Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Thêm 1 quả đấm thép Vinacodex "đấm" vào mặt nhân dân sau Vinashin, Vinalines ( Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỷ ) / Sài Gòn: Hàng chục nhân viên của Cty An Đô & Thép Thành Đô đã rầm rộ căng băng rôn, khẩu hiệu 'bao vây' đòi nợ hội sở HD Bank. ( Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền hội sở HD Bank )


XEM THÊM: 


- Thứ tư, ngày 15 tháng tám năm 2012
Scandal Securency-in tiền Polymer: Hai nhà báo Úc lại tiếp tục đưa ra một số tình tiết mới. / Tòa Úc nghe lời khai về vụ tiền polymer
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/scandal-securency-in-tien-polymer-hai.html

- Thứ hai, ngày 13 tháng tám năm 2012   
Vụ án tình, tiền...Cáo buộc quan hệ tình ái bí mật giữa ông Lương Ngọc Anh và cựu đại diện của cơ quan xúc tiến thương mại Úc (Austrade)   
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/vu-securency-cao-buoc-quan-he-tinh-ai.html


- Thứ ba, ngày 26 tháng sáu năm 2012 


Tưởng trúng mánh nào dè... Tô Huy Rứa ú a ú ớ chọn nhầm chỗ không chấm mút, không chia chác được, chỉ có tiếng chứ không có miếng cho con gái . Cho nên sau 2 tháng tại vị chức Chủ tịch HĐQT của ctyCP Đầu Tư Xây Dựng Vinaconex, Tô Linh Hương phải hát bài chuồn "Tẩu vi thượng sách". ( CON GÁI ÔNG TÔ HUY RỨA TỪ NHIỆM ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tuong-trung-manh-nao-de-to-huy-rua-u-u.html




Vinaconex cũng nợ hàng nghìn tỷ




Cập nhật: 07:43 GMT - thứ năm, 16 tháng 8, 2012


Vinaconex dự định thoái vốn hàng loạt công ty và dự án để trả nợ


Tiếp theo một loạt tập đoàn nhà nước khác, Vinaconex cũng loan báo đang nợ ngân hàng hơn một nghìn tỷ đồng.

Khoản nợ hiện tại của Tổng công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam là hơn 1.112 tỷ đồng, trong đó 467 tỷ là nợ ngân hàng nhà nước; 219,6 tỷ nợ Vietinbank.

400 tỷ đồng trong số này là nợ ngắn hạn, còn 712 tỷ là nợ dài hạn.

Vinaconex cho biết đang có kế hoạch thoái vốn tại hàng loạt công ty, dự án như Vinaconex Viettel, Vinaconex Xuân Mai, Vinaconex Thanh Hóa, Vinaconex Hoàng Thành, đồng thời đang lên kế hoạch bán công ty Xi măng Cẩm Phả, một trong những công ty con trực thuộc Vinaconex để giải quyết khoản nợ này.

Các nguồn tin cho biết Xi măng Cẩm Phả có thể sẽ được chuyển nhượng qua cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng VIệt Nam.

Vào tháng Tư năm nay, thông tin liên quan Vinaconex làm xôn xao dư luận khi cô Tô Linh Hương, con gái của Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty con của tập đoàn là Vinaconex - PVC mặc dù cô này mới 25 tuổi và được đào tạo từ ngành báo chí và tuyên truyền, vốn không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên chỉ sau vài tháng, cô này đã tuyên bố từ chức Chủ tịch, chấm dứt nhiệm kỳ lẽ ra phải kéo dài 5 năm.

Đầu năm 2012, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC) đã đầu tư thêm vào Vinaconex một khoản 1.000 tỷ đồng để tăng vốn cho công ty này.

Trước đó, đã có một số ý kiến chỉ trích SCIC vì liên quan sai phạm trong việc quản lý vốn đầu tư quốc gia.

Các bài liên quan

Doanh nghiệp nhà nước 'vẫn là nòng cốt'
23.07.12
,
KINH TẾ VIỆT NAM
Truy cứu trách nhiệm vụ Vinalines?
28.05.12
,
KINH TẾ VIỆT NAM
Khởi tố các lãnh đạo Vinalines
18.05.12
,
KINH TẾ VIỆT NAM
Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn
20.04.12
,
ĐẢNG CỘNG SẢN
Khi "con cưng" nhận án tối đa
31.03.12
,
THAM NHŨNG
Kết thúc vụ xử sơ thẩm Vinashin
30.03.12
,
THAM NHŨNG

bbc


------------------------------------
 


Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỷ

Mặc dù báo lãi sau thuế hơn 127 tỷ đồng trong quý II, nhưng lũy kế 6 tháng, Vinaconex vẫn lỗ tới 757 tỷ đồng. Trong khi đó, cánh chim đầu đàn của ngành xây dựng dân dụng đang nợ các ngân hàng hơn nghìn tỷ đồng.

> Tập đoàn Thái Hòa nợ ngân hàng trên nghìn tỷ

> Nợ nghìn tỷ, Tập đoàn Thái Hòa bán dự án cho ngân hàng

Theo báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG), đơn vị đang vay và nợ các ngân hàng hơn 1.112 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn khoảng 400 tỷ, còn nợ dài hạn đến hạn trả khoảng 712 tỷ đồng.

Với khoản nợ dài hạn tới hạn trả, Vinaconex đang vay ngân hàng nước ngoài hơn một nửa (khoảng 467,4 tỷ đồng), còn vay ngân hàng và quỹ trong nước gần 246 tỷ đồng.

*
Đơn vị: Tỷ đồng.



Để giải quyết khó khăn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị và có tiền trả các ngân hàng, theo báo cáo tình hình quản trị kinh doanh của Vinaconex, 6 tháng, HĐQT công ty đã họp tới 9 cuộc và ra 26 quyết định. Trong đó, có rất nhiều quyết định liên quan tới Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, và thoái vốn tại các đơn vị thành viên.

Cụ thể, liên tục các Nghị quyết của Vinaconex ngày 28/2, 31/3, 9/4. 14/4, 4/5, HĐQT công ty đã thông qua việc tăng vốn điều lệ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo lãnh vốn vay cả năm cho Xi măng Cẩm Phả...

Cùng với đó, HĐQT Vinaconex cũng quyết định thoái vốn tại hàng loạt công ty, dự án như Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex Viettel, Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh, Công ty Vinaconex Xuân Mai, Công ty Vinaconex Thanh Hóa. Công ty cũng đã quyết định thoái vốn và tài sản thuê tại Chợ Mơ, Dung Quất, tòa nhà Thời trang, Vinaconex Hoàng Thành, Vinasanwa, Sài Gòn Tây Bắc; chuyển nhượng cổ phần tại Vinaconex Hoàng Thành; phê duyệt giải thể ban quản lý nước Sông Đà, phê duyệt phương án chuyển nhượng cô phần của Tổng công ty tại Công ty cổ phần Vinaconex Dung Quất, Công ty cổ phần Vinaconex VCN...

Hiện, chưa có báo cáo cụ thể của Vinaconex về tiến độ thực hiện các nghị quyết của HĐQT. Nhưng theo báo cáo 6 tháng của chính đơn vị này, kết quả kinh doanh cũng không mấy khả quan. Theo đó, quý II, mặc dù VCG báo lãi gần 127,5 tỷ, tuy nhiên 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của đơn vị này vẫn âm tới 757 tỷ đồng. Doanh thu và giá vốn hàng bán 6 tháng tương đương nhau, ở mức trên 1.500 tỷ đồng.

Lãi cơ bản trên một cổ phiếu, quý II là 628 đồng, 6 tháng âm 1.919 đồng. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ mặc dù giảm mạnh so với 6 tháng năm ngoái nhưng vẫn âm hơn 59 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền khoảng 221,63 tỷ, trong khi hàng tồn kho gần 880 tỷ đồng...


*
Đơn vị: Tỷ đồng.



Hiện, có thông tin liên quan đến việc Vinaconex muốn bán Xi măng Cẩm Phả cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), nhưng thương vụ này chưa được bên nào chính thức xác nhận. Trong khi đó, trong Báo cáo kết quả chào bán 200.000 cổ phiếu ra công chúng ngày 13/3, Vinaconex đã "bật mí" hai cổ đông lớn đang đầu tư vào đơn vị này là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Trong đó, Viettel nắm 21,28% cổ phần (tương đương hơn 94 triệu cổ phiếu) của Vinaconex, còn SCIC nắm 57,59% cổ phần (tương đương hơn 255 triệu cổ phiếu). Chưa biết khoàn đầu tư trước đó của 2 đơn vị này vào Vinaconex là bao nhiêu, nhưng với giá cổ phiếu hiện tại (14/8) của VCG là 10.500 đồng, thì SCIC đang "đọng vốn" khoảng 2.680 tỷ đồng, còn Viettel gần 990 tỷ đồng tại Vinaconex.


Hàn Phi -vnexpress

------------------------------



Thứ Ba, 14/08/2012, 10:53 GMT

Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền hội sở HD Bank


Sáng nay 14/8, hàng chục nhân viên của Cty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Cty TNHH Thép Thành Đô đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến trụ sở ngân hàng HD Bank Hà Nội, 32 Trần Hưng Đạo để yêu cầu ngân hàng này trả nợ tiền cho Công ty họ.

*
*
*
Cán bộ, nhân viên của công ty An Đô và công ty Thành Đô căng khẩu hiệu 'biểu tình' trước hội sở HD Bank trên phố Trần Hưng Đạo đòi trả tiền. Ảnh: Thanh Hằng



Để tìm hiểu thêm thông tin về sự việc này, PV báo điện tử Infonet đã đến liên hệ làm việc với ngân hàng HD Bank nhưng khi đến đây nhân viên hành chính cũng bảo vệ đều báo lãnh đạo ngân hàng...không có nhà!?

Trước đó, chiều qua (13/8), hàng chục nhân viên của Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Công ty TNHH Thép Thành Đô cũng đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến chi nhánh ngân hàng HD Bank tại 144 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội để yêu cầu ngân hàng trả nợ.

*
Cty Thép Thành Đô và Cty An Đô đã dùng những tấm băng rôn khẩu hiệu để đòi nợ ngân hàng HD Bank. Ảnh Xuân Hải.



Theo ông Lê Văn Truyền, Phó giám đốc Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô, có trụ sở tại 8 Phan Văn Trường, Hà Nội, đơn vị này cũng đã ký hợp đồng số 1201/HĐMB2012/AD-AA bán 655.556 kg thép cuộn cán nóng cho Công ty TNHH sản xuất Vật liệu mới Á Âu với số tiền 10,620 tỉ đồng, thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày 15/5/2012.

Để đảm bảo cho hợp đồng này sau khi bán hàng sẽ thu được tiền, Công ty An Đô cũng đã nhận được thư Bảo lãnh thanh toán số 12.01.2012/ BL-HDB013 của Ngân hàng HD Bank Chi nhánh Thăng Long do Giám đốc Lê Quý Hiển ký khẳng định cam kết sẽ thanh toán số tiền cho Công ty An Đô ngay sau khi nhận được văn bản kèm theo hồ sơ chứng minh Công ty Á Âu không hoàn thành đúng nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng đã ký giữa hai bên.Tuy nhiên, đến thời điểm thanh toán, trước sự chây ỳ, không chịu trả tiền của Công ty Á Âu, Công ty An Đô đã đề nghị chi nhánh HD Bank Thăng Long thanh toán theo thư bảo lãnh thanh toán. Nhưng sau nhiều lần gửi công văn tới chi nhánh HD Bank Thăng Long và cả Hội sở của HD Bank tại TP. HCM, Công ty An Đô không nhận được bất cứ hồi âm từ phía ngân hàng.

Tương tự, Công ty TNHH Thép Thành Đô, cũng đã nhận được thư bảo lãnh số 12.12.11/BL- HDB013 do ông Lê Quý Hiến, Giám đốc HD Bank chi nhánh Thăng Long ký. Theo nội dung thư bảo lãnh, HD Bank chi nhánh Thăng Long với cam kết sẽ trả nợ thay Công ty CP Đầu tư xây dựng Nhật Nam (Cty Nhật Nam) số tiền hơn 15,390 tỉ đồng để mua 985.640 kg thép cuộn theo hợp đồng 01.12.2011/HĐMB/CNTĐ-NN.

Sau một thời gian khiếu nại không có hồi âm, ngày 3-5-2012, Công ty Thành Đô nhận được một văn bản Fax từ Hội sở HD Bank gửi cho chi nhánh HD Bank Thăng Long với nội dung "thư bảo lãnh đó không được hạch toán trong hệ thống sổ sách của HD Bank. HD Bank sẽ xem xét và giải quyết" (!?).

Cũng theo ông Truyền, Phó giám đốc Công ty An Đô cho hay, Khi nhận được thư bảo lãnh thanh toán với chữ ký thật, dấu thật mà HD Bank CN Thăng Long phát ra, chúng tôi đã cẩn thận gửi văn bản tới HD Bank CN Thăng Long đề nghị xác nhận hiệu lực của bảo lãnh này. Và HD Bank chi nhánh Thăng Long đã xác nhận việc có phát các thư bảo lãnh thanh toán này.

“Do HD Bank chưa giải quyết như theo thư bảo lãnh với Công ty và hiện tại chúng tôi đã không thể liên lạc với ông Lê Quý Hiển, Giám đốc Ngân hàng HD Bank CN Thăng Long nên cực chẳng đã chúng tôi mới phải đi đòi nợ như thế này. Đây là ngày thứ 4 chúng tôi đi đến các chi nhánh ngân hàng của HD Bank ở Hà Nội để căng băng rôn, khẩu hiệu để đòi nợ”, ông Truyền cho biết.

XUÂN HẢI -infonet


Doi no Hd bank 2
Bất chấp trời mưa, hàng chục người dân vẫn bao vây ngân hàng để mong được giải quyết tiền lương. Ảnh: Mạnh Cường.
Doi no Hd bank 1
Công ty Thành Đô bán thép cho một công ty khác, bị chậm trả tiền. Ngân hàng đứng ra phát hành chứng thư bảo lãnh. Ảnh: Mạnh Cường.
Doi no Hd bank
Ngoài công ty Thành Đô, có một công ty khác là An Đô cũng “bao vây” ngân hàng. Ảnh: Mạnh Cường.
Người dân vây 
HD bank đòi nợ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét