Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Cũng có thể __ Bác sĩ Sơn: 'Lấy tín nhiệm chỉ là thủ đoạn chính trị' ____ Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với giới lãnh đạo từ năm 2013.


'Lấy tín nhiệm chỉ là thủ đoạn chính trị'

Cập nhật: 12:25 GMT - thứ năm, 22 tháng 11, 2012

Media Player

Nghe: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/11/121122_dr_phamhongson.shtml

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác


Bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng chất vấn của dân biểu Dương Trung Quốc 'chỉ làm lợi cho nhà cầm quyền.'

Nhà hoạt động dân chủ ở trong nước, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, nói với BBC rằng nghị quyết được Quốc hội Việt Nam thông qua về lấy ý kiến, bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ của quốc hội, chính quyền và chính phủ, trong đó có các vị trí Thủ tướng, Chủ tịch nước, các Bộ trưởng v.v... chỉ là "thủ đoạn chính trị."

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 22/11/2012, ông nói: "Theo quan điểm của tôi đây chỉ là một trong những động thái chính trị của những người cầm quyền để họ có những giải pháp hóa giải những áp lực, cũng như những đòi hỏi của những người bị trị."

"Người cầm quyền bao giờ cũng nghĩ ra rất nhiều những giải pháp, những thủ thuật, mà dân gian vẫn gọi là những thủ đoạn, để làm sao cho quyền lực của họ được ổn định nhất, tức là làm sao để người bị trị cảm thấy yên tâm trong sự thống trị của họ."

Ông Sơn cho rằng nghị quyết về lấy ý kiến, bỏ phiểu tín nhiệm của Quốc hội chỉ "tiến bộ về mặt hình thức văn bản" mà trên thực tế là "đáng ngờ" về tính khả thi khi theo ông "hệ thống chính trị hoàn toàn do Đảng Cộng sản quyết định."

Đặc biệt, bác sỹ Phạm Hồng Sơn phê phán phát biểu chất vấn gần đây của Đại biểu Quốc hội, ông Dương Trung Quốc, và cho rằng cách đặt vấn đề của ông Quốc chỉ mang tính chất "cầu khẩn", "cầu xin" mà chưa thể hiện được vị thế quyền lực của người đại diện quyền lực của nhân dân.

"Đây là một phát biểu chỉ làm lợi cho nhà cầm quyền mà là một bước lùi về tiến bộ dân chủ và tiến bộ trong tư tưởng dân chủ," bác sỹ Sơn nhận xét.

BBC

_____________

Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với giới lãnh đạo


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang

Quốc hội Việt Nam hôm 21/11 đã thông qua nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người do Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Theo nghị quyết này, từ năm 2013, Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với giới lãnh đạo trong đó có  chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội; thủ tướng Chính phủ, phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.

‘Người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức. Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp hoặc hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm để bãi nhiệm’.

Nghị quyết này viết rằng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Việc thông qua nghị quyết vừa kể diễn ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị một đại biểu quốc hội kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém, đẩy kinh tế đất nước vào tình trạng khó khăn.

Trong phiên chất vấn ông Dũng tại Quốc hội hôm 14/11, Ðại biểu Dương Trung Quốc nói rằng đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin lỗi.

Nguồn: AAP, DPA, Tuổi trẻ




VOA

Tin liên hệ

P/V Giáo sư Vũ Tường về vụ Quốc hội VN chất vấn Thủ tướng
Ông Nguyễn Tấn Dũng bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức
Thủ tướng Việt Nam ‘nhận lỗi’ về các tổn thất kinh tế nghiêm trọng
Một số phản ứng sau hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam

Hình ảnh/Video

Video

Thủ tướng VN bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức

Video

Thủ tướng VN ‘nhận lỗi’ về các tổn thất kinh tế nghiêm trọng

Video

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thoát được trừng phạt

CỠ CHỮ
22.11.2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét