Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Tại sao đến giờ này vẫn không thấy Bộ Quốc Phòng lên tiếng??? Đồng chí Phùng Bộ Trưởng đâu? Bắc Kinh đã triển khai bốn tàu hải giám tại đảo đá ngầm mang tên Đá Châu Viên do Việt Nam đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, mà phía Trung Quốc gọi là đảo Hoa Dương


Trần Dân Tiền: Thật sự thì Đồng chí Phùng Bộ Trưởng thấy cảnh nước mất nhà tan, cũng lo lắm chứ! Đồng chí Phùng cũng muốn phát biểu, cũng muốn làm 1 cái gì đó để thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm giữ gìn, bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ... đó chứ . Nhưng không hiểu tại sao đến giờ này Bắc Kinh vẫn chưa có chỉ thị? Cho nên đó là lý do mà Đồng chí Phùng tiên sinh chưa thể xuất hiện được.

Đồng chí Phùng Bộ Trưởng luôn luôn tâm niệm "Môi hở thì răng lạnh", 1 kế sách tuyệt vời dưới sự lãnh đạo siêu việt và thần thánh của Nhà nước và của Đảng ta. Vì vậy, bất cứ làm việc gì cũng cần phải có chủ trương, chỉ đạo, thống nhất ý kiến từ  Đồng chí Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình . "Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy vẫn không bao giờ thay đổi".

Vài ngày nữa, Đồng chí Phùng Bộ Trưởng sẽ tái xuất và sẽ có những phát biểu mới về tình hình biển đảo, chủ quyền .... Điều đó chăc chắn phải xảy ra . Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ gởi công văn chỉ đạo thôi ! Đồng bào trong và ngoài nước ráng chờ xem, đừng nóng vội.


Thứ hai, ngày 02 tháng bảy năm 2012

Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám đến đảo Đá Châu Viên ở Trường Sa



Một công trình do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa. Ảnh chụp vào tháng 5/2011.Reuters

Thụy My


Hôm nay 01/07/2012 Tân Hoa Xã đưa tin Bắc Kinh đã triển khai bốn tàu hải giám tại đảo đá ngầm mang tên Đá Châu Viên do Việt Nam đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, mà phía Trung Quốc gọi là đảo Hoa Dương, làm căng thẳng thêm tình hình tại Biển Đông.


Đá Châu Viên, tên quốc tế là Cuarteron Reef, là một đảo của quần đảo Trường Sa hiện bị quân Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Đây là một đảo san hô, phần cao nhất ở phía bắc, có độ cao 1,5 m so với mặt biển.

Kể từ năm 2011 Trung Quốc đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố và sân bãi có thế chịu đựng được sức gió với vận tốc 71 hải lý/ km giờ, tức cấp 10/12 theo thang sức gió Beaufort. Bắc Kinh còn trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar tìm kiếm cũng như đại bác dành cho hải quân và đại bác phòng không trên đảo Đá Châu Viên, nên có thể sử dụng đảo san hô này làm căn cứ cho các chiến hạm Trung Quốc.

Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã nói rằng bốn chiến hạm trên đây là các tàu hải giám, thuộc quyền quản lý của Quốc gia Hải dương Cục, trực thuộc Bộ Tài nguyên Lãnh thổ Trung Quốc chứ không thuộc lực lượng hải quân.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố, quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần tra thường lệ tại Biển Đông trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ « chủ quyền quốc gia ». Ông Cảnh Nhạn Sinh cảnh báo : « Quyết tâm và ý chí của quân đội Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là không thể lay chuyển ».

Hãng tin Pháp nhắc lại, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hôm nay hàng trăm người tại Hà Nội và khoảng 500 người ở Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu tình ủng hộ Luật Biển Việt Nam, đồng thời phản đối việc Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, một vùng biển có vị trí chiến lược nằm trên đường hàng hải giao thương giữa Đông Á, Ấn Độ Dương và châu Âu, đồng thời cũng giàu tiềm năng dầu khí và hải sản. Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và các yêu sách ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh hiện đang làm các nước láng giềng trong khu vực lo ngại.

Nguồn: RFI Việt ngữ.
Được đăng bởi Tễu vào lúc 08:54

6 nhận xét:


  1. thichlangthang09:30 Ngày 02 tháng 7 năm 2012
  2. Không biết Hải quân Việt Nam có nóng ruột không nhỉ?
  3. Trả lời
  4. Nặc danh10:41 Ngày 02 tháng 7 năm 2012
  5. Đấybạn vàng vẫn ngang nhiên sợ gì nào. Để xem các báo lề phải đưa tin này không?
  6. CN tới ta biểu tình quyết liệt hơn, sẽ không không cản trở đường qua sứ quán Tầu nữa chứ!?
  7. Trả lời
  8. Nặc danh12:02 Ngày 02 tháng 7 năm 2012
  9. Con Lạc cháu Hồng ko bao giờ đánh mất truyền thống. Số cá nhân nào đánh mất điều này sẽ bị lịch sử trừng trị.
  10. Trả lời
  11. Nặc danh12:39 Ngày 02 tháng 7 năm 2012
  12. Trứoc hết hãy xem Chính phủ VN đối phó như thế nào về tình trạng leo thang bành trướng TQ. Người Tầu vẫn chưa rút ra bài học lịch sử Phát xít Hitler và quân phiệt Nhật! Chủ nghĩa bành trướng và xâm lược các nước khác đã vĩnh viễn qua rồi! Vậy thì nhân dân ta phải kiên quyết chống lại ý đồ đó và chính phủ VN phải tỏ ra can đảm, không ươn hèn khiếp sợ trước những hành động ngang ngược và điên cuồng của nhà cầm quyền BắcKinh! Chính phủ VN hãy gấp rút thông qua luật biểu tình làm cơ sở pháp lý cho nhân dân VN tiếp tục đấu tranh. Và xin các vị lãnh đạo nhớ rằng đàng sau các vi là một lực lượng tổng hợp của hơn chín mươi triệu nhân dân VN anh hùng. Và cuối cùng nhân dân ta sẽ thắng giặc phương Bắc!!
  13. Trả lời
  14. Đỗ Quyên13:11 Ngày 02 tháng 7 năm 2012
  15. Không. Họ không quan tâm đến chiến tranh. Họ chỉ quan tâm đến "diễn biến hòa bình" thôi.
  16. Trả lời
  17. Nặc danh15:25 Ngày 02 tháng 7 năm 2012
  18. Chỉ còn một con đường duy nhất : Việt nam hợp tác với Mỹ thì may ra mới bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
  19. Trả lời

http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/07/tin-khan-trung-quoc-ua-4-tau-hai-giam.html

---------------------------------------

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG Ở ĐÂU?



Quanlambao - Tại sao đến giờ này vẫn không thấy Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng lên tiếng? Đây là lúc Việt Nam cần đưa tầu tuần tra, tàu chiến ra vùng 09 lô mà Trung Quốc mời thầu để ngăn chặn mọi hành động xâm lăng của kẻ thù. Không thể ngồi đó để chờ đàm phán COC. Bộ ngoại giao vẫn tiếp tục làm việc của họ, song Bộ Quốc Phòng cần phải thực hiện vai trò giữ gìn lãnh thổ của mình. Tổng bí thư đã trả lơi ''Dù một tấc đất cũng phải giữ...", vậy tại sao chưa điều lực lượng ra khu vực 09 lô dầu khí để bảo vệ lãnh thổ của mình? Hay chỉ nói suông mỵ dân và vẫn hèn nhát núp trong nhà chờ Trung Quốc đến bắt luôn cả vợ con mình?

Bộ ngoại giao:  Đã hoàn tất tài liệu để khởi động đàm phán COC




Ngày 30/6, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả cuộc họp tại Hà Nội trong tuần qua giữa các quan chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) nhằm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Sau đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Thứ trưởng Phạm Quang Vinh:

- Trước hết, xin Thứ trưởng cho biết vì sao lại cần Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)?

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Như chúng ta đều biết, Biển Đông là khu vực rất quan trọng về địa chiến lược, an ninh và kinh tế, có các tuyến hàng hải chiến lược, huyết mạch đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở Biển Đông cũng đang tồn tại những tranh chấp phức tạp về chủ quyền lãnh thổ. Yêu cầu chung là phải ngăn ngừa không để tranh chấp leo thang và bảo đảm được hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Vì mục tiêu đó, cách đây mười năm (2002), ASEAN và Trung Quốc đã ký kết một văn kiện hết sức quan trọng, đó là bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Mười năm qua, Tuyên bố DOC không chỉ phản ánh cam kết chung của các bên đối với hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hợp tác xây dựng lòng tin ở Biển Đông, mà thực sự đã tạo ra khuôn khổ quy định hành vi ứng xử của các các bên, trong đó quan trọng nhất là việc các bên phải ứng xử dựa trên các nguyên tắc về tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Tuy nhiên trong mười năm qua, Biển Đông vẫn phải chứng kiến không ít những diễn biến phức tạp, nguy cơ đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Điều này đỏi hỏi khu vực phải xây dựng một công cụ có thể bảo đảm hữu hiệu hơn các mục tiêu chung nêu trên - đó chính là Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).  

Xuất phát từ mục đích đó và thể hiện vai trò chủ đạo của ASEAN đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, từ tháng 11/2011, Lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết định tiến hành tham vấn nội bộ ASEAN về Bộ quy tắc COC, làm cơ sở để sau đó trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc.

Triển khai quyết định này, SOM ASEAN đã chỉ đạo Nhóm công tác của mình xây dựng Tài liệu quan điểm của ASEAN về các thành tố chính cần có của COC. Nhóm công tác đã phải trải qua 7 vòng tham vấn.  

Tuy triển khai công việc rất khẩn trương và tích cực, nhưng phải đến Cuộc họp tại Hà Nội vừa qua, từ 24-25/6/2012, thì SOM ASEAN mới có thể đạt nhất trí và hoàn tất được Tài liệu trên để trình các Bộ trưởng Ngoại giao quyết định khởi động đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc vào thời gian tới.

Với vai trò là nước điều phối, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và xây dựng trong suốt quá trình tham vấn vừa qua trong ASEAN, đặc biệt là tại cuộc họp SOM ASEAN vừa qua tại Hà Nội, đưa đến việc ASEAN hoàn tất được văn bản nêu trên, được bạn bè đánh giá cao.  

-Vậy ASEAN đã chủ trương như thế nào để COC có thể là một công cụ đóng góp hữu hiệu hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông?

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh:  Trong trao đổi về các thành tố cơ bản của COC, ASEAN đã thể hiện rõ chủ trương mong muốn COC sẽ phải là một công cụ đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Theo đó, cách tiếp cận chung của ASEAN là COC cần phải dựa trên và nhân lên cao hơn từ DOC. Cụ thể, có thể tóm tắt quan điểm chung ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong tương lai cần phải có những điểm chính như sau:

- Quy định nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố DOC…

- Quy định mục tiêu của COC là nhằm tạo ra khuôn khổ dựa trên quy định luật pháp để điều chỉnh hành vi của các bên ở Biển Đông theo những nguyên tắc trên.

- Quy định về các nghĩa vụ và hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông: Trước hết, đó là phải vì mục tiêu hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, thúc đẩy hợp tác xây dựng lòng tin, ngăn ngừa tranh chấp leo thang và giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển. Đồng thời, nhấn mạnh việc tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982.

- Quy định cơ chế bảo đảm thực hiện COC, trong đó có việc thiết lập cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện COC, xây dựng các cơ chế xử lý vi phạm COC và bảo đảm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển, TAC.  

Theo quan điểm của ASEAN, COC vừa phải kế thừa những điểm tích cực của DOC, vừa phải được nâng cao thêm trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện DOC và nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.  

Như vậy, cùng với việc nhấn mạnh những nguyên tắc tích cực đã có trong DOC (hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển), ASEAN mong muốn Bộ quy tắc COC phải có tính cam kết và ràng buộc cao hơn DOC, phải có cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện, và đặc biệt là bổ sung quy định nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.  

-Sắp tới, ASEAN sẽ tiến hành thương lượng với Trung Quốc về COC, vậy dự kiến quá trình tham vấn này sẽ diễn ra như thế nào, bao giờ sẽ hoàn tất được COC?

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Như trên đã nêu, dự kiến SOM ASEAN sẽ trình các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN phê duyệt và đề nghị khởi động tham vấn ASEAN-Trung Quốc về COC. Tài liệu của ASEAN về các thành tố chính của COC nêu trên sẽ là cơ sở để ASEAN trao đổi quan điểm của mình với Trung Quốc.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, đây mới là quan điểm từ phía ASEAN. Do đó, ASEAN còn phải thương lượng cụ thể với phía Trung Quốc và quá trình này sẽ không phải dễ dàng vì quan điểm khác biệt của các bên.  

Chúng tôi cho rằng, nếu tất cả đều xuất phát từ mong muốn vì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, thì cần phải ủng hộ quan điểm của ASEAN là phải xây dựng Bộ quy tắc COC thành một công cụ đóng góp hiệu quả cho các mục tiêu chung nêu trên và COC không chỉ kế thừa những điểm tích cực của DOC, mà còn phải được nâng cao thêm như ASEAN đề nghị, trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện DOC và nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới./.

TTXVN
http://lamtamnhu.blogspot.com/2012/07/quan-lam-bao-bo-truong-quoc-phong-o-au.html

---------------------------


NHỮNG BÀI KHÁC


- Ngày 1/7/2012 ở Việt Nam, từ Hà Nội, Huế đến Sài Gòn, những người Việt Nam yêu nước cũng xuống đường phản đối trung quốc xâm lược và ủng hộ Luật Biển của VN. Những videos và hình ảnh : http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ang-cap-nhat-tuong-thuat-truc-tiep-chu.html

- CA bao vây chùa ở Saigon, Huế, chận đứng đoàn biểu tình chống trung quốc của Gia Đình Phật tử Việt Nam. (Tường trình nhanh về tình hình biểu tình tại Thừa Thiên Huế)
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/ca-bao-vay-chua-o-saigon-hue-chan-ung.html

- 1/7/2012: Bộ trưởng CA nên xấu hổ với những việc làm này. / Bùi Hằng và chuyện bắt cóc người thời XHCN trong ngày biểu tình yêu nước.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/172012-bo-truong-ca-nen-xau-ho-voi.html

- Kêu cứu vì bị CA Hà Nam nhiều lần bắt cóc, bắt giam, ngăn chặn quyền tự do đi lại, khủng bố đe doạ, gây nguy hại đến tính mạng của mẹ con. / Đồng chí Tổng Bí Thư Trọng Lú lại tiếp tục ca bài mị dân, nói láo không biết ngượng.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/keu-cuu-vi-bi-ca-ha-nam-nhieu-lan-bat.html

- Nguyễn Lân Thắng:  Anh Trương Ba Không... người đàn ông cần mẫn đẩy xe cho cụ Đức trong bức ảnh này đã bị công an Đông Anh dở trò hèn hạ, ép chủ nơi thuê trọ đuổi ra khỏi nhà... tình hình gấp lắm ạ...  Bà con cô bác có biết chủ trọ nào yêu nước ở bên Đông Anh thì giúp anh ấy với nhé... màn trời chiếu đất đến nơi rồi... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/anh-t30-man-troi-chieu-at-en-noi-roi-ba.html

1 nhận xét:

  1. Các bac yên tâm.Các đảo đó dàn anh tạm chiếm, "khi nào ta cần thì họ sẽ trả lai" thôi mà. (PVĐ)

    Trả lờiXóa