Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Bọn cường hào ác bá: Quận 8: Tạm cư mười năm giờ còn phải đóng thêm tiền. Nhận nền tái định cư trong Dự án trung tâm Thương mại Bình Điền.

Trần Dật Tiền: Bọn cướp giật đồng hồ, laptop, cướp tiệm vàng..v.v.. được các đồng chí công an ta xử lý, phá án, trừng trị đúng người, đúng tội theo luật pháp hiện hành góp phần nào vaò việc giữ gìn, bảo vệ an ninh trật tự cho người dân. Điều đó rất được hoan nghênh.

Nhưng còn việc bọn tham quan, lợi dụng văn bản, nghị định "mập mờ, đánh lận con đen" của nhà nước để áp bức, cưỡng đoạt chiếm đất của người dân, đẩy họ vào con đường cùng, không có con đường sống ...thì phải xử lý bọn Cường hào ác bá, tham quan vô loại này như thế nào?

Nếu nghị định của chính phủ đưa ra với mục đích là ăn cướp của cải mồ hôi nước mắt của người dân thì phải xử lý, truy cứu Hình Sự với Ông "Chính Phủ" này ra sao?

____________________

Ngày 22.11.2012, 01:05 (GMT+7)

Nhận nền tái định cư trong Dự án trung tâm Thương mại Bình Điền

Tạm cư mười năm giờ còn phải đóng thêm tiền

Như chúng tôi đã từng phản ánh, cả trăm hộ dân vì nhượng đất cho dự án trung tâm thương mại Bình Điền đã phải sống cảnh tạm cư gần mười năm qua để chờ nhận nền đất tái định cư. Đấu tranh mãi, đến cuối tháng 9 vừa qua, gần 50 hộ dân mới nhận được nền nhà nhưng sau đó gặp nhiều khó khăn, cản trở trong việc cất nhà vì chưa có quyết định giao đất, nên chưa thể kéo nước, gắn điện...


Gần cả chục năm nay nhiều hộ dân bị giải toả trong dự án trung tâm thương mại Bình Điền phải sống trong khu tạm cư như thế này. Ảnh: Đoàn Quý


Nhưng, thiệt thòi của dân chưa dừng lại ở đó khi mới đây, những người chưa nhận nền đất và nhiều người đã nhận đất vừa qua lại nhận được thông báo phải đóng thêm tiền để được “cấp” quyết định giao đất.

Thất hứa

Khác với tâm trạng hồ hởi mấy ngày qua khi hay tin quận sắp giao đất, sáng 20.11, khi vừa nhận được bản chiết tính từ ban bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) quận 8, ghi rõ phải đóng thêm “tiền chênh lệch” gần 50 triệu đồng, ông Nguyễn Tiến Điệp, một hộ dân được nhận nền trong đợt này, bức xúc. “Ngay từ đầu khi thu hồi đất của tôi, họ nói là đổi ngang. Đến 2005, họ lại bắt chúng tôi đóng tiền chênh lệch. Ai cũng phản đối. Từ đó đến nay chúng tôi đấu tranh để đòi họ giữ đúng lời hứa ban đầu, tức không phải đóng tiền chênh lệch. Cứ ngỡ lần này họ thực hiện đúng lời hứa, nhưng ai ngờ họ vẫn cố tình lấy cho bằng được tiền chênh lệch này. Nếu không đóng tiền chênh lệch thì không được nhận quyết định giao đất. Như vậy là bắt chẹt chúng tôi”, ông Điệp nói.

Theo ông Điệp, với gần chục năm phải tạm cư, chui rúc trong những ngôi nhà rách nát, đúng ra chính quyền phải hiểu nỗi thống khổ của người dân. Phải làm sao cho người dân không phải lo lắng thêm chuyện tiền nong. “Cách này chẳng khác gì ép chúng tôi đi vay tiền để trả nợ”, ông Điệp lo lắng.

Anh Phan Tấn Sa, hộ dân phải đóng thêm 30 triệu đồng tiền chênh lệch, cho biết. “Theo những gì mà cán bộ ban BTGPMB quận 8 phổ biến thì phải hoàn tất chuyện tiền nong mới mong có quyết định giao đất, mới mong có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Trong khi đó, với tôi, ăn còn không có, tiền đâu ra mà đóng nữa?”, anh Sa chua xót.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại có đến hơn 40 hộ nhận được bản chiết tính với số tiền chênh lệch phải đóng từ vài chục triệu đến gần 300 triệu đồng. “Không đóng tiền không nhận được quyết định giao đất, đồng nghĩa với việc không kéo được điện nước và không làm gì được”, anh Tú, một hộ dân nhận nền tái định cư trong dự án trên, chia sẻ.

“Chưa có tiền thì phải làm cam kết”

Theo ông Cao Lê Minh Tâm, phó trưởng ban BTGPMB quận 8, sở dĩ có trường hợp các hộ phải đóng tiền chênh lệch là do đất tái định cư của họ nằm trên đường có lộ giới lớn và nằm ngay góc công viên nên phải đóng thêm số tiền chênh lệch là 15%. “Cái này chúng tôi áp dụng theo các văn bản và chỉ đạo của thành phố”, ông Tâm giải thích.

Trả lời thắc mắc tại sao ban đầu (năm 2003) chính quyền nói đổi ngang, đến năm 2005 lại đưa ra bản chiết tính với số tiền chênh lệch tăng rất cao, nay thì giảm xuống thấp và bắt buộc dân phải đóng, liệu có điều gì lấn cấn và thiếu minh bạch ở đây không, ông Tâm nói: “Đúng, trước đây đơn giá tái định cư ở lộ giới 12m là 2,3 triệu đồng/m, đường 20m là 2,5 triệu đồng/m, đường 25m là 2,7 triệu đồng/m. Hiện nay, đơn giá này tính giảm theo tương ứng còn 1,5 – 1,7 và 2 triệu đồng/m. Cái này mình dựa theo đơn giá của thành phố đưa xuống và do sở Tài chính cân đối”.

Vậy nghĩa là mình không áp dụng theo luật mà theo chỉ đạo nên mới có chuyện lúc tính thế này, lúc tính thế khác? Chúng tôi hỏi và được ông Tâm giải thích: “Không phải, ở đây có chuyện tính lại là vì mình sử dụng giá do Nhà nước duyệt chứ không phải theo thị trường”.

Liên quan đến chuyện người dân thắc mắc bao giờ có quyết định giao đất và quá bắt chẹt, o ép dân trong việc buộc họ phải nộp thêm tiền chênh lệch, ông Tâm cho rằng quận đã có đầy đủ các quyết định giao đất của tất cả các hộ bị giải toả thuộc diện tái định cư trong khu tái định cư trung tâm thương mại Bình Điền giai đoạn 2. “Ngay chiều nay (tức chiều ngày 20.11) ai lên chúng tôi cũng trao. Riêng hộ nào phải đóng tiền chênh lệch muốn nhận quyết định giao đất thì phải trình bày về hoàn cảnh khó khăn của mình. Thấy hợp lý, chúng tôi sẽ yêu cầu làm cam kết với chúng tôi, trong đó ghi rõ thời gian trả tiền. Và chúng tôi có cách để thu đủ”, ông Tâm nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tâm, việc người dân không đóng tiền chênh lệch sẽ ảnh hưởng tới lộ trình cấp quyết định giao đất cho họ. Ông Tâm nói: “Tại vì anh không hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhà nước thì lấy gì Nhà nước hoàn chỉnh nghĩa vụ với anh? Người dân phải tính, mục đích cuối cùng của anh là gì? Một cái giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy muốn có nó anh phải hoàn chỉnh hết nghĩa vụ thì chủ đầu tư mới giải quyết các khâu còn lại để ra được giấy chứng nhận”.

Qua cách nói của ông Tâm, dễ thấy để có được tờ giấy chủ quyền, nhiều người dân bị giải toả ở đây sẽ phải đóng thêm tiền, bằng không, họ sẽ không được làm chủ lô đất vốn phải thuộc về họ, chưa kể hơn chục năm qua họ đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi vì chấp nhận giao đất lại cho chủ đầu tư làm dự án kinh tế.

ĐÀO LÊ – ĐOÀN QUÝ
SGTT

1 nhận xét:

  1. tôi nghe nói NĐ 181 qui định là nếu bồi thường bằng đất thì nơi ở mới phải bằng hoăc tốt hơn nơi ở cũ kia mà sao lại lưa dân như thế ?

    Trả lờiXóa