Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Blogger Nguyễn Thiện Nhân có thể bị khởi tố vì tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. / Thêm một tín đồ Phật giáo Hòa hảo bị bắt giam / Y án dành cho 3 nông đân Bắc Giang đi khiếu kiện về đất đai


Thêm một tín đồ Phật giáo Hòa hảo bị bắt giam


Sau một thời gian bị công an nhiều lần sách nhiễu, đe dọa và cô lập vì chuyện lập Đạo Tràng Niệm Phật tại tư gia, cư sĩ Phật giáo Hòa hảo Bùi Văn Trung đã bị công an bắt giam.


File photo
Tín đồ PGHH bị ngăn cản trong ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Giang hồi năm 2008 (ảnh minh họa).

Bị chận bắt giữa đường



Hôm thứ Ba ngày 30 tháng Mười vừa qua, ông Bùi Văn Trung, tín đồ  Phật Giáo Hòa Hảo tại  ấp Phú Hòa, xã Phước Hưng, quận An Phú, tỉnh An Giang, bị công an bắt giữ trên đường về nhà.

Cô Bùi Thị Thúy, con gái ông Bùi Văn Trung, cho biết:


“Hôm 30 tây cha đi đám, lúc về ông ghé thăm đồng đạo bĩnh, đi chưa tới thì công an, họ bận đồ xi vinh và bận quần xà lỏn luôn, chận ép vô lề rồi áp vô bắt ông chở về huyện Chợ Mới. Cha chỉ tu thôi chứ không có gì, gia đình thường ngày mở Đạo Tràng Niệm Phật với đám giổ mình cũng mời đồng đạo tới đông. Chắc là họ bắt cha để dẹp đạo tràng thôi tại cha mở đạo tràng niệm Phật tại nhà”.

Tin mới nhất đến lúc này là  công an đã chuyển ông Bùi Văn Trung xuống tỉnh  An Giang để chờ điều tra và xét xử.

Trong khi đó  Bùi Văn Thâm, con trai ông Bùi Văn Trung, bị bắt hơn ba tháng nay. Tháng chín vừa qua, Bùi Văn Thâm bị tòa án nhân dân tỉnh An Giang kêu án hai năm sáu tháng tù tội chống người thi hành công vụ.

Chị Bùi Thúy Hằng kể  tiếp:

“Bùi Văn Thâm là em con, nó đang trên đường đi bỏ giá rồi mấy ảnh cũng bận đồ xi vinh áp vô bắt em con chở về huyện. Về huyện cả tháng  rồi chuyển xuống tỉnh, ra tòa bữa 21 tháng Chín, ghép tội em con chống người thi hành công vụ với nói em con tạt xăng. Họ bắt mình rồi tự ghép vô vậy luôn, ở trại giam Bằng Lăng hai năm sáu tháng”.

Gây khó khăn, sách nhiễu



Đó là hoàn cảnh gia đình cư sĩ Phật Giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung vừa bị bắt cách đây ba hôm. Hiện tại công việc làm giá để mưa sinh của vợ con ông Bùi Văn Trung đang gặp rất nhiều khó khăn do bị áp lực:

“Giá bộng lóng rày mần cũng ít tại giờ họ đàn áp họ triệt mình luôn không cho mình mần kinh tế. Như hồi đó nhà con làm gia tới mười mấy lu lận, mà bây giờ họ nói với người ta là không cho lấy giá nữa, người ta cũng sợ người ta lấy ít lại. Thành ra bây giờ giá mần có 4, 5 lu à.”


Cổng vào ngôi chùa Phật giáo Hòa Hảo An Hòa Tự ở An Giang, ảnh minh họa. File photo.

Là cư sĩ Phật giáo Hòa hảo Thuần túy, tức không theo Giáo hội Phật giáo Hòa hảo do nhà nước thành lập, từ lâu gia đình ông Bùi Văn Trung bị công an chú ý theo dõi giống các đồng đạo khác, nặng nhất là chuyện xảy ra hồi tháng Tư khi ông  tổ chức giỗ thân mẫu tại nhà.

Trả lời  đài Á Châu Tự Do lúc đó, ông Bùi Văn Trung  thuật lại là công an phong tỏa một đoạn đường dài 10 kilmét với nhiều chốt chặn, sau đó tấn công vào đạo tràng bằng gạch đá và vòi phun nước, hành hung nhiều tín đồ có mặt:

“Mấy ảnh đem quân tập trung lại để cắt điện ở đạo tràng niệm Phật  của mình. Mấy ảnh liệng đá lung tung hết trơn rồi xịt nước luôn, xịt lên hai bên. Bởi vì nhà em phía bên kia cái tủ thờ , bên đây là đạo tràng niệm Phật, một bên trong đường một bên ngoài đường, nên bị xịt ướt hết luôn.

Còn về người thị bị liệng đá liệng cây vô trúng lên mặt, trúng vào con mắt sưng vù hết. Công an đánh hai người ra máu miệng, còn một số bị đánh đập riêng nữa. Đánh hai người đó ra máu miệng rồi  còn dắt xuống ủy ban, hỏi điều tra và oánh thêm nữa rồi mới cho về, hành hạ đủ cách như thế.”

Ông  Bùi Văn Trung còn kể khi đó ông và một số đồng đạo  có ý định tự thiêu vì quá uất ức:

“Cuối cùng các đồng đạo mới đem xăng ra đổ đặng mình tự thiêu. Nhưng trước tình thế mấy ảnh có đem xe cứu lửa có bình chửa lửa và có vòi nước xịt, thế nên tôi thấy nếu mình có làm ra đi chăng nữa, nếu mình có đạt kết quả gì chăng nữa thì cuối cùng cũng không lợi ích chi, đau khổ mình không đáng tiếc rồi, nhưng nó để lại một cái nghiệp tội lỗi cho những người đàn áp mình. Thế nên cuối cùng chúng tôi tạm dừng ở đó.”

Chính sách của Nhà nước



Cách đây không lâu, trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do về tình hình thực tế và đời sống tâm linh của nhiều tín đồ  Phật giáo Hòa hảo, thường xuyên bị sách nhiễu như trường hợp  gia đình cư sĩ Bùi Văn Trung  ở An Giang, một  Trung tá Công an ở miền Tây quả quyết là không có chuyện đàn áp:

“Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo là quyền của công dân Việt Nam, được pháp luật Việt Nam bảo vệ, thành ra không ai có quyền xâm phạm đến họ.”

Tuy nhiên hành động đàn áp, đe dọa và cô lập nhắm vào các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nói chung cũng như  gia đình cư sĩ Bùi Văn Trung mà ông  vừa bị bắt và con trai thì đang ở tù,  khiến các đồng đạo của ông bất mãn và lo ngại.

Cư sĩ Trần Văn Kiệm, cư ngụ tại xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, từng chứng kiến cảnh công an bao vây và tấn công nhà cư sĩ Bùi Văn Trung hôm có đám giổ thân mẫu, bày tỏ:

“Chúng tôi chỉ tu hành mà nhà nước Việt Nam khủng bố chúng tôi đủ điều. Hôm tôi lên nhà  Bùi Văn Trung, chứng kiến sự việc họ bao vây, giăng thành vòng tròn quanh  nhà, chui xuống sàn theo dõi, không cho Bùi Văn Trung ra khỏi nhà mà cũng không cho ai tới nhà ông.

Họ tìm cách áp đảo để làm cho mất tình thương bằng cách không cho ai được lại gần với ai. Nhà nước Việt Nam của chúng tôi hành động như thế đó”.

Theo dòng thời sự:

Xã hội đen hành hung tín đồ PGHH
Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp?
Hàng trăm công an ngăn chặn tín đồ PGHH về dự ngày Đại Lễ
Ngang nhiên đập phá Niệm Phật Đường của cư sĩ PGHH
Nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuyên bố sẵn sàng tự thiêu
Công An bao vây và tấn công Đạo Tràng Bùi Văn Trung ở An Giang
Phiên xử phúc thẩm tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía
Thanh Trúc, phóng viên RFA Bangkok
2012-11-02
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hoahao-followers-detained-tt-11022012122954.html

_________________

Y án dành cho 3 nông đân Bắc Giang đi khiếu kiện về đất đai


AUDIO http://soundcloud.com/user223932058/dan-chung-bac-giang-keo-nhau

Sau vài giờ diễn ra phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên án: ông Nguyễn Kim Nhàn 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản thúc; ông Đỗ Văn Hoa 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc; ông Đinh Văn Nhượng 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc.

*

Sáng ngày thứ Sáu 2/11/20112, tại thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao khu vực phía Bắc đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 nông dân quê ở Bắc Giang là các ông Nguyễn Kim Nhàn sinh năm 1960, Đỗ Văn Hoa sinh năm 1966 và Đinh Văn Nhượng sinh năm 1958 bị khép vào tội "tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa theo điều 88 Bộ luật hình sự".
*
Ông Nguyễn Kim Nhàn


Đây là một phiên tòa xét xử công khai, nhưng công dân kể cả vợ, con, anh chị em những người thân của các bị can đã không được phép vào dự phiên tòa. Hàng trăm công an, dân phòng đã dựng hàng rào người và hàng rào dây kẽm gai ngăn cấm.

Sau vài giờ diễn ra phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên án: ông Nguyễn Kim Nhàn 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản thúc; ông Đỗ Văn Hoa 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc; ông Đinh Văn Nhượng 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc.

Tại phiên tòa các bị can đều tuyên bố mình vô tội và không công nhận bản án bất công này.

Thân nhân và gia đình rất là phẫn nộ đối với kết quả bản án cũng như hành vi, tiến trình xét xử tại phiên tòa. Các bạn trong thôn hãy nghe đoạn thu âm ở clip đầu bài.
Gia Bách
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/y-danh-tu-danh-cho-3-nong-bac-giang-i.html#.UJYj4cXA-Ql

*

Y án sơ thẩm với ba nông dân Bắc Giang

Thứ sáu, 2 tháng 11, 2012

BBC - Tại phiên sơ thẩm ba bị cáo Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa, Đinh Văn Nhượng đều không nhận tội

Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên phúc thẩm xét xử 3 nông dân người Bắc Giang vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Tòa phúc thẩm đã y án bản án sơ thẩm (tổ chức ngày 16/7/2012) với các bị cáo: ông Nguyễn Kim Nhàn (sinh năm 1960) nhận 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế; ông Đỗ Văn Hoa (sinh năm 1966) - 4 năm tù giam và 3 năm quản chế; và ông Đinh Văn Nhượng (sinh năm 1958) - 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại đị́a phương.

Báo Nhân Dân dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang nói "do những bất mãn cá nhân" mà các ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa, Đinh Văn Nhượng "đã đi khiếu kiện kéo dài, vượt cấp trong nhiều năm".

Ngoài ra các bị cáo còn bị kết tội "quan hệ với một số đối tượng ở trong nước có tư tưởng chống Nhà nước" trong đó có ông Nguyễn Thanh Giang, bà Trần Khải Thanh Thủy, ông Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng và ông Vi Đức Hồi ở Lạng Sơn cùng "một số đài, báo ở nước ngoài có quan điểm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để cung cấp thông tin sai sự thật, vu cáo, xuyên tạc, phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền nhân dân".

Tuy nhiên nói về tội khiếu kiện kéo dài, bà Nguyễn Thị Lộc, vợ ông Nguyễn Kim Nhàn, cho BBC biết, đó không phải là một tội theo luật hình sự Việt Nam và đặt câu hỏi tại sao chính quyền không giải quyết các khiếu nại của chồng bà - một thương binh đã từng đổ máu trong chiến tranh - để chồng bà khỏi phải khiếu kiện suốt 10 năm nay.


Tàng trữ tài liệu


Bà Lộc cũng bức xúc về việc tòa kết tội "tàng trữ tài liệu nhà nước không cho phép" và cho biết theo luật sư bào chữa cho chồng bà, luật sư Hà Huy Sơn, thì những tài liệu này "được in ấn có tên tuổi và địa chỉ, và người ta vẫn sống đàng hoàng ở Hà Nội" thì tại sao không đem ra xử người đó mà lại chỉ xử những người cầm đọc tài liệu.

Vẫn theo bà Lộc, chồng bà chỉ nhặt những tờ rơi từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng về và được ông Nguyễn Thanh Giang tặng quyển ‘Suy tư và Khát vọng’ do vậy bản án 5 năm 6 tháng tù giam và bốn năm quản chế áp dụng với chồng bà là bất công.

Mặc dù đây là một phiên xử công khai nhưng ngay cả thân nhân của các bị cáo đều không được gửi giấy báo về phiên xử và thậm chí bị đuổi ra khỏi khu vực tòa án, không được phép vào dự phiên xử.

Được biết việc khiếu kiện của ông Nguyễn Kim Nhàn liên quan đến các chính sách chế độ mà vợ ông nói ông đã không được hưởng theo đúng tiêu chuẩn đáng được hưởng còn của hai ông Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng là liên quan tới "đất đai bị nhà nước thu hồi và đền bù không thỏa đáng" trong đó trường hợp của khiếu kiện đất đai của gia đình ông Hoa đã kéo dài hơn 30 năm từ khi mẹ ông còn sống - theo như lời thân nhân ông Hoa cho biết.

Ngoài ra bà Lộc cho biết trường hợp của ông Nhượng còn thêm việc "ông đấu tranh chống tham nhũng, thấy việc bất bình thì ông đi tố cáo nên họ trù úm".

Trước đó, tại phiên sơ thẩm ba nông dân này, ông Phil Robertson, Phó giám đốc Human Rights Watch ở Châu Á, đã nói: "Bỏ tù bất công các nhà hoạt động này sẽ không làm nguôi đi đòi hỏi tôn trọng nhân quyền trong việc giải quyết các xung đột về đất đai đang lan rộng khắp Việt Nam.

"Bịt miệng nông dân và những người ủng hộ họ sẽ không giải quyết được các vấn đề này, nhất là khi tham nhũng và tệ tịch thu đất bất công tiếp tục ở khắp nơi tại Việt Nam."

Các nhà bình luận nước ngoài nói ba nhà hoạt động đã có chiến dịch đấu tranh bất bạo động để vạch trần tham nhũng và những việc làm sai trái của chính quyền địa phương đối với nông dân Bắc Giang.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/11/121102_bacgiang_trial.shtml

*

Bắc Giang: Y án với 3 người bị kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước"

Trọng Thành (RFI) - Hôm nay, 02/11/2012, tại tỉnh Bắc Giang đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử các ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng. Các bị cáo bị kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam". Luật sư cho biết nhiều thủ tục tố tụng pháp lý đã bị vi phạm. Ba bị cáo và thân nhân không chấp nhận phán quyết của tòa án.

Các bị cáo đều cư trú tại tỉnh Bắc Giang và bị bắt hồi tháng 6/2012. Tháng 7 đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm. Hôm nay, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án đối với các bị cáo. Cụ thể, ông Nguyễn Kim Nhàn (sinh năm 1949) bị án tù 5 năm rưỡi, ông Đỗ Văn Hoa (sinh năm 1966) và ông Đinh Văn Nhượng (sinh năm 1959) cùng bị 4 năm tù.

Phiên tòa kể trên được cho là công khai, nhưng không có ai, kể cả thân nhân của các bị cáo, được tham dự.

Các bị cáo bị buộc tội "tuyên truyền chống Nhà nước", với việc lưu giữ và phổ biến nhiều tài liệu bị cho là bất hợp pháp, tuy nhiên việc tranh tụng đã không diễn ra được, vì tòa không công bố các chứng cứ.

Về phần tội danh kích động người dân khiếu kiện, theo luật sư, các bằng chứng và nhân chứng không đủ thuyết phục.


Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn nói:


Luật sư Hà Huy Sơn: Ba thân chủ của tôi, mỗi người có một lý do riêng, về chuyện khiếu nại. Ông Nhàn thì cho rằng bị mất chế độ hưu trí. Ông Hoa thì nhà bị mất ruộng từ năm 1971. Ông Nhượng thì có chuyện gia đình, mồ mả ở quê bị xâm hại gì đó. Tức là đều xuất phát từ quyền lợi gia đình và cá nhân có bị ảnh hưởng, nên các ông đó đi khiếu nại.

Trong quá trình đi khiếu nại, người ta gặp những người cùng hoàn cảnh, người ta tìm kiếm những tài liệu như «Tập san Dân chủ»… đại ý là những tài liệu nói về tình hình đất nước. Thì Tòa cho rằng, đó là những tài liệu có nội dung chống Nhà nước.

Tôi đề nghị, theo luật tố tụng hình sự thì phải công bố các tài liệu đó ra, xem nó có chống như thế nào, hay không. Nhưng ông chủ tọa không chấp nhận cái đó, mà cứ xử như vậy thôi.

RFI: Như vậy, việc xét xử không đúng theo thủ tục pháp lý?

LS Hà Huy Sơn: Không bảo đảm theo điều 214 Luật tố tụng hình sự quy định, không bảo đảm điều 222 của Quy định về nghị án và cũng không bảo đảm theo yêu cầu của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam năm 2002 về cải cách tư pháp, yêu cầu khi xét xử phải dựa trên các chứng cứ đưa ra ở Tòa. Nhưng Tòa nói cái tài liệu ấy, mà lại không công bố. Lúc đó họ có đọc, có truyền tay nhau, hay đưa cho nhau. Nhưng vấn đề là các tài liệu ấy có nội dung chống Nhà nước hay không, mà lại không đưa ra thì không thể nào tranh tụng được.

RFI: Thưa Luật sư, gia đình và luật sư sẽ có dự định như thế nào, sau kết quả phiên tòa này?

LS Hà Huy Sơn: Tôi thấy tình trạng này diễn ra giống nhiều vụ án khác. Để thay đổi điều này, về thực tế cũng hơi khó. Tại vì phía Tòa, rồi bên các cơ quan tiến hành tố tụng mà người ta không thay đổi, thì gia đình và luật sư cũng chỉ biết nói lên ý kiến của mình như thế thôi.

Gia đình người ta cũng bày tỏ cái bất bình, không tâm phục, khẩu phục đối với bản án. Gia đình nói là muốn đề nghị kháng án, kháng cáo ở cấp tiếp theo. Thực chất trong quy định còn cấp nữa là cấp "giám đốc thẩm". Nhưng tôi nói với các gia đình là, thứ nhất là điều kiện của họ cũng rất nghèo, nếu làm tiếp thì không có sức và kết quả chẳng biết là đến đâu và hy vọng về đâu. Tôi cũng nói với họ là: "Thôi, sống ở chế độ nào thì cũng phải nương theo chế độ ấy thôi, chứ làm tiếp thì cũng chẳng biết kết quả đến đâu".

RFI: Ở đây có trường hợp ông Nguyễn Kim Nhàn đã từng bị kết án "tuyên truyền chống Nhà nước", vậy khi xét xử lần này, người ta có căn cứ vào các hành vi cũ của ông Nhàn không?

LS Hà Huy Sơn: Tại tòa, tôi có trình bày vấn đề của ông Nhàn là thế này. Năm 2010, ông ấy đã bị tòa án Hải Phòng kết án cùng tội danh này. Nhưng mà đến vụ án hôm nay, cáo trạng lại đưa ra các hành vi từ năm 2008, tức xảy ra trước bản án 2010. Khi xét bản án sau này, người ta lại cho rằng ông ấy có các "hành vi tái phạm", mà thực tế là lúc ấy ông ấy chưa có án về chuyện này. Tôi nói rằng, nếu căn cứ vào đấy, mà nói rằng ông ấy tái phạm, thì không công bằng cho ông ấy.

Còn sau khi ra tù (đầu năm 2011), ông ấy có một số việc, như đưa tài liệu cho người này, người nọ, nhưng nó cũng không có đáng kể gì cả. Ông Nhàn có nói: các tài liệu sau này cơ quan Công an điều tra thu ở chỗ ở của ông ấy, thì ông cho biết là đã có trước 2010 rồi, thì các cơ quan điều tra của Bộ Công an cũng không thu giữ nữa, nên còn sót lại thôi. Tôi trình bày với Tòa rằng, đây là hành vi của vụ án trước. Một hành vi mà bị xét xử hai lần, thì không đúng, nhưng (lập luận đó) không suy chuyển gì được kết quả cuối cùng.

RFI: Về phần các tài liệu này, có người cho rằng, một số tác giả của các tài liệu đó vẫn sống bình thường tại Việt Nam, như vậy chuyện này có vẻ không rõ ràng. Ông có thể cho biết rõ hơn về các tài liệu đó, tác giả của chúng…

LS Hà Huy Sơn: Cũng trong phiên tòa hôm nay, tôi đã trình bày là, có những tài liệu do ông Nguyễn Thanh Giang viết ra, cáo trạng ghi như vậy. Thì ông Nguyễn Thanh Giang vẫn sống ở Hà Nội, chẳng thấy bị kết án hay truy tố gì cả. Không phải tôi so sánh với ông ấy, nhưng tôi muốn nói rằng là, vì thực tế như thế nên các thân chủ của tôi thấy người viết ra chẳng làm sao, thì họ cũng nhận thức rằng các tài liệu này không vi phạm gì về pháp luật.

Trước Tòa tôi cũng nói rằng, chưa có văn bản Nhà nước nào quy định, các tài liệu này hay tài liệu kia là cấm đọc, hay cấm lưu hành. Cho nên nếu thân chủ của tôi có mắc vào chuyện như Viện Kiểm sát cáo buộc, thì tôi cũng thấy nó không hợp lý.

RFI: Còn một chuyện nữa, xin luật sư cho biết thêm. Việc Tòa kết tội các bị cáo là lôi kéo kích động người khiếu kiện, xin Luật sư cho biết thực hư việc này.

LS Hà Huy Sơn: Cái này tôi cũng nói ở Tòa. Việc khiếu kiện tố cáo là cái quyền của công dân đã được Nhà nước Việt Nam quy định thành luật rồi. Thì mọi người cùng hoàn cảnh, giúp đỡ lẫn nhau, tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu cách viết lách đơn từ, thì cái chuyện ấy là cái chuyện đương nhiên thôi. Còn bảo tổ chức ra người này, người nọ, thì tôi cũng có chất vấn trong bài bào chữa với Viện kiểm sát: "Ông ấy lôi kéo ai? rồi có các hành động như thế nào?", thì không thấy bên Viện kiểm sát đưa ra chứng cứ được, mà chỉ có đưa ra mấy người làm chứng. Hôm nay, có hai người làm chứng là : Ông Nhàn đưa các tài liệu như thế thôi. Còn cái chuyện kích động, thì không rõ là làm cái gì, nói cái gì? Không có chứng cứ rõ ràng.

RFI: Cuộc phỏng vấn xin dừng ở đây. Luật sư có điều gì muốn nói thêm với thính giả?

LS Hà Huy Sơn: Tôi cũng mong muốn là, đồng bào Việt Nam ở trên khắp thế giới nên quan tâm đến tình hình đất nước, đến đồng bào trong nước, thì nên làm những việc cụ thể, thiết thực, giúp họ. Đa số nhiều người hoàn cảnh khó khăn, hiểu biết hạn chế, nhiều khi chỉ vì trả lời phỏng vấn các đài báo, mà các cơ quan pháp luật căn cứ vào đấy mà cho rằng người ta có tội... thì nhiều khi tôi thấy cũng oan cho người ta.

Xin cảm ơn Luật sư Hà Huy Sơn.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121102-bac-giang-y-an-tu-doi-voi-ba-nguoi-bi-buoc-toi-tuyen-truyen-chong-nha-nuoc

| 3.11.12


________________



Blogger Nguyễn Thiện Nhân có thể bị khởi tố vì tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’



Posted by basamnews on 03/11/2012


Chúng tôi vừa nhận được thông tin từ blogger Nguyễn Thiện Nhân, chủ nhân blog Giải pháp Dân chủ, xin đăng nguyên văn như sau:

Tôi Nguyễn Thiện Nhân, chủ nhân blog Giải pháp Dân chủ. Tôi đính kèm 2 giấy mời của công an mời tôi lên làm việc.

Ngày 31.10.2012 công an Tp.HCM phối hợp công an Tỉnh Bình Dương, tất cả khoảng 10 người sắc phục, thường phục, dân phòng…đi ôtô đến nhà tôi đưa tôi về trụ sở công an Phường Chánh Nghĩa. Buổi làm việc bắt đầu lúc 9h30, đến 18h30 thì họ cho tôi về.

.
Ngày 2.11.2012 họ tiếp tục mời tôi về công an Tp.Thủ Dầu Một, buổi làm việc bắt đầu từ 9h30 đến 17h00 thì họ cho tôi về.

Tại hai lần làm việc tôi luôn đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quan điểm của mình, họ quay video lại suốt buổi làm việc thứ hai. Tôi kiên quyết lập trường đến cùng.

Họ cho rằng tôi đã vi phạm pháp luật. Họ bảo bài GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT CỦA TÔI vi phạm điều 88BLHS (!)

Hiện nay tôi đang tạm thời bị quản thúc. Theo lời của họ, có khả năng tôi bị khởi tố vì tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ và bị phạt hành chính đến vài chục triệu. Kết thúc buổi làm việc thứ 2, họ bảo tôi viết bản cam kết, tôi cương quyết không viết.

Nếu tôi bị xử án, có thể tôi sẽ lấy mạng sống của mình để đấu tranh chống lại bản án phi nghĩa ấy. Họ sẽ phải cân nhắc điều này khi muốn bắt giữ tôi.

Blog Giải pháp Dân chủ của tôi đang bị hack, sẽ phải đóng lại.

Riêng bài GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT CỦA TÔI, nếu có thể, bạn hãy giúp tôi đăng tải nó để mọi người hiểu rằng vì bài này mà tôi phải chịu rủi ro và vất vả với an ninh như thế nào.

——–

Để rộng đường dư luận, cũng như để biết được blogger Nguyễn Thiện Nhân “tuyên truyền chống phá nhà nước” như thế nào, chúng tôi xin đăng lại toàn bộ nội dung tài liệu này:

Giải pháp Dân chủ

GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT-TOÀN TẬP


Nguyễn Thiện Nhân
26-08-2012

Tác phẩm gồm 5 phần. Phần I: Không thể đi theo Chủ nghĩa cộng sản. Phần II: Việt Nam nên đi theo con đường nào? Phần III: Những tử huyệt của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Phần IV: Những thủ đoạn của đảng CSVN. Phần V: Giải pháp cho dân tộc.

Tác phẩm gồm tổng cộng hơn 40 trang (A4). Tập trung nhiều nhất vào phần giải pháp (phần chính) với 20 trang.

XEM TIẾP: http://xuongduong.blogspot.com/2012/11/giai-thoat-dan-toc-viet-toan-tap.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét