;-) CSGT Quảng Ninh trùm chiếu, mai phục trên cổng chào bắn tốc độ
CSGT mỗi nơi lại có sáng kiến khác nhau về chiến thuật dàn trận bắn tốc độ xe lưu thông trên đường. Song có lẽ chưa nơi nào mà CSGT lại thực hiện màn nhắm bắn đậm chất xi-nê như CSGT Quảng Ninh.
Những hình ảnh dưới đây được một thành viên trong diễn đàn otofun ghi lại ở Sao Đỏ, đoạn bắt đầu vào địa phận tỉnh Quảng Ninh. Xuất hiện trong ảnh là một chiến sĩ CSGT ngồi vắt vẻo trên… nóc cổng chào của tỉnh, được ngụy trang bởi ni-lon và chiếu rách. Quả là một sáng kiến và nỗ lực phi thường từ lực lượng CSGT Quảng Ninh.
Việc người chiến sĩ CSGT không quản hiểm nguy thực hiện nhiệm vụ thật xúc động, xong nó vẫn khiến người qua đường thấy có phần gờn gợn. Có lẽ do hình ảnh một người ngồi vắt vẻo trên nóc cổng chào và ngụy trang bằng chiếu rách không mấy ăn nhập với cái cổng điện tử bắt mắt với hàng chữ hấp háy: “Tỉnh Quảng Ninh kính chào quý khách”. Chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến “bộ mặt” của tỉnh. Đáng ngại nhất, những ai không biết lại tưởng lầm có thêm một trường hợp loạn trí leo lên cột điện hay các công trình công cộng mà các báo đài vẫn đưa bấy lâu thì quả là oan cho CSGT Quảng Ninh.
Đoạn clip ghi lại hình ảnh CSGT Quảng Ninh phục bắn trên nóc cổng chào của tỉnh:
http://www.youtube.com/watch?v=ie8zeMi_1oU
Huy Anh
Songmoi
______________
Nhà nước dọa xiết đô la, thương gia méo mặt
Sunday, November 11, 2012 5:19:45 PM
VIỆT NAM (NV) - Ngân Hàng Nhà Nước CSVN vừa hoàn tất dự thảo mang tên “Pháp lệnh quản lý ngoại hối” áp dụng nhiều biện pháp xiết mua bán và thanh toán mậu dịch bằng đô la.
Ngân hàng thương mại lâu nay mua đô la với giá thấp so với giá thị trường và không chịu bán đủ nhu cầu chính đáng của người dân. (Hình: Internet) |
Nếu dự thảo này được thông qua, chắc chắn sẽ thêm nhiều công ty thương mại phá sản nếu không cố tình “đứng trên luật pháp”.
Theo VNExpress, dự thảo chứa đựng nhiều biện pháp hạn chế giao dịch ngoại tệ khắp lãnh thổ Việt Nam. Bằng dự thảo này, nhà nước Việt Nam muốn gom tất cả ngoại tệ đang “trôi nổi” vào “cái két” của mình.
VNExpress dẫn điều 22 của dự thảo này quy định rằng “mọi giao dịch, ký kết hợp đồng, niêm yết giá tiền... trên thị trường khắp lãnh thổ Việt Nam đều không được phép sử dụng ngoại tệ”.
Trong cuộc họp diễn ra chiều ngày 10 tháng 11 tại Hà Nội, một số đại biểu Quốc Hội Việt Nam cho rằng dự thảo này sẽ gây thiệt hại lớn cho các công ty thương mại vì sự thay đổi “xoành xoạch” hối suất.
Ðại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường dẫn một thí dụ nói rằng có rất nhiều hợp đồng được ký kết trước đó vài năm ấn định hối suất theo giá thị trường, thấp hơn nhiều so với hiện nay. Ðể thực thi luật mới, tức là phải thực hiện các hợp đồng bằng giá trị tiền Việt Nam thì công ty ký kết sẽ lỗ trung bình mỗi đô la khoảng 3,000 đồng Việt Nam, tương đương 15 cents. Ðiều này theo dư luận, chỉ “sòng phẳng” và thích hợp khi nào nhà nước Việt Nam giữ vững được hối suất để giới thương gia, mua bán, kinh doanh không bị lỗ vì hối suất trồi sụt.
Cũng điều 22 còn nói rằng “không ai được phép sử dụng ngoại tệ, kể cả các công ty xuất nhập cảng, trừ ngoại lệ một số trường hợp được ngân hàng nhà nước cho phép”.
Ðiều gọi là ngoại lệ này cho đến nay vẫn chưa được qui định rõ ràng. Nói khác đi, sẽ không có bao nhiêu công ty, cá nhân được phép sử dụng đô la trong các thương vụ giao dịch quốc tế.
Thực tế cho thấy thời gian qua, để chuẩn bị “quản lý đô la,” các ngân hàng thương mại không có đô để bán cho khách hàng trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, người dân cũng như các tổ chức thương mại, dịch vụ buộc lòng phải tiếp tục “găm giữ” ngoại tệ trong két riêng của mình, bất chấp lệnh cấm của nhà nước.
Cuối cùng, dư luận cho rằng việc quản lý ngoại tệ và làm cho đồng tiền Việt Nam có giá trị sử dụng thật sự, vấn đề không phải là “xiết’ hay mở.
Ðiều chính là nhà nước đáp ứng nhu cầu cần sử dụng ngoại tệ của người dân như chính tài sản sở hữu hợp pháp của họ. (P.L.)
Nguoi-Viet
_____________
2/11/2012 13:15
Lỗ nghìn tỷ, lương chủ tịch Petrolimex vẫn 58 triệu
"Chia lửa" với Bộ trưởng Công thương trả lời chất vấn sáng nay, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho hay năm 2011, Petrolimex lỗ 1.423 tỷ đồng, trong khi lương lãnh đạo tập đoàn vẫn cao.
>> Xăng dầu: Bất lực hay tiêu cực?
>> "Sẽ kiểm tra toàn diện xăng dầu và công khai kết quả"
>> Cơ chế ổn định thị trường xăng dầu từ gốc?
Từ đầu đến cuối buổi sáng chất vấn, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý xăng dầu.
'QH họp, giá xăng thế giới lại giảm!'
ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) phản ánh thắc mắc của cử tri về thông tin trên báo chí về việc năm 2011 kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thua lỗ lớn nhưng lương cán bộ, nhân viên vẫn rất cao, không biết có đúng không và như vậy có hợp lý.
* |
ĐB Đồng Hữu Mạo: Petrolimex thua lỗ lớn nhưng lương cán bộ, nhân viên vẫn rất cao, như thế có hợp lý? |
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay ông không nắm được thông tin này và sẽ hỏi Kiểm toán Nhà nước sau. Song Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Tổng Kiểm toán Nhà nước cung cấp thông tin ngay cho QH cuối buổi sáng.
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng, việc kiểm toán Tập đoàn xăng dầu Việt Nam năm 2011 đã hoàn tất và đã phát hành Báo cáo kiểm toán, gửi Chính phủ cùng các cơ quan chức năng.
Xem clip Tổng Kiểm toán Nhà nước "tiết lộ" lương lãnh đạo Petrolimex:
Theo đó, kết quả kinh doanh xăng dầu của Petrolimex năm 2011 lỗ 1.423 tỷ đồng. Riêng kinh doanh xăng lỗ 1.814 tỷ đồng, dầu lỗ 789 tỷ. Tính lãi các công ty cổ phần bù trừ 935 tỷ đồng, hợp nhất lại lỗ 1.423 tỷ đồng.
Lương bình quân cán bộ nhân viên Petrolimex năm 2011 bình quân trên 6 triệu đồng/tháng, trong đó lương lãnh đạo khá cao. Lương Chủ tịch tập đoàn là 58 triệu đồng/tháng, ủy viên hội đồng quản trị từ 40-42 triệu. Năm 2010, Petrolimex có lãi, lương Chủ tịch là 70,7 triệu đồng/tháng, các ủy viên đều cỡ mức 54,9 triệu...
Về điều hành giá xăng dầu, ĐB Đỗ Văn Đương, TP.HCM đặt một câu hỏi khiến cả hội trường cười ồ. Đó là, chiều qua (11/11), giá xăng dầu giảm 500đ/lít, đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là sự linh hoạt của các Bộ trưởng (Công thương và Tài chính) trước phiên trả lời chất vấn?
Xem clip hai Bộ trưởng trả lời chất vấn của ĐB Đỗ Văn Đương:
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng việc giảm giá xăng dầu hôm qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên chứ với trách nhiệm Chính phủ và QH giao thì không thể có động thái linh hoạt được, khi nào giá thế giới giảm thì giá trong nước sẽ phải giảm.
Được mời "chia lửa", Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đứng lên nói vui, có sự trùng hợp là do cứ QH họp, giá xăng dầu thế giới lại giảm, như kỳ họp thứ 3 hồi đầu năm, trong 1 tháng Quốc hội họp thì giá thế giới giảm tới 3 lần.
Vừa qua, giá xăng dầu thế giới cũng liên tục giảm nên đã điều chỉnh giảm 500 đồng/lít.
Bộ trưởng Huệ cũng cho biết thêm, từ đầu năm tới nay đã có 6 lần giảm giá xăng dầu và 6 lần tăng nhưng không tạo ra lạm phát tâm lý, chỉ số CPI 10 tháng đầu năm vẫn ở mức 6,02%.
Điều hành còn bất cập
Nói về điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, xăng dầu đã kiên trì thực hiện giá thị trường có quản lý của Nhà nước từ năm 2009 đến nay và đạt một số kết quả. Tuy nhiên điều hành còn bất cập, chẳng hạn thời gian điều chỉnh tăng giảm giá còn chậm so với thế giới.
"Chúng tôi nhận ra điều này, đã chỉ đạo xem xét các cơ sở pháp lý cũng như cách điều hành để nhanh nhạy hơn, tránh tình trạng giá thế giới đã giảm lâu mà trong nước vẫn chưa giảm", ông Hoàng nói.
* |
Bộ trưởng Công thươngVũ Huy Hoàng: Tôi tin một năm nữa sẽ đẩy lùi hiện tượng xăng dầu kém chất lượng |
Bộ trưởng Công thương cũng thừa nhận, hiện chất lượng xăng dầu kém, bẩn, bị pha chế... đang gây nhiều bức xúc cho người sử dụng cũng như gây tác hại đến các phương tiện giao thông, và bất an cho nhiều người.
Bộ trưởng cho biết đang hợp tác chặt chẽ với Bộ Khoa học - Công nghệ để xây dựng tiêu chuẩn, cũng như phối hợp quản lý và các chế tài xử phạt. "Với sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực của các cơ quan chức năng, tôi tin rằng sau một năm nữa hiện tượng này sẽ bị đẩy lùi", Bộ trưởng Hoàng quả quyết.
Một số đại biểu đặt vấn đề: Hiện nay giá xăng dầu diễn biến khó hiểu và theo dư luận có biểu hiện lợi ích nhóm, đến khi nào thì có thị trường xăng dầu cạnh tranh?
Bộ trưởng Công thương cho biết, nghị định 84/2009 của Chính phủ cho phép tất cả các DN trong nước có đủ điều kiện kho bãi, tài chính... được phép trở thành đầu mối kinh doanh xăng dầu. Trong 3 năm qua đã có thêm 4 DN ngoài quốc doanh làm DN đầu mối kinh doanh XNK và bán lẻ xăng dầu. Như vậy chính sách đã tạo điều kiện cho thị trường kinh doanh xăng dầu rồi. Thị trường cạnh tranh cần sự lớn mạnh của các DN, Nhà nước không thể làm thay.
Bộ trưởng cũng khẳng định, Petrolimex đang chiếm tới 70% thị phần nhưng là do lịch sử để lại, trước đây chúng ta chỉ xây dựng 1 DN xăng dầu với toàn bộ các cơ sở vật chất như kho chứa, bến bãi vì vậy khó tránh khỏi những hạn chế... Hy vọng thời gian tới, một số DN kinh doanh xăng dầu sẽ lớn mạnh và mở rộng thị phần thì thị trường xăng dầu sẽ cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Trần Thủy - Ảnh: Minh Thăng
Nguồn clip: VTV
Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét