Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Kính gởi đến đồng chí X 1 bài viết nói về lòng tự trọng. Mong đồng chí X nghiên cứu và thể hiện lòng tự trọng ....., ít nhất là đối với chính bản thân mình. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Lòng tự trọng và "văn hóa KHÔNG từ chức" ( Chức quyền, chức trách và từ chức ____ Nguyễn Trọng Vĩnh: Tiếng nói của một lão tướng – Văn hóa từ chức và lòng tự trọng )

Lòng tự trọng và "văn hóa KHÔNG từ chức"



19/11/2012

Chức quyền, chức trách và từ chức

Khi chức vụ nặng về quyền lợi, từ chức là vô cùng hiếm. Từ chức chỉ trở thành hiện tượng bình thường, khi chức vụ mang nặng ý nghĩa trách nhiệm.

Chức quyền và chức trách

Nếu coi chính quyền là của nhân dân, thì mỗi chức vụ trong chính quyền đều là được ủy quyền từ nhân dân để quay lại phục vụ nhân dân. Mỗi chức vụ gắn với một trách nhiệm, và tương ứng với nó là một quyền lực, có giới hạn, để thực hiện trách nhiệm. Trách nhiệm là nền tảng, và quyền lực chỉ được trao có giới hạn để thực hiện trách nhiệm ấy.



Nhưng quyền lực khi đã được trao (ủy quyền) sẽ tạm thời độc lập với người trao quyền - nhân dân. Khuynh hướng tự nhiên của quyền lực được ủy quyền là tha hóa. "Tha hóa" là từ Hán Việt, nghĩa là "biến thành cái khác". Quyền lực là của nhân dân, được ủy quyền cho quan chức để phục vụ nhân dân, khi tha hóa thì xa rời nhân dân. Nó không còn phục vụ nhân dân nữa, mà phục vụ người cầm quyền: sử dụng quyền để trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm, hoặc sử dụng quyền vượt ra ngoài giới hạn được trao để thỏa mãn khát khao quyền lực. Trường hợp thứ nhất sinh ra tham nhũng, trường hợp thứ hai gọi là lạm quyền. Đó đều là quyền lực bị tha hóa. Trên thực tế, tham nhũng và lạm quyền luôn song hành.

Khi chức vụ chỉ được hiểu bằng ý nghĩa gắn với quyền lực - và tất nhiên, quyền lợi - thì dân gian gọi nó là "chức quyền". Quyền lực khi không được kiểm soát thì đều bị tha hóa, và chức vụ đều được coi là chức quyền.

Những thể chế tốt sẽ tổ chức quá trình giám sát quyền lực được trao. Về nguyên tắc, ai trao quyền thì có quyền giám sát, tức nhân dân có quyền đó. Nhưng nhân dân có quá nhiều việc phải lo, từ mưu sinh đến sự nghiệp, từ gia đình tới giải trí..., không thể ngày ngày soi xét các quan chức làm gì, và họ cũng không có đủ phương tiện và hiểu biết bằng các quan chức trong việc vận hành hệ thống quyền lực, nên không thể giám sát trực tiếp. Vì vậy, nhân dân lại phải ủy quyền cho những đại diện khác để giám sát các quan chức.

Nghị viện (hay quốc hội) được nhân dân trực tiếp bầu ra là một nhánh kiểm soát quyền lực của các quan chức. Nghị viện xây dựng luật pháp, và thông qua các chính sách của chính phủ để kiềm chế, không cho các quan chức muốn làm gì thì làm. Nhưng việc kiểm soát quyền lực của nghị viện đối với chính phủ chỉ thực sự hữu hiệu khi chính phủ đương nhiệm không có khả năng tác động được tới bầu cử, đảm bảo cho các ứng viên nghị viện không phải cầu cạnh các quan chức đương nhiệm; và các nghị viên không tham gia chính phủ. Khi nghị viên cũng đồng thời có chân trong chính quyền, điều khó tránh khỏi là họ sẽ ủng hộ chính phủ mà mình tham dự, thay vì kiểm soát nó.

Tư pháp là nhánh thứ hai. Vì đặc thù nghề nghiệp, các thẩm phán không được lựa chọn bởi nhân dân, mà lại thường được giới thiệu bởi các quan chức. Chỉ là giới thiệu, vì nó phải thông qua nghị viện mới được lựa chọn. Nhưng các quan chức chỉ có quyền cất nhắc (khi có vị trí trống) mà không có quyền bãi miễn các thẩm phán, nhờ vậy cơ quan tư pháp vẫn có quyền độc lập với chính phủ. Người ta có thể chống lại người đã lựa chọn mình, chứ không ai chống lại người có quyền phế truất mình, nếu còn muốn tại vị.

đề nghị phải bổ sung vào Hiến pháp quy định về vấn đề từ chức

*
Từ chức là một trong những nội dung được ĐB Trần Thị Quốc Khánh đề nghị bổ sung vào sửa Hiến pháp tại kì họp Quốc hội. Ảnh Minh Thăng


Khi các quan chức phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", quyền lực sẽ bị kiểm soát. Thay vào đó, trách nhiệm sẽ được chú trọng. Thước đo để đánh giá một chính phủ, một quan chức có thành công hay không là ở việc họ có thực hiện tốt các trách nhiệm giao phó, dựa trên quyền lực được trao có giới hạn, hay không.

Khi đó, chức vụ sẽ được dân gian gọi là "chức trách". Chức vụ là gắn với trách nhiệm, và quyền lực chỉ được trao để thực hiện trách nhiệm mà thôi.

Từ chức: chức quyền hay chức trách?

Nếu chức vụ có ý nghĩa chức quyền, thì chức vụ gắn với vô số quyền lợi và không bị giám sát. Không có ai tự dưng từ bỏ quyền lợi của mình, trừ khi thế vào đó là quyền lợi còn lớn hơn. Vì vậy, trong các chế độ mà quyền lực không bị giám sát chặt chẽ, cũng chính là các chế độ vẫn bị tố cáo là chuyên chế hay tham nhũng, từ chức là chuyện rất hiếm hoi.
Từ chức chỉ xảy ra một cách bình thường khi chức vụ đồng nghĩa với chức trách. Đó là lý do từ chức còn có cách diễn đạt khác: từ nhiệm. Khi nhiệm vụ được giao gắn với chức vụ đã trao không được hoặc không thể hoàn thành, người ta rời bỏ chức vụ hay rời bỏ trách nhiệm.
Người ta sẵn sàng rời bỏ chức vụ, khi chức vụ không gắn với đặc quyền về chính trị hay đặc lợi về kinh tế.

Thế nhưng, ngay cả khi chức vụ mang ý nghĩa chức trách, và không gắn với đặc quyền đặc lợi, một quan chức cũng không dễ dàng từ chức. Tâm lý con người là không dễ dàng thừa nhận thất bại khi chưa tới đích hay chưa hết thời gian. Và quan chức không dễ dàng thừa nhận mình không hoàn thành nhiệm vụ khi chưa hết nhiệm kỳ.

Nhưng các thể chế dân chủ phát triển không ngồi yên để đợi họ tự giác. Nhiều cơ chế đã được xây dựng để người dân lên tiếng, các thiết chế đảng phái giám sát và cạnh tranh. Ngay trong nội bộ đảng lãnh đạo cũng chịu áp lực đảm bảo vị thế và uy tín cho kì bầu cử kế tiếp...

Tóm lại, từ chức là hệ quả tất yếu trong hệ thống chính trị dân chủ có sự kiểm soát và đối trọng quyền lực. Trong khi các hệ thống phi dân chủ thì đành phải cầu nguyện đến lòng tự trọng của các quan chức.
Nhưng khi quyền lực bị tha hóa thì đạo đức cũng tha hóa, lòng tự trọng là điều xa xỉ.

Hồng Ngọc
Vietnamnet


_______________

Tiếng nói của một lão tướng – Văn hóa từ chức và lòng tự trọng

Nguyễn Trọng Vĩnh



Đại biểu Dương Trung Quốc hỏi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Thủ tướng có tán thành sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi không” và ông nêu ví dụ một vị Tổng bí thư có công lớn trong Cách mạng tháng 8-1945, sau khi nhận trách nhiệm về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức… Đó là tấm gương về tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao. Những việc như thế này nhiều nước trên thế giới người ta đã thực hiện từ lâu, không chỉ ở các nước rất phát triển mà các nước đang phát triển cũng vậy: Năm 2002 ở Sénégal xảy ra vụ đắm phà chở khách chết nhiều người thì cả Bộ trưởng Giao thông và Bộ trưởng Quốc phòng đều xin từ chức. Năm 2012, ở Argentina xảy ra vụ tai nạn đường sắt, Bộ trưởng Giao thông xin từ chức. Gần đây, năm trước xảy ra vụ sóng thần ở Nhật gây hư hại Nhà máy điện hạt nhân Fukoshima gây thiệt hại lớn và nguy hiểm cho dân thì ông Thủ tướng Naotokan đã xin từ chức Chủ tịch đảng và Thủ tướng.

Còn ở ta bây giờ Thủ tướng trực tiếp quản lý và chỉ đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước, từ Vinashin đến Vinalines, EVN, v.v. để thất thoát hàng ngàn tỷ của Nhà nước, của dân. Trong nhiệm kỳ điều hành thì để nước ta càng tụt hậu xa so với các nước xung quanh, kinh tế sa sút, hàng hơn 2 vạn doanh nghiệp phá sản, nông dân cực khổ vì mất nhiều ruộng đất, nhập siêu lớn, dự trữ ngoại tệ quốc gia mỏng, nợ nần quá mức, lạm phát cao, tiền mất giá, đời sống nhân dân khó khăn…, tình hình ấy tỏ ra năng lực Thủ tướng quá yếu kém. Nếu Thủ tướng có lòng tự trọng như vừa qua ông lên lớp cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về lòng tự trọngthì ông nên từ chức. Hội nghị Trung ương 6 vừa qua chỉ không xử lý kỷ luật ông thôi chứ có ngăn cản Thủ tướng tự thấy mình sai lầm nhiều và yếu kém mà xin từ chức đâu?

Lại nhớ khi mới nhậm chức Thủ tướng, ông tuyên bố chống tham nhũng quyết liệt, nếu không chống được thì ông sẽ từ chức. Rồi tham nhũng vẫn tràn lan, ông có từ chức đâu?! Phải chăng đấy cũng là không tự trọng?

Tôi thấy ông Thủ tướng lảng tránh, không trả lời thẳng vào 2 câu mà đại biểu Dương Trung Quốc hỏi, lại chỉ thanh minh là “…trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng và Nhà nước giao phó cho tôi…”

Là Đảng viên, cán bộ ai chả thế. Tôi cũng vậy. 75 năm nay theo Đảng, tôi cũng thực hiện bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao. Có điều tôi chưa hề làm gì hại cho Nước cho dân.

Thủ tướng còn nói: “… Bộ Chính trị, BCH Trung ương cũng đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về “phẩm chất đạo đức”, cả về năng lực, khả năng…”.

Nhân dân chả có quyền gì, nhưng cũng theo dõi những người lãnh đạo mình, người nắm quyền điều hành đất nước qua tình hình thực tế, kinh tế, xã hội và qua cuộc sống của chính gia đình mình. Từ anh xe ôm, anh lái xe taxi, chị bán hàng, bà nội trợ đi mua thức ăn hàng ngày, đến ông nông dân mất đất, thất nghiệp, anh công nhân lương tháng 1 triệu rưỡi so với ông Tổng Giám đốc tập đoàn kinh tế nhà nước lương 80-100 triệu/tháng và đến người đi biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Tổ quốc bị đàn áp… ai nấy đều hiểu biết rõ ông Thủ tướng của mình đạo đức, năng lực như thế nào…

N.T.V.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
http://www.boxitvn.net/bai/42738




XEM THÊM


Chủ nhật, ngày 18 tháng mười một năm 2012 Bộ đội: Có dám làm không anh Ba? Anh Ba sạo, người nói láo như Cuội !! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/bo-oi-anh-ba-sao-nguoi-noi-lao-nhu-cuoi.html

Thứ sáu, ngày 16 tháng mười một năm 2012 -Lời nói suông không lọt được tai dân! _____ "Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác" - Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Sài Gòn _____ Việt Nam : Một đại biểu Quốc hội, ông Dương Trung Quốc "khuyên" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/thay-oi-che-e-tranh-mot-vi-nguyen-tan.html

 Thứ tư, ngày 14 tháng mười một năm 2012 Thủ tướng Dũng: Đừng có dụ tui từ chức nghen, không dám đâu. Xưa “gồi” Dziễm. Thà chết chứ không bao giờ từ chức. Cho nên, tui không bao giờ chấp nhận văn hóa từ chức.... ( Thủ tướng: Đảng hiểu rõ về tôi __ "Tôi không chạy, không xin, cũng không thoái thác nhiệm vụ Đảng phân công" ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/thu-tuong-dung-ung-co-du-tui-tu-chuc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét