Trung Quốc xây nhà máy lọc nước biển tại Hoàng Sa
11/11/2012 | 06:43:00Cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Xinhua)
Ngày 10/11, Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy lọc nước biển trị giá 70 triệu Nhân dân tệ (11,2 triệu USD) tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới được thành lập trái phép ở Biển Đông bao gồm các đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Việc này được hãng tin Tân Hoa Xã cho biết nằm trong khuôn khổ một dự án nước sạch lớn hơn với tổng vốn đầu tư tới 210 triệu Nhân dân tệ (33,6 triệu USD), sẽ bao gồm cả một hệ thống lọc nước mưa.
Người phát ngôn Sở Kế hoạch kinh tế Tam Sa cho biết dự án trên, có khả năng xử lý 1.000 mét khối nước biển/ngày khi hoàn thiện vào tháng 12/2013, sẽ cấp nước cho người dân trên đảo Vĩnh Hưng (thực chất là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và các hòn đảo, bãi đá ngầm và tàu thuyền qua lại vùng biển kể trên.
[Phản đối Trung Quốc gấp rút hoàn thiện "Tam Sa"]
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" (đơn vị hành chính bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả Việt Nam) được Trung Quốc ngang nhiên thành lập vào tháng 7/2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.
Ngày 2/11, "thành phố Tam Sa" đã tổ chức gặp gỡ báo chí "nhân 100 ngày thành lập" và cho biết "chính quyền thành phố" này đang gấp rút đi vào xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, tàu chấp pháp, văn phòng hành chính...
Đây là một loạt các hành vi leo thang, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa./.
(Vietnam+)
Vietnamplus
_________________
Cuộc biểu tình phản đối đại quy mô của sinh viên, học sinh Tây Tạng
Posted on November 10, 2012 by HieuLeSinh viên, học sinh Tây Tạng xuống đường thứ Sáu ngày 9-11-2012 tại Rebkong
Tại 1 quận lỵ yên tĩnh của khu tự trị Tây Tạng, khoảng 5 ngàn sinh viên, học sinh xuống đường biểu tình sau 3 cái chết tự thiêu xảy ra liên tục chỉ nội trong tuần này.
Nguồn tin cho biết, có hàng ngàn sinh viên, học sinh Tây Tạng tại quận lỵ yên tĩnh Rebkong (theo tiếng Trung Quốc là Tongren) thuộc tỉnh bang Qinghai đã xuống đường hôm thứ sáu (ngày 9-11-2012) đòi hỏi các quyền lợi lớn hơn sau khi một con số kỷ lục của vụ tự thiêu phản đối lại sự cai trị của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Tây Tạng đã xảy ra hàng chuỗi trong các khu vực dân cư đông đúc trong tuần này.
Theo các nguồn tin khác nhau cho biết, các sinh viên, học sinh hô to các khẩu hiệu kêu gọi “sự bình đẳng giữa các dân tộc và tự do ngôn ngữ” và cũng yêu cầu sự quay về lại của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, người từng sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ khi ông chạy thoát sau một cuộc nổi dậy không thành công chống lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1959.
Các người dân bên trong Tây Tạng đã gửi đi nhiều hình ảnh về cuộc biểu tình đến các nhóm khác nhau bên ngoài Tây Tạng, trong đó có 1 số hình ảnh với các sinh viên, học sinh giơ cao các sách giáo khoa bằng tiếng Tây Tạng.
Cuộc xuống đường của sinh viên, học sinh Tây Tạng thứ Sáu ngày 9-11-2012 tại Rebkong
Những người biểu tình từ các trường học địa phương được thêm sự tham gia của các sinh viên đến từ Đại học Sư phạm Malho và Viện Dạy nghề Malho, đã tụ họp nhau tại Quảng trường Dolma phía trước Tu viện Rongwo tại tỉnh lỵ Rongwo, thủ phủ của quận lỵ Rebkong, thuộc khu tỉnh bang tự trị Tây Tạng Malho (Huangnan).
Tại quảng trường, họ niệm lời cầu nguyện và hô vang các khẩu hiệu khi mỗi lúc càng có nhiều người dân Tây Tạng địa phương gia nhập vào đám đông.
Đêm thắp nến
Các nguồn tin cũng cho biết, trong khi đó, gần một ngàn sinh viên Tây Tạng từ trường Đại học Dân tộc Qinghai tại thủ phủ Xining trong tỉnh bang Qingha, đã tụ tập vào tối thứ Sáu để cầu nguyện cho những người Tây Tạng đã hy sinh trong các cuộc phản đối thách thức lại sự cai trị của Trung Quốc.
Các sinh viên đã thắp nến suốt trong một giờ đồng hồ từ 6:10 đến 7:20 chiều tối, sau đó tất cả phải giải tán sau khi các quản lý viên của trường đại học nài nỉ họ nên kết thúc cuộc biểu tình.
Các nguồn tin cũng cho hay, lực lượng an ninh Trung Quốc đã được đặt trong tình trạng khẩn trương 24/24, làm nhiệm vụ tại các khu yếu điểm trong các thị trấn và làng mạc của Rebkong nhưng không có báo cáo nào cho biết có sự đàn áp lên các cuộc biểu tình.
“Tôi đã gọi về khu vực và được biết rằng có khoảng 3.000 đến 4.000 sinh viên, học sinh xuống đường vào buổi sáng sớm này. Họ đã hô to các khẩu hiệu kêu gọi sự trở về của Đức Đạt Lai Lạt Ma, kêu gọi quyền bình đẳng dân tộc, và quyền tự do ngôn ngữ”, ông Drugyam cho biết, một người Tây Tạng hiện đang sống lưu vong tại Mỹ
Phát biểu với RFA, những người biểu tình mô tả đường phố khu vực đều dầy đặc với lực lượng an ninh Trung Quốc, với cảnh sát thường phục, và các loại xe quân sự, nhưng hết thảy họ đều nói là không có ghi nhận 1 động thái nào được xem thực hiện để đàn áp các cuộc biểu tình.
“Tuy nhiên vẫn có vài em sinh viên, học sinh bị đánh đập và 1 số bị thương được đưa đi bệnh viện.”, một nguồn tin khác cho hay.
Chính phủ Tây Tạng lưu vong có trụ sở tại Ấn Độ và Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng (TCHRD) đã cho hay có 5.000 sinh viên, học sinh đã tham gia vào cuộc biểu tình ngày thứ Sáu, được ghi nhận là ngày thứ hai liên tiếp sau các cuộc biểu tình tại Rebkong, mà các sinh viên, học sinh này ngày trước đã tổ chức tham dự 1 lần.
Cờ Trung Quốc bị kéo xuống
Một ngày trước đó, khi hàng ngàn dân làng Tây Tạng phản đối tiếp theo sau cuộc tự thiêu phản đối lần thứ ba tại khu vực làng trong tuần này, khoảng 700 học sinh đã kéo hạ các lá cờ Trung Quốc mà đã được trương lên trên mái nhà trường học của họ tại thị trấn Dowa và ngay cả tại văn phòng chính phủ của thị trấn.
“Trong khoảnh khắc ngay sau khi có cuộc phản đối này, đã có 7 xe vận tải quân sự đến từ quận lỵ Rebgong, nhưng dân địa phương và sinh viên, học sinh đã chận đứng lại các xe tải không cho di chuyển vào thị trấn Dowa ,” TCHRD nói trong một tuyên bố, lúc trích dẫn các địa chỉ liên lạc địa phương.
“Đối mặt trước một đám đông người biểu tình Tây Tạng, những chiếc xe vận tải quân sự này đã lùi đi, quay về lại quận lỵ Rebkong.”
Tình trạng căng thẳng
Căng thẳng gây nên tại quận lỵ Rebkong đã bùng sáng lên vào hôm Chủ nhật (ngày 4-11-2012) khi một nghệ nhân cổ truyền Dorje Lhundrub, 25 tuổi, tự thiêu đến chết giữa lúc anh ta chống đối lại sự cai trị của Trung Cộng. Tiếp theo sau đó là sự gây tử vong tự thiêu của một bà mẹ trẻ Tây Tạng, Tamdrin Tso, 23 tuổi, vào hôm thứ tư (ngày 7-11-2012) và của một cậu bé thiếu niên, Kalsang Jinpa ngày thứ năm (ngày 8-11-2012)
Cũng trong ngày thứ Tư, 7-11-2012, tại khu Ngaba (Tên Trung Quốc là Aba) thuộc tỉnh bang Sichuan, 3 chú tiểu đã cùng lúc tự thiêu tập thể, được ghi nhận đây là cuộc tự thiêu tập thể đầu tiên 3 người, và lại thêm một vụ tự thiêu khác xảy ra tại khu vực tự trị Tây Tạng.
Các vụ tự thiêu đã nâng tổng số lên đến 69 vụ kể từ tháng 2 năm 2009 khi bắt đầu xảy ra các cuộc biểu tình bốc lửa.
Theo lời của các nhóm tổ chức Tây Tạng, các cuộc biểu tình gần đây nhất được cho là đã được chủ định thời gian, để gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Đảng Cầm quyền Cộng sản Trung Quốc mà đang tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 18 tại Bắc Kinh cho một sự thay đổi nguồn máy lãnh đạo 10 năm một lần.
Ban Quản lý Trung ương Tây Tạng, một tên hiệu dùng gọi chính phủ Tây Tạng lưu vong, nói rằng các cuộc tự thiêu đây là nhằm nhấn mạnh “sự đàn áp chính trị, nền kinh tế xuống dốc, sự hủy hoại môi trường, và sự đồng hóa văn hóa.”
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà được lựa chọn trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 18 phải thừa nhận rằng chính sách cứng rắn của Trung Quốc tại Tây Tạng đã hoàn toàn thất bại và chỉ thông qua đối thoại có thể được tìm thấy một giải pháp hòa bình và lâu dài “, ông Lobsang Sangay, thủ lãnh chính phủ lưu vong, cho biết.
“Chúng tôi chắc chắn tin tưởng rằng việc chấm dứt đàn áp sẽ có hiệu quả chấm dứt chu kỳ tự thiêu”, ông còn nói.
Các hạn chế ở Lhasa
Trong khi đó, nhà đương cục Trung Quốc đã thắt chặt mọi hạn chế đi lại của người dân Tây Tạng tại thủ đô khu vực, Lhasa, Nhóm Ủng hộ Tây Tạng Tự Do có trụ sở tại London cho biết hôm thứ Sáu.
“Người dân Tây Tạng đã bị cấm vào Quãng trường Potala, thông thường đây là khu vực công cộng.”
“Các báo cáo chưa được xác nhận cũng cho thấy rằng khi Quốc hội bắt đầu, người dân Tây Tạng tại Lhasa đã bị bắt giữ, như một biện pháp phòng ngừa, và cũng cho rằng những hạn chế đi lại đã được đưa vào “khu dân cư cũ” của Lhasa, nơi mà phần lớn người Tây Tạng sinh sống tại đó,” Tây Tạng Tự Do cho biết.
Phát biểu hôm thứ năm (ngày 8-11-2012) tại Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng có trụ sở tại Washington, nhà Giám đốc Đối Ngoại về Chính sách Dân chủ và Nhân quyền, ông Ellen Bork, nói rằng 60 năm “chiếm đóng và kiểm soát” của Trung Quốc tại Tây Tạng đã không thay đổi được những gì mà người dân Tây Tạng muốn.
“Chính sách Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua đã không nghiền nát được tính chính thống tiêu biểu của Tây Tạng,” ông Bork nói.
Bản tin từ RFA, ban Tây Tạng ngữ.
HieuLe-TuDoDanChu chuyển ngữ
http://www.hennhausaigon2015.com/2012/29559/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét