thì sẽ bị phạt theo quy định mà không bị giữ xe.

Đối với một số trường hợp vì lý do nào đó mua lại xe từ người khác mà chưa kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ trong thời gian quy định thì sẽ nhắc nhở. Nếu vi phạm quá lâu rồi thì sẽ phạt.

Đại tá Thắng khẳng định: “Việc xử lý các phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế của nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, xử lý tai nạn giao thông nhanh chóng. Đồng thời người dân cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông”.

Nguồn: Giáo dục VN.


_________________________________________
_




Ý kiến của 1 số bloggers:



HT: Quyết định mới quái đảng của Ông Đinh La Thăng Bộ trưỡng bộ giao thông vận tải...



__

I Love Family: Từ ngày 10/11/2012:
- Vợ đi xe máy đăng ký tên chồng: Phạt 1 triệu
- Con đi xe máy của bố, mẹ: Phạt 1 triệu
- Người lái Taxi đi xe của hãng: Phạt 6 triệu
- Bố mất, chưa kịp đổi tên chính chủ xe cho con: Con chỉ còn cách đem tháo bán phụ tùng
- Nhà nghèo mua xe cũ đi: Phạt 1 triệu
- Mượn xe đồng nghiệp chạy...500m ăn bát phở: Phạt 1 triệu
- Đa số lái xe Contener, xe tải đều thất nghiệp: Vì họ đi lái thuê, đâu có tiền bỏ vài ba tỷ ra mua xe
- Gần như toàn bộ sinh viên đi học bằng xe Bus, xe đạp.
- Bố chuyển công tác vào nam, xe máy đăng ký tên bố ở ngoài bắc được mẹ và các con...bỏ tủ kính cho đẹp!
...
Rồi đang xem xét mấy cái luật: “ngực lép không được đi xe máy”, “đi dép lê không được đi xe.....

http://www.techz.vn/phat-nang-xe-khong-chinh-chu-cu-dan-mang-nhao-nhao-ylt27143.html


__

Chế Mon Store:


__

Hội Phát Cuồng Vì Sự Nguy Hiểm Của Hội Ghét Phản Động:

Từ nay, mỗi chiếc xe máy hay ô tô sẽ gắn liền với tên tuổi của bạn, biết đâu đến một ngày chúng ta quên mất tên nhau, câu chuyện chỉ còn lại toàn biển số, kiểu: "Hôm qua vừa cà phê với thằng 18Z2 - 2728 thì gặp ngay em 29R3 - 9981 chạy qua, ngon quá là ngon...". Ở trường đại học, giảng viên sẽ xướng tên: "Mời em 35X6 - 5508 lên bảng...". Nghe hơi giống trong trại nhỉ... He he (FB Giáo Sư Xoay)

(Hình ảnh: FB NLT)


__

BTLA: Bộ trưởng Đinh La Thăng : Hổng biết sao dân chửi tui dữ quá, hình thức phạt này rất là "đỉnh cao", nếu không bị phạt thì tìm giải pháp khác mà đi...theo tôi đề xuất đi bằng phương tiện này chẳng hạn....


__

Vietnam Saigon:


__

LVD: Ông chú mình đi xe không chính chủ. Nếu bị phạt 1 triệu chắc ông nộp cả người lẫn xe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét