Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Hộ chiếu "lưỡi bò" láo lếu: VN sẽ mất tất cả một khi xem tình hữu nghị Việt – Trung là lợi ích cốt lõi. ____ Thách thức lớn, đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn. ___ Lào Cai: Đóng dấu “hủy” vào hơn 110 hộ chiếu TQ có in “đường lưỡi bò” _____ Telegraph: Nhân viên phụ trách nhập cảnh vào Việt Nam từ chối đóng dấu lên hộ chiếu có bản đồ hình "lưỡi bò" này.

Thứ sáu 23 Tháng Mười Một 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 23 Tháng Mười Một 2012

Hộ chiếu «lưỡi bò» Trung Quốc: Đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn


Hộ chiếu mới của Trung Quốc (trái) và hộ chiếu cũ (DR)
DR

Thụy My


Nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa cho phát hành loại hộ chiếu điện tử mới, trong đó có in bản đồ có hình lưỡi bò, biểu thị yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Ấn Độ đã nhanh chóng lên tiếng phản đối với các mức độ khác nhau.


Về phía người dân Việt Nam, thủ đoạn mới của Trung Quốc cũng đã làm cho dư luận hết sức xôn xao. Vừa trở về từ Ấn Độ và Nepal hôm nay 23/11/2012, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này, với tư cách một công dân Việt.


Ông Nguyễn Văn Mỹ - TP Hồ Chí Minh

23/11/2012
by Thụy My

Nghe (09:04)



RFI : Kính chào ông Nguyễn Văn Mỹ, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn. Thưa ông, ông có cảm nghĩ như thế nào về hành động Trung Quốc in bản đồ có hình lưỡi bò lên hộ chiếu ?

Ông Nguyễn Văn Mỹ : Tôi vừa đi công tác ở Ấn Độ và Népal, nên chỉ mới nắm thông tin một cách tổng quát thôi. Nhưng điều đó thì bản thân tôi không hề ngạc nhiên, chỉ có điều họ đưa ra như vậy là rất sớm. Tức là chuyện đó trước sau gì cũng làm thôi. Mà phải chăng đây là cái món quà đầu tiên ra mắt thế giới của Tập Cận Bình.

Tại sao tôi không ngạc nhiên ? Bởi vì thật ra tham vọng của Trung Quốc thể hiện rẩt là rõ. Một mặt thì họ nói rằng họ không gây chiến, họ hết sức ôn hòa và tôn trọng các nước khác ; mà họ luôn luôn làm ngược lại. Tức là trong khi những tranh chấp đó chưa hề được giải quyết thì họ đơn phương tuyên bố là cái đó của họ. Mà điều này là trái với thông lệ ngoại giao, thể hiện tinh thần nước lớn. Người Việt mình dùng cái từ là « cả vú lấp miệng em » đó. Cái này gần như là bản chất của Trung Quốc.

Tháng trước tôi vừa đi Quảng Châu và Hải Nam về. Thì phải nói rằng là Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế cũng như quản lý. Nhưng mà bên cạnh đó thì cũng đó những điều mà người nước ngoài họ rất là khó chịu.

Cái tinh thần bài Nhật, được hiểu ngầm gần như được sự hậu thuẫn của chính quyền, rất là quyết liệt. Hướng dẫn viên địa phương khuyến cáo chúng tôi không nên vào các nhà hàng Nhật để ăn, không vào các cửa hàng của Nhật để mua bán, bởi vì có thể bị hiểu lầm là người Nhật, và có thể bị hành hung. Một cái đất nước nếu mà có tinh thần tôn trọng nhau thì không thể giải quyết bằng cái kiểu đó được !

Việc thứ hai, tại sao tôi bảo là không ngạc nhiên. Bởi vì chúng tôi đi làm việc, khi vào các cơ quan nhà nước của Trung Quốc thì thấy một điều rất là rõ. Sau lưng bàn làm việc của nhân viên họ, và đặc biệt lãnh đạo của họ, luôn luôn có cái bản đồ hình lưỡi bò to đùng ! Và trên tất cả các tài liệu do họ phát hành, từ du lịch cho tới kinh tế…luôn luôn có hình lưỡi bò.

Họ kêu gọi đàm phán nhưng bản thân họ không thèm đàm phán, họ xem như cái đó đương nhiên là của họ rồi. Và tôi cho rằng đó là thái độ thách thức không chỉ Việt Nam, mà thách thức cả thế giới, khó mà chấp nhận được.

Trung Quốc có rất nhiều mặt mạnh, và thật ra nếu họ ôn hòa, thật lòng tôn trọng các nước khác một chút, thì họ có thể làm bá chủ thế giới, thay vì cái thái độ mà mình gọi là hung hăng, hiếu chiến hiện nay. Thái độ của họ rất thiếu tôn trọng các nước khác, kể cả những nước láng giềng có bề dày truyền thống hữu nghị như Việt Nam thì họ cũng chẳng thèm tôn trọng.

Cho nên đó là thách thức của cả thế giới. Và Trung Quốc họ làm là có ý đồ rõ ràng, bài bản từ đầu tới cuối. Một cái chiến lược có thể nói là trong vòng bao nhiêu năm, chứ không phải là làm một cách tự phát, theo nhiệm kỳ hoặc là theo một cá nhân nào đó.

RFI : Như vậy theo ông Việt Nam phải đối phó như thế nào ?

Trong những năm kháng chiến chống Pháp trước đây, Hồ Chí Minh có nói một ý rất hay, là « Chúng ta càng nhu nhược thì kẻ thù càng lấn tới ». Hiện nay mình chưa nói Trung Quốc là kẻ thù, nhưng rõ ràng trong quan hệ đối ngoại song phương cũng vậy. Mình càng nhu nhược thì đối phương họ càng lấn tới. Và cha ông mình cũng thường nói là « Mềm nắm, rắn buông ».

Thì tôi nghĩ rằng có lẽ đã đến lúc mình phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Bởi vì mình là người đụng chạm trực tiếp nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất, chứ còn các nước khác không bị trực tiếp như mình. Cho nên coi như mình là nạn nhân đi, mà mình không lên tiếng mạnh mẽ, mình phản ứng một cách yếu ớt, hoặc là chấp nhận chuyện đó là bình thường, thì khó mà đòi hỏi thế giới, bạn bè đồng tình ủng hộ mình. Và nhân dân sẽ trách Nhà nước là tại sao những việc như thế mà chúng ta lại không có cách gì hành xử.

Thật ra mình làm cái này không phải chỉ cho mình không thôi, mà cả cho những nước đang bị Trung Quốc o ép, cho cả bạn bè thế giới, và thậm chí giúp đỡ nhân dân Trung Quốc. Bởi vì suy nghĩ thật lòng, tôi cũng có qua Trung Quốc, có tiếp xúc thì không phải là người Trung Quốc nào cũng nghĩ như thế đâu. Họ cũng muốn hòa bình, hữu nghị anh em. Nếu càng sa vào những tranh chấp quyết liệt như thế, thì tất cả đều bị thiệt hại. Và điều đó là mình cũng giúp cho nhân dân Trung Quốc tránh khỏi những chuyện bị đầu độc, bị nhồi nhét những điều không có thực của lịch sử.

RFI : Về mặt cụ thể, không biết lượng khách du lịch Trung Quốc mỗi năm vào Việt Nam là bao nhiêu, chẳng lẽ không cho họ vào ? Còn nếu cho thì coi như mặc nhiên chấp nhận bản đồ hình lưỡi bò của họ, có phải không thưa ông?

Cái đó thì vì mình không phải là Nhà nước, mình chỉ có ý kiến thôi. Còn Nhà nước chắc họ cũng có những phương án đối phó, chưa biết là thế nào, và dựa trên cơ sở nào thôi. Nhưng lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay đông nhất là đường bộ, đi qua ngõ các cửa khẩu bằng giấy thông hành. Và lượng khách này thật ra là khách đi chơi qua Việt Nam, thì không phải là khách quan trọng đâu.

Lượng khách đi bằng đường hàng không qua Việt Nam cũng không phải là nguồn khách lớn tới mức mà chúng ta sợ bị ảnh hưởng, và chi tiêu của họ cũng không phải là nhiều. Khách Trung Quốc đi đến đâu thì ồn ào, và xin lỗi là, khách châu Âu họ cũng ngại, họ tránh ra. Thậm chí giả sử khách Trung Quốc mà có đông tới mức có thể áp đảo chăng nữa, thì cũng không phải vì cái chuyện đó mà chúng ta có thể bán rẻ chủ quyền lãnh thổ, cũng như uy tín của cả đất nước.

Cho nên theo tôi, mình không phải là Nhà nước, thì mình không thể đề ra chủ trương, nhưng nếu với tư cách công dân thì mình có quyền kiến nghị. Còn nghe hay không là chuyện quản lý của Nhà nước, đó là chuyện khác nữa. Tổ tiên mình đã dạy rồi, mềm nắm rắn buông. Khi có tranh chấp thì chúng ta mềm mỏng, kiên nhẫn nhưng mà không nhu nhược. Và chúng ta càng nhún nhường thì có khi đối thủ lại càng lấn tới – đây là quy luật của cuộc sống rồi, và nó chỉ bất lợi cho mình thôi.

Bản thân tôi trước hết với tư cách công dân, tôi nghĩ rằng có mấy biện pháp mình có thể thực hiện. Một là, việc đầu tiên về phía Nhà nước, mình sẽ gởi công hàm phản đối – chuyện đó là đương nhiên rồi – và thông báo lộ trình cho họ. Nếu trong vòng bao lâu mà anh vẫn sử dụng cái hộ chiếu đó, thì tôi sẽ không cấp nhập cảnh cho anh. Cái thứ hai, trong lúc chờ thay đổi hộ chiếu, mình có thể sẽ thu hồi cái hộ chiếu đó không cho sử dụng, cấp tạm cho một cái giấy thông hành gì đó, rồi về mình trả lại.

Tôi nghĩ rằng từ chối khách Trung Quốc cũng không có gì ghê gớm cả. Chính cái thái độ hung hăng của Trung Quốc đã làm cho một lượng khách du lịch Việt Nam cũng không muốn đi Trung Quốc. Người Trung Quốc tự làm cô lập mình - mất một lượng khách khá lớn đến Trung Quốc, mất một lượng bạn bè lâu nay có tình cảm với nhân dân Trung Quốc, qua những thành tựu mà họ đạt được về quản lý, về kinh tế…

Mất một lượng khách khá lớn từ Việt Nam và từ các nước có mâu thuẫn trực tiếp, với lại cả những người bình thường nữa. Bây giờ làn sóng không thích người Trung Quốc không phải chỉ có ở Việt Nam và Đông Nam Á không đâu, mà nó lan ra cả châu Phi ! Cả châu Âu, cả Mỹ. Thì cái đó lợi bất cập hại.

Cho nên tôi nhắc lại là đã đến lúc mình cần có thái độ mạnh mẽ và dứt khoát hơn, để khẳng định chủ quyền. Chúng ta không hung hăng, mình hết sức là kiên nhẫn, nhưng không có nghĩa là bạc nhược. Anh nói một đằng làm một nẻo thì dù tôi là nước nhỏ hơn, nhưng mà về mặt pháp luật tôi bình đẳng. Sau lưng Việt Nam có cả nhân dân thế giới nữa mà. Ở cái thời đại hiện nay, không phải như hồi xưa mà muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.

RFI : Tóm lại là theo ông, chính quyền Việt Nam cần có thái độ dứt khoát và căn cơ hơn ?

Đã đến lúc mà chúng ta, về phía Nhà nước, cũng cần phải có biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc giáo dục. Đền Preah Vihear tranh chấp với Thái Lan, thì tôi đi qua Campuchia tôi thấy tất cả trên toàn lãnh thổ Campuchia họ trương một cái pa-nô « Preah Vihear là của chúng ta ! ». Thì tại sao mình không dám trương một cái bảng to đùng « Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam » trên khắp cả nước Việt Nam ?

Mình có chứng minh lịch sử, thì tại sao Trung Quốc họ làm như thế mà mình không làm ngược lại cho nhân dân mình biết cái chuyện đó là chuyện không đúng. Và không chỉ làm với nhân dân trong nước mà còn với nhân dân thế giới biết rằng, chuyện đó là người Trung Quốc sai. Chứ không thể bây giờ Trung Quốc muốn làm gì thì làm, còn ta thì cứ im lặng. Im lặng ở đây không phải là vàng nữa, mà có nghĩa sẽ là bùn !

Với tư cách công dân thì tôi muốn là có thái độ mạnh mẽ, dứt khoát hơn, chứ không thể làm theo kiểu đối phó hiện nay. Từ trong tài liệu sách giáo khoa, trong các văn bản gởi ra nước ngoài, tất cả mọi cái…nếu Trung Quốc họ không đưa vào, ta tranh chấp thì ta tôn trọng. Nhưng vì Trung Quốc đã làm như thế bao nhiêu năm nay rồi.

Thậm chí tôi nhớ là trong một lần vào Việt Nam để giới thiệu chương trình du lịch Trung Quốc tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh, thì người Trung Quốc đưa ngay tài liệu có đường lưỡi bò vào trong đó luôn. Không ai để ý, nhưng tới lúc về nhà mình mở tài liệu ra mới hết hồn. Thì phải nói là họ ngang ngược không còn chỗ nào mà nói nữa cả !

Nhân dân Việt Nam sẽ có những phán xét đối với những chính sách của Nhà nước trong việc đối phó. Mà đừng hy vọng rằng Trung Quốc thay đổi. Rất khó, cực kỳ khó !

Hồi nãy tôi có nói mình sẽ thông báo cho họ một thời hạn để họ thay đổi. Đó là về mặt pháp lý mình phải làm cho đúng thủ tục, chứ không phải đùng một cái mình ngưng không cho người ta vô, và để người ta không trách mình sau đó. Chúng tôi đã có thời hạn cho anh rồi, mà anh vẫn khăng khăng như thế thì thôi.

Anh vô nhà tôi mà anh lại bảo là nhà của anh thì ai mà chấp nhận. Ai mà lại đi tiếp một cái người, mà xin lỗi, phải dùng cái từ hơi nặng là, ai mà đi tiếp kẻ cướp bao giờ !

RFI : Xin rất cảm ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã dành thì giờ trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay của chúng tôi.

RFI

__________________


Nhân viên phụ trách nhập cảnh vào Việt Nam từ chối đóng dấu lên hộ chiếu có bản đồ hình "lưỡi bò".




“Tờ báo Telegraph (của Anh Quốc) cho biết, hộ chiếu mới của Trung Quốc, có hình bản đồ "lưỡi bò", bị từ chối đóng dấu khi chủ nhân nhập cảnh vào Việt Nam.

Nhân viên phụ trách nhập cảnh vào Việt Nam từ chối đóng dấu lên hộ chiếu có bản đồ hình "lưỡi bò" và thay vào đó là đóng thị thực vào một quyển riêng biệt khác.

David Li, 19 tuổi, đến từ Quảng Đông cho biết: “Họ tuyên bố hộ chiếu của chúng tôi vô giá trị. Họ nói rằng bản đồ trên hộ chiếu mới, biên giới biển của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Nếu họ đóng dấu hộ chiếu này, điều đó có nghĩa là họ thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc”.

Các hành khách khác trên chuyến bay của David Li cũng gặp trường hợp tương tự và những vị khách này đều phải mua thị thực với giá 50.000 VNĐ.

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22/11/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn (đường lưỡi bò), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh:

“Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên".

China's neighbours protest its passport map grab

China has redrawn the map printed in its passports to lay claim to almost all of the South China Sea, infuriating its southeast Asian neighbours.

In the new passports, a nine-dash line has been printed that hugs the coast of the Philippines, Brunei, Malaysia, Vietnam and some of Indonesia, scooping up several islands that are claimed both by China and by its neighbours.

China has printed nearly six million of the new passports since it quietly introduced them in April, judging by the average monthly application rate.

On Thursday, the Philippines joined Vietnam in voicing its anger at the new map.

"The Philippines strongly protests the inclusion of the nine-dash lines in the e-passport as such image covers an area that is clearly part of the Philippines' territory and maritime domain," said Albert del Rosario, a foreign affairs spokesman.

Immigration officials in other countries worry that they will implicitly recognise China's territorial claims simply by stamping the new passports.

The issue was brought to light by keen-eyed Vietnamese officials who are in the process of renewing six-month visas for Chinese businessmen.

"I think it is one very poisonous step by Beijing among their thousands of malevolent actions," said Nguyen Quang, a former adviser to the Vietnamese government, to the Financial Times.

In response, Vietnamese immigration is refusing to paste visas inside the new passports, instead putting the visa on a separate, detached, page.

"When I tried to cross the border, the officials refused to stamp my visa," said David Li, 19, from Guangdong province, who ran into problems getting into Vietnam on Nov 19.
"They claimed my visa was invalid. They said it was because on the new passport's map, the South China Sea part of China's marine border crossed Vietnam's territory, so if they stamped on it, it means they acknowledge China's claim," he added.

Mr Li said two other passengers on his flight also had problems with their new passports, and that he was forced to buy a new visa for 50,000 Vietnamese dong (£1.50).

Kien Deng, a Chinese travel agent who has worked in Vietnam for three years, said the Vietnamese officials had used the map for their financial advantage, charging a fee of 30 yuan (£3) to holders of the offending passport in order to insert a new visa.

"They are playing a cheeky trick which makes foreigners like us suffer," he said. "There are 20,000 students who visit Vietnam from China every year, and 70,000 businessmen in Hanoi and at least as many again in Saigon. So it adds up to a huge amount," he said.

The new passport also stakes a claim to the Diaoyu or Senkakku islands, which have been a great source of friction between China and Japan.

However, the scale of the islands is so small as to be invisible, and Japan has not yet lodged a complaint, according to the Financial Times.”

Nguồn: http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/9695732/Chinas-neighbours-protest-its-passport-map-grab.html
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Viet-Nam-tu-choi-ho-chieu-luoi-bo/201211/244751.datviet
V.
Nhật ký yêu nước

___________

Lào Cai: Đóng dấu “hủy” vào hơn 110 hộ chiếu TQ có in “đường lưỡi bò”

Thứ Bảy, 24/11/2012 13:40

Trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào VN ngày 23-11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng Việt Nam đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò.
Đoàn khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai chiều 23-11,
trong số này có bốn hộ chiếu bị đóng dấu hủy vì có đường lưỡi bò

Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.

Trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai - cho biết đến nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN.

Trong khi đó, theo đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7), sau khi phát hiện hình bản đồ đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) được in lên một số trang trong hộ chiếu phổ thông điện tử của người Trung Quốc, đồn biên phòng áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc.

“Biên phòng Móng Cái đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào VN sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”, đại diện đồn biên phòng số 7 khẳng định.

Theo đồn biên phòng số 7, ban đầu người Trung Quốc chưa có phản ứng gì về biện pháp mới này từ phía VN. Tuy nhiên, “về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi”, đại diện đồn biên phòng số 7 nói.

Theo Tuổi trẻ


___________________


Hộ chiếu có in hình lưỡi bò – “Một thách thức lớn”

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-11-22

Truyền thông Trung Quốc loan tin bắt đầu hồi tháng 5, Bắc Kinh đã cấp hộ chiếu phổ thông mới trong đó có in hình bản đồ lưỡi bò – một bản đồ mà đa số chuyên gia cho rằng không có cơ sở pháp lý.
AFP
Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.

Tham vọng ngàn đời


Trao đổi với Quỳnh Chi, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc tuy không ngạc nhiên trước hành động này nhưng cho rằng việc này là “một thách thức rất lớn”. Trước tiên ông cho biết:

Đinh Kim Phúc: Vấn đề này tôi cũng vừa được biết nhưng cũng không mấy làm lạ. Vừa qua có một cuộc hội thảo về Biển Đông được tổ chức tại Tp. HCM thì các học giả Việt Nam đưa ra một nhận xét chung là các học giả Trung Quốc đã dịu giọng, đã xuống nước, đã ôn hòa hơn. Tôi cho rằng những nhận xét như thế là ngộ nhận.

Trong diễn văn khai mạc đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 vừa qua, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một cường quốc biển. Rõ ràng Trung Quốc là một cường quốc đang lên; họ chưa đủ sức vươn ra bốn biển. Cho nên Biển Đông là trọng điểm số 1, Biển Hoa Đông là trọng điểm số 2. Hai vùng biển này được xem như một chìa khóa để Trung Quốc mở cửa ra thế giới.

Nếu Trung Quốc quyết định in bản đồ gọi là “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu phổ thông thì đây là một thách thức rất lớn đối với tất cả những ai quan tâm.
Đinh Kim Phúc

Hành động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông cũng như trên Biển Đông trong thời gian vừa qua là một sự tiếp nối từ tư tưởng của Mao Trạch Đông cho đến lý luận của Đặng Tiểu Bình, qua Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình. Đó là tham vọng ngàn đời của các lãnh đạo Trung Quốc. Trung Quốc muốn hòa bình, hữu nghị nhưng lời nói của họ thì không bao giờ đi đôi với việc làm. Nếu Trung Quốc quyết định in bản đồ hình lưỡi bò bao gồm hơn 80% diện tích Biển Đông thì đó là hành động cuối cùng làm thức tỉnh những ai còn ảo tưởng về sự phát triển hòa bình của Trung Quốc.

Quỳnh Chi: So sánh với những động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây chẳng hạn như phát triển tour du lịch ra Hoàng Sa, tăng cường tuyên truyền và ủng hộ học giả Đài Loan – Trung Quốc kết hợp tìm cơ sở pháp lý cho đường lưỡi bò… thì ông thấy việc in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu quan trọng như thế nào?

Đinh Kim Phúc: Trung Quốc và Đài Loan hợp sức với nhau để khẳng định chủ quyền cho thấy họ xem quyền lợi dân tộc là trên hết chứ không phải ý thức hệ. Đó là một trong những cái để chúng ta suy nghĩ. Nếu Trung Quốc quyết định in bản đồ gọi là “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu phổ thông thì đây là một thách thức rất lớn đối với tất cả những ai quan tâm, những ai có tiếng nói, những ai có quyền lợi trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Việt Nam sẽ mất tất cả


Quỳnh Chi: Trung Quốc thường được nói đến như một quốc gia có chủ  nghĩa dân tộc rất lớn. Ông nghĩ hành động này có mối liên quan nào đến việc gợi lên chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc?

Đinh Kim Phúc: Bất cứ một tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân tộc hay cực đoan dân tộc thì bất cứ quốc gia nào cũng có, không lúc này thì lúc khác.

Bản đồ hình lưỡi bò trên biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố. AFP photo.

Nhưng tinh thần đó nhằm phục vụ cho ý đồ nào, nhiệm vụ nào? Trước mắt hay lâu dài thì cần phải xét đến. Hiện nay, có thể thấy nhà nước Trung Quốc đã ru ngủ công dân họ bằng những luận điệu tuyên truyền, chứng cớ ngụy tạo. Họ đã thuyết phục được công dân của họ chủ quyền ở Biển Hoa Đông, Biển Đông. Thậm chí sắp tới đây, tôi nghĩ Trung Quốc cũng sẽ thuyết phục rằng chủ quyền của họ ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và thậm chí là vùng Caribbean nữa.

Quỳnh Chi: Một câu trả lời rất thú vị và dí dỏm. Thưa ông, việc Trung Quốc in bản đồ lên hộ chiếu phổ thông có phải nhằm phản ứng lại hành động Phillippines mời 3 nước khác là Việt Nam, Malysia, Brunei đến dự hội nghị về Biển Đông tại Philiipines vào tháng tới không (đề nghị về hội thảo này đã được đưa ra từ năm ngoái)?

Đinh Kim Phúc: Tôi không nghĩ đây là hành động nhất thời nhằm phản ứng lại sáng kiến của Philippines là kêu gọi 4 nước hợp tác về Biển Đông.

Một khi Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Và một khi Việt Nam xem tình hữu nghị Việt – Trung là lợi ích cốt lõi thì Việt Nam sẽ mất tất cả.
Đinh Kim Phúc

Trong hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã nói rằng đây không phải là thời điểm chín muồi để bàn thảo về Bộ Qui tắc Ứng xử trên Biển – COC. Tất cả những tuyên bố của Trung Quốc tại ĐH 18 vừa qua là một chỉ dấu cho thấy con đường của Trung Quốc là do người Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc quyết định; những nước khác không được xen vào dù đó là ai.

Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối cùng thưa ông, ông Lương Thanh Nghị - phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa phản đối lại hành động in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu Trung Quốc. Trong quá khứ Việt Nam cũng thường xuyên phản đối lại những hành động được cho là vi phạm chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn có những hành động được đánh giá là leo thang. Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ Việt – Trung hiện nay?

Đinh Kim Phúc: Nói một cách ngắn gọn thì “Một khi Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Và một khi Việt Nam xem tình hữu nghị Việt – Trung là lợi ích cốt lõi thì Việt Nam sẽ mất tất cả”. Đó không phải chỉ là ý riêng của tôi mà còn là ý của rất nhiều học giả tại hội nghị Biển Đông vừa qua.

Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
Bản tin truyền hình sáng 22.11.2012

Theo dòng thời sự:


RFA



BÀI ĐÃ ĐĂNG


Thứ bảy, ngày 24 tháng mười một năm 2012 'Cuộc chiến hộ chiếu': Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/cuoc-chien-ho-chieu-o-tra-ua-ho-chieu.html

Thứ sáu, ngày 23 tháng mười một năm 2012 Bọ Lập: "Nếu phản đối là để báo cho dân biết: Đấy nha, chúng tôi phản đối rồi đấy nha, thì tha im mồm đi còn đỡ nhục hơn." ( Phản đối rồi thì làm sao? ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/bo-lap-neu-phan-oi-la-e-bao-cho-dan.html

Thứ sáu, ngày 23 tháng mười một năm 2012 Hộ chiếu lưỡi bò : Mưu toan mới của TQ để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. ( TQ in đường 'lưỡi bò' ở Biển Đông trên hộ chiếu ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/tq-in-uong-luoi-bo-o-bien-ong-tren-ho.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét